You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÍ

THÍ NGHIỆM CƠ HỌC

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ KHOA VẬT LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN
LÝ THUYẾT SAI SỐ
I. VAI TRÒ CỦA THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, việc đo lường các đại lượng vật lý cho
phép:
- Thiết lập mối quan hệ giữa chúng để xây dựng các định luật vật lý.
- Kiểm tra lại sự đúng đắn của các định luật vật lý.

II. NGUYÊN NHÂN SAI SỐ KHI ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ


- Dụng cụ đo chỉ có một độ chính xác nhất định
- Khả năng quan sát của người đo là có giới hạn và phụ thuộc vào từng người.

III. PHÂN LOẠI SAI SỐ


1. Phân loại theo nguyên nhân sai số
a. Sai số có hệ thống:
- Sai số có hệ thống là sai số làm cho kết quả đo luôn thay đổi theo một chiều (hoặc
tăng, hoặc giảm) so với giá trị thực của nó.
- Nguyên nhân: Dụng cụ đo làm sai so với dụng cụ mẫu mà người đo không hiệu
chỉnh lại dụng cụ; phương pháp đo tiến hành sai.
- Cách khử: Dựa vào số đo được để hiệu chỉnh thích hợp, hiệu chỉnh dụng cụ đo, cẩn
thận khi làm thí nghiệm.
b. Sai số do nhầm lẫn:
- Sai số do nhầm lẫn là sai số làm cho kết quả đo lệch hẳn so với giá trị thực của đại
lượng cần đo.
- Nguyên nhân: Đọc nhầm, ghi sai, tính sai.
- Cách khử: Tiến hành đo nhiều lần.
c. Sai số ngẫu nhiên:
- Sai số ngẫu nhiên là sai số làm cho kết quả đo thay đổi hỗn loạn so với giá trị thực.
- Nguyên nhân: Dụng cụ có độ chính xác nhất định, giác quan không hoàn chỉnh,
nguồn nuôi thay đổi.

1
- Không khử được sai số này, chỉ có thể xác định giới hạn trên của nó.
2. Phân loại theo ý nghĩa sai số
a. Sai số tuyệt đối X :
- Sai số tuyệt đối của phép đo đại lượng x nào đó là độ lệch giữa giá trị thực x và giá
trị đo được của nó X :
X = x− X (1)

- Nó cho biết giới hạn của đại lượng phải đo (bao hàm giá trị thực của nó):
X −X  x  X +X (2)
Viết gọn là:
x = X X (3)

Ví dụ 1: Khi đo đường kính của dây đồng ta được kết quả là: d = (0,50  0,01)mm,
tức 0,49 mm  d 0,51 mm, với sai số tuyệt đối là d= 0,01 mm.
- Sai số tuyệt đối chưa nói lên được mức độ chính xác của kết quả đo:
Ví dụ nếu ta so sánh kết quả đo đường kính dây đồng là d = (0,50  0,01)mm với
kết quả đo chiều dài của nó là l = (500  1) mm, ta thấy l = 100 d , nhưng
l = 1 = 0,2%, còn d = 0,01= 2% tức là độ dài được đo chính xác gấp 10 lần so
l 500 d 0,5
với đường kính. Do đó cần phải đưa ra một loại sai số nữa để đánh giá độ chính xác
của kết quả đo:
b. Sai số tương đối  :
- Sai số tương đối là tỉ số phần trăm của sai số tuyệt đối X và giá trị đo được X của
đại lượng phải đo:

 = X .100% (4)
X
- Sai số tương đối cho biết độ chính xác của kết quả đo.

IV. CÁCH TÍNH SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO TRỰC TIẾP

2
Đo trực tiếp là cách đo mà kết quả đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo. Giả sử
kết quả n lần đo đại lượng vật lý có giá trị thực x là X1, X2,..., Xn thì sai số thực của
mỗi lần đo là:
x1 = x − X1 ; x2 = x − X2 ; …. ; xn = x − Xn (5)
Từ đó ta có:
x1 +x2 +...+xn = nx−(X1 + X2 +...+ Xn ) (6)

Hay:

x = X1 + X2 +...+ Xn + 1 xi ==X ++1 xi


n n
(7)
n n i=1 n i=1
Vì chưa biết được x nên ta chưa biết được xi , cần tìm một giá trị gần giá trị thực
x nhất để thay nó tính kết quả sai số. Để làm điều này cần các giả thiết của lý thuyết
xác suất:
1. Các sai số ngẫu nhiên có cùng trị số và trái dấu thì có cùng khả năng xuất hiện
(cùng xác suất).
2. Sai số ngẫu nhiên có giá trị càng lớn thì có xác suất xuất hiện càng nhỏ.

Do đó, nếu có số lần đo n khá lớn thì

x =0i (8)

x  X1 + X2 +...+ Xn = X (9)
n
Vậy trị trung bình X của n lần đo cùng một đại lượng là trị gần đúng nhất so với
giá trị thực của đại lượng đó. Khi đó, từ (1) ta có độ lệch giữa giá trị thực x và giá trị
đo được của nó lần thứ i, Xi (Sai số tuyệt đối của lần đo thứ i):
Xi = x − Xi  X − Xi (10)

- Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo là:


X1 = X − X1 ; X2 = X − X2 ; …; Xn = X − Xn (11)

- Trung bình của sai số tuyệt đối trong n lần đo:

3
X = X1 +X2 +...+Xn = 1 Xi (12)
n n
Vì X là giá trị gần trị thực x nhất, nên:
X = x − X  X (13)

Như vậy, X chính là giới hạn trên của X , ta chọn X làm sai số tuyệt đối của
kết quả đo trực tiếp và X được gọi là sai số tuyệt đối trung bình.
- Kết quả đo trực tiếp là:
x = X X (14)
- Sai số tương đối trung bình là:

 = X .100% (15)
X

----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ví dụ 2: Dùng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm đo đường kính, chiều cao
của một ống trụ kim loại ta được kết quả của 5 lần đo là:
1. D1 = 21,5(mm) D1= 0,0 (mm) h1= 62,3(mm) h1= 0,1(mm)
2. D2 = 21,4(mm) D2= 0,1 (mm) h2= 62,1(mm) h2= 0,1(mm)
3. D3 = 21,7(mm) D3= 0,2 (mm) h3= 62,2(mm) h3= 0,0(mm)
4. D4 = 21,6(mm) D4= 0,1(mm) h4= 62,4(mm) h4= 0,2(mm)
5. D5 = 21,3(mm) D5= 0,2 (mm) h5= 62,1(mm) h5= 0,1(mm)
Ta dữ liệu trên ta tính được:
D= 21,5(mm) D= 0,1(mm) h = 62,2(mm) h= 0,1(mm)
Vậy kết quả cuối cùng là:
D = (21,5 0,1) mm h = (62,2 0,1) mm

 = D = 0,5%  = h = 0,17%
D h
----------------------------------------------------------------------------------------------------

4
CHÚ Ý
1. Độ chính xác của dụng cụ đo bằng một nửa độ chia nhỏ nhất trên thang đo của
dụng cụ và sai số tuyệt đối giới hạn bằng độ chính xác của dụng cụ. Tuy nhiên, các
dụng cụ thí nghiệm thường có độ chia tương đối nhỏ (như nhiệt kế chia đến
0,01C) nên sai số tuyệt đối giới hạn được lấy bằng một độ chia nhỏ nhất.
Với dụng cụ đo điện như Ampe kế, Vôn kế thì sai số tuyệt đối giới hạn là:
Xgh = K.Xm (16)

trong đó K là cấp chính xác của dụng cụ (tức là những con số 0,2 ; 0,6 ; 1,5 ghi trên
mặt dụng cụ đo); còn Xm là giá trị cực đại cho phép trên mỗi thang đo của dụng cụ.

Ví dụ 3: Với Vôn kế có K = 1,5% (ghi trên dụng cụ là 1,5), nếu sử dụng thang
đo là Xm = 100mV thì Xgh =
1,5 .100=1,5mV.
100
2. Cần tiến hành phép đo trực tiếp nhiều lần sao cho sai số tuyệt đối của phép đo
giảm nhỏ tới bằng hoặc gần bằng độ chính xác của dụng cụ.
Đối với những phép đo một lần (ví dụ đo cho những vật chế tạo chính xác cao)
ta sẽ gặp phải sai số tuyệt đối bằng không và nhỏ hơn độ chính xác của dụng cụ và
đối với phép đo điện bằng các đồng hồ điện ta sử dụng sai số tuyệt đối giới hạn làm
sai số của kết quả đo, tức là:
x = X Xgh (17)

Dễ dàng thấy rằng với mỗi dụng cụ đo điện đã cho thì sai số tương đối càng lớn
nếu bản thân đại lượng phải đo càng nhỏ so với giá trị cực đại Xm cho phép trên
thang đo. Vì thế cần chọn thang đo sao cho đại lượng cần đo bằng khoảng 70 – 80%
của Xm.

V. CÁCH TÍNH SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO GIÁN TIẾP


Đo gián tiếp là phép đo mà kết quả được tính qua các công thức vật lý liên hệ các
đại lượng đo trực tiếp. Giả sử ta đo đại lượng F liên hệ với các đại lượng x, y và z
được đo trực tiếp thông qua hàm số:
F = f(x,y,z) (18)

5
Trong đó các đại lượng x, y và z được đo trực tiếp và có kết quả đo là:
x = X X ; y =Y Y ; z = Z Z (19)

Làm thế nào để tính sai số tuyệt đối trung bình F và sai số tương đối trung bình
F ?
F
Do X X ; Y Y và Z Z cho nên ta có thể xem các sai số này như
những vi phân dx, dy và dz của các đại lượng x, y và z. Vì vậy có thể áp dụng phép
tính vi phân đối với hàm số F = f(x,y,z), để tính các sai số F và
F một cách thuận
F
tiện và nhanh chóng.
Thật vậy, vì

d(lnF) = dF (20)
F

Nên:  = F = dF= d(lnF) (21)


F F
Dựa vào công thức (21) ta có thể tính ε của đại lượng F như sau:
1. Ta thay x = X , y = Y , z = Z vào hàm F = f(x,y,z) để tính giá trị trung bình của
F theo công thức sau:
F= f (X,Y, Z) (22)

2. Lấy lnF rồi tính d( lnF ) theo công thức:


 
d(lnF) = dF = 1   F dX +  F dX +  F dX (23)
F F  X X X 
Thay d X , dY và dZ bằng X , Y và Z . Sau đó lấy giá trị tuyệt đối của tất cả
các số hạng để đảm bảo cho ε có giá trị giới hạn trên.
Như vậy, sai số tương đối trung bình của F:
 
