You are on page 1of 19

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 182: 2007/BKHCN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH BÌNH CHUẨN TỪNG PHẦN
National technical regulation
on verification procedure of graduation prover tanks

HÀ NỘI - 2007
QCVN 182 : 2007/BKHCN

Lời nói đầu

QCVN 182 : 2007/BKHCN do Trung tâm đo lường Việt Nam biên soạn,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo
Quyết định số ../2007/QĐ-BKHCN ngày.....tháng.....năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ.

2
QCVN 182 : 2007/BKHCN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH BÌNH CHUẨN TỪNG PHẦN
National technical regulation on verification procedure of graduation
prover tanks

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định quy trình kiểm định ban đầu, định kỳ và bất
thường các bình chuẩn từng phần dung tích đến 10.000 L, cấp chính xác 0,2 có
các yêu cầu kỹ thuật và đo lường phù hợp với quy định trong phụ lục 1.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động
liên quan đến việc kiểm định bình chuẩn từng phần tại Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Dung tích của bình chuẩn từng phần ứng với vạch dấu bất kỳ trên
thang đo là thể tích nước mà bình chuẩn chứa được tại nhiệt độ 20 oC khi nước
được nạp tới vạch dấu đó

Ghi chú: “Nạp tới vạch dấu” có nghĩa là mặt cong của nước trong ống thuỷ
của bình chuẩn từng phần được điều chỉnh sao cho mặt phẳng ngang đi qua mép
trên của vạch dấu tiếp tuyến với điểm thấp nhất của mặt cong khi quan sát trong
mặt phẳng này.

1.3.2 Dung tích danh định của bình chuẩn từng phần là dung tích ứng với
vạch dấu dung tích danh định và được dùng để ký hiệu cho bình chuẩn.

1.3.3 Vạch dấu chính là các vạch dấu được đánh số

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

3
QCVN 182 : 2007/BKHCN

2.1 Các phép kiểm định

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định ghi trong bảng 1.

Bảng 1

Theo Chế độ kiểm định


điều, mục
TT Tên phép kiểm định Ban Định Bất
của
đầu kỳ thườn
QCVN
g

1 Kiểm tra bên ngoài và kết cấu 2.5.1 + + +

2 Kiểm tra kỹ thuật 2.5.2 + + +

3 Kiểm tra đo lường 2.5.3 + + +

Ghi chú : trường hợp kết quả của một trong các phép kiểm tra nêu trên không
đạt yêu cầu của quy trình này thì không tiếp tục thực hiện phép kiểm tra tiếp theo.

2.2 Phương tiện kiểm định

Phương tiện kiểm định bình chuẩn từng phần bao gồm

Bảng 2

Phạm vi đo Cấp chính xác tối thiểu /


STT Phương tiện đo
nhỏ nhất Giá trị độ chia lớn nhất

Bộ bình chuẩn kim loại


1 (5  500) L 0.05
(gọi tắt là chuẩn)

2 Bộ bình chuẩn thuỷ tinh (0,01  2) L Cấp A

3 Ống đong hoặc Pipét kẻ độ (1  500 ) mL Cấp A

4 Nhiệt kế (0  50 ) oC 0,2 oC

5 Thước cặp 200 mm 0,1mm

6 Thước vạch 500 mm 1mm

7 Thước cuộn 2000 mm 1mm

8 Đồng hồ bấm giây 0,1 s

4
QCVN 182 : 2007/BKHCN
Ghi chú: Ngoài các phương tiện đo trên còn sử dụng một số thiết bị phụ khác
để kiểm bình chuẩn từng phần như: bình chứa, xô, phễu, ống cao su hoặc nhựa
mềm,....

2.3 Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Nhiệt độ môi trường phải nằm trong khoảng (10  40) oC và được xác định
với độ chính xác đến 10C

Nước sử dụng phải l à nước sạch và có nhiệt độ nằm trong khoảng (10 ÷
0
40) C. Sự thay đổi nhiệt độ của nước trong cùng thười gian thực hiện một phép
kiểm định không được vượt quá ± 10C và được xác định với độ chính xác đến 0.50

2.4 Chuẩn bị kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

Dùng nước sạch và chất tẩy rửa làm sạch bề mặt bên trong của bình
chuẩn từng phần
Đặt chuẩn và bình chuẩn từng phần vững chắc và ổn định trên bệ
phẳng, điều chỉnh cho cân bằng. Chuẩn và bình chuẩn phải được bố trí sao
cho chất lỏng không bị đọng lại trên đường ống xả.
2.5 Tiến hành kiểm định

2.5.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau:

Bình chuẩn từng phần phải có hình dáng và các chi tiết phù hợp với các
mục 2.1.1 và 2.1.2 của phụ lục 1

2.5.2 Kiểm tra kỹ t huật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

2.5.2.1 Kiểm tra kết cấu

Sử dụng mắt thường để kiểm tra sự phù hợp của bình chuẩn từng phần
với các yêu cầu về kết cấu trong mục 2.2 của phụ lục 1.

