You are on page 1of 2

Câu 1.

Bảng sau là năng lượng ion hóa thứ năm đến thứ tám (theo kJ mol–1) của các nguyên tố
X, Y và Z trong chu kỳ 3 của Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
a) Hãy cho biết X, Y và Z thuộc những nhóm nguyên tố nào.
b) Giải thích sự biến đổi của từng năng lượng ion hóa trong nhóm nguyên tố X, Y và Z.
Nguyên tố IE5 IE6 IE7 IE8
X 6247 21269 25398 29855
Y 7012 8496 27107 31671
Z 6542 9362 11018 33606

Câu 2. Kể từ phát hiện của N. Bartlett vào 1962 về hợp chất Xe[PtF 6], hiện nay đã có nhiều hợp
chất của xenon được nghiên cứu. Trong hầu hết hợp chất, Xe tạo liên kết với nguyên tố có độ âm
điện lớn như F, O hoặc các nhóm hút electron như C 6F5. Vẽ công thức Lewis và sử dụng mô hình
lực đẩy cặp electron hóa trị (VSEPR) dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion sau:
XeF4, XeO3, XeOF4, XeO2F2, XeF5–, [XeF2(C6F5)]+, [(C6F5Xe)2Cl]+
Câu 3. a) Khi đun nóng manolic acid với P4O10 ở 430 K thu được hợp chất X chứa 52,94% khối
lượng là carbon. Vẽ công thức cấu tạo, dự doán dạng hình học của X. Biết: X có cấu tạo mạch
hở, cân xứng.
b) Anion Y mang một điện tích âm, tạo thành từ carbon và nitrogen. Cation Z mang một điện
tích dương, tạo thành từ carbon, nitrogen và oxygen. Ion Y và Z đều có cùng số electron với
nguyên tử X. Xác định và dự đoán dạng hình học của Y và Z. Biết: Y và Z cũng có cấu tạo mạch
hở, cân xứng.
Câu 4. Giải thích sự khác biệt về độ dài liên kết trong từng trường hợp sau:
a) Độ dài liên kết O–O trong một số phân tử hoặc ion:
O2 (1,21 Å); O2+ (1,12 Å); O22– (1,49 Å); H2O2 (1,475 Å) và O2F2 (1,22 Å)
Biết bán kính cộng hóa trị của O và F lần lượt là 0,73 Å và 0,71 Å. Độ dài liên kết O–F trong
O2F2 là 1,575 Å.
b) Độ dài liên kết I–I trong I2 khí (2,67 Å) ngắn hơn độ dài tương ứng trong I2 rắn (2,72 Å).
c) Độ dài liên kết I–Cl trong ICl (2,32 Å) ngắn hơn trong [ICl2]− (2,55 Å).
Câu 5. Viết phương trình hóa học minh họa các phản ứng sau:
a) Hòa tan sodium kim loại trong NH3 lỏng thu được dung dịch màu xanh lam chứa chất A (với
18,4% khối lượng là sodium). Phản ứng tương tự nhưng có mặt Fe(NO3)3 (vai trò xúc tác) tạo ra
khí B không màu, có thể cháy trong khí oxygen và dung dịch chứa muối C không màu.
b) Nung nóng BaCO3 trong dòng không khí thu được hỗn hợp rắn D. Cho D vào lượng dư dung
dịch H2SO4 loãng, rồi lọc bỏ kết tủa được dung dịch E làm mất màu dung dịch KMnO4.
c) Đun nóng hỗn hợp acid formic và H2SO4 đặc được khí không màu F tạo kết tủa đen khi tác
dụng với thuốc thử Tollens.
d) Đốt cháy lượng dư bột magnesium trong bình kín chứa không khí thu được hỗn hợp rắn G.
Cho G tác dụng với lượng dư nước, rồi lọc bỏ chất rắn không tan được dung dịch H. Thêm từ từ
đến dư H vào dung dịch CuSO4 được dung dịch màu xanh tím.
e) Cho đồng kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí màu đỏ nâu I. Dẫn I
qua dung dịch NaOH được hỗn hợp khí không màu K. Cho K đi qua dung dịch muối Mohr thấy
hỗn hợp phản ứng chuyển màu nâu đậm.
f) Đun nóng hỗn hợp K2S2O8 và H2SO4 đặc được khí không màu L làm dung dịch KI chuyển
màu vàng nâu.
Câu 6. Xác định công thức hóa học và vẽ cấu tạo các hợp chất chứa boron (B, M B = 10,8) từ X1
đến X7 trong dãy chuyển hóa dưới đây. Biết: X4 tạo thành từ hai nguyên tố. X4 và X7 đều là
chất khí ở điều kiện thường với tỉ khối hơi dX7/X4 = 1,93. Dữ kiện phổ cho thấy X7 chứa hai loại
nguyên tử B và ba loại nguyên tử H.

Câu 7. a) Xác định kim loại M và các hợp chất của nó từ A1 đến A8 trong sơ đồ dưới đây. Biết:
A1 và A4 tạo thành từ cùng hai nguyên tố. Tỉ số giữa phần trăm khối lượng M trong A1 và A4 là
1,255.

b) Viết phương trình hóa học cho phản ứng (1) và (2) trong sơ đồ trên.

You might also like