You are on page 1of 24

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

BÀI DỰ ÁN


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:

QUÁ TRÌNH HỒ CHÍ MINH TÌM THẤY VÀ XÁC ĐỊNH RÕ

PHƯƠNG HƯỚNG ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM

THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

Giảng Viên : Th.S Nguyễn Thị Huyền Trang


Khoa : Quản trị kinh doanh
Lớp : QT29A
Nhóm :3

HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2023


LỜI MỞ ĐẦU

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nền độc lập của dân tộc ta bị xâm phạm, quyền lợi sống còn của đại bộ
phận nhân dân ta bị chà đạp. Trong bối cảnh đó, tất yếu nảy sinh một yêu cầu cấp bách để giải quyết mâu thuẫn trên: đó
chính là phải tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Các phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi, quyết liệt,
tất cả đều sáng ngời tinh thần yêu nước, bất khuất, song tất cả đều lâm vào bế tắc và cuối cùng thất bại, chỉ cho đến khi
người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình đó, Người đặt chân đến nước
Pháp và ở đây Người đã tìm thấy con đường đúng đắn mà chúng ta tìm kiếm bấy lâu đó chính là con đường cách mạng vô
sản.
Với chủ đề của nhóm em là “Quá trình Hồ Chí Minh tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng
dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản”, chúng em đã nghiên cứu và quyết định chia quá trình trên thành 2
giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: Hồ Chí Minh nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của V.L.Lênin.
- Giai đoạn 2: Hồ Chí Minh tham gia bỏ phiếu tán thành Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản, thành lập Đảng cộng
sản Pháp.
Nhóm chúng em đã cố gắng tuy nhiên kiến thức còn nhiều hạn chế, phạm vi đề tài rộng nên bài dự án không tránh
khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, ý kiến của thầy cô để bài dự án được hoàn
thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên Phân công công việc Đánh giá công việc

- Làm kịch bản


1 Nhóm trưởng: Phạm Thu Giang Tốt
- Chuẩn bị thoại

2 Nguyễn Phương Thảo - Quay và Edit Video Tốt

3 Phạm Thùy Dương - Phụ trách quay Giai đoạn 1 Tốt

4 Dương Hoàng Thùy An - Phụ trách quay Giai đoạn 1 Tốt

- Lồng tiếng
5 Trần Thị Thanh Hương Tốt
- Chuẩn bị thoại

6 Nguyễn Vũ Giang Ly - Phụ trách quay Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 Tốt
STT Cảnh quay Nội dung Nhân vật Thời gian Địa điểm

1 1 Intro: Giới thiệu chủ đề nhóm làm 45s

2 2 Lời dẫn: Lồng tiếng: 1’39s Phim tài


Thanh liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu - người sáng lập và rèn
Hương
luyện đảng ta thành một đảng cộng sản, có sức mạnh hội tụ
quần chúng nhân dân kết thành một khối vững chắc, có khả
năng đương đầu với mọi kẻ thù xâm lăng, bảo vệ nền độc lập
dân tộc.
Người sinh ra khi nước nhà chìm trong ách nô lệ, người
dân sống trong cảnh cơ cực lầm than, bị thực dân Pháp và các
tầng lớp phong kiến bóc lột tàn bạo. Trên khắp cả nước, hàng
trăm cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước đã nổ ra nhưng
đều lần lượt thất bại, bị quân địch dìm trong bể máu. Cách
mạng Việt Nam khi ấy rơi vào tình thế “dường như trong đêm
tối không có đường ra”.

Sớm nhận thấy con đường do những người đi trước đã


thực hiện không thể dẫn tới thành công, Bác đã quyết định tự
mình đến Pháp - đất nước của những kẻ đang đô hộ dưới
chiêu bài “khai phá văn minh cho An Nam” để tìm con đường
cứu nước khi mới 21 tuổi.
Với chủ đề “Quá trình Hồ Chí Minh tìm thấy và xác
định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam
theo con đường cách mạng vô sản”, chúng em nghiên cứu qua
2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hồ Chí Minh nghiên cứu “Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa” của V.L.Lênin.
- Giai đoạn 2: Hồ Chí Minh tham gia bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản, thành lập Đảng cộng
sản Pháp.
Đầu tiên, chúng ta đến với Giai đoạn 1 - Giai đoạn Bác
tiếp xúc và nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.L.Lênin.
Mở đầu Giai đoạn 1:

