You are on page 1of 51

Chương 7

Ngày 9 tháng 6 năm 2023

1 / 51
Chương 7: Ước lượng tham số

1 Khái niệm chung


2 Ước lượng điểm
3 Ước lượng khoảng

2 / 51
Khái niệm chung

Giả sử biến ngẫu nhiên X có tham số θ chưa biết, dựa vào mẫu
ngẫu nhiên (X1 , . . . , Xn ) ta đưa ra thống kê θ̂ = θ(X1 , . . . , Xn ) để
ước lượng giá trị của θ. Có hai phương pháp:
Ước lượng điểm: Dùng θ̂ để ước lượng cho θ.
Ước lượng khoảng: Chỉ ra một khoảng
(θ1 ; θ2 ) = (θ̂ − ε; θ̂ + ε) sao cho

P (θ1 < θ < θ2 ) = 1 − α

3 / 51
Ước lượng điểm

Definition (Ước lượng không chệch)


Thống kê θ̂ được gọi là ước lượng không chệch cho tham số θ nếu
Eθ̂ = θ.
Giả sử biến ngẫu nhiên X có giá trị trung bình là µ. Từ X ta lập
mẫu ngẫu nhiên (X1 , . . . , Xn ). Khi đó x̄ là ước lượng không chệch1
cho µ

1
Theo tính chất của trung bình mẫu
4 / 51
Ước lượng điểm

1
Ta nhận thấy thống kê θ̂ = (X1 + Xn ) cũng là một ước lượng
2
không chệch cho θ. Vì vậy có thể nói có nhiều ước lượng không
chệch cho θ. Vấn đề cần một tiêu chuẩn để chọn một thống kê θ̂
trong lớp các ước lượng không chệch cho θ.

5 / 51
Ước lượng điểm

Definition (Ước lượng hiệu quả)


Ước lượng không chệch θ̂ được gọi là ước lượng có hiệu quả của
tham số θ nếu Var θ̂ nhỏ nhất trong các ước lượng không chệch
của θ.

6 / 51
Ước lượng điểm
Ví dụ: Từ một mẫu ngẫu nhiên có kích thước n = 2, ta xét hai
ước lượng sau đây của trung bình tổng thể µ:
1
X = (X1 + X2 )
2
1 2
X ′ = X1 + X2 .
3 3

a. Xét xem X và X có phải là ước lượng không chệch của µ hay
không?
b. Ước lượng nào hiệu quả hơn?
Giải: a. Ta có
1 1 1 1 1
E (X ) = E (X1 + X2 ) = EX1 + EX2 = µ + µ = µ
2 2 2 2 2
1 2 1 2 1 2
E (X ′ ) = E ( X1 + X2 ) = EX1 + EX2 = µ + µ = µ.
3 3 3 3 3 3
Vậy cả X và X ′ đều là các ước lượng không chệch của µ.
7 / 51
b. Ta có:
1 1  1 1 σ2
V (X ) = V X1 + X2 = V (X1 ) + V (X2 ) =
2 2 4 4 2
1 2  1 4 5
V (X ′ ) = V X1 + X2 = V (X1 ) + V (X2 ) = σ 2
3 3 9 9 9
V (X ) < V (X ′ ). Vậy X hiệu quả hơn.

8 / 51
Ước lượng điểm
Theorem (Bất đẳng thức Crammé-Rao)
Giả sử X1 , . . . , Xn là mẫu ngẫu nhiên từ tổng thể X có hàm mật
độ f (x|θ), trong đó θ là tham số ta quan tâm. Đặt θ̂ là ước lượng
không chệch cho θ. Phương sai của θ̂ thỏa bất đẳng thức
1
Var θ̂ ≥  
∂ ln f (x,0)
nE ∂θ

Nhận xét
Bất đẳng thức Crammé-Rao cho ta chặn dưới của Var θ̂. Nó cho
thấy về mặt lý thuyết, khi cở mẫu là cố định:
Không thể có ước lượng với độ chính xác tùy ý.
Bất kỳ ước lượng không chệch nào cũng có sai số trung bình
bình phương lớn hơn một hằng số.
9 / 51
Ước lượng điểm

Các thống kê x, s 2 , f là ước lượng hiệu quả cho tham số µ, σ 2 , p.