 = F = 1   F X +  F Y +  F Z (24)
F F  Z Z Z 

6
Trong đó:
 F ;  F và  F các đạo hàm riêng phần của hàm số F đối với các
 X Y  Z
biến X , Y và Z .
3. Sau khi tính  , Biết ε và F ta tính được sai số tuyệt đối trung bình của F:

F =.F (25)
4. Kết quả cuối cùng của phép đo gián tiếp là:

F = F F (26)

* Phép tính vi phân cho phép tính sai số tuyệt đối ΔF và sai số tương đối
ΔF
F
của các hàm F khác nhau
CÔNG THỨC TÍNH SAI SỐ
HÀM SỐ
Tương đối (  =
F )
F
Tuyệt đối ( F )

F=x+y+z X + Y + Z X +Y +Z


X +Y + Z

F=x–y X + Y X +Y
X −Y
X + Y
F = x.y YX + XY
X Y

X + Y + Z
F = x.y.z YZX + XZY + XYZ X Y Z

F = xn n−1
nX .X n X
X

F= nx 1 X 1n−1.X 1. X
n n X

7
F=
x YX + XY X + Y
y Y
2
X Y

F = Sinx cosX X cotX X

F = Cosx sinX X tgX X

X 2X
F = tgx cos2 X sin2X

F = cotgx
X 2X
sin2 X sin2X

----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ví dụ 4: Tính kết quả và sai số của phép đo thể tích của một ống trụ kim loại:
V= D2
h. Cho biết kết quả đo trực tiếp đường kính và độ cao h ở ví dụ 2 là
4
D = (21,5 0,1) mm và h = (62,2 0,1) mm.
Các tính toán được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Tính giá trị trung bình của phép đo:


2 2
V= D .h = 3,1416.21
,5 .62,2 = 225,70.102 mm3
4 4
2. Tính sai số tương đối trung bình

ln V = ln  + 2ln D + ln h – ln4

d(ln V ) =
dV = d + 2dD + dh
V  D h
 = V =  +2D + h
V  D h

8
Trong thí nghiệm, đối với các hằng số như , g…chúng ta lấy sai số tương
đối của chúng 
1 tổng sai số tương đối của các đại lượng khác có mặt trong
10
công thức liên hệ với hằng số đó. Ta có:

2 D + h = 2 0,1 + 0,1 = 0,0093+0,0016= 0,0109= 0.01


D h 21,5 62,2
Ta chỉ cần chọn giá trị của  sao cho sai số tương đối:
  1 .0,01 = 0.001
 10
Biết  = 3,1416 →   0,001  3,1416 = 0,003. Vậy ta chọn  = 0,0016.
Lúc này:
 = 0,0016= 0,0005
 3,1416

Khi đó:  =
V = 0,0005+0,0109= 0,0114= 0,011=1,1%
V
2. 3. Tính sai số tuyệt đối trung bình:
V =.V =0,011.225,70.102 = 2,77.102mm3
4. Kết quả cuối cùng (đã qui tròn)
V = (225,7 2,8).102 mm3 với  =1,1%
----------------------------------------------------------------------------------------------------

VI. MỘT SỐ QUI TẮC CẦN LƯU Ý KHI TÍNH TOÁN SAI SỐ

Để nhanh chóng và đỡ phức tạp khi tính toán ta dùng các qui tắc sau:
1. Đối với phép đo trực tiếp thì giá trị trung bình và sai số tuyệt đối trung bình chỉ
cần tính tới những con số tương ứng với độ chính xác của dụng cụ đo. Ví dụ khi xác
định đường kính D và độ cao h của hình trụ kim loại bằng thước kẹp có độ chính
xác 0,1 mm theo các số liệu đã nêu trong thí dụ phần III, ta chỉ cần tính đến những
giá trị chính xác tới 0,1 mm, nghĩa là: D = (21,5  0,1) mm và h = (62,2 0,1) mm.
2. Đối với phép đo gián tiếp, giá trị trung bình và sai số tuyệt đối trung bình chỉ cần
tính đến những con số nào phù hợp với giá trị của sai số tương đối trung bình. Còn
chính bản thân sai số tương đối trung bình chỉ cần tính hai con số có nghĩa. Mọi con

9
số đều có nghĩa, trừ những con số không nằm ở đầu bên trái của số thập phân. Ví dụ
khi xác định thể tích của ống trụ kim loại ta được kết quả  =
V = 0,0114, thì chỉ
V
có 3 con số 1, 1, 4 là có nghĩa. Theo qui định trên ta qui tròn  = 0,0114= 0,011=1,1%
. Trong trường hợp này V và V chỉ cần tính đến những giá trị như đã viết trong kết
quả cuối cùng của phép đo là:
V =V V =(225,72,8).102mm3
3. Để thực hiện qui tắc 1 và 2 ta phải qui tròn những giá trị gần đúng theo qui tắc
sau: con số có nghĩa cuối cùng giữ lại sẽ không đổi nếu con số sau nó vừa được bỏ
đi nhỏ hơn 5 và phải tăng thêm một đơn vị nếu con số sau nó vừa bỏ đi lớn hơn hoặc
bằng 5 (trừ trường hợp con số 5 này lại xuất hiện do sự qui tròn trước đó). Ví dụ khi
qui tròn tới phần nghìn thì 0,2345  0,235, còn khi qui tròn tới phần trăm thì 0,2345
0,235 0,23. Phải qui tròn sao cho  không tăng hoặc giảm quá 10% trị thực của
nó. Ví dụ  = 1,2 % không thể qui tròn  = 1% vì như vậy  đã giảm 0,2% > 10% 
= 0,12%.
4. Trong các công thức xác định các đại lượng gián tiếp ta gặp các đại lượng cho sẵn
hoặc hằng số, nếu không có sai số ghi kèm theo thì ta lấy Xgh =
1 đơn vị đo có bậc
2
nhỏ nhất ứng với số cuối của số đo các đại lượng đó. Ví dụ cho sẵn l = 18,27m thì
lgh =0,005mmvà do đó l =(18,270,005)m, cho sẵn D=1,2 mm thì Dgh=0,05mm và
D = (1,2 0,05)mm.
Với các hằng số  , g ta lấy trị của chúng sao cho sai số tương đối của các hằng
số đó 
1 tổng sai số tương đối của các đại lượng khác có mặt trong công thức liên
10
hệ với hằng số đó (xem ví dụ 4).
VII. BIỂU DIỄN SAI SỐ VÀ KẾT QUẢ PHÉP ĐO BẰNG ĐỒ THỊ
1. Phương pháp đồ thị cho phép tìm qui luật của sự phụ thuộc của đại lượng vật lý y
vào đại lượng vật lý x, ví dụ I = f(U); R = f(t) ….
a) Đầu tiên ta quan sát và ghi các giá trị của y ứng với các giá trị của x vào bảng số
liệu sau:

X X Y Y

10
Chú ý: Lấy X và Y bằng các sai số tuyệt đối có giá trị bằng độ chính xác của
dụng cụ đo chúng.
b) Biểu diễn X và Y lên hệ trục tọa độ vuông góc Oxy vẽ trên giấy kẻ ô milimet.
c) Mỗi cặp giá trị X, Y được biểu diễn bởi một điểm trên đồ thị, vẽ các hình chữ nhật
sai số có tâm là điểm (x,y) vừa xác định, có cạnh là 2 x , 2 y và cuối cùng vẽ một
đường cong điều hòa đi qua các hình chữ nhật trên sao cho tâm của các hình chữ
nhật phân bố đều hai bên đường cong đó.
Chú ý: - Không nối tâm các hình chữ nhật thành một đường gấp khúc,
- Nếu có một hình chữ nhật sai số lệch khỏi đường cong, ta phải làm lại phép
đo tương ứng hoặc loại bỏ hẳn đi nếu biết chắc sai số là do nhầm lẫn.
- Nếu đo được nhiều điểm và phép đo có độ chính xác cao thì không cần vẽ
các hình chữ nhật sai số.
- Đường cong vẽ càng thanh nét thì càng chính xác.
2. Phương pháp đồ thị còn cho phép ta nội suy ra các giá trị của đại lượng y tương
ứng với các giá trị của x ngay cả trong trường hợp khi các trị của y không thể xác
định trực tiếp được. Muốn vậy từ một điểm trên trục hoành ứng với giá trị x cho
trước ta vẽ một đường thẳng song song với trục tung và cắt đường cong y = f(x) tại
điểm M, tung độ của điểm M xác định giá trị của đại lượng y tương ứng.
3. Ngoài ra phương pháp đồ thị còn được ứng dụng trong vật lý để lấy mẫu và chia
thang đo của các dụng cụ đo, ví dụ lấy mẫu cặp nhiệt điện, chia độ thang đo của giao
thoa kế chất lỏng.

11
BÀI 1: LÀM QUEN CÁC DỤNG CỤ ĐO CƠ BẢN
I. GIỚI THIỆU
1. Thước kẹp

(a)

(b)
Hình 1.1: Thước kẹp và cách đọc giá trị của thước kẹp

Thước kẹp là một loại dụng cụ dùng đo chính xác kích thước của vật. Cấu tạo của thước kẹp
như trên hình 1.1a. Phần chính của nó gồm một thước milimet A gắn với hàm kẹp C1 và một thước
phụ B gọi là du xích gắn với hàm kẹp C2 có thể dịch chuyển dọc theo thân thước A. Thước kẹp
được sử dụng ở phòng thí nghiệm này có du xích B được chia thành N = 20 độ chia nhỏ đều nhau,
20 độ chia này đúng bằng 39 độ chia của thước milimet A. Nếu gọi a = 1mm là giá trị của mỗi độ
chia của thước A, b là giá trị mỗi độ chia của du xích B. Theo thiết kế:
a
Nb = (2N – 1)a hay: 2a – b = (1.1)
N

12
Đại lượng a/N = 1/20 = 0,05 mm là độ chính xác của thước kẹp. Muốn đo độ dài của vật ta
kẹp chặt vật ấy giữa hai hàm kẹp C1 và C2. Khoảng cách giữa hai vạch số 0 của hai thước A và B
chính bằng chiều dài của vật. Giả sử lúc đó ta thấy vạch số 0 của du xích B nằm giữa vạch thứ m
và (m + 1) của thước A thì chiều dài của vật sẽ là:
L = ma + n(2a – b) (1.2)
a
L = ma + n (1.3)
N
Với n là số vạch trên thước du xích B trùng với vạch thứ (m + 2n) của thước A.
Ở hai đầu trên của hai hàm kẹp C1, C2 có 2 mỏ dùng để đo đường kính trong hình trụ rỗng.
Muốn vậy, ta đặt 2 mỏ vào trong hình trụ và kéo chúng ra cho tới khi tiếp xúc với thành trong của
ống theo đường kính. Đọc khoảng cách giữa 2 vạch số 0 ta sẽ được đường kính trong của ống.
Ví dụ trong hình 1.1b, khoảng cách giữa 2 vạch số 0 là 28, và vạch số 5 trên du xích trùng
với vạch 38 của thước A. Nên giá trị của thước kẹp lúc này sẽ là :
L = 28.1 + 5.1/20 = 28,25 mm
Để dễ hiểu, sinh viên có thể tham khảo các ví dụ ở hình 1.2 [3]. Ví dụ 1 là cách đọc với giá trị
đo là 73.00mm, ví dụ 2 là cách đọc với giá trị đo 73.50mm, ví dụ 3 là cách đọc với giá trị đo là
73.55mm.