2.5.2.2 Kiểm tra độ kín

Nạp nước vào bình chuẩn từng phần đến vạch dấu ứng với giá trị dung
tích lớn nhất trên thang đo và giữ trong khoảng thời gian 30 phút. Nếu trong

5
QCVN 182 : 2007/BKHCN
thời gian đó không phát hiện thấy hiện rò rỉ tại các mối hàn, chỗ nối, van và
mức nước trên thang đo không thay đổi thì bình chuẩn từng phần được coi là
kín.

2.5.2.3 Kiểm tra thang đo và khắc độ

Dùng các phương tiện nêu trong mục 5; 6; 7 trong mục 2.2 để kiểm tra sự
phù hợp của thang đo và các vạch dấu với các yêu cầu quy định trong mục 3.2
của phụ lục 1

Trên thang đo, phải kiểm tra dung tích bình chuẩn từng phần ứng với 2mm
chiều cao với mục 3.2.10 của phụ lục 1. Việc kiểm tra này phải thực hiện tại ít
nhất ba điểm:

- Tại vạch dung tích danh định

- Tại vạch dấu chính có giá trị dung tích nhỏ nhất

- Tại một vị trí bất kỳ ở giữa hai vạch nêu trên và cách hai vạch đó một
khoảng sao cho dung tích của phần bình chuẩn tạo bởi vị trí kiểm tra này và hai
vạch trên không nhỏ hơn 5% dung tích danh định

2.5.3. Kiểm tra đo lường

Bình chuẩn từng phần được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung
phương pháp và yêu cầu sau đây:

2.5.3.1 Xác định dung tích của bình chuẩn từng phần tại các vạch dấu chính

Dung tích của bình chuẩn từng phần tại các vạh dấu có thể được xác
định theo phương pháp đổ ra hoặc đổ vào
2.5.3.1.1 Phương pháp đổ vào.
Tráng ướt bề mặt bên trong bình chuẩn từng phần bằng nước sạch, sau
đó xả hết nước ra và chờ cho nước chảy thành giọt trong thời gian 30s.
Nạp nước vào chuẩn đến mức dung tích danh định.
Nạp nước vào bình chuẩn từng phần từ chuẩn và chờ cho nước chảy thành
giọt trong thời gian 60s. Đo nhiệt độ tb của nước trong bình chuẩn từng phần.
Dùng các chuẩn có dung tích nhỏ phù hợp để đổ thêm nước vào hoặc
bớt đi cho đến khi mức nước trùng với vạch dấu cần kiểm định.
Ghi chú: Có thể sử tiến hành nạp nước vào bình chuẩn từng phần từ
chuẩn theo một trong hai cách sau:
6
QCVN 182 : 2007/BKHCN
i. Nạp nước vào bình chuẩn từng phần đến vạch dấu chính bất kỳ
để kiểm định sau đó xả hết nước ra khỏi bình chuẩn từng phần rồi mới tiến
hành kiểm định ở các vạch dấu khác.
ii. Nạp nước vào bình chuẩn từng phần từ chuẩn theo thứ tự các vạch
dấu chính có giá trị từ nhỏ tới lớn. Khi nạp nước vào vạch dấu tiếp theo thì
không cần xả nước của lần kiểm định trước ra khỏi bình chuẩn từng phần.
2.5.3.1.2 Phương pháp đổ ra
Tráng ướt bề mặt bên trong chuẩn bằng nước sạch, sau đó xả hết nước
ra và chờ cho nước chảy thành giọt trong thời gian 60s.
Nạp nước vào bình chuẩn từng phần đến vạch dấu chính cần kiểm định.
Đo nhiệt độ tb của nước tại bình chuẩn từng phần.
Xả nước từ bình chuẩn từng phần vào chuẩn và chờ cho nước chảy
thành giọt trong thời gian 30s.
Dùng các chuẩn có dung tích nhỏ phù hợp để đổ thêm nước vào hoặc
bớt đi cho đến khi mức nước trùng với mức dung tích danh định của chuẩn.
Ghi chú: Có thể sử tiến hành xả nước từ bình chuẩn từng phần vào
chuẩn theo một trong hai cách sau:
i. Xả nước từ vạch dấu chính bất kỳ của bình chuẩn từng phần vào
chuẩn sau đó mới tiến hành kiểm định ở các vạch dấu khác.
ii. Xả nước từ bình chuẩn từng phần vào chuẩn theo thứ tự các vạch dấu
chính có giá trị từ lớn xuống nhỏ.