Ta có quy tắc thực hành ước lượng điểm như sau:

Tham số lý thuyết Đặc trưng mẫu Ước lượng


EX = µ x̄ µ≈x
VarX = σ 2 s2 σ2 ≈ s 2
p (tỷ lệ phần tử A ) f =tỷ lệ A trên mẫu p≈f

10 / 51
Ước lượng điểm

Ví dụ: Theo dõi số đồng hồ bán được ở một cửa hàng trong ngày
trong một tháng (30 ngày), ta có kết quả

Xi : là số đồng hồ bán được, ni : là số ngày.


a. Ước lượng số đồng hồ bán được trung bình trong ngày
b. Tỉ lệ những ngày ế hàng, nếu ta quy ước những ngày bán
được dưới 4 cái là "ế hàng".

11 / 51
Ước lượng điểm
Giải: Ta có
135
X = = 4, 5
30
689
X2 = ≈ 23
30
c2 = X 2 − (X )2 = 23 − 4, 52 = 2, 75
S
n c2
S2 = S = 2, 98
n−1

s = 2, 98 ≈ 1, 7.
a. Ta có X là ước lượng không chệch của trung bình đám đông µ.
Nên 75 đoán µ ≈ 4, 5. Tức trung bình 10 ngày bàn được 45 cái.
b. Gọi f là tỉ lệ những ngày bán ế hàng:
7
f =
30
. Thì ta có p ≈ f .
12 / 51
Khoảng tin cậy

Mô tả phương pháp: Theo bất đẳng thức Crammé-Crao, khi ta


sử dụng bất kỳ hàm ước lượng θ̂ để ước lượng cho tham số θ thì
luôn tồn tại sai số.
Do đó ta phải cho phép nó sai số đến ε nào đó và coi rằng giá trị
thật nằm trong khoảng
 
θ̂ − ε; θ̂ + ε .

13 / 51
Khoảng tin cậy

Khoảng này gọi là khoảng tin cậy, giá trị sai số ε gọi là độ chính
xác.
 Ở đây ta không tuyệt đối tin rằng giá trị thật luôn nằm trong
θ̂ − ε; θ̂ + ε mà ta chỉ tin rằng
 
P θ̂ − ε < θ < θ̂ + ε = 1 − α (1)

Trong đó 1 − α gọi là độ tin cậy.

14 / 51
Khoảng tin cậy

 
Khoảng θ̂ − ε; θ̂ + ε :
gọi là khoảng tin cậy.
Giá trị sai số ε gọi là độ chính xác.

 đây ta không  tuyệt đối tin rằng giá trị thật luôn nằm trong
θ̂ − ε; θ̂ + ε mà ta chỉ tin rằng
 
P θ̂ − ε < θ < θ̂ + ε = 1 − α (2)

Trong đó 1 − α gọi là độ tin cậy.

15 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Khoảng tin cậy cho trung bình: Gọi µ là trung bình của X chưa
biết ta tìm khoảng (µ1 ; µ2 ) chứa µ sao cho
P (µ1 < µ < µ2 ) = 1 − α.
Khoảng tin cậy
(µ1 ; µ2 ) = (x̄ − ε; x̄ + ε)
với ε gọi là độ chính xác của ước lượng. Trong đó ε tính như sau:

16 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Trường hợp phương sai σ 2 biết:


Khoảng tin cậy đối xứng:
σ σ
X − t α2 √ < µ < X + t α2 √
n n
σ
khoảng tin cậy tối đa: µ ≤ X + tα √ .
n
σ
Khoảng tin cậy tối thiểu: µ ≥ X − tα √ .
n

17 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ
Trường hợp σ 2 chưa biết:
Khi n ≥ 30, σ 2 chưa biết:
Khoảng tin cậy đối xứng:
s s
X − t α2 √ < µ < X + t α2 √
n n

