You are on page 1of 3

Ôn Tập

nhận biết
Câu 1: Công thức phân tử của toluen là
A. C6H6. B. C7H8. C. C9H12. D. C8H8.
Câu 2: Chất nào sau đây không phản ứng với nước brom?
A. toluen. B. stiren. C. propin. D. propen.
o
Câu 3: Phản ứng C3 H8 
t , xt
 CH4  C2 H6 thuộc loại phản ứng
A. thế. B. tách hiđro. C. oxi hóa. D. crackinh.
Câu 4: Phenol phản ứng với chất nào sau đây tạo thành kết tủa trắng?
A. Na. B. NaOH (dd).
C. Br2 (dd). D. BaCl2 (dd).
Câu 5: Axit axetic có công thức là
A. HCOOH. B. CH3COOH.
C. C2H5COOH. D. C2H3COOH.
Câu 6: Phản ứng của anđehit axetic với chất nào sau đây gọi là phản ứng tráng gương?
A. H2 (to, Ni). B. O2 (to).
o
C. AgNO3/NH3 (t ). D. Br2.
Câu 7: Phân tử nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
A. etilen. B. benzen.
C. Buta-1,3-đien. D. axetilen.
Câu 8: Glixerol có công thức là
A. C2H4(OH)2. B. C2H5OH.
C. C3H5(OH)3. D. CH3OH.
thông hiểu
Câu 9: Cho dãy các chất: HCHO, HCOOH, C2H5OH, C2H4(OH)2, CH3COOH. Số chất trong dãy tham gia phản
ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8, thu được 1,68 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của
m là
A. 1,15. B. 1,05. C. 0,95. D. 1,25.
Câu 11: Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết  trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư), thu được
khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n(COOH)2 (n  0). B. CnH2n+1COOH (n  0).
C. CnH2n -1COOH (n  2). D. CnH2n -2(COOH)2 (n  2).
Câu 12: Khi cho 6,4 gam ancol metylic tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 6,72. C. 1,12. D. 2,24.
Câu 13: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu
suất của phản ứng este hóa tính theo axit là
A. 20,75%. B. 50,00%. C. 36,67%. D. 25,00%.
Câu 14: Cho 0,336 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3,
thu được 3,6 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C2H2. B. C4H4. C. C3H4. D. C4H6.
Câu 15: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm:

Trang 1/3 - Mã đề thi 169


X là khí nào sau đây?
A. metan. B. etilen. C. etan. D. axetilen.
Câu 16: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12?
A. 6 đồng phân. B. 3 đồng phân.
C. 5 đồng phân. D. 4 đồng phân.
Câu 17: Điều kiện thực hiện phản ứng cộng H2 để chuyển hoá ankin thành anken là
A. Pd/PbCO3, to. B. Fe, to.
o
C. Ni, t . D. Mn, to.
vận dụng
Câu 18: X là hợp chất có công thức phân tử C7H8O2. X tác dụng với Na dư cho số mol H 2 bay ra bằng số mol
NaOH cần dùng để trung hòa cũng lượng X trên. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3C6H3(OH)2. B. HOC6H4CH2OH.
C. CH3OC6H4OH. D. C6H7COOH.
Câu 19: Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên
thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19.
Công thức phân tử của X là
A. C3H8. B. C3H6. C. C4H8. D. C3H4.
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Các axit cacboxylic no, đơn chức đều không có phản ứng tráng gương.
(b) Oxi hóa hoàn toàn ancol bậc 1 bằng CuO, thu được anđehit.
(c) Thực hiện phản ứng cộng hiđro vào anđehit, thu được ancol bậc 1.
(d) Để phân biệt etylen glicol và glixerol ta dùng thuốc thử Cu(OH)2.
(e) Trùng hợp vinyl clorua thu được PE.
Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Có thể dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết các bình riêng biệt chứa các khí không màu: SO2, C2H2,
NH3?
A. Dung dịch AgNO3/NH3. B. Dung dịch NaOH.
C. Quỳ tím ẩm. D. Dung dịch HCl.
Câu 22: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M
và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công của X là
A. HCOOH. B. CH3COOH.
C. C2H5COOH. D. C3H7COOH.
Câu 23: Cho m gam hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 108
gam Ag. Mặt khác, 3,24 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 1,792 lít H 2 (đktc). Giá trị của m là
A. 16,2. B. 11,8. C. 13,4. D. 10,4.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic mạch hở. Cho X tác dụng với dung dịch NaHCO 3 vừa đủ, thu được
8,96 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hoàn toàn muối khan thu được chất rắn T,
hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Cho Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20 gam kết tủa. Hai axit trong X là
A. CH3COOH và (COOH)2. B. HCOOH và (COOH)2.
C. CH3COOH và C2H5COOH. D. HCOOH và CH3COOH.
Câu 25: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic),
C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:
Chất X Y Z T

Trang 2/3 - Mã đề thi 169


Nhiệt độ sôi (°C) 100,5 118,2 249,0 141,0
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. X là C2H5COOH. B. Z là HCOOH.
C. T là C6H5COOH. D. Y là CH3COOH.
Câu 26:
a. Bằng phương pháp hóa học nhận biết 2 khí C2H2, C2H4 chứa trong hai lọ riêng biệt.
b. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
C2 H4 
(1)
 C2 H5OH 
(2)
 CH3CHO 
(3)
 CH3COONH4 
(4)
 CH3COOH 
(5)
 CH3COONa
Câu 27: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4 và 0,1 mol CH4 qua 100 gam dung dịch Br2 thấy thoát ra hỗn hợp khí Y
có tỉ khối so với H2 là 9,2. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch Br 2.

Trang 3/3 - Mã đề thi 169

You might also like