You are on page 1of 25

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 175 : 2007/BKHCN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ĐO DẦU MỎ
VÀ SẢN PHẨM LỎNG TỪ DẦU MỎ
National technical regulation
on verification procedure of meters for use in
metering liquid hydrocarbons

1
QCVN 175: 2007/BKHCN

HÀ NỘI - 2007

Lời nói đầu

QCVN 175: 2007/BKHCN do Trung tâm đo lường Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số
../2007/QĐ-BKHCN ngày.....tháng.....năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ.

2
3
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ĐO DẦU MỎ
VÀ SẢN PHẨM LỎNG TỪ DẦU MỎ
National technical regulation on verification procedure
of meters for use in metering liquid hydrocarbons

1 QUY ĐỊNH CHUNG


1.1 Phạm vi điều chỉnh

Văn bản kỹ thuật này qui định qui trình kiểm định các đồng hồ đo dầu mỏ và
sản phẩm lỏng từ dầu mỏ (sau đây gọi tắt là đồng hồ) kiểu tua-bin và kiểu thể tích
có cấp chính xác 0,2 và 0,5; của bộ phát xung kèm theo với độ phân giải không vượt
quá 10-4 đối với một hành trình kiểm tra hoặc cụ thể kết hợp với kỹ thuật nội suy
xung với độ phân giải đạt tốt hơn 0,01 % thể tích của ống chuẩn theo phương pháp
dùng ống chuẩn dung tích nhỏ (sau đây gọi tắt là ống chuẩn nhỏ).

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động
liên quan đến việc qui định qui trình kiểm định các đồng hồ đo dầu mỏ và sản phẩm
lỏng từ dầu mỏ tại Việt Nam.

1.3 Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Ống chuẩn dung tích (pipe prover)

Thiết bị có dung tích được tạo thành do bộ chuyển vị (displacer - thường là


một piston hoặc quả cầu) quét trong xy lanh khi di chuyển giữa hai vị trí lắp đặt đầu
dò (detectors).

Ống chuẩn dung tích (sau đây gọi tắt là ống chuẩn) được phân loại theo hành
trình của bộ chuyển vị thành 2 loại chính: ống chuẩn một hướng và ống chuẩn hai
hướng.

Ống chuẩn được phân loại theo cỡ của dung tích và độ chính xác của thiết bị
dò vị trí bộ chuyển vị thành 2 loại: ống chuẩn thông thường (conventional pipe
prover) và ống chuẩn nhỏ (small volume prover).
1.3.2 Ống chuẩn dung tích thông thường (conventional pipe prove - CPP)

Ống chuẩn được dùng để kiểm định hoặc hiệu chuẩn đối với đồng hồ đo thể
tích chất lỏng có bộ tạo xung và có thể tạo ra ít nhất 10 000 xung ứng với một hành
trình kiểm tra.

Ống chuẩn thông thường có thể có xy lanh là một ống thẳng hoặc hình chữ U.
Ống chuẩn thông thường dù được lắp đặt cố định (stationary prover) hoặc được sử
dụng di động (mobile prover) phải thỏa mãn cá yêu cầu kỹ thuật được qui định tại
phụ lục A của qui trình này.

1.3.3 Ống chuẩn dung tích nhỏ (small volume prover- SVP)

Ống chuẩn có cấu tạo đặc biệt so với ống chuẩn dung tích thông thường do:

- Đầu dò (detectors) xác định vị trí của bộ chuyển vị (displacer) chính xác
hơn;

- Có sự kết hợp với kỹ thuật nội suy xung và

- Bộ chuyển vị quét trong xy lanh (có dung tích nhỏ hơn) với tốc độ cao hơn
nên ít chịu ảnh hưởng bởi thay đổi của môi trường.

Ống chuẩn dung tích nhỏ cơ bản phải đạt các yêu cầu kỹ thuật như qui định
tại QCVN 173: 2005.

1.3.4 Hành trình kiểm tra (proving pass, hoặc proving round trip),

Trong ống chuẩn một hướng hành trình kiểm tra (proving pass) là chuyển
động theo một hướng của bộ chuyển vị từ vị trị đầu dò này đến vị trị đầu dò kia.

Trong ống chuẩn hai hướng hành trình kiểm tra (proving round trip) là chuyển
động gồm hai hướng của bộ chuyển vị: từ vị trị đầu dò này đến vị trị đầu dò kia và
chuyển động ngược lại.

1.3.5 Chu trình kiểm tra (proving run)

Tập hợp các hành trình kiểm tra liờn tiếp (ít nhất 3) nhằm xác định độ lặp lại
của quá trình kiểm tra.