Khoảng tin cậy tối đa:


s
µ ≤ X + tα √
n
.
Khoảng tin cậy tối thiểu:
s
µ ≥ X − tα √ .
n

18 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ
Khi n < 30, X ∽ N(µ, σ 2 ), σ 2 chưa biết:
Khoảng tin cậy đối xứng
 α s  α s
x̄ − t n − 1, √ < µ < x̄ + t n − 1, √ .
2 n 2 n

Khoảng tin cậy tối đa:


  s
µ ≤ X + t n − 1, α √ .
n

Khoảng tin cậy tối thiểu:


  s
µ ≥ X − t n − 1, α √ .
n
   
Với t n − 1, α2 , t n − 1, α là phân vị Student mức α
2 , α, với bậc
tự do là n − 1.
19 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Example
Khảo sát về thời gian tự học X (giờ/tuần) trong tuần của một số
sinh viên hệ chính quy ở trường đại học A trong thời gian gần đây,
người ta thu được bảng số liệu

X 5 6 7 8 9 10
Số SV 10 35 45 36 10 8

Ước lượng thời gian tự học trung bình của một sinh viên với độ tin
cậy 95% cho hai trường hợp
a Biết σ = 2
b Chưa biết σ

20 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ
Giải: Từ mẫu ta tính được n = 144; x̄ = 7, 1736; s = 1, 2366.
Gọi µ là thời gian tự học trung bình của sinh viên. Khoảng tin cậy
cho µ với độ tin cậy 95% có dạng (µ1 ; µ2 ) = (x̄ − ε; x̄ + ε). Tiếp
theo ta tính ε cho từng trường hợp:
a) Biết σ = 2
σ 2
ε = √ t α2 = √ 1, 96 = 0, 3267
n 144

Vậy khoảng tin cậy

(µ1 ; µ2 ) = (7, 1736 − 0, 3267; 7, 1736 + 0, 3267)


= (6, 8469; 7, 5003)

Chú ý Cho trước độ tin cậy là 1 − α = 0, 95 cho nên ta có


1−α
2 = 0, 475. Tra bảng A.2 ta có t 2 = 1, 96.
α

21 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

b) Không biết σ
s 1, 2366
ε = √ t α2 = √ 1, 96 = 0, 202
n 144

Vậy khoảng tin cậy

(µ1 ; µ2 ) = (7, 1736 − 0, 202; 7, 1736 + 0, 202)


= (6, 9716; 7, 3756)

Chú ý: Với t α = 1, 96 được tính như câu a.


2

22 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Example
Khảo sát cân nặng (kg) của gà khi xuất chuồng, người ta cân một
số con và kết quả cho như sau:

2,1; 1,8; 2,0; 2,3; 1,7; 1,5; 2,0; 2,2; 1,8

Giả sử cân nặng của gà là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
Với độ tin cậy 95% ước lượng cân nặng trung bình của gà khi xuất
chuồng:
a) Biết σ = 0, 3.
b) Không biết σ.

23 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Từ mẫu ta tính được n = 9; x̄ = 1, 9333; s = 0, 2549.


Gọi µ là cân nặng trung bình của gà khi xuất chuồng.
a) Cho biết σ = 0, 3
σ 0, 3
ε = √ t α2 = √ 1, 96 = 0, 196
n 9

Vậy khoảng tin cậy

(µ1 ; µ2 ) = (1, 9333 − 0, 196; 1, 9333 + 0, 196)


= (1, 7373; 2, 1293)

24 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

b) Không biết σ
s 0, 2549
ε = √ t n−1 = √ 2, 306 = 0, 1959
n α 9
2
Vậy khoảng tin cậy

(µ1 ; µ2 ) = (1, 9333 − 0, 1959; 1, 9333 + 0, 1959)


= (1, 7374; 2, 1292)

Chú ý: Cho trước độ tin cậy là 1 − α = 0, 95 cho nên ta có


8
α = 0, 05. Tra bảng A.3 ta có t0,025 = 2, 306.