2.5.3.1.3 Giá trị thực tế của mức dung tích tại vạch dấu, , của bình
chuẩn từng phần được xác định bằng tổng thể tích nước đổ ra/ đổ vào từ các
chuẩn, và lượng thêm vào bớt đi các bình chuẩn nhỏ, theo công thức:

n m
i
Vvd  Vcj   Vck
j 1 k 1

Trong đó :

: Giá trị thực tế của mức dung tích tại vạch dấu chính i:

n : số lượng chuẩn được sử dụng;

7
QCVN 182 : 2007/BKHCN
m : số lần thêm/ bớt từ các chuẩn nhỏ.
Vc j : dung tích danh định của chuẩn thứ j;

Vck : lượng thêm vào hoặc bớt đi từ các chuẩn nhỏ.

2.5.3.2 Tính sai số tại các vạch dấu chính

1. Sai số, i, của bình chuẩn từng phần tại vạch dấu chính i được tính
theo công thức:

Vdti  Vvdi
i   100%
Vdd

Trong đó :

Vdti : giá trị mức dung tích tại vạch dấu chính i của bình chuẩn từng
phần.

Vdd : Dung tích danh định của bình chuẩn từng phần.

2. Sai số không được vượt quá giá trị sai số lớn nhất cho phép được quy định
tại mục 4 phụ lục 1.

3. Hiệu sai số của 2 phép đo bất kỳ tại một vạch dấu không được vượt quá
1/2 giá trị sai số lớn nhất cho phép.

2.5.3.3 Phải xác định dung tích thực tế của mức dung tích tại mỗi vạch dấu
chính và tính sai số tại vạch sấu đó không ít hơn 3 lần.

2.5.3.4 Kết quả xác định dung tích và tính sai số được ghi và trình bày theo
biểu mẫu cho trong phụ lục 2.

2.6. Ghi và xử lý kết quả

Kết quả các bước kiểm tra được ghi và xử lý theo biên bản kiểm định
trong phụ lục 2

3.2. Cấp các bằng chứng sau khi kiểm định

Bình chuẩn từng phần đạt các yêu cầu quy định trong mục 2.5 được cấp
giấy chứng nhận kiểm định, đóng dấu kiểm định và/hoặc dán tem kiểm định

8
QCVN 182 : 2007/BKHCN

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chu kỳ kiểm định

- Chu kỳ kiểm định của bình chuẩn từng phần là 1 năm.

3.2. Thực hiện kiểm định

Tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường công nhận khả năng
kiểm định bình chuẩn từng phần sẽ thực hiện kiểm định bình chuẩn từng phần

Việc tiến hành kiểm định bình chuẩn từng phần phải được thực hiện theo
đúng trình tự, nội dung và yêu cầu của Quy chuẩn này.

Cá nhân thuộc tổ chức được công nhận khả năng kiểm địnhbình chuẩn
từng phần trực tiếp thực hiện kiểm định được cơ quan quản lý nhà nước về đo
lường có thẩm quyền xem xét, cấp thẻ kiểm định viên.

3.3. Thanh tra

Cơ quan thanh tra chuyên ngành về đo lường khi tiến hành thanh tra về
kiểm định bình chuẩn từng phần phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định trong
Quy chuẩn này.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất bình chuẩn từng phần phải
đăng ký phê duyệt mẫu theo quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày
10/11/2006: Quy định về phê duyệt mẫu phương tiện đo.

4.2. Tổ chức, cá nhân muốn tiến hành kiểm định bình chuẩn từng phần
phải được công nhận khả năng kiểm định theo quyết định số 20/2006/QĐ-
BKHCN ngày 10/11/2006: Quy định về công nhận khả năng kiểm định phương
tiện đo.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

9
QCVN 182 : 2007/BKHCN
5.1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm hướng
dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này.

Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đo lường, Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy trình, văn bản đã viện dẫn
trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện
theo tiêu chuẩn, quy trình, văn bản bản mới./.

6. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các yêu cầu kỹ thuật và đo lường cơ bản đối với bình chuẩn
từng phần

Phụ lục 2: Biên bản kiểm định Bình chuẩn từng phần

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- ĐLVN 182 : 2006

10
QCVN 182 : 2007/BKHCN
___________________

PHỤ LỤC 1

CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ ĐO LƯỜNG CƠ BẢN

ĐỐI VỚI BÌNH CHUẨN TỪNG PHẦN

1. Vật liệu

Bình chuẩn từng phần phải được làm bằng kim loại không gỉ, có nút hoặc
van xả dưới đáy, có thang đo, ống thuỷ và cơ cấu chỉ thị vị trí cân bằng. Thành, đáy
bình chuẩn từng phần phải vững chắc để không bị biến dạng trong quá trình sử
dụng, vận chuyển.

2. Hình dáng và kết cấu

2.1 Hình dáng

11
QCVN 182 : 2007/BKHCN
Thông thường bình chuẩn từng phần được chế tạo theo hai dạng cơ bản
sau đây :

2.1.1 Dạng đáy côn được mô tả trên hình 1

BiÓn nh· n hiÖu

èng thuû Thang ®o

Ni v«

Van x¶
Điểm “0”

Hình 1 Bình chuẩn từng phần đáy côn

12
QCVN 182 : 2007/BKHCN

2.1.2 Dạng đáy phẳng được mô tả trên hình 2

13
QCVN 182 : 2007/BKHCN

BiÓn nh· n hiÖu

èng thuû Thang ®o

Ni v«
V¹ ch "0"

Van x¶

Hình 2 Bình chuẩn từng phần đáy phẳng

2.1.3 Bình chuẩn từng phần phải có biển nhãn hiệu, trên đó ít nhất phải thể
hiện các thông tin sau:

- Tên gọi bình chuẩn;

- Kiểu chế tạo;

- Dung tích danh định ở 20 oC;

- Sai số lớn nhất cho phép;

- Nơi chế tạo;

- Số và năm chế tạo;

- Vật liệu chế tạo và hệ số giãn nở khối do nhiệt độ của vật liệu chế tạo chuẩn

14
QCVN 182 : 2007/BKHCN
- Dấu đăng ký hiệu phê duyệt mẫu phương tiện đo

2.2 Kết cấu

Kết cấu bên trong phải đảm bảo tránh được việc tạo thành các túi khí, không
có vết lồi lõm, vị trí đọng chất lỏng, không có các khoang trống gây thay đổi dung
tích của bình chuẩn từng phần.

Bình chuẩn phải có kết cấu phù hợp đảm bảo đứng vững trên mặt phẳng
ngang, trục của bình chuẩn phải vuông góc với mặt phẳng ngang.

Bình chuẩn phải có cơ cấu chỉ thị vị trí cân bằng (thường là nivô hoặc quả dọi).

3 Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Ống thuỷ

Ống thuỷ phải được làm từ vật liệu trong suốt và có đường kính trong không
nhỏ hơn 15mm, có hộp bảo vệ và được nối với đáy bình chuẩn qua ống nối sao
cho có thể tháo ra để thay thế hoặc bảo dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến vị trí
của thang đo và dung tích của bình chuẩn.

3.2 Thang đo và khắc độ

3.2.1 Thang đo phải được chế tạo bằng vật liệu không rỉ, liền và có kết cấu
cứng. Bề mặt thang đo phải phẳng, các vạch dấu phải rõ nét, dễ đọc và có bề rộng
như nhau. Bề rộng của vạch dấu không được lớn hơn 0,6 mm và không nhỏ hơn
0,4 mm.

3.2.2 Thang đo phải được lắp đặt theo phương tiếp tuyến với mặt trước hoặc
phía sau hoặc bên cạnh ống thuỷ. Khoảng cách từ thang đo tới ống thuỷ không
được vượt quá 5 mm.

3.2.3 Các vạch chính phải có độ dài không nhỏ hơn 6 mm, các vạch phụ có
độ dài không nhỏ hơn 3 mm và đều phải được bắt đầu từ phía có ống thuỷ.

3.2.4 Thang đo có thể được khắc độ từ một phía hoặc hai phía và phải có vị
trí niêm phong hoặc đóng dấu kiểm định để đảm bảo không thể tháo dỡ và dịch
chuyển thang đo sau khi đã được niêm phong.