1.3.6 Dung tích của ống chuẩn thông thường Vcp hoặc ống chuẩn nhỏ Vp
(proving volume)

Dung tích của ống chuẩn loại một hướng là dung tích của phần xy-lanh ống
chuẩn được giới hạn giữa hai vị trí đầu dò cho một chiều chuyển động thuận của bộ
chuyển vị.

5
QCVN 175: 2007/BKHCN
Dung tích của ống chuẩn thông thường loại hai hướng là tổng dung tích của
phần xy-lanh ống chuẩn được giới hạn giữa hai vị trí lắp đầu dò cho hai chiều
chuyển động thuận và ngược lại của bộ chuyển vị.

1.3.7 Dung tích cơ bản (base volume – BV)

Dung tích của thiết bị chuẩn (như bình chuẩn, ống chuẩn) tại điều kiện chuẩn
về nhiệt độ (15 oC) và áp suất (101,325 kPa).

1.3.8 Hệ số lưu lượng (K factor-KF) - Tỉ số giữa lượng xung trên một đơn vị
thể tích.

1.3.9 Hệ số đồng hồ (Meter factor - MF)

Tỉ số giữa giá trị thể tích thực đi qua đồng hồ và giá trị thể tích hiển thị trên
đồng hồ.

2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT


2.1 Các phép kiểm định

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định ghi trong bảng 1.

Bảng 1

Theo Chế độ kiểm định


điều, mục
TT Tên phép kiểm định Ban Định Bất
của
đầu kỳ thườn
QCVN
g

1 Kiểm tra bên ngoài 2.4.1 + + -

2 Kiểm tra kỹ thuật 2.4.2 + + +

3 Kiểm tra đo lường 2.4.3 + + +

2.2 Phương tiện kiểm định

Phương tiện hiệu chuẩn là một hệ thống gồm các thiết bị được lắp đặt
theo sơ đồ nguyên lý tại hình 1. Các thiết bị với các đặc trưng kỹ thuật chính
được qui định như sau:

2.2.1 Hệ thống ống chuẩn dung tích nhỏ phải được hiệu chuẩn phù hợp
với ĐLVN 173: 2005 với độ không đảm đo mở rộng nhỏ hơn 1/3 sai số cơ bản
của đồng hồ cần kiểm.

2.2.2Thiết bị phát và đếm xung có phạm vi làm việc đến tối thiểu 20 kHz
với độ phân giải tối thiểu 10 -5.
6
2.2.3Thiết bị mô phỏng tín hiệu dòng và/hoặc điện áp có phạm vi đo phù
hợp với phép kiểm tra theo phương pháp mô phỏng các phương tiện đo áp suất
và nhiệt độ.

2.2.4Chất lỏng dùng để kiểm định phải có tính chất vật lý (khối lượng
riêng và độ nhớt...) tương đương với chất lỏng dự kiến sử dụng cho đồng hồ;
không chứa cặn, vật lạ, chất ăn mòn và bọt khí.

2.3 Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

2.3.1. Địa điểm làm việc phải sạch sẽ, thoáng, không có các chất ăn mòn
hóa học, không có các nguồn gây biến đổi lớn về nhiệt độ môi trường và nhiệt
độ chất lỏng kiểm định, không gây rung động trong quá trình làm việc.

2.3.2 Đồng hồ được kiểm định kiểu tua bin phải có bộ nắn dòng kèm
theo.

Đồng hồ được kiểm định kiểu thể tích phải có bộ phát xung kèm theo với
độ phân giải của bộ chỉ thị tốt hơn 0,01 % thể tích của ống chuẩn được sử dụng
và không được sử dụng chung với bộ bù nhiệt.

2.4 Tiến hành kiểm định

2.4.1 Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

Kiểm tra.

- Nhãn mác và tài liệu liên quan kèm theo phải cung cấp đầy đủ thông tin
như kiểu chế tạo, nhà sản xuất, số và năm sản xuất, các thông số kỹ thuật gồm:
phạm vi lưu lượng, chất lỏng sử dụng, điều kiện về áp suất và nhiệt độ làm việc.

- Tính đầy đủ và đồng bộ của đồng hồ và các phương tiện phụ kèm theo
gồm: bộ chỉ thị, bộ tạo xung. bộ lọc và thiết bị tách khí.

2.4.2 Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu được qui định cụ thể tại phụ lục A mục
A2 của qui trình này.