25 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Các chỉ tiêu ước lượng trung bình


Các chỉ tiêu ước lượng trung bình. Ta nhận thấy trong ước lượng
trung bình có 3 chỉ tiêu chính ε, 1 − α, n. Nếu biết hai chỉ tiêu thì
sẽ xác định được chỉ tiêu thứ 3.

26 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

a) Xác định cỡ mẫu n nhỏ nhất sao cho độ chính xác không lớn
hơn ε và độ tin cậy là 1 − α (ở đây ta luôn giả sử cỡ mẫu
lớn). Ta có
 σ 2   s 2 
n≥ t α hoặc n ≥ tα
ε 2 ε 2

n nhỏ nhất thỏa điều kiện trên là


 σ 2   s 2 
n= tα + 1 hoặc n = tα +1
ε 2 ε 2

27 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Các chỉ tiêu ước lượng trung bình


b) Xác định độ tin cậy của ước lượng khi biết độ√chính xác của
ε n
ước lượng. Trước hết xác định giá trị t α2 = . Và từ đây
s
dễ dàng tính được 1 − α.

28 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

Example
Cân thử 121 sản phẩm (đơn vị tính bằng kg) ta tính được
s 2 = 5, 76.
a) Xác định độ chính xác nếu muốn ước lượng trọng lượng trung
bình với độ tin cậy 95%.
b) Xác định cỡ mẫu nhỏ nhất để lượng trọng lượng trung bình
với độ tin cậy 95% và độ chính xác nhỏ hơn 0,4.
c) Xác định độ tin cậy nếu muốn ước lượng trung bình với độ
chính xác là ε = 0, 5.

29 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

a) Xác định độ chính xác:


s 2, 4
ε = √ t α2 = √ 1, 96 = 0, 4276
n 121

b) Xác định cỡ mẫu n.


 2
 s 2 2, 4
n= tα +1= 1.96 + 1 = 139
ε 2 0, 4

30 / 51
Khoảng tin cậy cho trung bình µ

c) Xác định độ tin cậy, trước hết ta √


tính

ε n 0, 5 121
t α2 = = = 2, 29
s 2, 4
1−α
Tra bảng A.2 ta tính được 2 = 0, 489. Từ đó suy ra
1 − α = 0, 978

31 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Khoảng tin cậy cho tỷ lệ Gọi p là tỷ lệ phần tử A chưa biết ta


tìm khoảng (p1 ; p2 ) chứa p sao cho P (p1 < p < p2 ) = 1 − α.
Khoảng tin cậy (p1 ; p2 ) = (f − ε; f + ε), trong đó
f là tỷ lệ phần tử A tính trên mẫu.
ε gọi là độ chính xác của ước lượng được tính như sau:
r
f (1 − f )
ε= t α2
n

32 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Khoảng tin cậy đối xứng của p:


r r
f (1 − f ) f (1 − f )
p1 = f − t α2 < p < f + t α2 = p2
n n

Ước lượng tối đa:


r
f (1 − f )
p ≤ f + tα
n

Ước lượng tối thiểu:


r
f (1 − f )
p ≥ f − tα
n

33 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Example
Khảo sát tỷ lệ phế phẩm do một nhà máy sản xuất ra, người ta
quan sát 800 sản phẩm thấy có 8 phế phẩm. Với độ tin cậy 95%
hãy ước lượng tỷ lệ phế phẩm của nhà máy.
Giải: Gọi
 
8
f là tỷ lệ phế phẩm trên mẫu. f = .
800
p là tỷ lệ phế phẩm của nhà máy.

