You are on page 1of 3

Họ tên: Trần Ngọc Thảo Vy

MSSV: 31221022588
STT: 74

Câu 1:
a) Chủ nghĩa duy vật trước Mác
Cho rằng vật chất( giới tự nhiên) là có trước, là quyết định, còn ý thức (tinh thần)
có sau, bị quyết định. Quan điểm này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời
câu hỏi vật chất là gì thì các nhà duy vật trước mác lại có những quan điểm khác
nhau
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: Đồng nhất vật chất với nước, lửa, không khí,
“nguyên tử”. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì
đồng nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa, không
khí, nguyên tử… coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái còn lại.
 Quan niệm này mang nặng tính trực quan cảm tính, và chưa khoa học nên đã
bị khoa học bác bỏ.

- Chủ nghĩa duy vật thời cận đại: Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình quy vật
chất về các thuộc tính của vật như là khối lương, quảng tính, hay là kết cấu
nguyên tử. Đồng nhất vật chất với khối lượng, giải tích sự vận động của thế
giới trên nền tảng cơ học, tách rời vật chất khỏi vận động
 Quan niệm về vật chất mang tính siêu hình. Quan niệm này đã có tính khoa
học tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc. Do đó
những quan niệm này cuối cùng cũng bị khoa học bác bỏ.
Mâu thuẫn của các quan điểm này với những phát minh của vật lý học
hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Những phát hiện của vật lý học hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
chứng tỏ rằng:
o Nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia,
chuyển hóa.
o Không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vật động
của vật chất.
o Thế giới vật chất không có và không thể có những vật thể không có
kết cấu, tức là không thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và
bất biến để đặc trừng chung cho vật chất.

1
b) Định nghĩa vật chất của Lenin:
“Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khascqh quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Nội dung định nghĩa
- Lênin đã sử dụng phương pháp đặc biệt: đem đối lập phạm trù vật chất với
phạm trù ý thức để định nghĩa phạm trù vật chất. Vật chất là một phạm trù
triết học (khái niệm rộng nhất trong triết học) chứ không phải vật chất trong
các khoa học cụ thể.
- Vật chất là thực tại khách quan, tức là tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc
lập với ý thức con người, dù con người đã nhận thức được hoặc chưa nhận
thức được. Do đó tồn tại khách quan là thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của
mọi dạng vật chất.
- Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp tác động lên các
giác quan của con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các giác
quan của con người. Ý thức con người chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất
vào bộ não người.
Ý nghĩa định nghĩa
- Giải quyết triệt để cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của
chủ nghĩa duy vật biện chứng. Định nghĩa giúp ta phân biệt được sự khác
nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là phạm trù triết học, khoa
học chuyên ngành.
- Khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa
duy vật trước Mác, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và
không thuộc về vật chất. Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết
học đó là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý
thức. Đó là con người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua
sự chéo lại, chụp lại, phản ánh con người đối với thực tại khách quan.
- Định hướng cho các nhà khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm những hình
thức tồn tại mới của vật chất. Tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan
điểm duy vật về xã hội.

Câu 2:
- Phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
o Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong, cái kết cấu
vật chất quy định và trong những điều kiện vật chất nhất định, nó phải
xảy ra như thế chứ không thể khác được.

2
o Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất bên trong kết cấu vật
chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do
nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện
hoặc không, có thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.
- Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
o Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, và đều có vị trí, vai
trò nhất định đối với sự phát triển của sự vật, trong đó cái tất nhiên
đóng vai trò quyết định.
o Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với
nhau. Tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua
vô số cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất
nhiên đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên.
o Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều
kiện nhất định.
- Ý nghĩa phương phá luận
o Để nhận thức và cải tạo được sự vật con người phải nắm lấy cái tất
nhiên, dựa vào cái tất nhiên, không dựa vào cái ngẫu nhiên.
o Cái tất nhiên bộc lộ qua vô vàn cái ngẫu nhiên. Do vậy muốn nhận
thức cái tất nhiên phải tìm hiểu nhiều cái ngẫu nhiên.
o Cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật nhưng có
ảnh hưởng đến sự vật ấy, thậm chí đôi khi có thể làm cho quá trình
phát triển biến đổi đột ngột cho nên trong nhận thức cũng như trong
hoạt động thực tiễn không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên và luôn phải có
phương hướng hành động dự phòng cho trường hợp biến có ngẫu
nhiên bất ngờ xuất hiện.

Vận dụng mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên vào công cuộc đổi mới ở Việt
Nam
- Tất nhiên không tách rời ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn.
- Khi cái ngẫu nhiên xảy ra phải có phương án dự phòng
Trong hoạt động công cuộc đổi mới, ngoài phương án chính (phương án 1)
phải có phương án dự phòng (phương án 2) để chủ động đáp ứng những sự
biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.
- Không được xem nhẹ cái ngẫu nhiên trong hoạt động thực tiễn.

You might also like