2.4.3 Kiểm tra đo lường

2.4.3.1 Kiểm tra đo lường

Kiểm tra đo lường ống chuẩn thông thường theo trình tự, nội dung,
phương pháp và yêu cầu sau đây:

7
QCVN 175: 2007/BKHCN

2.4.3.2 Các lưu lượng kiểm tra

Kiểm tra đo lường được thực hiện theo thứ tự bắt đầu từ lưu lượng nhỏ
nhất đến lưu lượng lớn nhất hoặc ngược lại và tại ít nhất tại 5 (năm) lưu lượng
được phân bố như sau:

- Hai giá trị biên của lưu lượng lớn nhất đạt được và nhỏ nhất do nhà sản
xuất qui định theo chế độ làm việc của đồng hồ và

- Ba giá trị chia đều 25 %, 50 %, 75 % của lưu lượng lớn nhất đạt được và
lưu lượng nhỏ nhất.

2.4.3.3 Xác định hệ số lưu lượng KF hoặc hệ số đồng hồ MF

Tùy nhà sản xuất, giá trị thể tích đo được hiển thị trực tiếp hoặc gián tiếp
trên bộ chỉ thị điện tử. Do đó quá trình kiểm định đồng hồ phải bao gồm bước
xác định giá trị của hệ số lưu lượng KF đồng hồ cần kiểm theo mục 2.4.3.4 hoặc
bước xác định giá trị của hệ số đồng hồ MF theo 2.4.3.5

2.4.3.4 Xác định hệ số lưu lượng trung bình KF tb

- Hệ số lưu lượng KF tb của đồng hồ cần kiểm định được xác định và ghi vào
biên bản kiểm định đối với đồng hồ có bộ tạo và đếm xung nhưng không chỉ thị
trực tiếp thể tích (như đồng hồ tua bin). Qui trình vận hành hệ thống kiểm tra
theo hướng dẫn tại mục A2, phụ lục A của qui trình này.

- Hệ số lưu lượng KF của đồng hồ cần kiểm định tại mỗi lưu lượng được
xác định tại điều kiện chuẩn hoặc tại điều kiện vận hành thực tế về áp suất và
nhiệt độ như công thức tổng quát (1a) hoặc (1b):

(tại điều kiện chuẩn) (1a)

(tại điều kiện vận hành) (1b)

với: N - tổng số xung do đồng hồ phát ra trong 1 hành trình kiểm tra;

BV - dung tích cơ bản của của ống chuẩn;

Cxxx - các hệ số hiệu chính thuộc ống chuẩn và chất lỏng kiểm được
xác định theo 2.5.3.4

8
- Tại mỗi lưu lượng kiểm tra, thực hiện một chu trình kiểm tra với không ít
hơn 3 hành trình liên tiếp và tính giá trị trung bình KF theo:
n

 (KF)
1
KF = i
n i=1

với: (KF) i là hệ số lưu lượng của hành trình thứ i ;

n là số hành trình trong một chu trình kiểm tra.

Hệ số lưu lượng được chứng nhận kiểm định KF tb và được cài đặt trong
bộ chỉ thị của đồng hồ trên toàn phạm vi đo là trung bình cộng của các giá trị
KF .
2.4.3.5 Xác định hệ số đồng hồ MF

Hệ số đồng hồ MF được xác định đối với đồng hồ có bộ chỉ thị trực tiếp
thể tích. Qui trình vận hành hệ thống kiểm tra theo hướng dẫn tại mục A2, phụ
lục A của qui trình này.

Hệ số đồng hồ MF được xác định tại điều kiện chuẩn về áp suất và nhiệt
độ như công thức tổng quát sau đây:

BV  Ctsp  C psp  Ctlp  C plp


MF  (2)
IV  Ctlm  C plm

với: IV - giá trị thể tích (hoặc số xung) đồng hồ hiển thị trong một hành

trình kiểm tra;

BV - dung tích cơ bản của của ống chuẩn;

Cxxx - các hệ số hiệu chính thuộc ống chuẩn và chất lỏng kiểm được
xác định theo 2.5.3.4

Tại mỗi lưu lượng kiểm tra, thực hiện chu trình kiểm tra với không ít hơn 3
hành trình kiểm tra liên tiếp và tính giá trị trung bình MF theo
n

(MF)i
1
MF = (3)
n i=1

với (MF) i là hệ số đồng hồ của hành trình thứ i và n là số hành trình


trong một chu trình kiểm tra.