34 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Độ chính xác
r của ước lượngr tỷ lệ
f (1 − f ) 0, 01(1 − 0, 01)
ε= t α2 = 1, 96 = 0, 0069
n 800

Vậy khoảng tin cậy cho p với độ tin cậy 95% là

(p1 ; p2 ) = (0, 01 − 0, 0069; 0, 01 + 0, 0069)


(0, 0031; 0, 0169)

35 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Các chỉ tiêu ước lượng tỷ lệ


a) Xác định cỡ mẫu n nhỏ nhất sao cho độ chính xác không lớn
hơn ε và độ tin cậy là 1 − α. Ta có

f (1 − f )  2
n≥ t α2
ε2

n nhỏ nhất thỏa điều kiện trên là

f (1 − f )  2
n= t α2 +1
ε2

36 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Các chỉ tiêu ước lượng tỷ lệ


b) Xác định độ tin cậy của ước lượng khi biết độ chính xác của
ước lượng. Trước hết xác định giá trị
r
n
t α2 = ε .
f (1 − f )

Và từ đây dễ dàng tính được 1 − α bằng bảng A.2.

37 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Example
Quan sát 800 sản phẩm do một xí nghiệp sản xuất ra thấy có 128
mẫu loại A.
a) Xác định độ chính xác nếu muốn ước lượng tỷ lệ sản phẩm
loại A với độ tin cậy 95%.
b) Xác định cỡ mẫu nhỏ nhất để ước lượng tỷ lệ sản phẩm loại A
với độ chính xác nhỏ hơn 0,023 và độ tin cậy 95%.
c) Xác định độ tin cậy nếu muốn ước lượng tỷ lệ sản phẩm A với
độ chính xác là 0,022.

38 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

Giải:  
128
f là tỷ lệ sản phẩm loại A tính trên mẫu f = = 0, 16 .
800
p là tỷ lệ sản phẩm loại A do xí nghiệp sản xuất ra.
a) Độ chính xác của ước lượng
r r
f (1 − f ) 0, 16(1 − 0, 16)
ε= t α2 = 1, 96
n 800
= 0, 0254

39 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

b) Xác định n

f (1 − f )  2
n = t α2 +1
ε2
0, 16(1 − 0, 16)
= 1, 962 + 1 = 977
0, 0232

40 / 51
Khoảng tin cậy cho tỷ lệ

c) Xác định độ tin cậy 1 − α


s
800
r
n
t α2 = ε = 0, 022
f (1 − f ) 0, 16(1 − 0, 16)
= 1, 7
1−α
Tra bảng A.2 ta tính được 2 = 0, 4554. Từ đó suy ra
1 − α = 0, 9108

41 / 51
Ước lượng khoảng của phương sai σ 2
Cho đám đông X ∽ N(µ, σ 2 ).
Trường hợp biết µ: Đặt
n
X
c2 =
nS (Xi − µ)2 .
i=1

Khoảng tin cậy hai phía:

nSc2 nSc2
2
< σ < .
χ2 (n, α2 ) χ2 (n, 1 − α2 )

nSc2
Khoảng tin cậy tối đa: σ 2 ≤
χ2 (n, 1 − α)
nSc2
Khoảng tin cậy tối thiểu: σ 2 ≥ 2 .
χ (n, α)

42 / 51
Ước lượng khoảng của phương sai σ 2

Trường hợp µ chưa biết:


Khoảng tin cậy hai phía:

(n − 1)S 2 2 (n − 1)S 2
< σ <
χ2 (n − 1, α2 ) χ2 (n − 1, 1 − α2 )

(n − 1)S 2
Khoảng tin cậy tối đa: σ 2 ≤ .
χ2 (n − 1, 1 − α)
(n − 1)S 2
Khoảng tin cậy tối thiểu:σ 2 ≥ 2 .
χ (n − 1, α)
Với χ2 (n − 1, 1 − α2 ), và χ2 (n − 1, α2 ) là phân vị mức1 − α2 , α2 của
phân phối khi bình phương..

43 / 51
Ước lượng khoảng của phương sai σ 2

Ví dụ: Lãi suất cổ phiếu của một công ty là biến ngẫu nhiên có
phân phối chuẩn và có giá trị trong 10 năm qua (đơn vị : % ) là 15,
12, 20, 8, 10, 16, 14, 22, 18, 19. Với độ tin cậy 95% hãy ức lượng :
a) Độ phân tán của lãi suất cố phiếu này.
b) Độ phân tán tối đa của cổ phiếu này.
c) Độ phân tán tối thiểu của cổ phiếu này.