Hình 1.2: Cách đọc thước kẹp [1]

2. Thước Panme
Cấu tạo của panme vẽ trên hình 1.3. Phần chính của nó gồm 1 trục vít V được lồng qua lỗ ren
của cán thước M. Trên trục vít V có gắn một vỏ hình trụ rỗng, ở đầu vỏ hình trụ này có khắc một

13
thước tròn C chia thành n = 50 độ chia đều nhau. Khi quay vít V một vòng, thước tròn C sẽ dịch
chuyển một đoạn a = 0,5mm dọc theo một thước thẳng D chia thành từng nửa mm. Như vậy, mỗi
độ chia của thước tròn C có giá trị bằng:
a = 0,5mm=0,01mm (1.4)
n 50
Đại lượng a/n gọi là độ chính xác của panme.
Khi đầu trục vít V chạm sát đầu tựa E của cán thước M, số 0 của thước tròn C phải trùng đúng
với đường chuẩn ngang trên thước thẳng D tại vị trí số 0 của thước D. Muốn dùng panme để đo
đường kính của viên bi, ta đặt viên bi vào giữa đầu tựa E và đầu trục vít V. Quay nút N để dịch
chuyển trục vít V cho tới khi viên bi kẹp vừa đủ chặt.

Hình 1.3. Thước Panme đang chỉ giá trị 4.35 mm

Đường kính của viên bi khi đó được tính theo công thức:
d =k.a + ma (1.5)
n
trong đó a là giá trị của một độ chia nhỏ nhất (bằng 0,5mm) khắc trên thước thẳng D, k là số độ
chia nhỏ nhất đọc được trên thước D, n là tổng số độ chia trên thước tròn C (n = 50), còn m là số
thứ tự của vạch chia nào đó trên thước tròn C trùng với đường chuẩn ngang của thước thẳng D.
Trong bài thí nghiệm này nếu ta dùng loại panme có a = 0,5 mm, n = 50 thì công thức (1.5) có
dạng:
d =0,5.k + m  tính ra mm (1.6)
 100
Để dễ hiểu, sinh viên có thể tham khảo các ví dụ ở trên hình 1.4. Ví dụ 1 là cách đọc với giá
trị đo là 14.86 mm, ví dụ 2 là cách đọc với giá trị đo 9.98 mm.

14
m = 36

k = 29
m = 48
→ d = 14.86 mm k = 19

→ d = 9.98 mm

Hình 1.4: Cách đọc thước Panme

II. THỰC NGHIỆM


1. Đo kích thước của ống kim loại hình trụ bằng thước kẹp
Sử dụng thước kẹp đo đường kính ngoài D, đường kính trong d và chiều cao h của ống kim
loại hình trụ và ghi kết quả vào bảng 1.1.
2. Đo bề dày của tấm thủy tinh bằng thước Panme
Sử dụng thước Panme đo bề dày T của tấm thủy tinh và ghi kết quả vào bảng 1.1.
Bảng 1.1
Độ chính xác của thước kẹp = ………..mm
Độ chính xác của Panme = ………..mm
Lần đo Ống kim loại hình trụ Tấm thủy tinh
D D d d h h T T
1
2
3
4
5
T.Bình D D= d= d = h= h = 𝑇̅ = ̅̅̅̅ =
∆𝑇

Kết quả:
- Đường kính ngoài của ống kim loại: 𝐷 = 𝐷̅ ± ∆𝐷̅̅̅̅ =
- Đường kính trong của ống kim loại: 𝑑 = 𝑑̅ ± ∆𝑑
̅̅̅̅ =
- Chiều cao của ống kim loại: ℎ = ℎ̅ ± ̅̅̅̅
∆ℎ =
- Bề dày của tấm thủy tinh: ̅
𝑇 = 𝑇 ± ∆𝑇̅̅̅̅ =

15
Bài 2A. GIA TỐC CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
BIẾN ĐỔI ĐỀU. ĐỊNH LUẬT NEWTON II
I. Mục tiêu
Đo gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều và kiểm nghiệm định luật
Newton II bằng đệm không khí.
II. Thiết bị
• Xe trượt với cản quang,
• Bơm và thanh trượt đệm không khí,
• Máy đo thời gian,
• Cổng quang.
• Gia trọng và dây nối.

Hình 1.1

16
III. Lý thuyết
1. Gia tốc
Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:

a = v (1.1)
t
Nó cũng có dạng:

a = v2 −v1
2 2
(1.2)
2s
với v1 và v2 lần lượt là vận tốc của chất điểm tại thời điểm t1 and t2; s là quảng đường
vật đi được trong khoảng thời gian ∆t = t2 – t1.

2. Định luật Newton II


ĐL Newton II có dạng:

a= F (1.3)
m
Xét hệ như hình 1.2. Vật m1 và m2 được nối bởi dây không co giãn và có khối
lượng không đáng kể. m1 trượt không ma sát trên mp ngang.

m1

m2

Hình 1.2

17
Áp dụng ĐL Newton II:
⃗⃗⃗
𝑃1 + ⃗⃗⃗⃗
𝑁1 + ⃗⃗⃗⃗
𝑃2 = 𝑚𝑎 (1.4)
Chiếu lên phương chuyển động, ta có:
𝑃2 𝑚2 𝑔
𝑎= = (1.5)
(𝑚1 +𝑚2 ) (𝑚1 +𝑚2 )

Nếu khối lượng hệ không đổi trong khi m2 được tăng lên gấp đôi, thì gia tốc
chuyển động của hệ trở thành:
2𝑃2 2𝑚2 𝑔
a’ = (𝑚1 +𝑚2 )
=
(𝑚1 +𝑚2)
= 2𝑎 (1.6)

IV. Thí nghiệm

Hình 1.3

1. Chuẩn bị
Nối thanh đệm không khí với bơm. Thanh đệm không khí phải nằm ngang để
thành phần song song với thanh của trọng lục xe bằng không. Ta có thể điều chỉnh
thăng bằng của đệm bởi các vít ở chân đệm. Điều chỉnh các cổng quang sao cho
vuông góc với đệm không khí. Nối các cổng quang với cổng E và F trên máy đo thời
gian.
2. Tiến trình thí nghiệm
a. Lắp đặt sơ đồ thí nghiệm như hình 1.3. Sử dụng xe trượt cho m1 và 4 gia trọng
(mỗi gia trọng có khối lượng1g) cho m2.
b. Cho bơm hoạt động để tạo đệm không khí trên thanh trượt. Kiểm tra cân bằng của
xe trượt m1 khi không nối với gia trọng m2.
c. Chọn khoảng cách giữa 2 cổng quang là s = 50 cm.

18
d. Cắm điện cho máy đo thời gian, chọn mode đo tE,F.
e. Ấn nút Stop để reset máy đo thời gian.
f. Xác định khoảng thời gian tE và tF khi cản quang trên xe trượt đi qua các cổng
quang E và F. Từ đó xác định vận tốc vE và vF của xe trượt khi nó đi qua các cổng
quang E và F, sử dụng công thức:

vi = l (1.7)
ti
với l là chiều rộng của cản quang trên xe trượt. Sử dụng công thức (1.2) để xác định
gia tốc của hệ.
g. Lặp lại 3 lần các bước e và f và ghi các giá trị vào bảng 1.1.
h. Chuyển bớt 1 gia trọng từ m2 sang xe trượt m1, thực hiện các bước e → f để xác
định gia tốc mới của hệ.
i. Chuyển thêm 1 gia trọng từ m2 sang xe trượt m1, thực hiện các bước e → f để xác
định gia tốc tương ứng của hệ.
k. Chuyển thêm 1 gia trọng nữa từ m2 sang xe trượt m1, thực hiện các bước e → f để
xác định gia tốc tương ứng của hệ.
l. Cuối cùng chuyển thêm 1 gia trọng nữa từ m2 sang xe trượt m1, thực hiện các bước
e → f để xác định gia tốc tương ứng của hệ.

V. Kết quả và sai số


- Độ chính xác của máy đo thời gian ……………….. (s)
- Độ chính xác của thước đo chiều dài …………….. (s)
- Gia tốc trọng trường ………………..…. (m/s2)
- Khoảng cách giữa 2 cổng quang s…..……………. (m)

1. Bảng 1.1
m2 (g) m1 (g) Lần tE (s) tE (s) tF (s) tF (s) l
1
2
10 84
3
4

19
5
TB
1
2
3
30 84
4
5
TB

2. Tính toán
Với mỗi khối lượng m2, xác đinh:
• Tốc độ trung bình tại các cổng quang E và F:
𝑙̅
𝑣̅𝑖 =
𝑡𝑖̅
• Sai số tương đối của tốc độ tại các cổng quang E và F:
̅ + 𝑙 ̅̅̅
𝑡𝑖̅ ∆𝑙 ̅ 𝑖
∆𝑡
̅̅̅̅𝑖 =
∆𝑣
𝑡𝑖̅ 2

a = vF −vE
2 2
• Gia tốc: = …………. (m/s2)
2s
• Sai số tương đối của gia tốc:

 = a = 2(vF v2F +v2E vE ) + s =..........


..
a vF −vE s
• Sai số tuyệt đối:
̅̅̅̅ = 𝑎̅. 𝜀̅ = …. (m/s2)
∆𝑎

• Gia tốc của hệ:


a = a a
• Tính toán gia tốc theo lý thuyết:

20
𝑃2 𝑚2 𝑔
𝑎= =
(𝑚1 + 𝑚2 ) (𝑚1 + 𝑚2 )

3. Kết quả
• Gia tốc của hệ với m1 = 84 g, m2 = 10 g:
a1 = ……± …. (m/s2)
• Gia tốc của hệ với m1 = 84 g, m2 = 30 g:
a2 = ……± …. (m/s2)
4. Kết luận

21
Bài 2B. ĐỊNH LÝ ĐỘNG NĂNG
VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. Mục tiêu
Kiểm nghiệm định lý động năng và định luật bảo toàn cơ năng sử dụng đệm
không khí.
II. Dụng cụ
• Xe trượt với cản quang,
• Bơm, đệm không khí,
• Máy đo thời gian,
• Cổng quang,
• Gia trọng và dây nối.

