You are on page 1of 5

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

I. Đặc điểm và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển ở thực vật
1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành,
chóp rễ… nơi có các mô phân sinh
- Diễn ra trong suốt đời sống của thực vật (từ giai đoạn hạt cho đến khi cây già
và chết)
2. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở thực vật
a) Nước
- Nguyên liệu của quang hợp và hô hấp
- Tham gia vào quá trình dãn dài của tế bào
- Hòa tan và vận chuyển các ion khoáng cung cấp cho cây
⇒ Nước ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của thực vật như chiều
cao cây, nảy mầm của hạt, diện tích lá…
b) Ánh sáng
- Ánh sáng giúp thực vật quang hợp → tổng hợp chất hữu cơ
- Ánh sáng điều tiết sự tổng hợp, phân giải một số chất (hormone,
phytochrome…) → Phát sinh hình thái của thực vật, điều tiết sự ra hoa, nảy mầm
của hạt…
c) Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, khả năng ra hoa, hình thái của
cơ quan sinh sản, sự phân bố của thực vật trong tự nhiên…
d) Chất khoáng
- Tham gia cấu tạo tế bào
- Tham gia điều tiết các quá trình sinh lý trong cây
→ Thiếu khoáng cây sinh trưởng chậm, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của
cây giảm → ngừng sinh trưởng và chết.

II. Mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
1. Mô phân sinh
a) Khái niệm
- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia mạnh
tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật.
b) Phân loại

Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh bên Mô phân sinh lóng

Ngọn cây, đỉnh cánh, Tầng sinh bần, tầng Giữa các lóng, nằm ở
Vị trí
chóp rễ sinh mạch của thân, rễ các mắt

Tăng chiều cao của cây Tăng đường kính của Tăng chiều dài của
Vai trò
và chiều dài của rễ thân, rễ lóng

Loại thực Cây một lá mầm,


Cây hai lá mầm Cây một lá mầm
vật cây hai lá mầm

2. Các kiểu sinh trưởng ở thực vật

Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

Do hoạt động của mô phân sinh Do hoạt động của mô phân sinh
Nguồn gốc
đỉnh và mô phân sinh lóng bên tạo ra

Tăng bề ngang của thân và rễ


Kết quả Tăng chiều dài của thân và rễ
(tạo gỗ lõi, gỗ dác, vỏ)

Ở nhóm Thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 Thực vật 2 lá mầm thân gỗ lâu
thực vật lá mầm năm

- Mô phân sinh bên gồm: Tầng sinh mạch (phát sinh mạch dẫn) và tầng sinh
bần (phát sinh vỏ)
+ Tầng sinh mạch: phân chia tạo mạch gỗ thứ cấp ở phía bên trong và
mạch rây thứ cấp ở phía bên ngoài thân → tăng đường kính thân
+ Tầng sinh bần: phân chia tạo lớp bần thay thế lớp bần cũ đã già → giúp
bảo vệ thân khỏi mát nước và sự xâm nhập của sinh vật gây hại.
- Sinh trưởng thứ cấp qua các năm tạo nên các lớp gỗ thứ cấp → vòng sinh
trưởng (vòng gỗ)
- Vòng gỗ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện môi trường
+ Các vòng đồng tâm với màu sáng và tối xen kẽ là vòng năm.
+ Dựa vào vòng năm xác định tuổi cây, chất lượng gỗ tốt hay xấu, già hay
trẻ.
+ Mỗi năm cây cho 1 vòng gỗ màu sáng (sinh trưởng vào mùa mưa) và 1
vòng màu sẫm (sinh trưởng vào mùa khô)
III. Hormone thực vật
1. Khái niệm và vai trò của hormone thực vật
a) Khái niệm
- Hormone thực vật là các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, được tổng hợp
với lượng nhỏ ở các cơ quan, bộ phận nhất định trong cây, tham gia điều tiết
các hoạt động sống của thực vật.
b) Vai trò
- Ở cấp độ tế bào: hormone điều tiết sự phân chia, dãn dài, trương nước… của tế
bào.
- Ở cấp độ cơ thể: hormone kích thích hoặc ức chế các quá trình sinh trưởng,
phát triển hoặc điều khiển các đáp ứng của thực vật với môi trường.
2. Phân loại
- Nhóm kích thích sinh trưởng: auxin, gibberellin, cytokinin.
- Nhóm ức chế sinh trưởng: abscisic acid, ethylene.

Hormone Vị trí tổng hợp Hướng vận chuyển Tác dụng sinh lý

- Hoạt hóa sự phân bào và kích


thích sự dãn dài của tế bào.
- Tăng cường ưu thế ngọn,
Vận chuyển một phân hóa mô mạch, ức chế
Chồi ngọn, lá non, phấn
Auxin chiều, hướng gốc theo phát triển chồi bên, kích thích
hoa, phôi hạt…
hệ mạch rây. phát triển rễ bên, điều chỉnh
tính hướng, hạn chế sự rụng lá,
quả, làm liền vết thương, chậm
quá trình chín,…

Thúc đẩy sự kéo dài của thân


Các cơ quan đang sinh
Gibberellin Theo cả hai hệ thống: và lóng; kích thích sự nảy mầm
trưởng như lá non, quả
mạch gỗ và mạch của củ và hạt; thúc đẩy sự hình
non, đỉnh chồi, đỉnh rễ…
rây. thành và phân hóa giới tính
và tại bào quan lục lạp.
của hoa….