Sau ba năm hoạt động cách mạng ở Pháp, Hồ Chí Minh
đã có những bước trưởng thành vượt bậc. Năm 1920, Người Lồng tiếng:
Phim tài
3 3 đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân Thanh 20s
liệu
tộc và vấn đề thuộc địa” của V.L.Lê-nin. Tác phẩm đã giúp Hương
Người tìm thấy lời giải cho những câu hỏi lớn về vận mệnh
đất nước và con đường giải phóng dân tộc đang đặt ra.

4 4 Nội dung Giai đoạn 1: Hồ Chí Minh nghiên cứu “Sơ thảo Thùy 7p Bảo tàng

lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề Dương, Hồ Chí

thuộc địa” Thùy An và Minh

Khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, Người Giang Ly

chưa có một khái niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp,
đảng chính trị, Chủ nghĩa Mác - Lênin… Hành trang Người
mang trong mình là truyền thống yêu nước, cốt cách văn hóa,
truyền thống và kinh nghiệm dựng nước, giữ nước của dân
tộc Việt Nam. “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ
chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo
Quốc tế thứ ba … Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người
yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình”.
Như một tất yếu lịch sử, vào một ngày tháng 7-1920,
Hồ Chí Minh đã đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của
V.L.Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo (Pháp), Người lập tức bị
cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của nó, vì nó đã giải
đáp thỏa đáng những điều mà bấy lâu nay anh hằng mong
ước, đợi chờ. Luận cương của Lênin đến với Người như một
luồng ánh sáng mới soi rõ thêm con đường cứu nước mà
người thanh niên yêu nước đang tìm kiếm, đem đến cho Bác
một nhãn quan chính trị mới. Nhà lãnh đạo Đảng, nhà lý luận
chính trị Trường Chinh nhận xét: “Luận cương về những vấn
đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ
diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm
cách mạng mà Người hằng nung nấu”.
Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Bác nói:
“Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi,
sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên.
Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đến
khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta!”.
Khi tiếp cận được với Luận cương của Lê-nin về vấn
đề dân tộc và thuộc địa thì đích Người cần tìm đã đạt được.
Luận cương của Lê-nin đã chỉ ra những điều mà Người đang
tìm kiếm và trăn trở. Từ bản Luận cương của Lênin, Hồ Chí
Minh đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách
mạng Việt Nam.
Bản Sơ thảo luận cương gồm 12 luận điểm, trong đó
vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và
V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên
minh công nông trên quy mô toàn thế giới”. Nội dung chính
là bản Sơ thảo Luận cương tập trung ở hai vấn đề lớn là dân
tộc và thuộc địa, đó là:
Thứ nhất, Về vấn đề dân tộc, trong Luận cương,
V.I.Lênin đã xác định đúng đắn, khoa học vấn đề dân tộc và
mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia, về quyền
bình đẳng của các dân tộc. V.I.Lênin chỉ rõ, để hiểu được vấn
đề dân tộc cần phải “phân biệt thật rõ nét những dân tộc bị áp
bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với
những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi
quyền lợi”. Từ việc khẳng định quyền bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, V.I.Lênin yêu
cầu các đảng cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm
thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và
những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất
cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”. Với luận điểm này,
V.I.Lênin đã lên tiếng bảo vệ các dân tộc bị áp bức và tố cáo
các dân tộc lợi dụng thế mạnh của mình để đàn áp các dân tộc
khác.
Thứ hai, Về vấn đề thuộc địa, V.I.Lênin cho rằng các
nước thuộc địa thường là nước nghèo nàn, lạc hậu, đang bị
các nước tư bản nô dịch, thống trị. Giai cấp vô sản ở chính
quốc phải ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các
dân tộc thuộc địa. Các nhà cách mạng ở chính quốc và thuộc
địa phải đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc. Các đảng cộng sản ở chính quốc và cả thuộc
địa “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh
chặt chẽ nhất của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và
thuộc địa với nước Nga Xô viết”. Hơn nữa, với những nước
cách mạng thành công như nước Nga, phải đóng vai trò thành