9
QCVN 175: 2007/BKHCN
Hệ số đồng hồ được chứng nhận kiểm định MFtb và được cài đặt trong bộ
chỉ thị của đồng hồ trên toàn phạm vi đo là trung bình cộng của các giá trị MF
2.5.3.4 Xác định các hệ số hiệu chính

2.5.3.4.1 Nguyên tắc chung

a) Sau mỗi hành trình kiểm tra, mỗi giá trị do đồng hồ chuẩn hiển thị IV
1)
phải được qui về giá trị tại nhiệt độ và áp suất chuẩn bằng các hệ số hiệu
chính ảnh hưởng đến chất lỏng tại đồng hồ chuẩn và tại ống chuẩn và các hệ số
hiệu chính ảnh hưởng đến vật liệu chế tạo ống chuẩn;

a) Trong trường hợp chương trình tính toán đã được cài đặt sẵn trong
máy tính lưu lượng của hệ thống thiết bị kiểm tra, phải cập nhật giá trị hệ số lưu
lượng KF hoặc hệ số đồng hồ MF của đồng hồ cần kiểm. Các hệ số hiệu chính
được tính toán và kết quả sẽ được in ra trong biên bản kiểm tra.

b) Trong trường hợp tự xác định hệ số hiệu chính, phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:

- Các giá trị đo nhiệt độ đưa vào các phép tính hoặc dùng để tra bảng số
phải được xác định chính xác đến ± 0,25 oC cụ thể như sau: dụng cụ đo phải có
độ phân giải đến 0,1 oC, giá trị trung bình từ các giá trị riêng lẻ của phép đo
cùng một nhiệt độ phải được làm tròn đến 0,25 oC.

- Các giá trị đo áp suất đưa vào các phép tính hoặc dùng để tra bảng số
phải được xác định chính xác ± 50 kPa đối với phạm vi đo đến 2 500 kPa hoặc ±
2 % giá trị đo đối với phạm vi đo trên 2 500 kPa.

- Các giá trị thể tích, hệ số đồng hồ và hệ số hiệu chính trong các phép tính
trung gian phải có ít nhất 5 chữ số có nghĩa.

- Hệ số hiệu chính và kết quả phép tính trung gian phải có 4 số lẻ.

2.5.4.3.1.2 Xác định các hệ số hiệu chính

Các hệ số hiệu chính được định nghĩa theo bảng dưới đây được xác định
bằng cách tra các bảng số được lập sẵn và được trích lược trong tài liệu QCVN
173: 2005. Cần lưu ý là khi sử dụng các bảng số phải tuân thủ các qui định tại
mục 2.5.3.4.1 để có được các giá trị chính xác sao cho các hệ số hiệu chính
không gây thêm các sai số đến khi tính sai số cơ bản của đồng tại mục 2.5.3.3

Hệ số hiệu chính tổng hợp thuộc ống chuẩn nhỏ: CCFp=Ctsp.Ctlp.Cpsp.Cplp

1)
Trường hợp đồng hồ chuẩn được quản lý bằng hệ số lưu lượng KF, không hiển thị trực tiếp
thể tích mà gián tiếp qua số lượng xung N. Do đó phải thay IV bằng N/KF.
10
Hiệu chính thể tích do Công thức tính, và các tham số

Giãn nở nhiệt của xy Ctsp = 1+ ( t p -15) γ p với:


lanh
γp là hệ số giãn nở nhiệt của xy lanh, tính bằng 0C -1;

tp là nhiệt độ xy lanh, tính bằng oC.

Cpsp = 1+P .D/(E .T) với:


Giãn nở do áp suất của Pp là áp suất chất lỏng, tính bằng kPa;
xy lanh
T là đường kính trong của xy lanh, tính bằng mm;

D là chiều dầy của xy lanh, tính bằng mm;

E là mô đun đàn hồi của xy lanh, tính bằng kPa

Chất lỏng kiểm tra bị 1


C plp = với:
nén 1- (Pp - Pe )  F

Pp là áp suất tại đồng hồ, tính bằng kPa;

Pe áp suất hơi bảo hòa, 2) tính bằng kPa và

F là hệ số nén của chất lỏng, tính bằng kPa-1

Ctlp = 1+ ( t p -15) γl với:

Giãn nở nhiệt chất lỏng γl là hệ số giãn nở nhiệt của chất lỏng, tính bằng 0C -

1
kiểm tra ;

tp là nhiệt độ chất lỏng, tính bằng oC.

Hệ số hiệu chính tổng hợp thuộc đồng hồ chuẩn: CCF p = Ctlp .Cplp
Hiệu chính thể tích do Công thức tính và các tham số

1
C plm = với:
1- (Pm -Pe )  F
Chất lỏng kiểm tra bị
nén Pm là áp suất chất lỏng, tính bằng kPa;

Pe và F tương tự chất lỏng tại ống chuẩn

2)
Nếu chưa biết áp suất hơi cân bằng của chất lỏng kiểm tra, có thể tiến hành xác định
P e tại hiện trường theo phương pháp đơn giản sau đây: Sau khi kết thúc một hành
trình kiểm tra, cô lập đồng hồ với hệ thống và họng thoát bằng các van thích hợp. Giảm
từ từ áp suất trong đường ống cho đến khi bắt đầu nhận thấy áp suất không thay đổi.
Áp suất này chính là P e tại nhiệt độ hiện thời.

