You are on page 1of 1

-Kết cấu chương hồi là một phương diện thi pháp của tiểu thuyết

chương hồi. Cấp độ bề mặt của kết cấu chương hồi là các chương
(hồi) - các đơn vị kết cấu. Một chương (hồi) trong tiểu thuyết
chương hồi thường có các dấu hiệu nhận biết cụ thể. Trong tiểu
thuyết quốc ngữ giai đoạn đầu thế kỷ XX, dễ dàng nhận thấy sự có
mặt của hầu hết những biểu hiện của kiểu kết cấu chương hồi cổ
điển. Dễ nhận biết nhất là tác phẩm được chia thành nhiều hồi, mỗi
hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được mở đầu bằng một
câu hay một cặp câu văn vần. Mỗi chương thường tương ứng với
một sự kiện chính của cốt truyện. Một số tác phẩm cũng chia hồi
nhưng không ghi "Hồi thứ..." hay "Chương thứ..." mà chỉ đánh số La
Mã và vẫn có hai câu thơ ở đầu mỗi hồi
- Một hồi miêu tả quá trình miêu tả quá trình hành động của nhân
vật trong đó có mở đầu phát triển và kết thúc. Chính vì thế sự
chuyển hóa từ hồi này sang hồi khác, từ đoạn này sang đoạn khác
đều tuần tự trước sau theo theo một hướng duy nhất, theo trình tự
thời gian.
+Phân hồi: là tiêu chí đầu tiên và là đặc trưng rõ rang về hình thức
bên ngoài của tiểu thuyết chương hồi. Nguyên nhân từ người kể
chuyện rong. Tiểu thuyết sở dĩ phát triển được là do tầng lớp thị dân
ra đời, biết ăn chơi, đòi hỏi
+ Trong tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, chủ yếu là ngôi thứ ba, rất ít ngôi
thứ nhất, chủ yếu là người dẫn chuyển kề ra, chỉ có ngôn ngữ và sự kiện chứ
không có miêu tả tâm lý.
=>Phân hồi từ chỗ không có quy tắc đến chỗ có quy tắc, từ chỗ không tè chỉnh
sang tề chỉnh. Thiết kế đề mục là quá trình chính. Hồi là bộ phân của cấu trúc,
đoạn là bộ phận của cốt truyện bao gồm những tình tiết được thúc đẩy
KẾT CẤU TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỎI

- Cấu trúc: nói đến tính chung trong tổ chức nghệ thuật. Khác với kết cấu:

tùy thuộc tư tưởng của từng tác giả mà có những cách kết cấu khác nhau. Kim Thánh
Thán: người ta phải có đủ toàn sách trong đầu rồi mới hạ bút viết (các tác giả nắm
được tính tổng thể của một tác phẩm).

- Nguyên tắc kết cấu:

+ phục bút chiếu úng: trong quá trình viết là đã tính toán toàn bộ quyển sách. Gọi là
đường rắn đi trong cỏ: không thấy đường nhưng vẫn có mạch. Khởi phục chiếu úng:
lúc lên lúc xuống, cấu trúc theo mạch thời gian.

You might also like