trì cách mạng thế giới, phải có nhiệm vụ giúp đỡ các nước
khác làm cách mạng. Đây là những luận điểm hết sức quan
trọng vì nó đã chỉ ra con đường, cách thức mà các nước thuộc
địa cần phải làm để tiến hành cách mạng.
Trên cơ sở của những luận điểm về dân tộc và thuộc
địa, V.I.Lênin chỉ rõ, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ sống còn
của các nước thuộc địa lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cách mạng
thuộc địa không chỉ có nhiệm vụ giải phóng nước mình khỏi
ách đô hộ của nước ngoài mà cần phải đấu tranh chống lại
bọn phản động trong nước vì chúng là đồng minh của chủ
nghĩa đế quốc. Ngoài ra, phải chú ý đến lực lượng nông dân
đông đảo, xây dựng khối liên minh công - nông; phát triển
cuộc đấu tranh chống đế quốc đi đôi với chống phong kiến,
hình thành phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi. Cuối bản
Luận cương, V.I.Lênin còn nêu rõ: “Điều quan trọng nhất
trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao
động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau
để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ
bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy
mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không
có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân
tộc và tình trạng bất bình đẳng”.
Đây là một luận điểm rất quan trọng vì nó chỉ rõ mối
liên hệ cần thiết giữa giai cấp vô sản với quần chúng lao động
để tạo thành một khối liên minh thống nhất khi tiến hành cách
mạng vô sản. Điều này phù hợp đặc điểm và tính chất của
phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Trong giai đoạn năm 1911-1920, bằng việc khảo cứu
các nước thuộc địa và các nước tư bản lớn, như Mỹ, Anh,
Pháp, Hồ Chí Minh đã có những nhận thức quan trọng trong
việc tìm kiếm con đường giải phóng và mô hình thể chế chính
trị tương lai cho đất nước. Ngay từ thời niên thiếu, Người đã
bộc lộ những phẩm chất giàu lòng nhân ái, ham hiểu biết, có
hoài bão lớn, có chí cứu nước,…; những phẩm chất đó đã
được rèn luyện và phát huy trong quá trình hoạt động cách
mạng của Người. Nhờ vậy, giữa nhiều học thuyết, quan điểm
khác nhau, Người đã phân tích, lựa chọn để cuối cùng đi tới
chân lý: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin”.
Từ Luận cương của Lênin, Hồ Chí Minh đã có câu trả
lời về những vấn đề sau:
- Tư tưởng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Sơ
thảo luận cương của Lênin làm nền tảng hình thành chân lý
bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
trong Sơ thảo luận cương của Lênin làm tiền đề để Chủ tịch
Hồ Chí Minh hoàn thiện lý luận về con đường cứu nước. 12
luận điểm trong Sơ thảo luận cương của V.I.Lênin đã giải
quyết các vấn đề về dân tộc và thuộc địa của cách mạng vô
sản như:
 Phân biệt lợi ích của các giai cấp bị áp bức, bóc
lột với lợi ích của giai cấp thống trị;
 Phân biệt quyền lợi của dân tộc bị áp bức với
quyền lợi của các lực lượng đi áp bức;
 Gắn kết phong trào công nhân với phong trào
giải phóng dân tộc, gắn kết phong trào dân tộc với cách mạng
thế giới;
 Tư tưởng về giải phóng dân tộc khỏi nô dịch,
xâm lược của các dân tộc, thuộc địa, phụ thuộc.
Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người vạch ra chân
lý: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và “Chỉ có
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ”.
Kết luận Giai đoạn 1:

Sau 10 năm trời lặn lội đi khắp năm châu bốn biển, vị
lãnh tụ của chúng ta đã tìm ra con đường đi của dân tộc. Con
đường Nguyễn Ái Quốc đến với Luận cương của Lênin hoàn
toàn không phải ngẫu nhiên, đó là hành động đáp ứng nhu cầu
của lịch sử dân tộc và xu thế thời đại, một tất yếu lịch sử.
Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái
Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tạo ra bước ngoặt Bảo tàng
5 5 căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập Thùy Dương 48s Hồ Chí

trường chính trị của Người: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ Minh

nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp,
từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Người khẳng
định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách
mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm
nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là
mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
6 6 Giang Ly 1’19s Bảo tàng
Ở giai đoạn 1, Hồ Chí Minh đã tìm thấy được con Hồ Chí