11
QCVN 175: 2007/BKHCN

Giãn nở nhiệt của chất Ctlm = 1+ ( t mp -15) γ l với:


lỏng kiểm tra
γl là hệ số giãn nở nhiệt chất lỏng, tính bằng 0C -1;

tm là nhiệt độ chất lỏng tại đồng hồ, tính bằng oC.

2.5.3.3 Xác định sai số tương đối cơ bản của đồng hồ

Sai số tương đối của đồng hồ được kiểm định được xác định từ các sai số
hệ thống của đồng hồ và các thiết bị chuẩn được sử dụng và các sai số có tính
ngẫu nhiên trong quá trình kiểm định. Sai số tương đối cơ bản của đồng hồ là
sai số được qui về điều kiện chuẩn (về áp suất và nhiệt độ).

Vì các ảnh hưởng có tính chất hệ thống như nhiệt độ và áp suất đã được
hiệu chính bằng các hệ số hiệu chính (xem 2.5.3.4) nên sai số có tính hệ thống
về cơ bản đã được triệt tiêu ngoại trừ phần sai số còn lại do việc xác định các hệ
số hiệu chính không thể hoàn toàn chính xác. Với các thiết bị đo chính xác nhiệt
độ và áp suất như qui định tại mục 4, độ không đảm bảo của các giá trị tính toán
hoặc tra bảng của hệ số hiệu chính nằm trong khoảng dưới 2.10 -4 do đó có thể
bỏ qua.

Tuy nhiên, do các giá trị được chứng nhận của hệ số lưu lượng trung bình
KF tb hoặc hệ số đồng hồ MF nên sai số đọc thể tích bất kỳ phải là thành phần hệ
thống không thể xác định được cần xem xét trong sai số cơ bản.

Sai số tương đối cơ bản của đồng hồ được kiểm định tại mỗi lưu lượng
kiểm tra được xác định như sau:

- Từ n (ít nhất 3) giá trị thể tích (hoặc số xung) thu được trong một chu trình
kiểm tra, tính độ lệch chuẩn theo:

1  [(IV) -IV ] i
2

s(IV) = i=1
×100 (%)
IV n-1
Trong đó:

s(Vm) là độ lệch chuẩn giá trị thể tích, tính bằng %;

n là số hành trình kiểm tra trong một chu trình kiểm tra, ít nhất bằng
3;

(IV) i là giá trị chỉ thị trên đồng hồ của hành trình thứ i

IV là giá trị trung bình từ n giá trị IV .

12
- Tra bảng hệ số Student với xác suất tin cậy 95% ứng với n để
có hệ số t.

- Tính sai số tương đối cơ bản của một chu trình kiểm tra gồm 3
thành phần chính theo:

Sai soátöông ñoái cô baûn (%) = ( 1 )2 + ( 2 )2 +( 3 )2


trong đó:

s(Vm )
 1 = t95  là thành phần sai số ngẫu nhiên của khi đọc hoặc tính
n
giá trị thể tích trên đồng hồ với Vm= N/KF;

Vm  BV
2 =  100 là thành phần sai số hệ thống không xác định được do
BV
cài đặt giá trị trung bình Ktb hoặc MF;

δ3 = uc(BV) là độ không đảm bảo kết hợp của ống chuẩn.


Sai số tương đối cơ bản của các chu trình kiểm tra không được lớn hơn sai
số tương đối cơ bản cho phép.

2.5.3.4 Sai số tương đối cơ bản cho phép

Sai số tương đối cơ bản không lớn hơn ± 0,2 % đối với đồng hồ cấp chính
xác 0,2 và ± 0,5 % đối với đồng hồ cấp chính xác 0,5.

2.6 Ghi kết quả

Kết quả các bước kiểm tra được ghi vào Phụ lục 1: Biên bản kiểm định

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1 Chu kỳ kiểm định

Chu kỳ kiểm định của đồng hồ đo dầu mỏ và sản phẩm lỏng từ dầu mỏ là:
1 năm

3.2 Cấp các bằng chứng sau khi kiểm định

3.2.1 Nếu đồng hồ cần kiểm định thoả mãn các yêu cầu nêu trong mục 2.4
của qui trình này thì niêm chì, dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định.

13
QCVN 175: 2007/BKHCN
3.2.2 Nếu đồng hồ được kiểm định không đáp ứng một trong các yêu cầu
khi được kiểm tra theo mục 6 của qui trình này thì không cấp giấy chứng nhận
kiểm định, đồng thời xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1 Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất cột đo dầu mỏ và sản phẩm từ
dầu mỏ phải đăng ký phê duyệt mẫu theo quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày
10/11/2006: Quy định về phê duyệt mẫu phương tiện đo.