Hình 2.1

III. Lý thuyết
1. Lý thuyết động năng
Xét hệ như hình 1.2 gồm vật m1 và m2 được nối với nhau bởi dây không co giãn

22
và có khối lượng không đáng kể. m1 trượt không ma sát trên mp ngang.
Nếu vE và vF lần lượt là vận tốc của hệ tại thời điểm tE and tF, theo thuyết động
năng, ta có:
K = KF - KE = A
1 (m + m )(v2 −v2 ) = m gh
(2.1)
2 1 2 F E 2

với h là khoảng cách mà hệ đi được trong khoảng thời gian ∆t = tF – tE.


m1

m2

Hình 2.2

2. Định luật bảo toàn cơ năng


Trong hình 2.2, nếu ta xét hệ gồm m1, m2 và trái đất. Nếu hệ dịch chuyển không
ma sát, cơ năng được bảo toàn. Chọn gốc thế năng tại vị trí của m2 tại thời điểm m1
vừa đến cổng quang E. Ta có:
WE = WF
1 1
<=> (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣𝐸2 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣𝐹2 − 𝑚2 𝑔ℎ (2.2)
2 2

IV. Thí nghiệm


1. Chuẩn bị
Nối thanh đệm không khí với bơm. Thanh đệm không khí phải nằm ngang để
thành phần song song với thanh của trọng lục xe bằng không. Ta có thể điều chỉnh
thăng bằng của đệm bởi các vít ở chân đệm. Điều chỉnh các cổng quang sao cho
vuông góc với đệm không khí. Nối các cổng quang với cổng E và F trên máy đo thời
gian.

23
2. Tiến trình thí nghiệm

Hình 2.3

a. Lắp đặt sơ đồ thí nghiệm như hình 2.3. Sử dụng xe trượt cho m1 và và quả nặng
10 g cho m2.
b. Cho bơm hoạt động để tạo đệm không khí trên thanh trượt. Kiểm tra cân bằng của
xe trượt m1 khi không nối với gia trọng m2.
c. Chọn khoảng cách giữa 2 cổng quang là s = 50 cm.
d. Cắm điện cho máy đo thời gian, chọn mode đo tE,F.
e. Ấn nút Stop để reset máy đo thời gian.
f. Xác định khoảng thời gian tE và tF khi cản quang trên xe trượt đi qua các cổng
quang E và F. Từ đó xác định vận tốc vE và vF của xe trượt khi nó đi qua các cổng
quang E và F, sử dụng công thức:

vi = l (2.7)
ti
với l là chiều rộng của cản quang trên xe trượt.
g. Xác định độ biến thiên động năng của hệ theo công thức:

K = 1(m1 +m2 )(vF2 −vE2 )


2
h. Xác định công của trọng lực tác dụng vào m2 trong khoảng thời giân t khi xe
trượt đi từ cổng quang E đến F:
A = m2gh
i. Xác định cơ năng WE và WE của hệ khi xe trượt đi qua các cổng quang E đến F.

24
1
𝑊𝐸 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣𝐸2 (J)
2
1
𝑊𝐹 = (𝑚1 + 𝑚2 )𝑣𝐹2 − 𝑚2 𝑔ℎ (J)
2

Tiến hành thí nghiệm 3 lần để xác định và ghi kết quả thu được vào bảng 2.1.
V. Tính toán
- Độ chính xác của máy đo thời gian ……………….. (s)
- Độ chính xác của thước đo chiều dài ……………... (s)
- Gia tốc trọng trường ………………..……………... (m/s2)
- Khoảng cách giữa 2 cổng quang …..……………… (m)
1. Bảng 2.1
Lần tE (s) tE (s) tF (s) tF (s) l
1
2
3
4
5
TB

2. Độ biến thiên động năng

- Giá trị trung bình của độ biến thiên động năng:

K = 1 (m1 +m2 )(vF −vF )


2 2
2
- Sai số tương đối của độ biến thiên động năng:

 = 2vF vF2 +2vE2 vE


vF −vF
- Sai số tuyệt đối trung bình của độ biến thiên động năng:
(K) =K
- Độ biến thiên động năng của hệ:

25
K =K+(K)
3. Công của ngoại lực (trọng lực)

- Giá trị trung bình:


A= m2gh
- Sai số tương đối của độ biến thiên động năng:

 = g + h
g h
- Sai số tuyệt đối trung bình của độ biến thiên động năng:
A =  A
- Độ biến thiên động năng của hệ:
A= A+A
3. Cơ năng tại E

- Giá trị trung bình:

WE = 1 (m1 +m2 )vE


2
2
- Sai số tương đối:

 = 2vE
vF
- Sai số tuyệt đối trung bình:
WE =WE
- Độ biến thiên động năng của hệ:
WE =WE +WE

26
4. Cơ năng tại F

- Giá trị trung bình:

WF = 1(m1 +m2 )vF −m2gh


2
2
- Sai số tương đối:


 = 1 (m1 +m2 )vF vF +m2gh_m2hg
WF

- Sai số tuyệt đối trung bình:
WF =WF
- Độ biến thiên động năng của hệ:
WF =WF +WF
2. Kết luận

Câu hỏi kiểm tra


1. Chứng minh tất cả công thức xác định sai số tương đối ε.
2. Nguyên nhân sai số trong kết quả thu được là gì?

27
BÀI 3. ĐO MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA VẬT RẮN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DAO ĐỘNG

Dụng cụ thí nghiệm

STT Tên dụng cụ Số lượng


1 Con lắc xoắn và giá đỡ 1
2 Máy đo thời gian 1
3 Lực kế chính xác 1
4 Cổng quang, giá đỡ, và dây 1
nối
5 Thanh nhôm 1
6 Cân 1
7 Quả nặng 2
8 Đĩa tròn 1
9 Quả cầu rắn 1

I. LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO


1. Momen quán tính
Vật rắn là một hệ chất điểm cách nhau những khoảng không đổi. Khi vật rắn quay
quanh một trục cố định  thì mọi chất điểm của nó đều có cùng vận tốc góc  và
gia tốc góc  đối với trục quay đó.

Giả sử một lực 𝐹 tác dụng lên vật rắn tại một điểm M cách trục quay một khoảng
𝑟 với vector bán kính là 𝑟 như trong hình 2.1. Từ phân tích lực trên hình 2.1, ta thấy

28
chỉ thành phần ⃗⃗⃗
𝐹𝑡 của vector lực 𝐹 gây ra

chuyển động quay của vật rắn quanh trục
. Vector mômen lực của 𝐹 đối với trục
quay  có dạng: ⃗⃗⃗
𝐹 𝐹
𝜏 = 𝑟 × ⃗⃗⃗⃗
𝐹⊥
𝑟 ⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑡
và có độ lớn: O

 =rF⊥sin =rFt (2.1) M α


⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹⊥
⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝑛
với ⃗⃗⃗⃗
𝐹⊥ là thành phần của 𝐹 trên mặt
⃗⃗⃗𝑡 là
phẳng quỹ đạo của điểm đặt lực M; 𝐹
thành phần của 𝐹 tiếp tuyến với quỹ đạo
của điểm đặt lực M. Momen lực này sẽ
Hình 2.1: Lực tác dụng lên vật rắn quay
làm cho vật rắn quay với gia tốc góc 
được xác định bởi:

 = I (2.2)

trong đó I, mômen quán tính của vật rắn đối với trục quay, đặc trưng cho quán tính
của vật trong chuyển động quay xung quanh trục đó. Phương trình (2.2) là phương
trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục. Nó có dạng giống như phương trình F
= ma trong chuyển động tịnh tiến. Như vậy đối với chuyển động quay, mômen quán
tính I có vai trò tương tự như khối lượng m trong chuyển động tịnh tiến.
Mômen quán tính của vật rắn đối với trục quay phụ thuộc vào khối lượng và
khoảng cách từ vật đến trục quay và được tính theo công thức:

I = mi ri 2
n
(2.3)
i=1

trong đó: mi là khối lượng của phần tử thứ i nằm cách trục một khoảng ri . Trong
hệ đơn vị SI, mômen quán tính có đơn vị kg.m2.

29
2. Phương trình dao động
Dao động của con lắc lò xo xoắn (gọi tắc là con lắc xoắn) và con lắc lò xo thẳng
có sự tương đương nhau. Đối với con lắc lò xo thẳng, phương trình dao động có
dạng:
2
m 2x +kx=0
d
(2.4)
dt
với x là li độ dao động, hay độ dời từ vị trí cân bằng, k là hệ số đàn hồi của lò xo:

k =−F (2.5)
x
Nghiệm của phương trình vi phân (2.4) là một hàm dao động điều hòa có chu kỳ dao
động T chỉ phụ thuộc vào khối lượng m của quả nặng và hệ số đàn hồi của lò xo:

T = 2 m (2.6)
k
Tương tự, khi thay m bởi I, x bởi  và k bởi D trong (2.4), ta được phương trình
dao động của con lắc xoắn:

I d 2 + D =0
2
(2.7)
dt
trong đó  li độ góc, hay độ dời từ vị trí cân bằng, và D hằng số xoán của lò xo xoắn,
được xác định theo biểu thức:
D=− (2.8)

Tương tự như hệ số đàn hồi của lò xo thẳng, hằng số xoắn 𝐷 của lò xo xoắn chỉ
phụ thuộc vào vật liệu và cấu tạo của con lắc xoắn mà không phụ thuộc vào các yếu
tố bên ngoài.
Nghiệm của phương trình (2.7) là một hàm dao động quay điều hòa với chu kỳ:

T = 2 I (2.9)
D

30
Trong thí nghiệm này, ta xác định hằng số xoắn D của con lắc xoắn và chu kỳ
dao động T của nó với các vị trí khác nhau của quả nặng trên thanh thép. Từ đó, ta
xác định mômen quán tính I của hai quả nặng theo công thức:
2
DT
I= 2 (2.10)
4
II. MÔ TẢ DỤNG CỤ
1. Con lắc lò xo xoắn

Đĩa có thước chia độ

Cảng quang
Cổng quang

Thanh nhôm

Máy đo thời gian

Hình 2.2: Giản đồ con lắc lò xo xoắn.

Lắp con lắc xoắn lên giá đỡ như trong hình 2.2. Luồn thanh nhôm qua lỗ của trục
con lắc cho tới khi trục trùng với điểm chính giữa của thanh, dùng vít vặn chặt lại.

2. Máy đo thời gian


Máy đo thời gian được thiết kế để đo chu kỳ dao động của con lắc hoặc khoảng
thời gian giữa hai biến cố. Độ chính xác của máy đo là 0,01s hoặc 0,001s (hình 2.3).
Để đo chu kỳ của con lắc xoắn ta nối cổng quang với lỗ cắm P1 bằng đầu cắm
chuyên dùng. Cổng quang bao gồm một nguồn phát tia hồng ngoại và một photodiot
(điôt quang) đặt đối diện sao cho ánh sáng từ nguồn chiếu thẳng vào điôt.
Máy đo thời gian được thiết kế để khi cảng quang cắt ngang đường đi của tia sáng
nói trên thì máy bắt đầu đếm cho tới khi cảng quang cắt ngang tia sáng lần thứ n thì
dừng đếm. Trong đó n do ta thiết lập trước cho máy.