đường cứu nước qua Luận cương của Lênin và Người đã thay Minh

đổi tư tưởng, nhận thức về Chủ nghĩa Mác – Lênin. Sang đến
giai đoạn 2, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp
họp ở thành phố Tua (Tours), cùng với những người cách
mạng chân chính của nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ
phiếu tán thành tham gia Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản, trở
thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp,
và Người cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Hành động bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế III là sự kiện đánh dấu
bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc,
từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự
kiện đó cũng là sự khởi đầu một bước ngoặt căn bản trong
lịch sử và sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Thực
hiện bước ngoặt đó, Người đã hoàn tất chặng đường đầu của
hành trình cứu nước, đã tìm ra chân lý của thời đại và bắt đầu
cuộc đấu tranh đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân
dân ta vào quỹ đạo cách mạng vô sản thế giới bằng việc
truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị dần dần,
từng bước về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời một
Đảng mác-xít ở Việt Nam, nhân tố cơ bản, đầu tiên đảm bảo
mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.

7 7 Nội dung Giai đoạn 2: Hồ Chí Minh tham gia bỏ phiếu tán Giang Ly 3’ Bảo tàng

thành Quốc tế Cộng sản, thành lập Đảng cộng sản Pháp Hồ Chí
Minh
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu : “Tại sao lại có sự kiện
thành lập Quốc tế III?”. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã
dần bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tiến hành xâm lấn,
bành trướng khắp toàn cầu nhằm mở rộng thuộc địa, tạo thị
trường cho sự tồn tại của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Điều này tạo cơ sở cho chủ nghĩa cơ hội và xét lại tồn
tại và phát triển mạnh mẽ. Năm 1895, các thành phần cơ hội
chủ nghĩa và xét lại trong Quốc tế II đã tìm cách tăng cường
các ảnh hưởng của mình và dần chiếm ưu thế, dẫn tới đa số
các đảng trong Quốc tế II trở thành các đảng cải lương, công
khai xét lại chủ nghĩa Mác và thỏa hiệp một cách vô nguyên
tắc với giai cấp tư sản. Sự phá sản của Quốc tế II làm cho
phong trào công nhân bị chia rẽ về tổ chức, giai cấp công
nhân không còn một tổ chức thống nhất để chỉ đạo phong
trào. Quốc tế II phân liệt thành phái hữu, phái giữa, phái tả
khiến cho trong nội bộ một số Đảng cũng có sự phân liệt như
vậy. Đó là những biểu hiện của sự khủng hoảng của Quốc tế
II và đặt ra yêu cầu ra đời một quốc tế mới đủ sức gánh vác
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân toàn thế giới.
Trong phiên họp đầu tiên của Đại hội Tour, Nguyễn Ái
Quốc đã phát biểu ý kiến. Trong lời phát biểu, Nguyễn Ái
Quốc đã lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của nó đã
dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong suốt nửa thế
kỷ qua, nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc
lột mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Bằng
những sự thật trên, Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của chủ
nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và cho rằng “Đảng Xã
hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ người
bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa
xã hội trong tất cả các nước thuộc địa...đánh giá đúng tầm
quan trọng của thuộc địa…”.
22 giờ ngày 29 tháng 12 năm 1920, Đại hội Tua tiến
hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia
nhập Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành
tham gia Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Nguyễn Ái Quốc đã
lựa chọn Quốc tế cộng sản và tự nguyện đứng trong hàng ngũ
của Quốc tế Cộng sản bởi trên hết, Người tìm thấy mục tiêu
mà mình theo đuổi trong đường lối của tổ chức cộng sản này.
Đó là những quan điểm đúng đắn về vấn đề dân tộc và thuộc
địa. Đây là ngọn cờ lý luận và kim chỉ nam cho cách mạng
Việt Nam.
Chính Người đã nói rõ điều đó khi trả lời câu hỏi vì sao
lại bỏ phiếu cho Quốc tế III của nữ đồng chí Rose, người ghi
biên bản tốc ký Đại hội: “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị
nói thế nào là chiến lược chiến thuật vô sản và nhiều điểm
khác. Nhưng Tôi hiểu rõ một điều Quốc tế III rất chú ý đến
vấn đề giải phóng thuộc địa. Quốc tế III nói sẽ giúp đỡ các
dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc lập của họ. Còn
Quốc tế II không hề nhắc tới vận mệnh các thuộc địa vì vậy
tôi bỏ phiếu tán thành Quốc tế III”.
Đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh
hưởng và đóng góp vô cùng quan trọng. Trong tác phẩm
Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “An
Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam
Quốc tế". Người đã luận bàn về vai trò to lớn đó của Quốc tế
Cộng sản với cách mạng An Nam trên các phương diện sau:

Một là, Quốc tế Cộng sản đã vạch ra con đường giải


phóng dân tộc đúng đắn cho cách mạng An Nam.

Hai là, Quốc tế Cộng sản đã tích cực giúp đỡ, chuẩn bị
các điều kiện và chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ba là, Quốc tế Cộng sản chỉ đạo kịp thời và giúp đỡ


phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc cùng
những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành
lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ phút ấy Nguyễn
Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những người
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đồng thời Nguyễn Ái Quốc
cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Kết luận Giai đoạn 2:

Đây là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong


đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch
sử cách mạng nước ta. Nếu như cuộc đấu tranh của Nguyễn
Ái Quốc tại Hội nghị Vécxây năm 1919 mới là phát pháo Bảo tàng
8 8 hiệu thức tỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống Giang Ly 30s Hồ Chí
thực dân Pháp, thì việc Người tham gia sáng lập Đảng Cộng Minh
sản Pháp năm 1920 đã đánh dấu một bước chuyển biến quyết
định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư
tưởng và lập trường chính trị của Người: Từ chủ nghĩa yêu
nước đến với chủ nghĩa Lênin.

Kết luận Bài + Giới thiệu thành viên nhóm: Lồng tiếng:
Phim tài
9 9 Thanh 1’16s
Sau những sự kiện quan trọng liên quan đến vấn đề dân liệu
Hương
tộc và cuộc chiến tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thu nhận những bài học quý báu rằng:
Quan hệ quốc tế và hợp tác toàn cầu đóng vai trò quan
trọng. Học hỏi và áp dụng tri thức là cách để phát triển, nâng
cao tri thức và khả năng lãnh đạo của Người. Bác cũng thấy
được tầm quan trọng của việc định hình một chiến lược cụ thể
dựa trên nền tảng tri thức và tư tưởng cách mạng là vô cùng
quan trọng.
Bài học của Bác đã tiếp tục truyền cảm hứng cho thanh
niên ngày nay phải luôn nỗ lực học tập, tiếp thu có chọn lọc,
sáng tạo những trào lưu, các tiến bộ, cái tinh hoa của nhân
loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.
Người là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vươn lên,
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực, phấn
đấu, rèn luyện. Thanh niên ngày nay phải luôn có ý thức tự
rèn thái độ sống đúng đắn, ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó
sáng tạo.. Mỗi thanh niên ngày nay phải không ngừng tự học
tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt và
coi tự học là nhu cầu, thói quen, hành vi hằng ngày, là một
tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt.
Nhớ Bác, học Bác để mỗi bạn trẻ nỗ lực hơn trong tự
rèn luyện, không ngừng sáng tạo, phấn đấu vì một Việt Nam
hùng cường như tâm nguyện và khát vọng cháy bỏng của
Người.

KẾT LUẬN

Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong 15 năm đấu tranh giành
chính quyền, trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc từ 1976 đến nay, cũng như bài học thành công và chưa thành công của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
trong thế kỷ XX đã khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn.
Tóm lại, vì thời gian làm dự án có hạn cũng như thông tin được tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau nên bài dự án
sẽ có những điều sai sót, rất mong nhận được nhiều đóng góp tích cực từ thầy cô để dự án của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Nguyễn Thị Huyền Trang đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài
dự án của mình.

You might also like