You are on page 1of 3

1.

Dẫn dắt
Chúng mình có 1 ví dụ nho nhỏ cho các bạn, các bạn đã sẵn sàng chưa? Nào
giờ thì bắt đầu thôi
Ví dụ: Gieo một đồng xu tương đối và đồng chất 3 lần. Tính xác suất mặt
ngửa xuất hiện ba lần.
Có bạn nào biết câu trả lời không ạ?
(nếu không nhỏ nào biết): Các bạn có thấy quen không ạ? Đây là bài toán
quen thuộc mà khi còn là newbie của toán xác suất đã không dưới một lần
được các cô yêu thương giao cho. Nào! Có bạn nào biết câu trả lời không ạ?
(nếu vẫn không ai giơ tay thì mời người của nhóm mình)
Giải:
Sau mỗi lần tung, đồng xu chỉ có thể đưa ra mặt sấp hoặc mặt ngửa.
Do đó, xác suất tung được mặt ngửa trong 1 lần tung là: ½
Sau ba lần tung, xác suất cả ba lần mặt ngửa đều xuất hiện là: ½. ½ . ½ = 1/8

Trong thực tế một phép thử được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong một phép thử có
thể xảy ra hoặc không xảy ra một biến cố A nào đó và ta quan tâm đến tổng số
lần xảy ra biến cố A trong dãy phép thử.
Và trong buổi hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu công thức Bernoulli, lý giải bài
toán “Xác suất biến cố A xuất hiện k lần trng dãy n phép thử”
2. Biến cố độc lập
Công thức Bernoulli chỉ đúng khi trong n phép thử, các phép thử độc lập với
nhau.
Vậy các phép thử được coi là độc lập khi nào?
Các phép thử được coi là đọc lập với nhau nếu xác suất để xảy ra một biến cố
nào đó trong từng phép thử sẽ không phụ thuộc vào việc biến cố đó có xảy ra
ở phép thử khác hay không.
Quay trở lại với ví dụ ở đầu bài thì tung đồng xu chính là điển hình của phép
thử độc lập. Khi lần tung tiếp theo xuất hiện mặt sấp hay ngửa không phụ
thuộc vào lần tung trước đó ra sấp hay ngửa, hoàn toàn là ngẫu nhiên
Lưu ý: Một biến cố có thể là độc lập trong ngữ cảnh này nhưng không độc lập
trong ngữ cảnh khác. Điều này là quan trọng khi áp dụng xác suất thống kê
trong thực tế.
Ví dụ: Một biến cố có thể trở nên phụ thuộc hoặc độc lập theo thời gian:
Trạng thái thời tiết của ngày hôm nay có thể phụ thuộc vào trạng thái thời tiết
của ngày hôm trước.
3. Công thức Bernoulli
Giả sử tiến hành n phép thử độc lập. Trong mỗi phép thử chỉ có thể xảy ra
một trong hai trường hợp: biến cố A xảy ra hoặc biến cố A không xảy ra. Xác
suất xảy ra biến cố A trong mỗi phép thử đều bằng p và xác suất biến cố A
không xảy ra bằng 1 - p = q. Khi đó, xác suất để trong n phép thử độc lập,
biến cố A xảy ra đúng k lần
Quay lại với bài toán ban đầu,
Đồng xu tung lên ba lần, cả ba lần đều ra mặt ngửa: 3C3 = 1
Đồng xu tương đối đồng chất, một lần gieo là một phép thử độc lập
Một lần gieo, đồng xu chỉ có thể xuất hiện mặt ngửa hoặc không phải mặt
ngửa ( mặt sấp )
Gỉa sử A là biến cố mặt ngửa xuất hiện
Xác suất để biến cố A xảy ra trong một phép thử là: ½
Xác suất để biến cố A không xảy ra trong một phép thử là: 1- ½ = ½
Vậy trong ba lần tung, xác suất để cả ba lần đều ra mặt ngửa là:
3C3. (1/2)^3. (1/2)^3 = 1/8

4. Dẫn dắt
Như vậy, công thức Bernoulli đã giúp ta lý giải câu hỏi rằng trong dãy phép
thử n lần, xác suất để biến cố A xuất hiện k lần là bao nhiêu. Đây là một công
cụ hay, tuy nhiên nó chỉ giải đáp được những bài toán khi các phép thử độc
lập. Có một công cụ khác mạnh hơn và thường xuyên gặp hơn trong thực tế
để tính xác suất đó là xác suất có điều kiện.

Chú thích
Chữ xanh : lời dẫn
Chữ xanh: pp

You might also like