31
Hình 2.3: Máy đo thời gian hiển thị số.

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


1. Xác định mômen hồi phục D của con lắc xoắn
- Đánh dấu vị trí cân bằng của con lắc xoắn dựa vào số vạch trên thước chia độ trùng
với cảng quang.
- Quay thanh nhôm (không gắn 2 quả nặng) lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 1800.
- Lấy chuẩn lực kế: mép viền ngoài vỏ lực kế phải trùng với vạch 0 N trên lực kế.
- Ghi độ chính xác giá trị của lực kế vào mục kết quả thí nghiệm.
- Móc lực kế vào thanh thép ở vị trí rãnh thứ 3 từ trong ra, cách trục quay một khoảng
r = 150 mm.
- Kéo lực kế để giữ thanh thép nằm yên ở góc lệch trên. Chú ý đặt lực kế nằm ngang,
vuông góc với thanh, và vuông góc với trục quay (α = 90).
- Đọc giá trị của lực F trên lực kế và ghi vào bảng 2.1.
- Lặp lại phép đo này với các khoảng cách lần lượt r = 200 mm và 250 mm.

32
Từ các kết quả trên, ta tính toán momen hồi phục D dựa vào công thức (2.1) và
(2.8).

2. Xác định mô men quán tính của hệ đo

Hình 2.4

- Nối cổng quang với lỗ cắm P1.


- Nhấn nút POWER để khởi động máy đo thời gian.
- Ấn nút FUNCTION để chọn chức năng của máy đo thời gian là Cycles.
- Ấn nút CH. OVER để chọn số chu kỳ n = 2 cần đếm thời gian như hình 2.4. Từ
đây, máy đo sẽ bắt đầu đếm thời gian dao động khi cảng quang cắt tia hồng ngoại
lần thứ nhất và kết thúc việc đếm khi cảng quang cắt tia hồng ngoại lần thứ 5.
- Gắn hai quả nặng vào thanh nhôm sao cho khối tâm của chúng cách đều trục quay
một khoảng r = 150 mm.
- Quay thanh nhôm lệch khỏi vị trí cân bằng một góc khoảng 300.
- Thả tay để thanh thép dao động tự do, cảng quang sẽ chắn ngang tia hồng ngoại
lần thứ nhất, đi đến vị trí biên rồi quay trở lại chắn tia sáng lần thứ hai. Cứ như thế,
đến khi cảng quang chắn ngang tia hồng ngoại lần thứ 5 thì máy sẽ ngừng đếm. Khi
đó dùng tay giữ thanh nhôm lại. Giá trị hiển thị trên máy đo thời gian sẽ là t = 2T.

33
- Ghi giá trị thu được trên đồng hồ vào bảng 2.1. Lặp lại phép đo này 3 lần.
- Tăng khoảng cách r giữa hai quả nặng đối với trục quay lên các giá trị r = 200 và
250 mm. Với mỗi vị trí của hai quả nặng cách đều trục quay, lặp lại lần lượt các
bước trên.
- Cuối cùng tháo hai quả nặng ra và lặp lại phép đo. Lần này, momen quán tính ứng
với khoảng cách r = 0 của quả nặng là Io. Đây cũng chính là mô men quán của hệ
đo.
- Ghi độ chính xác của máy đo thời gian vào mục kết quả thí nghiệm.

3. Đo mômen quán tính của một số vật rắn.


- Giữ nguyên thanh nhôm (không còn 2 quả nặng), gắn đĩa tròn và quả cầu bằng gỗ
vào sao cho trục quay đi qua tâm của chúng.
- Lặp lại các bước tương tự như trong mục 2 để đo chu kỳ dao động của con lắc
xoắn.
- Ghi kết quả thu được vào bảng 2.2.

IV. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ TÍNH TOÁN

- Độ chính xác của máy đo thời gian:……………………(s)


- Độ chính xác của lực kế:………………………………(N)
- Độ chính xác của cân:………………………………….(g)
- Khối lượng của hai quả nặng: 2m = ……………(g)
1. Mô men quán tính của hệ đo
Bảng 2.1
r (mm) F D D T = t/2 (s) T(s) 𝑰̅ (kgm2)
(N) (N.m/rad) (N.m/rad) Lần 1 Lần 2 Lần 3
150
200
250
0 𝑰̅𝒐 =
Trung Bình

34
- Ứng với mỗi vị trí r của 2 quả nặng, tính giá trị trung bình 𝐼 ̅ và sai số tuyệt đối
̅̅̅ sử dụng công thức (2.9). Sử dụng excel để vẽ đồ thị phụ thuộc 𝐼 ̅ vào
trung bình ∆𝐼
r2 với r = 150, 200 và 250 mm. Đò thị thu được là một đường thẳng. Đường thẳng
này không cắt gốc tọa độ mà cắt trục tung ở vị trí 𝑰̅ = 𝑰̅o ứng với giá trị khi r = 0. 𝑰̅o
là mômen quán tính của hệ đo.
- So sánh giá trị ̅𝑰o thu được từ đồ thị với ̅𝑰o tính được từ công thức (2.9) sử dụng số
liệu ứng với r = 0 từ bảng 2.1.
- Tính khối lượng m của hai quả nặng từ đồ thị: m là hệ số góc của đồ thị.
- So sánh m đã tính từ đồ thị với khối lượng cân được và nhận xét kết quả.
2. Mô men quán tính của vật rắn
Bảng 2.2
Đĩa tròn Khối cầu
Lần đo Trung Lần đo Trung
1 2 3 bình 1 2 3 bình
T = t/10 (s)
m (g)

- Dựa vào kết quả đo momen hồi phục D ở bảng 2.1 và chu kỳ T ở bảng 2.2 để tính
mômen quán tính Ih của hệ (vật rắn + hệ đo) theo công thức (2.10) rồi suy ra mômen
quán tính Iv của các vật rắn.
- Tính mô men quán tính của đĩa tròn và khối cầu sử dụng công thức lý thuyết. So
sánh kết quả thu được từ lý thuyết và thí nghiệm.
V. CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI, BÁO CÁO THÍ NGHIỆM, VÀ KIỂM TRA
1. Mục đích của bài thí nghiệm này là gì? Để đạt được mục đích đó, bài thí nghiệm
này sử dụng phương pháp đo nào?
2. Nêu ngắn gọn cơ sở lý thuyết của phương pháp đo momen quán tính bằng phương
pháp dao động.

35
3. Nêu rõ vai trò, chức năng của từng dụng cụ thí nghiệm được sử dụng trong thí
nghiệm.
4. Để thu được các đại lượng cần đo, ta cần tiến hành thí nghiệm theo trình tự nào?
5. Trong bài thí nghiệm này, sai số của phép đo nào ảnh hưởng lớn nhất đến sai số
cuối cùng.
7. Chu kỳ dao động của con lắc xoắn có phụ thuộc vào góc lệch ban đầu không? Vì
sao trong thí nghiệm, góc lệch ban đầu được chọn là 30o?
Gợi ý: đo chu kỳ dao động của con lắc xoắn ứng với 𝑟 = 0 tại các góc 15o, 30o, 45o,
60o, 90o và rút ra kết luận.
-------------------------------------------------------------

36
BÀI 4. ĐO KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA VẬT RẮN BẰNG
CÂN CHÍNH XÁC VÀ THƯỚC KẸP

Dụng cụ:
1. Cân chính xác và hộp quả cân
2. Thước kẹp
3. Ống trụ kim loại
I. LÝ THUYẾT THÍ NGHIỆM
1. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của vật rắn là một đại lượng vật lý có trị số bằng khối lượng
ứng với một đơn vị thể tích của vật rắn đó.
Vật đồng chất có khối lượng m, thể tích V có khối lượng riêng là:

 = m ( kg3 )
V m
Muốn đo  ta phải cân khối lượng m và đo thể tích V của nó.

2. Nguyên tắc cân khối lượng của một vật rắn


Cân khối lượng của một vật rắn là dùng cân để so sánh khối lượng của vật đó với
khối lượng của các quả cân đã được chọn làm mẫu.
Cân trong phòng thí nghiệm gồm bộ phận chính là một đòn cân nằm ngang có
thể tự do quay quanh một trục cũng nằm ngang O đi qua chính giữa đòn cân và hai
đĩa cân treo ở hai trục O1, O2 ở hai đầu đòn cân (hình 3.1). Một kim dài K gắn giữa
đòn cân chuyển động trước một mặt chia độ giúp ta xác định vị trí của đòn cân. Khi
hai đĩa cân không mang gia trọng nào thì đòn cân sẽ nằm ở vị trí cân bằng nào đó
sao cho trọng tâm G của cân nằm trên đường thẳng đứng đi qua trục O, khi đó kim
K dừng lại ở một vạch nào đó trên mặt chia độ, đó là vị trí cân bằng của cân.
Đặt lên đĩa cân trái vật có khối lượng m và đặt lên đĩa cân phải các quả cân có
khối lượng tổng cộng là M để cân trở lại vị trí cân bằng cũ, khi đó mômen trọng lực
của vật và của các quả cân đối với điểm O phải bằng nhau:
mgl = MgL (3.1)

37
O1 O2
O

Hình 3.1

Ở đây l = O1O là cánh tay đòn trái, L = O2O là cánh tay đòn phải.

Từ đó ta có: m= ML
l
Nếu hai cánh tay đòn bằng nhau thì:
m=M (3.2)
Từ (3.2) cho biết khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt
cân bằng với vật. Phép cân một lần như vậy được gọi là phép cân đơn.

3. Nguyên tắc đo thể tích của vật rắn


Đối với các vật rắn có dạng hình học đối xứng (khối lập phương, khối trụ, khối
cầu,…) ta có thể đo gián tiếp thể tích của chúng bằng cách dùng thước kẹp để đo độ
dài của những kích thước thẳng (như cạnh, chiều cao, đường kính,…). Sau đó áp
dụng các công thức hình học liên hệ giữa thể tích của vật với các kích thước thẳng
của chúng để tính thể tích của vật.

38
II. MÔ TẢ DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
1. Cân khối lượng của vật bằng cân chính xác
Cân tiểu li AB – 200 của Liên Xô (cũ) là loại cân chính xác dùng để xác định
khối lượng của các vật từ 0,1 mg đến 200g (hình 3.2). Toàn bộ cân được đặt trong
một hộp kín có 3 cửa: 1 cánh cửa trước và 2 cánh cửa hai bên.