4.2 Tổ chức, cá nhân muốn tiến hành kiểm định cột đo dầu mỏ và sản
phẩm từ dầu mỏ phải được công nhận khả năng kiểm định theo quyết định số
20/2006/QĐ-BKHCN ngày 10/11/2006: Quy định về công nhận khả năng kiểm
định phương tiện đo.

6. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật và vận hành

Phụ lục 2: Biên bản xác định hệ số lưu lượng K của đồng hồ bằng ống chuẩn

Phụ lục 3: Biên bản xác định hệ số lưu lượng MF của đồng hồ bằng ống chuẩn

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 175 : 2005

14
15
QCVN 175: 2007/BKHCN

PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA KỸ THUẬT VÀ VẬN HÀNH

Việc kiểm tra kỹ thuật đối với đồng hồ được kiểm định phải gắn liền với
việc kiểm tra hệ thống ống chuẩn theo các yêu cầu được qui định trong QCVN
173: 2005.

A1 Các phép kiểm tra kỹ thuật hệ thống đồng hồ


Kiểm tra t ình trạng khí trong hệ thống và độ kín hệ thống:

Lắp đồng hồ cần hiệu chuẩn vào hệ thống ống chuẩn. Vận hành hệ thống
để điền đầy chất lỏng và duy trì cho đến khi đạt được sự ổn định về áp suất và
nhiệt độ.

Nội dung và qui trình kiểm tra tình trạng lắp đặt và hoạt động của các thiết
bị phụ như máy tính lưu lượng, bộ tạo xung của đồng hồ, các thiết bị đo nhiệt độ
và áp suất được qui định cụ thể tại Phụ lục A của tài liệu QCVN 173: 2005.

Chất lỏng kiểm tra khi được đưa vào hệ thống đường ống công nghệ và
hệ thống ống chuẩn dễ tạo các hốc khí làm sai lệch kết quả kiểm tra. Thực hiện
việc điền chất lỏng vào hệ thống như sau:

- Dùng van hoặc thông qua máy tính điều khiển đưa chất lỏng hiệu chuẩn
vào hệ thống đường ống công nghệ trong khi các van xả khí, van hồi lưu và van
xuất trong trạng thái đóng.

- Liên tục xả khí trên các vị trí của ống chuẩn cho đến khi nhận thấy không
còn khí xả ra qua các van xả.

- Mở hết cỡ van nhập và van thoát của chuẩn. Vận hành hệ thống ống
chuẩn và tiếp tục xả khí cho đến khi không còn khí.

16
- Sau khi đóng van đầu vào, quan sát giá trị áp suất tại các áp kế. Độ kín hệ
thống đạt yêu cầu nếu trong vòng 5 phút áp suất vẫn giữ nguyên.

A2 Qui trình vận hành hệ thống kiểm tra bằng ống chuẩn
Sau các bước kiểm tra hệ thống kiểm tra nêu tại mục A1, lần lượt thực
hiện các hành trình kiểm tra theo các bước sau: (áp dụng biểu mẫu M1 hoặc M2)

1 Vận hành hệ thống kiểm tra và ghi vào biên bản số xung N do đồng hồ
phát ra (trường hợp cần xác định hệ số lưu lượng KF như đối với đồng hồ kiểu
tuabin) hoặc hiệu số số chỉ thể tích (V 2-V1) (trường hợp cần xác định hệ số đồng
hồ MF). Nếu cần thiết có thể phải sử dụng kỹ thuật nội suy xung thuộc máy tính
lưu lượng để đảm bảo số xung tổng không được nhỏ hơn 10 000.

2 Đọc nhiệt độ và áp suất thuộc đồng hồ cần kiểm định tại các điểm đo và
tính giá trị trung bình cho từng hành trình kiểm tra. Ghi vào biên bản các dữ liệu
đo.

3 Đọc nhiệt độ và áp suất thuộc ống chuẩn tại các điểm đo (theo hướng
dẫn của tài liệu máy về số lượng và vị trí điểm đo để có số liệu đúng) và tính giá
trị trung bình cho từng hành trình kiểm tra. Ghi vào biên bản các dữ liệu đo.

4. Vào biên bản các hệ số hiệu chính theo qui định tại mục 2.5.3.3 của qui
trình này.

Thực hiện chu trình kiểm tra bằng cách lặp lại bước 1 đến bước 4 cho đến
khi có có 5 hành trình kiểm tra liên tiếp đạt yêu cầu về sai số tương đối cơ bản
theo qui định tại mục 2.5.3.4 của qui trình này. Trường hợp ngược lại, cần xem
xét nguyên nhân và thực hiện lại quá trình kiểm tra từ đầu.