3.2.5 Đơn vị ghi khắc trên thang đo đối với tất cả các loại bình chuẩn phải
được biểu thị bằng m3, L hoặc mL.

3.2.6 Khoảng cách giữa hai vạch dấu gần nhau nhất không được nhỏ hơn 2 mm.

3.2.7 Việc khắc độ thang đo phải đảm bảo sao cho sai số của mỗi vạch dấu
không vượt quá 0,5 mm.

15
QCVN 182 : 2007/BKHCN
3.2.8 Nếu điểm “0” của bình chuẩn từng phần là van xả thì phải quan sát
được phía sau van xả. Nếu điểm “0” là vạch dấu “0” thì vạch dấu "0" phải được kéo
dài hết bề rộng của thang đo.

3.2.9 Tại vạch dấu dung tích danh định, phải khắc các vạch chia độ (vạch
phụ) phía trên và phía dưới một khoảng tối thiểu tương ứng với ±5% dung tích
danh định, giá trị độ chia lớn nhất cho phép là 0,2% dung tích danh định.

3.2.10 Bình chuẩn từng phần phải có tiết diện hợp lý sao cho dung tích của
bình chuẩn ứng với 2mm chiều cao trên toàn bộ thang đo của bình chuẩn không
được lớn hơn sai số tuyệt đối lớn nhất cho phép của bình chuẩn từng phần. Dung
tích ứng với 2mm chiều cao tại hai vị trí bất kỳ không được sai lệch quá một nửa
sai số tuyệt đối lớn nhất cho phép của bình chuẩn từng phần.

3.4 Đường xả

3.4.1 Đường xả được bắt đầu từ điểm thấp nhất của bình chuẩn và phải có
độ nghiêng nhất định để đảm bảo xả hết chất lỏng.

3.4.2 Van xả được lắp đặt trên đường xả nên là van đóng nhanh và có vị trí
đóng, mở cố định. Cuối van xả phải là khoảng trống hoặc có thiết bị kiểm tra để có
thể kiểm tra bằng mắt ở phía sau van.

3.4.3 Trên van xả phải có vị trí niêm phong hoặc đóng dấu kiểm định.

4 Sai số lớn nhất cho phép

4.1 Sai số lớn nhất cho phép của bình chuẩn từng phần đối với kiểm định ban
đầu là ± 0,1% dung tích danh định.

4.2 Sai số lớn nhất cho phép của bình chuẩn từng phần đối với kiểm định
định kỳ và bất thường là ± 0,2% dung tích danh định.

PHỤ LỤC 2
16
QCVN 182 : 2007/BKHCN
Tên cơ quan thử nghiệm: BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

............................. BÌNH CHUẨN TỪNG PHẦN

Số:...............

Tên phương tiện đo: Bình chuẩn từng phần

Kiểu: Số :

Cơ sơ sản xuất: Năm sản xuất:

Đặc trưng kỹ thuật:

- Dung tích danh định Vdd :

- Phạm vi thang đo : Giá trị độ chia :

- Cấp chính xác:

- Vật liệu chế tạo : Hệ số b :

Nơi sử dụng:

Phương pháp thực hiện:

Chuẩn, thiết bị chính được sử dụng:

Điều kiện môi trường:

Ngày thực hiện:

Địa điểm thực hiện

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

1. Kiểm tra bên ngoài và kết cấu: Đạt Không

đạt

2. Kiểm tra kỹ thuật:

17
QCVN 182 : 2007/BKHCN
2.1 Kiểm tra dung tích bình chuẩn từng phần ứng với 2mm chiều cao:

Sai số tuyệt đối


Dung tích bình chuẩn từng Kết quả của bình chuẩn
ST
phần ứng với 2mm chiều từng phần Kết luận
T
cao tại vị trí
mL/L mL/L

1 Vạch dung tích danh định

2 Vạch dung tích nhỏ nhất

i Tại vi trí i

2.2 Kiểm tra độ kín: Đạt Không đạt

3. Kiểm tra đo lường :

Lần Vddi Vci Vci Vvdi i max( i - k )


KĐ mL (L) mL (L) mL (L) mL (L) % %

Sai số tại vạch dấu chính 1

Sai số tại vạch dấu i

Sai số tại vạch dấu danh định

4. Kết luận: Đạt Không đạt

Người soát lại Người thực hiện

18
QCVN 182 : 2007/BKHCN

19

You might also like