Hình 3.2

Điểm đặc biệt của cân tiểu li này là ở đầu kim K có gắn một thước trắc vi gồm
200 khoảng chia nằm trên một chiều dài 2cm, vạch nằm ở giữa là vạch số 0. Khi ta
vặn núm V để hạ đòn cân xuống thì đèn chiếu bật sáng làm cho thước trắc vi hiện
lên trên màn mờ của kính quan sát. Giữa màn có một vạch chỉ nhỏ để làm mốc, vạch
này có thể dịch chuyển được nhờ một ốc nhỏ ở bên cạnh đó.
Để giảm dao động của đòn cân, ở mỗi quang treo đĩa cân có mắc hai cái nắp hình
trụ lồng vào nhau. Khi đòn cân dao động không khí bị đảy ra hay hút vào các nắp
hình trụ đó qua các khe hẹp. Độ chênh lệch áp suất cần thiết giữa bên trong và bên
ngoài các nắp ấy để không khí thoát qua các khe hẹp có tác động chống lại dao động

39
của đòn cân làm dao động ấy chóng tắt. Mỗi hộp quả cân gồm các quả cân:1, 2, 2,
5, 10, 10, 20, 50, 100g. Nhờ các quả cân này, ta có thể xếp được khối lượng từ 1g
đến 200g. Muốn có những khối lượng 10mg đến 1g người ta dùng các con mã: 10,
10, 20, 50, 100, 100, 200, 500mg làm bằng những vòng nhôm có thể nâng lên hoặc
hạ xuống đòn cân bên phải nhờ núm vặn N. Núm gồm hai vòng chia độ, vòng ngoài
dùng hạ để các con mã hàng trăm mg, vòng trong dùng để hạ các con mã hàng chục
mg.
Muốn đo những khối lượng nhỏ từ 0,1mg đến 10mg ta sử dụng thước trắc vi gắn
ở đầu dưới của kim K. Như đã nói trên, ở hai bên của vạch số 0 của thước trắc vi
đều có 100 khoảng chia ứng với 10mg. Vì vậy nếu ta coi rằng trong phạm vi khối
lượng nhỏ dưới 10 mg độ chia của kim tỉ lệ thuận với khối lượng gia trọng thì mỗi
khoảng chia đó sẽ ứng với một gia trọng 0,1mg.
2. Cách cân khối lượng của vật trên cân chính xác
a. Xác định vị trí cân bằng của cân khi hai đĩa cân không mang gì
Để phép cân được nhanh chóng, ta không cần điều chỉnh để khi cân thăng bằng
vạch giữa 0 của thước trắc vi nằm đúng vạch chuẩn trên màn quan sát, mà chỉ cần
xác định xem khi đó vạch n0 nào của thước trắc vi nằm ở vạch chuẩn mà thôi. Muốn
vậy, ta chỉ cần vặn núm V (hình 3.2) để hạ đòn cân xuống và đọc số vạch tính từ
vạch sô 0 của thước trắc vi dừng lại trên vạch chuẩn. Làm lại thêm hai lần nữa như
vậy để lấy giá trị trung bình của nó.
Ví dụ: n01 = -5, n02 = +3, n03 = -3 thì:
n01 +n02 +n03 −5+3−3
n0 = = = −2
3 3
Hình 3.1 chỉ ra cách xác định vạch nào trên thước trắc vi trùng với vạch chuẩn
trên màn mờ.
b. Xác định độ nhậy của cân
Độ nhậy của cân là đại lượng đo bằng gia trọng mà ta đặt vào một đĩa cân để kim
chỉ của cân lệch đi một khoảng chia (một vạch) trên mặt chia độ. Theo thiết kế, độ
nhậy của cân tiểu li AB-200 ta dùng là 0,1mg/khoảng chia. Tuy nhiên, độ nhậy của
cân còn phụ thuộc vào khoảng cách d từ trọng tâm G của toàn bộ đòn cân, các đĩa
cân và các vật đặt trên đĩa với trục quay O, nên ta cần xác định lại độ nhậy trong
điều kiện cụ thể của thí nghiệm. Muốn vậy, ta vặn núm N để hạ con mã 10mg xuống
đòn cân bên phải và đọc giá trị của vạch nhỏ n của thước trắc vi dừng lại trên vạch

40
chuẩn của đèn mờ. Như vậy, gia trọng 10mg đã làm kim dịch chuyển  n- n0 khoảng
chia. Vậy độ nhậy của cân là:

= 10 (mg/khoảng chia) (3.3)


n−n0
Ghi các kết quả thu được vào bảng 3.1.
c. Tiến hành cân lặp để xác định khối lượng các vật
Một cân chỉ được gọi là đúng nếu ta thêm vào hai đĩa cân hai vật có khối lượng
bằng nhau thì thăng bằng của cân không bị thay đổi (nghĩa là công thức (3.2) thỏa
mãn thì công thức (3.1) cũng thỏa mãn). Muốn vậy thì hai cánh tay đòn của cân phải
bằng nhau, nhưng trong thực tế rất khó có những cân như vậy. Vì thế, để xác định
thật chính xác khối lượng của vật, người ta dùng phương pháp cân lặp. Trong trường
hợp này kết quả đo không phụ thuộc vào việc hai cánh tay đòn của cân có bằng nhau
hay không.
Trước hết, ta đặt lên đĩa trái một quả cân để làm bì (nên dùng quả cân lớn nhất
trong hộp quả cân để độ nhậy của cân trong mỗi lần đo là như nhau), đặt vật cần cân
lên đĩa phải và thêm vào đó một số quả cân cùng một số con mã cần thiết để khi thử
cân bằng của cân, thước trắc vi gắn liền với kim không lệch hẳn khỏi vạch chuẩn
của màn mờ.
Gọi M1 là khối lượng các quả cân và các con mã đã hạ xuống đĩa cân bên phải,
n1 là tên vạch của thước trắc vi dừng lại trước vạch chuẩn. Như vậy, có nghĩa là
muốn đưa cân về vị trí cân bằng ban đầu no (đã tìm ở bước a) ta phải thêm vào đĩa
phải một gia trọng có khối lượng (n1 – no). Từ đó, ta có:
Mbì.l = [mv + M1 +  (n1 – no)].L (3.4)
Sau đó, ta lấy vật ra khỏi đĩa cân bên phải và thêm vào đó một số quả cân và con
mã cho tới khi cân thăng bằng trở lại, lúc này thước trắc vi dừng lại trước vạch chuẩn
ở vạch n2, tương tự, ta có:
Mbì .l = [M2 +  (n2 – n0)].L (3.5)
Với M2 là khối lượng của tổng các quả cân và con mã bên đĩa phải. Từ công thức
(3.4) và (3.5) ta có:
mv + M1 +  (n1 – n0) = M2 +  (n2 – n0)
Ta suy ra công thức tính khối lượng của vật:

41
mv = M2 – M1 +  (n2 – n1) (3.6)

3. Đo thể tích của vật bằng thước kẹp

Hình 3.3

Thước kẹp là một loại dụng cụ dùng đo độ dài của vật chính xác tới 0,1 – 0,02mm.
Cấu tạo của thước kẹp vẽ trên hình 3.3. Phần chính của nó gồm một thước milimet

42
A gắn với hàm kẹp C1 và một thước phụ B gọi là du xích gắn với hàm kẹp C2 có thể
dịch chuyển dọc theo thân thước A. Thước kẹp được sử dụng ở bài thí nghiệm này
có du xích B được chia thành N = 20 độ chia nhỏ đều nhau, 20 độ chia này đúng
bằng 39 độ chia của thước milimet A. Nếu gọi a là giá trị của mỗi độ chia của thước
A, b là giá trị mỗi độ chia của du xích B. Theo thiết kế:

Nb = (2N – 1)a hay: 2a – b =


a (3.7)
N
Đại lượng a/N = 1/20 là độ chính xác của thước kẹp. Muốn đo độ dài của vật ta
kẹp chặt vật ấy giữa hai hàm kẹp C1 và C2. Khoảng cách giữa hai vạch số 0 của hai
thước A và B chính bằng chiều dài của vật. Giả sử lúc đó ta thấy vạch số 0 của du
xích B nằm giữa vạch thứ m và (m + 1) của thước A thì chiều dài của vật sẽ là:
L = ma + n(2a – b) (3.8)

L = ma + n
a (3.9)
N
Với n là số vạch trên thước du xích B trùng với vạch thứ (m + 2n) của thước A.
Ở hai đầu trên của hai hàm kẹp C1, C2 có 2 mỏ dùng để đo đường kính trong hình
trụ rỗng. Muốn vậy, ta đặt 2 mỏ vào trong hình trụ và kéo chúng ra cho tới khi tiếp
xúc với thành trong của ống theo đường kính. Đọc khoảng cách giữa 2 vạch số 0 ta
sẽ được đường kính trong của ống.

• Cách đo thể tích của vật bằng thước kẹp


Thể tích của ống trụ kim loại:

V = (D −d )h
2 2
(3.10)
4
Đo đường kính ngoài D, đường kính trong d, chiều cao h của ống trụ bằng thước
kẹp. Dựa vào công thức (10) tính thể tích của ống trụ.

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


1. Đóng kín tủ kính của cân, vặn núm V để hạ đòn cân xuống và đọc số vạch, tính
từ vạch số 0 của thước trắc vi, dừng lại trên vạch chuẩn – đó là vị trí cân bằng n0 của
cân khi không mang gia trọng.
Làm động tác này 3 lần, ghi kết quả đọc được n0 vào bảng 3.1.

43
2. Vặn núm N để hạ con mã 10mg xuống đòn cân bên phải và ghi giá trị vạch n của
thước trắc vi dừng lại trên vạch chuẩn của màn mờ.
Làm lại động tác này 3 lần, ghi kết quả đọc được n vào bảng 3.1.
3. Đặt lên đĩa cân bên trái một quả cân làm bì (quả cân lớn nhất); đặt ống trụ kim
loại cần xác định khối lượng vào giữa đĩa cân bên phải, đặt các quả cân vào bên cạnh
vật, hạ các con mã (nếu cần) cho đến khi hạ đòn cân xuống thước trắc vi không lệch
hẳn khỏi vạch chuẩn của màn mờ. Đọc khối lượng M1 của các quả cân và con mã
(nếu có) trên đĩa cân bên phải, số vạch n1 của thước trắc vi dừng lại trước vạch chuẩn
của màn mờ.
Sau đó, bỏ vật ra và thêm vào đĩa cân phải các quả cân và con mã (nếu cần) để
khi hạ đòn cân xuống, một vạch nào đó của thước trắc vi dừng lại trước vạch chuẩn
của màn mờ. Đọc khối lượng M2 của tổng các quả cân trên đĩa phải, đọc tên vạch n2
của thước trắc vi nằm ở vạch chuẩn của màn mờ.
Làm lại động tác trên 3 lần, ghi kết quả vào bảng 3.1.
4. Dùng thước kẹp đo đường kính ngoài D, đường kính trong d, chiều cao h của ống
trụ kim loại, ghi kết quả đo được vào bảng 3.2.