5.Tính giá trị trung bình của hệ số lưu lượng hoặc hệ số đồng hồ MF
và ghi vào biên bản.

6.Tính giá trị KF tb cho toàn thang đo hoặc MF để ghi vào giấy chứng nhận
kiểm định.

Ghi chú: Trong trường hợp hệ thống ống chuẩn được vận hành tự động để
kiểm định đồng hồ cần kiểm bằng máy tính lưu lượng thì trình tự các bước từ b)
đến e) sẽ được máy tính ghi nhận và in kết quả kiểm thể hiện trên biên bản.

17
PHỤ LỤC 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ LƯU LƯỢNG K

CỦA ĐỒNG HỒ BẰNG ỐNG CHUẨN

(Các chữ số và số in nghiêng chỉ có giá trị tham khảo)

Số: __________

Tên phương tiện đo : Đồng hồ . . .

Kiểu : Thể tích Số :

Năm sản
Cơ sở sản xuất : Smith Meter :
xuất

Đặc trưng kỹ thuật :

- Lưu lượng lớn nhất Q max


:
(m3/h)
- Lưu lượng lớn nhất Qmin
:
(m3/h)
- Chất lỏng sử dụng, khối
: Crude oil - 880 kg/m3
lượng riêng

Đơn vị sử dụng : Petechim

Phương pháp thực hiện : QCVN 175: 2005


Chuẩn và thiết bị chính được sử dụng :

Ống chuẩn dung tích nhỏ :

Kiểu : Số :

Năm sản
Cơ sở sản xuất : Brook Compact :
xuất

Đặc trưng kỹ thuật :

- Dung tích cơ bản : 59,9996 Lít

- Kích thước ống chuẩn D;T


: 311,201; 22,225
(mm)

- Chất lỏng sử dụng, khối


: Crude oil - 880 kg/m3
lượng riêng

18
QCVN 175 : 2007/BKHCN

1. Kết quả kiếm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra bên ngoài: ..................................... Kiểm tra ổn định áp suất :........................................

................................................................... ..............................................................................

Kiểm tra ổn định nhiệt độ:............................ Kiểm tra độ kín: .....................................................

................................................................... ..............................................................................

Kiểm tra van: ............................................. Kiểm tra khác :.......................................................

................................................................... .............................................................................

Kiểm tra mạch PT........................................ Kiểm tra FC............................................................

................................................................... ..............................................................................

Kiểm tra mạch TT ....................................... ..............................................................................

................................................................... ..............................................................................

Ghi chú: Trong trường hợp đồng hồ được trang bị bộ tạo xung, việc xác định thể tích đi
qua đồng hồ được tính theo Vm = N/K, trong đó N là tổng số xung đếm được trong hành
trình kiểm tra và K là hệ số lưu lượng.

19
QCVN 175 : 2007/BKHCN

2. Xác định hệ số lưu lượng KF


2.1 Dữ liệu kiểm tra của ống chuẩn và đồng hồ
o
1 Nhiệt độ trung bình của ống chuẩn, C 17,50

2 Nhiệt độ trung bình của đồng hồ, oC 18,25

3 Áp suất của ống chuẩn, kPa 540

4 Áp suất của đồng hồ, kPa 420

5 Số xung đồng hồ phát trong một hành trình, 28 212

6 Dung tích cơ bản của ống chuẩn, m 3 2,806 8

7 Ctsp (theo B2 a, phụ lục B, QCVN 173: 2005) 1,000 1

8 Cpsp (theo B2 b, phụ lục B, QCVN 173: 2005) 1,000 1

9 Ctlp (theo B2 d, phụ lục B, QCVN 173: 2005) 0,997 8

10 Cplp (theo B2 c, phụ lục B, QCVN 173: 2005) 1,000 4

11 CCFp = (7) x (8) x (9) x (10) 0,998 4

Dung tich của ống chuẩn (đã được hiệu chính): V p =


12 2,802 3
(6) x (11) , m 3

13 Ctlm (theo B2 d, phụ lục B, QCVN 173: 2005) 1,000 0

14 Cplm (theo B2 c, phụ lục B, QCVN 173: 2005 1,000 0

15 CCFm = (13) x (14) 1,000 0

16 Hệ số KF tại điều kiện chuẩn = (5) / (12), xung/m 3 10 067,445

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

(lặp lại phần này cho từng hành trình thuộc chu trình kiểm tra)

.............................................................................................................................................