44 / 51
Ước lượng khoảng của phương sai σ 2

Giải: a) Ta có

n = 10; s = 4, 5016; s 2 = 20, 2644


α α
1 − α = 0, 95; 1 − = 0, 975; = 0, 025
2 2
2 2
χ (10 − 1; 0, 025) = 19, 023; χ (10 − 1; 0, 975) = 2, 7.

Khoảng tin cậy 95% cho độ phân tán (phương sai) lãi suất cổ
phiếu:

(n − 1)s2 (n − 1)s2
   
9.20, 2644 9.20, 2644
; = ;
χ2 (9; 0, 025) χ2 (9; 0, 975) 19, 023 2, 7
= (9, 5873; 67, 548) %2 .


45 / 51
Ước lượng khoảng của phương sai σ 2

b) Ta có 1 − α = 0, 95; x 2 (9; 0, 95) = 3, 325.


Ước lượng tối đa cho σ 2 :
9.20, 2644
0 < σ2 ≥ = 54, 851
3, 325

c) 1 − α = 0, 95 → α = 0, 05; x 2 (9; 0, 05) = 16, 919.


Ước lượng tối thiểu cho σ 2 :
9.20, 2644
σ2 ≤ = 10, 7796 %2 .

16, 919

46 / 51
Bài tập chương 7

Kiểm tra ngẫu nhiên 25 bóng đèn của một hãng điện tử, thấy tuổi
thọ trung bình là 5000 giờ, độ lệch chuẩn của mẫu có hiệu chỉnh là
200 giờ. Giả sử tuổi thọ của bóng đèn có phân phối chuẩn. Tính
khoảng tin cậy tuổi thọ trung bình của loại bóng đèn trên với độ
tin cậy 95%. (4917,44 giờ; 5082,56 giờ)

47 / 51
Bài tập chương 7

Kiểm tra ngẫu nhiên 25 bóng đèn của một hãng điện tử, thấy tuổi
thọ trung bình là 5000 giờ, độ lệch chuẩn của mẫu có hiệu chỉnh là
200 giờ. Giả sử tuổi thọ của bóng đèn có phân phối chuẩn. Sử
dụng mẫu trên để ước lượng tuổi thọ trung bình của loại bóng đèn
trên với độ chính xác là 73,12 giờ thì đảm bảo độ tin cậy bao
nhiêu? 92%

48 / 51
Bài tập chương 7

Thăm dò 25 người đang sử dụng điện thoại di động về số tiền phải


trả trong 1 tháng, thấy số tiền trung bình một người phải trả là
200 ngàn đồng, độ lệch chuẩn của mẫu có hiệu chỉnh là 50 ngàn
đồng. Giả sử số tiền phải trả trong một tháng có phân phối chuẩn.
Với độ tin cậy là 95% tính khoảng tin cậy số tiền trung bình một
người sử dụng điện thoại di động phải trả. (179,36 ngàn đồng;
220,64 ngàn đồng)

49 / 51
Thăm dò 25 người đang sử dụng điện thoại di động về số tiền phải
trả trong 1 tháng, thấy số tiền trung bình một người phải trả là 200
ngàn đồng, độ lệch chuẩn của mẫu có hiệu chỉnh là 50 ngàn đồng.
Giả sử số tiền phải trả trong một tháng có phân phối chuẩn. Với
độ chính xác là 19,74 ngàn đồng thì độ tin cậy bao nhiêu? 94%

50 / 51
Biết chiều dài của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn. Đo ngẫu nhiên 10 sản phẩm loại này thì được chiều
dài trung bình là 10,02m và độ lệch chuẩn của mẫu chưa hiệu
chỉnh là 0,04m. Tính khoảng tin cậy chiều dài trung bình của loại
sản phẩm này với độ tin cậy 95%. (9,9898cm; 10,0502cm)

51 / 51

You might also like