IV. TÍNH TOÁN KẾT QUẢ VÀ SAI SỐ


1. Bảng số liệu
Bảng 3.1
Lần n0 n0 n n M1 n1 n1 M2 n2 n2
đo
1
2
3
Trung n0 = n0 = n = n = M1 n1 = n1 = M2 n2 = n2
bình ......... ..…. ……. ……. = 0 ……. …….. = 0 …… =……

44
Bảng 3.2
Độ chính xác của thước kẹp = ………..mm
Lần đo D D d d h h
1
2
3
4
5
T.Bình D D= d= d = h= h =

2. Tính khối lượng ống trụ kim loại

- Độ nhậy của cân:  = 10 (mg/ khoảng chia)


n−n0

- Sai số tuyệt đối trung bình của :  =


( )
10n+n0
( )
n−n0
2

- Giá trị trung bình của khối lượng: mv = (M2 −M1) + (n2 −n1)

- Sai số tuyệt đối trung bình: mv = (n2 +n1) +  (n2 −n1)

- Kết quả: mv = mv mv =..........kg


..( )
3. Thể tích ống trụ kim loại
 
+d.d  + h + 
- Sai số tương đối trung bình: v = V = 2 D.D
V  D −d2  h 
2

- Giá trị trung bình: V = (


 D2 −d2 h
4
)
- Sai số tuyệt đối trung bình: V =v.V

- Kết quả: V =V V =..........


...(m3)

45
4. Tính khối lượng riêng của ống trụ kim loại

- Sai số tương đối trung bình:  =  = mv + v


 mv v
mv
- Giá trị trung bình:  =
v
- Sai số tuyệt đối trung bình:  =.

- Kết quả:  =   =.......... kg/ m3)


.........(

46
BÀI 5: XÁC ĐỊNH MOMEN QUÁN TÍNH CỦA CÁC VẬT RẮN SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỘNG QUAY
I. Chuẩn đầu ra
- Đề xuất được phương án đo momen quán tính của vật rắn.
- Xác định được mô men quán tính của các vật rắn: hình trụ đặc, khối cầu đặc, khối
nón đặc.
- Sử dụng thành thạo, an toàn các dụng cụ đo như thước kẹp, cân đo, đồng hồ đo
thời gian hiện số.
II. Dụng cụ thí nghiệm
1 Giới thiệu dụng cụ
STT Tên dụng Mã số Số Hình minh họa
cụ lượng
1 Đế 3 chân 02002- 1
35

2 Ròng rọc 1

47
3 Cổng 11207- 1
quang 30

3 Nguồn 1
điện 5 V
DC / 2,2
A
4 Kẹp 02010- 2
00

48
5 Cáp giữ 1

6 Đĩa quay 1

7 Dây nối
màu đỏ, l
= 150 cm

8 Dây nối
màu xanh,
l = 150
cm,

49
9 Khối trụ
đặc đồng
chất

10 Khối cầu
đồng chất

Hình nón
đặc đồng
chất

50
2. Hướng dẫn sử dụng cổng quang điện với đồng hồ đo thời gian hiện số

Hình 4.1: Mô tả các nút chức năng của cổng quang điện với đồng hồ đo thời gian
hiện số
1) Màn hình điện tử 4 chữ số
(2) Nút SET: Đưa về trạng thái chuẩn bị đo.
(3) Công tắc chuyển đổi chế độ
Count: Đếm xung
: Đo khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi vật chắn cổng quang điện
: Đo khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật chắn cổng quang điện
: Đo khoảng thời gian giữa lần đầu tiên và lần thứ ba vật chắn cổng
quang điện
(4) Lỗ cắm đầu vào (BNC) cho việc bắt đầu và kết thúc chế độ đo thời gian 2, 3 và
4
(5) Cổng ra TTL (lỗ cắm 4mm) dùng để điều khiển thiết bị bên ngoài
(6) Cổng nối đất (lỗ cắm 4mm)
(7) Cổng kết nối nguồn điện (lỗ 9mm)
Yêu cầu giá trị hiệu điện thế là +5V ± 5% và nối đồng thời với cổng nối đất.
III. Cơ sở lý thuyết
3.1. Momen quán tính
Momen quán tính của một vật đối với một trục quay là một tính chất của vật làm
cho vật chống lại sự thay đổi vận tốc góc quay quanh trục của nó.

51
Xét hệ gồm n chất điểm, khoảng cách giữa các chất điểm được giữ cố định. Momen
quán tính của hệ đối với một trục quay nào đó được xác định bởi công thức:

𝐼 = ∑ 𝑚𝑖 𝑅𝑖2

Trong đó 𝑚𝑖 là khối lượng của chất điểm thứ i, 𝑅𝑖 là khoảng cách từ chất điểm i đến
trục quay.
Còn đối với một vật liên tục thì ta hãy hình dung vật đó gồm rất nhiều phần tử nhỏ
có khối lượng 𝑑𝑚, cách trục quay 1 khoảng R. Nếu khối lượng của vật rắn phân bố
một cách liên tục thì ta áp dụng công thức:
∫ 𝑅2 𝑑𝑚 = ∫ 𝜌𝑅2 𝑑𝑉 (4.1)
(tích phân trên toàn bộ vật rắn)
3.2. Cách đo momen quán tính của một vật rắn bất kì
Cho hệ như hình bên, ta khảo sát chuyển động của hệ:

Hình 2: Sơ đồ phan tích lực của chuyển động quay


⃗ = 𝑚𝑎
+ Phương trình chuyển động tịnh tiến: 𝑚𝑔 + 𝑇
+ Chọn Oy hướng xuống. Chiếu theo trục Oy ta có:
𝑚𝑔 − 𝑇 = 𝑚𝑎 (4.2)
→ Lực căng dây:

52
𝑇 = 𝑚𝑔 − 𝑚𝑎
Vì a << g, ta có:
T = mg
+ Phương trình chuyển động quay: 𝑇. 𝑟 = 𝐼0 . 𝛼
Với 𝐼0 là momen quán tính của hệ đĩa và ròng rọc (gọi tắt là hệ đo) và có thể được
xác định thông qua công thức:
𝑇.𝑟 𝑚𝑔𝑟
𝐼𝑜 = = (4.3)
 
Với gia tốc góc của chuyển động quay của đĩa có thể xác định theo công thức:
𝜔22 − 𝜔12
𝛼= (4.4)
2
trong đó, 𝜔1 và 𝜔2 lần lượt là tốc độ góc ban đầu và sau của đĩa khi nó thực hiện một
vòng quay  = 2. Các tốc độ góc này được xác định theo công thức sau:
𝑑 𝑖
𝜔𝑖 = (4.5)
𝑑𝑡𝑖
với 𝑑𝜃𝑖 là góc quay của đĩa trong thời gian rất nhở 𝑑𝑡𝑖 . Ở đây ta sử dụng một cảng
𝜋
quang có dạng hình quạt có giới hạn là 15 (𝑑𝑖 = 𝑟𝑎𝑑) gắn trên đĩa tròn và cho
12
nó quét qua cổng quang điện để đo các thời gian quay 𝑑𝑡𝑖 . Từ đó chúng ta xác định
được các tốc độ góc 𝜔1 và 𝜔2 .
Để đo momen quán tính của các vật đối xứng (quả cầu, đĩa đặc, khối nón đặc),
ta gắn từng vật lên đĩa sao cho trục của đĩa đi qua trục đối xứng của vật. Lặp lại trình
tự trên, ta xác định được momen quán tính của cả hệ đo và vật (gọi là hệ) 𝐼ℎ . Khi đó
momen quán tính vật đặt trên đĩa sẽ được tính theo công thức:
𝐼 = 𝐼ℎ − 𝐼0 (4.6)
IV. Lắp đặt và tiến trình thí nghiệm
4.1. Lắp đặt thí nghiệm
- Lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm như trong hình 4.3
- Nối máy đo thời gian với cáp thả.
- Điều chỉnh đĩa xoay theo phương ngang. Dùng một sợi chỉ, một đầu được cố định
trên đĩa quay, đầu còn lại treo một vật có khối lượng m vắt qua một ròng rọc. Điều
chỉnh sao cho sợi chỉ, đĩa xoay và ròng rọc thẳng hàng.

53
Hình 4.3: Bố trí thí nghiệm để xác định momen quán tính

4.2. Tiến trình thí nghiệm


a. Đo đường kính của trục quay
- Dùng thước kẹp đo đường kính của ròng rọc gắn ở trục quay của đĩa 5 lần rồi ghi
vào bảng 4.1
b. Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng
* Xác định momen quán tính của đĩa quay khi chưa có vật nặng
- Để đo các thời gian 𝑑𝑡𝑖 cần thiết cho đĩa quay các góc 𝑑 𝑖 ta chọn chế độ đo "
" trên cổng quang điện.
- Nhấn nút SET trên cổng quang điện. Thả bộ giữ, khi cảng quang điện đi qua cổng
quang điện lần thứ 1, đọc giá trị hiển thị trên màn hình của cổng quang điện. Ngay
sau khi cảng quang điện đi qua cổng quang điện lần thứ 1, ấn nút SET lần nữa. Hai
giá trị hiện thị trên màn hình lần 1 và 2 chính là các khoảng thời gian dt1 và dt2 mà
đĩa đã quay được các góc /12 rad cách nhau một vòng quay của đĩa.
- Ghi giá trị thời gian trên cổng quang điện vào bảng 4.1.