2.2 Hệ số lưu lượng KF

Hệ số lưu lượng trung bình cho mỗi lưu luợng


17
kiểm định: trung bình của (16)

16
QCVN 175 : 2007/BKHCN

2.3 Hệ số lưu lượng KF tb cho toàn thang đo

Hệ số lưu lượng trung bình cho toàn thang đo :


18
trung bình của các giá trị KF theo (17)

Ngày tháng năm

Người soát lại Người thực hiện

21
QCVN 175 : 2007/BKHCN
PHỤ LỤC 3

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH HỆ SỐ ĐỒNG HỒ MF

CỦA ĐỒNG HỒ BẰNG ỐNG CHUẨN

(Các chữ và số in nghiêng chỉ có giá trị tham khảo)

Số:___________

Tên phương tiện đo : Đồng hồ . . .

Kiểu : Thể tích Số

Brooks Năm sản


Cơ sở sản xuất :
Meter xuất
Đặc trưng kỹ thuật :

- Dung tích cơ bản : 11 015,7 Lít

- Hệ số lưu lượng : 152,745 xung/Lít

- Hệ số đồng hồ MF (cũ) :

- Chất lỏng sử dụng - khối lượng


: Crude oil - 880 kg/m3
riêng

Chuẩn và thiết bị chính được sử dụng:

Ống chuẩn dung tích nhỏ :

Kiểu : Số :

Năm sản
Cơ sở sản xuất : Smith Meter :
xuất

Đặc trưng kỹ thuật :

- Dung tích cơ bản : 59,9996 Lít

- Kích thước ống chuẩn D/T


: 311,201/22,225
(mm)
Đơn vị sử dụng : Petechim

Phương pháp thực hiện : QCVN 175: 2005

1. Kết quả kiếm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật

16
QCVN 175 : 2007/BKHCN

Kiểm tra bên ngoài: ................................. Kiểm tra ổn định áp suất :...................................

................................................................... ..............................................................................

Kiểm tra ổn định nhiệt độ:........................ Kiểm tra độ kín: ...................................................

................................................................... ..............................................................................

Kiểm tra van: ........................................... Kiểm tra khác :.....................................................

................................................................... .............................................................................

Kiểm tra mạch PT..................................... Kiểm tra FC..........................................................

................................................................... ..............................................................................

Kiểm tra mạch TT .................................... ..............................................................................

................................................................... ..............................................................................

Ghi chú: Trong trường hợp đồng hồ được trang bị bộ tạo xung, việc xác định thể
tích đi qua đồng hồ được tính theo V m = N/K, trong đó N là tổng số xung đếm
được trong hành trình kiểm tra và K là hệ số lưu lượng .

23
QCVN 175 : 2007/BKHCN

2. Xác định hệ số đồng hồ MF


2.1 Dữ liệu ống chuẩn

1 Dung tích cơ bản của ống chuẩn tại điều kiện


chuẩn , m 3

2 Ctsp (theo B2 a, phụ lục B, QCVN 173: 2005)

3 Cpsp (theo B2 b, phụ lục B, QCVN 173: 2005)

4 Ctlp (theo B2 d, phụ lục B, QCVN 173: 2005)

5 Cplp (theo B2 c, phụ lục B, QCVN 173: 2005)

6 CCFp = (2) x (3) x (4) x (5)

7 Dung tich của ống chuẩn (đã được hiệu chính): V p =


(1) x (6) , m 3
2.1 Dữ liệu kiểm tra

8 Áp suất trung bình đồng hồ , kPa

9 Nhiệt độ trung bình đồng hồ , 0C

10 Giá trị hiển thị trên đồng hồ khi kết thúc, m 3

11 Giá trị hiển thị trên đồng hồ khi bắt đầu, m 3

12 Thể tích đi qua đồng hồ: (3) – (4) , m 3

13 Cplm (theo B2 d, phụ lục B, QCVN 173: 2005)

14 Ctlm (theo B2 c, phụ lục B, QCVN 173: 2005)

15 CCFp = (13) x (14),

16 Thể tích đi qua đồng hồ đã hiệu chính: (12) x (15), m 3

17 Hệ số đồng hồ MF tại hành trình thứ i : (7)/(16)

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

(lặp lại phần này cho từng hành trình thuộc chu trình kiểm tra)

.............................................................................................................................................

2.3 Hệ số đồng hồ MF
Hệ số đồng hồ trung bình cho mỗi lưu luợng kiểm
18
định : trung bình của 3 giá trị theo (17)

16
QCVN 175 : 2007/BKHCN
2.4 Hệ số đồng hồ MF cho từng lưu lượng của toàn thang đo

Lập lại các bước từ 2.1 đến 2.3 cho từng lưu lượng
19
kiểm và tính giá trị MF theo (18)
Ngày tháng năm

Người soát lại Người thực hiện

25

You might also like