Kích thích sự phân chia tế bào;


Mô phân sinh đỉnh rễ Vận chuyển theo hệ thúc đẩy sự phân hóa và sinh
Cytokinin (chủ yếu); lá non, quả thống mạch gỗ từ rễ trưởng của chồi; làm chậm sự
non, (lượng nhỏ). đi lên. già hóa, giảm ưu thế ngọn và
kích thích sự nảy mầm của hạt.
Vận chuyển không Thúc đẩy sự đóng khí khổng
trong điều kiện hạn; ức chế sự
Hầu hết các cơ quan, phân cực theo cả hệ
Abscisic acid nảy mầm của hạt, củ; thúc đẩy
bộ phận của thực vật. thống mạch gỗ và sự già hóa của thân, lá; tăng
mạch rây. khả năng chống chịu cho cây...

Tổng hợp ở tất cả các


Thúc đẩy sự chín của quả, ra
cơ quan, bộ phận với Là hormone thể khí
hoa trái vụ ở cây họ Dứa, kích
Ethylene nồng độ cao trong quá và vận chuyển theo
thích sự rụng lá, quả, sự hình
trình chín của quả, khi cơ chế khuếch tán. thành lông hút và rễ phụ.
cây ở giai đoạn già hóa.

3. Tương quan giữa các hormone thực vật


- Tương quan chung: giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng và
hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng.
VD: GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt.
- Tương quan riêng: giữa hai hay nhiều lại hormone khác nhau thuộc cùng một
nhóm hay khác nhóm
VD: Auxin/Cytokinin điều tiết sự phát triển của mô callus.

4. Ứng dụng của hormone trong thực tiễn


- Ứng dụng hormone ngoại sinh trong sản xuất nông nghiệp → giúp nâng cao
năng suất, chất lượng cây trồng.
- Khi sử dụng hormone ngoại sinh cần tuân thủ nguyên tắc: đúng liều lượng,
đúng nồng độ, đảm bảo tính đối kháng và sự phân phối giữa các loại hormone
→ đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của con người.

IV. Phát triển ở thực vật có hoa


1. Quá trình phát triển ở thực vật có hoa
- Quá trình phát triển ở thực vật trải qua các giai đoạn
● Giai đoạn hạt: Cây đang là hạt giống.
● Giai đoạn non trẻ: Cây con nhỏ, ít lá.
● Giai đoạn trưởng thành: Cây phát triển to hơn, cao hơn.
● Giai đoạn sinh sản: Cây đơm hoa, kết quả.
● Giai đoạn già: Cây già héo và chết.

2. Các nhân tố chi phối sự ra hoa


a) Nhân tố bên trong
- Yếu tố di truyền
- Hormone
b) Nhân tố bên ngoài
● Ánh sáng
- Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối, ảnh hưởng đến sự ra hoa
của cây
- Phân loại cây ra hoa theo quang chu kì:
+ Thực vật đêm ngắn (ngày dài): Ra hoa khi ngày dài, đêm ngắn.
VD: thanh long, dâu tây, cà rốt, củ cải đường, hành,..
+ Thực vật đêm dài (ngày ngắn): Ra hoa khi ngày ngắn, đêm dài.
VD: cúc, thược dược, cà tím, đậu tương, mía,…
+ Thực vật trung tính: Ra hoa không phụ thuộc vào độ dài thời gian chiếu
sáng trong ngày.
VD: cà chua, lạc, hướng dương,…
● Nhiệt độ
- Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh tự
nhiên (gọi là sự xuân hóa) hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích hợp.
- Hiện tượng xuân hóa thường gặp ở cây trồng ở vùng ôn đới.
● Chất dinh dưỡng
- Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến thời gian và khả năng ra hoa ở thực vật.
VD: Trong điều kiện đất giàu nitrogen, cây sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng sinh
dưỡng và chậm ra hoa; còn khi trồng trên đất nghèo dinh dưỡng thì cây sẽ ra
hoa sớm.

V. Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển


- Điều chỉnh trạng thái ngủ nghỉ của hạt giống, củ giống.
+ Sử dụng hormone (abscisic acid, ethylene) hay chất ức chế sinh trưởng để
duy trì trạng thái ngủ, ức chế sự nảy mầm của hạt, củ giống trong bảo
quản
+ Phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ, thúc đẩy nảy mầm bằng sử dụng gibberellin,
hoặc đặt hạt giống, củ giống trong điều kiện có nước, ánh sáng, nhiệt độ
thích hợp.
- Điều khiển sự ra hoa của thực vật dựa trên các hiểu biết về quang chu kì, sự
xuân hoá, tương quan dinh dưỡng hay vai trò của các loại hormone.
- Xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm số vòng gỗ

You might also like