54
- Lặp lại thí nghiệm 5 lần.
* Xác định momen quán tính của vật rắn (bằng gỗ)
Gắn vật rắn bằng gỗ lên trên bàn xoay. Sau đó ta tiến hành đo tương tự như
khi đĩa quay chưa có vật nặng. Ghi kết quả đo được vào bảng 4.2.
* Dùng thước dây đo bán kính của vật rắn đối xứng. Ghi kết quả vào bảng 4.3.
* Dùng cân đo khối lượng của vật rắn đối xứng. Ghi kết quả vào bảng 4.3.
V. Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu
5.1. Momen quán tính của đĩa tròn
Bảng 4.1: Với đĩa tròn
Độ chính xác của thước kẹp: 0,02 mm
Lần đo 𝑟 (mm) ∆𝑟 (mm) dt1 (ms) (dt1) (ms) dt2 (ms) (dt2) (ms)
1
2
3
4
5
Trung bình

- Tốc độ góc trung bình:

𝜋/12
𝜔
̅𝑖 =
̅̅̅𝑖
𝑑𝑡

- Sai số tuyệt đối TB của tốc độ góc:


𝜋 ̅̅̅
∆(𝑑𝑡𝑖 )
̅̅̅̅𝑖 = 12
∆𝜔
̅̅̅̅𝑖 2
𝑑𝑡

- Gia tốc góc trung bình của đĩa tròn:

̅22 − 𝜔
𝜔 ̅12
𝛼̅ =

55
- Sai số tương đối của gia tốc góc:
̅̅̅̅ 2(𝜔
∆𝛼 ̅̅̅̅2 + 𝜔
̅2 ∆𝜔 ̅̅̅̅1
̅1 ∆𝜔
𝜀= =
𝛼̅ 𝜔̅22 − 𝜔
̅12

- Sai số tuyệt đối TB của gia tốc góc:


̅̅̅̅ = 𝜀𝛼̅
∆𝛼

- Momen quán tính trung bình của đĩa tròn:


𝑚𝑔𝑟̅
𝐼𝑜̅ =

̅
- Sai số tuyệt đối TB của momen quán tính của đĩa tròn:
̅̅̅ ∆𝛼
∆𝑟 ̅̅̅̅
̅̅̅ ̅
∆𝐼𝑜 = 𝐼𝑜 ( + )
𝑟̅ 𝛼

Kết quả:
̅̅̅𝑜
𝐼𝑜 = 𝐼𝑜̅ ± ∆𝐼
5.2. Momen quán tính của vật nặng

Bảng 4.2: Với đĩa tròn + Vật nặng


Lần đo Khối cầu gỗ Đĩa gỗ
dt1 (dt1) dt2 (dt2) dt1 (dt1) dt2 (dt2)
(ms) (ms) (ms) (ms) (ms) (ms) (ms) (ms)
1
2
3
4
5
Trung
bình

56
a. Tính toán tương tự như ở mục 5.1 để xác định momen quán tính của hệ 1 gồm
đĩa tròn + khối cầu gỗ và hệ 2 gồm đĩa tròn + đĩa gỗ
- Hệ 1 (đĩa tròn + khối cầu gỗ):
̅̅̅1
𝐼1 = 𝐼1̅ ± ∆𝐼
- Hệ 2 (đĩa tròn + đĩa gỗ):
̅̅̅2
𝐼2 = 𝐼2̅ ± ∆𝐼

b. Momen quán tính của khối cầu gỗ


̅ = 𝐼1̅ − 𝐼𝑜̅
- Giá trị trung bình: 𝐼𝑐ầ𝑢
̅̅̅𝑐ầ𝑢 = 𝐼∆
- Sai số tuyệt đối TB: ∆𝐼 ̅̅̅1 + ∆𝐼
̅̅̅𝑜
c. Momen quán tính của đĩa gỗ
̅ = 𝐼2̅ − 𝐼𝑜̅
- Giá trị trung bình: 𝐼đĩ𝑎
̅̅̅đĩ𝑎 = 𝐼∆
- Sai số tuyệt đối TB: ∆𝐼 ̅̅̅2 + ∆𝐼
̅̅̅𝑜

5.3. Xác định momen quán tính của vật nặng theo khối lượng và bán kính
Bảng 4.3: Khối lượng và bán kính vật nặng
Lần đo Khối cầu gỗ Đĩa gỗ
Khối lượng Bán kính Khối lượng Bán kính
M (g) R(mm) M (g) R (mm)
1
2
3
4
5
Trung bình

Tính momen quán tính theo công thức:


- Khối cầu gỗ:

57
2
𝐼 = 𝑀𝑅2
5

- Đĩa gỗ:
1
𝐼 = 𝑀𝑅2
2

5.4. Nhận xét


a. Nhận xét về kết quả đo
b. Sai số phép đo
c. Nhận xét về bộ dụng cụ đo
Kết luận

58
BÀI 6. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT TRƯỢT SỬ DỤNG MẶT PHẲNG
NGHIÊNG
Dụng cụ

Ván gỗ phẳng

Khối gỗ

Đồng hồ bấm giây

Thước milimet

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cho một vật có khối lượng m trượt không vận
tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng một

góc 𝜃 so với mặt phẳng nằm ngang như hình 5.1.
Gọi µ là hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng
nghiêng. Các lực tác dụng lên vật:

- Trọng lực 𝑃⃗ = 𝑚𝑔

- Phản lực 𝑁
- Lực ma sát trượt 𝑓𝑚𝑠
Phương trình chuyển động của vật (Định luật
II Newton):

𝑃⃗ + 𝑁
⃗ + 𝑓𝑚𝑠 = 𝑚𝑎 (5.1)
Chiếu phương trình (5.1) lên phương Oy, ta
có:
Hình 5.1: Chuyển động của vật trên
mặt phẳng nghiêng
59
𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝑁 (5.2)
Chiếu phương trình (5.1) lên phương phương Ox, ta có:
𝑚𝑔𝑠𝑖𝑛𝜃 − µ𝑚𝑔𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝑚𝑎 (5.3)
Mặt khác, chuyển động của vật là chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu nên gia tốc
liên quan với :quãng đường đi được s và thời gian t theo công thức:
2𝑠
𝑎= 2 (5.4)
𝑡
Từ (5.3) và (5.4), hệ số ma sát trượt giữa vật m và mặt phẳng nghiêng được xác định theo công
thức:
𝟐𝒔
𝝁 = 𝒕𝒂𝒏 − 𝟐 (5.5)
𝒈𝒕 𝒄𝒐𝒔
Trong thí nghiệm này, để xác định hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng µ, ta đo
góc nghiêng  của mặt phẳng nghiêng bằng một bảng chia độ gắn ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng,
quãng đường đi được 𝑠 của vật bằng thước milimet, thời gian t vật đi được quãng đường s kể từ
lúc thả bằng đồng hồ bấm giây.
II. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
2.1. Xác định góc tới hạn của mặt phẳng nghiêng

Hình 5.2: Tạo mặt phẳng nghiêng


a. Tạo mặt phẳng nghiêng như hình 5.2.
b. Đặt đĩa tròn bằng gỗ trên ván gỗ rồi tăng dần góc nghiêng của ván gỗ cho đến khi đĩa tròn gỗ
bắt đầu trượt thì dừng lại. Đọc và ghị giá trị góc nghiêng c trên thước đo độ tại thời điểm đĩa tròn
bắt đầu trượt vào bảng 5.1.
Lặp lại bước b thêm bốn lần.
2.2. Xác định hệ số ma sát trượt
a. Đưa đầu mặt phẳng nghiêng lên cao thêm một chút để cho góc nghiêng của mặt phẳng
nghiêng 1 > c. Đọc và ghi lại giá trị của 1 vào bảng 5.2.
b. Đặt đĩa tròn trên trên đỉnh mặt phẳng nghiêng sao cho mép trên của đĩa và mặt phẳng nghiêng
trùng khớp nhau.
c. Buông nhẹ tay để cho đĩa trượt không vận tốc đầu, dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t đĩa
tròn bắt đầu trượt cho đến khi mép dưới của đĩa và mặt phẳng nghiêng trùng khớp nhau. Ghi giá
trị của t vào bảng 5.2.
Lặp lại b và c thêm 4 lần và ghi các giá trị của t vào bảng 5.2.

60
d. Dùng thước milimet đo khoảng đường s đĩa tròn đi được. Đó là khoảng cách từ mép trên của
mặt phẳng nghiêng đến một vị trí nào đó trên mặt phẳng nghiêng trùng với mép trên của đĩa tròn
(Hình 5.3).
Lặp lại d thêm 4 lần và ghi các giá trị của s vào bảng 5.2.
Lặp lại các bước thí nghiệm trên với góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng 2 = 1 + 5 và 3 = 1
+ 10.

Hình 5.3: Đo quãng đường vật đi được

III. TÍNH TOÁN SAI SỐ VÀ KẾT QUẢ CỦA PHÉP ĐO


3.1. Xác định góc tới hạn của mặt phẳng nghiêng
Bảng số liệu 5.1.
Lần 1 2 3 4 5 Trung bình
c
𝑐 = |𝑐 − ̅𝑐 |
Kết quả:
𝑐 = ̅𝑐 ± ̅̅̅̅
∆𝜃𝑐
Nhận xét:
- Kết quả thí nghiệm có có độ chính xác cao hay thấp (so sánh với các số liệu đã được đo đạc
khác (Sinh viên tự tìm số liệu trên mạng)?
- Nguyên nhân chính dẫn đến sai số (nếu có).

3.2. Xác định hệ số ma sát trượt


Bảng số liệu 5.2.
Độ chính xác của thước mm: ……………………………
Độ chính xác của thước đo độ ∆𝜃: ………………………….
Độ chính xác của đồng hồ bấm giây: …………………...
t (s) s (m)
 𝑡̅ (s) 𝑠̅ (m)
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

1 =
2 =
3 =

61
Kết quả:
- Giá trị trung bình của hệ số ma sát trượt:
2𝑠̅
𝜇̅ = 𝑡𝑎𝑛𝜃 −
𝑔𝑡̅ 2 𝑐𝑜𝑠𝜃
- Sai số tuyệt đối trung bình của hệ số ma sát trượt:
2𝑠̅ ∆𝜃 ̅̅̅
∆𝑠 ∆𝑔 ̅̅̅
∆𝑡 2𝑠̅
̅̅̅̅ = ∆(𝑡𝑎𝑛𝜃) + ∆ (
∆𝜇 ) = + ( + + 2 + ∆𝜃𝑡𝑎𝑛𝜃)
𝑔𝑡̅ 2 𝑐𝑜𝑠𝜃 𝑐𝑜𝑠 2 𝜃 𝑠̅ 𝑔 𝑡̅ 𝑔𝑡̅ 2 𝑐𝑜𝑠𝜃

 µ = 𝜇̅ ± ̅̅̅
∆𝜇̅
1 =
2 =
3 =
Nhận xét:
- Nhận xét về độ chính xác của phép đo.
- Nguyên nhân chính dẫn đến sai số (nếu có).

IV. CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI


1. Mục đích của bài thí nghiệm này là gì? Để đạt được mục đích đó, bài thí nghiệm này sử dụng
phương pháp đo nào?
2. Nêu ngắn gọn cơ sở lý thuyết của phương pháp đo hệ số ma sát bằng mặt phẳng nghiêng.
3. Nêu rõ vai trò, chức năng của từng dụng cụ thí nghiệm được sử dụng trong thí nghiệm.
4. Để thu được các đại lượng cần đo, ta cần tiến hành thí nghiệm theo trình tự nào?
5. Ma sát có ảnh hưởng như thế nào trong kĩ thuật và đời sống. Làm thế nào để tăng, hoặc giảm hệ
số ma sát.
6. Đề xuất một vài phương pháp khác để đo hệ số ma sát.

62

You might also like