You are on page 1of 1

4.

Các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ở những cấp độ khác nhau, sự chênh lệch
về mức sống và cơ hội phát triển giữa các vùng miền là nguyên nhân dẫn đến
quá trình di dân.
- Di dân là do đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số hộ dân
thuộc diện nghèo, thiếu điều kiện sản xuất để sinh hoạt và ổn định lâu dài, nhất
là thiếu đất canh tác thiếu nước phục vụ sản xuất.
- Do sự chênh lệch nhu cầu về nguồn nhân lực trong thị trường lao động việc
làm, nơi ở cũ không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng mức lương lại
quá thấp không đủ để trang trải cuộc sống. Trong khi đó, nơi nhập cư lại dễ
dàng tìm kiếm được việc làm với mức lương cao phù hợp với nhu cầu của bản
thân và gia đình.
- Do thiên tai, hạn hán, lũ lụt,… Sự biến động của môi trường luôn đi kèm với
những thách thức về mặt xã hội, thiên tai, lũ lụt có thể gây ra hiện tượng di cư
cấp tính nhưng ô nhiễm nguồn đất, nước hay nước biển dâng sẽ dẫn tới di cư
vĩnh viễn.
- Do chiến tranh bùng phát. Chính những xung đột đó làm cho tình hình kinh tế
xã hội ở nhiều nước trở nên khó khăn và do đó, con người thường cố gắng tìm
kiếm một nơi an toàn, ổn định để sinh sống và phát triển.
- Di dân để đoàn tụ với gia đình. Những người đó thường vẫn giữ liên lạc với
cộng đồng và gia đình ở nơi người đó ra đi. Sau một thời gian, nếu họ có được
những điều kiện cơ bản thuận lợi đảm bảo được cuộc sống cho gia đình và
người thân có ý định đoàn tụ gia đình thì việc di dân hoàn toàn có thể xảy ra.
Thuận lợi: Giải quyết được các vấn đề lao động dư thừa, giảm tỷ lệ thất nghiệp
xóa đói giảm nghèo, đóng góp phát triển quê hương. Cùng với đó, tạo nguồn
lao động có chất lượng khi họ trở về, bởi người di cư đi làm việc ở nơi khác sẽ
học được các kỹ năng, nâng cao tay nghề và đặc biệt là kỹ năng mềm trong mọi
lĩnh vực. Đối với nơi đến, hiện tượng di cư sẽ bù đắp được sự thiết hụt lao động
có kỹ năng cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển dịch vụ bởi lao động
nhập cư chi tiêu tại nơi đến kéo theo sự phát triển các ngành dịch vụ khác.
Khó khăn: Đối với nơi đi sẽ làm thiếu hụt lao động ở một số ngành, nghề, làm
cản trở việc thực hiện các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của nơi đi, tạo ra các
hệ lụy xã hội. Đối với nơi đến, tình trạng di cư sẽ tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ
tầng: Điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục và tài nguyên môi trường. Gánh
nặng an sinh xã hội và phá vỡ các quy hoạch của địa phương. Nguồn lao động
di cư đi nơi khác cũng tạo ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng, như gia đình
thiếu vắng người mẹ, người bố, việc chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào ông bà
cũng ảnh hưởng đến kết quả học tập và tâm lý trẻ em, làm tăng nguy cơ bị xâm
hại tình dục ở trẻ em. Cùng với đó, việc chăm sóc người già ở nơi đi cũng là
một vấn đề, do thiếu người chăm sóc lúc ốm đau, khiến người già trở nên cô
đơn

You might also like