You are on page 1of 85

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU THAM KHẢO


“HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ Bài tập TẬP
HỌC PHẦN THUẾ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP”

MÃ SỐ: 01
NHÓM THỰC HIỆN:

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: DƯƠNG DIỄM KIỀU


THÀNH VIÊN: TRẦN THỊ THÙY ANH
NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG
PHẠM HÀ HOÀNG OANH

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2016


Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ 4
I. Những vấn đề cần lưu ý 4
II. Câu hỏi trắc nghiệm
4
CHƯƠNG 2: THUẾ XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU 7
I. Những vấn đề cần lưu ý
7
II. Câu hỏi trắc nghiệm
8
III. Bài tập 11
CHƯƠNG III: THUẾ TIÊU THỤ ĐĂC BIỆT 15
I. Những vấn đề cần lưu ý 15
II. Câu hỏi trắc nghiệm
16
III. Bài tập 23
CHƯƠNG IV: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 29
I. Những vấn đề cần lưu ý 29
II. Câu hỏi trắc nghiệm
31
III. Bài tập 39
CHƯƠNG V: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 49
I. Những vấn đề cần lưu ý 49
II. Câu hỏi trắc nghiệm
50
III. Bài tập 57
CHƯƠNG VI: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 66
I. Những vấn đề cần lưu ý 66
II. Câu hỏi trắc nghiệm
79
III. Bài tập 80
Bài tập TẬP TỔNG HỢP 84

2
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là môn học rất quan trọng đối với sinh viên khối ngành Kinh tế, nhất là sinh
viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập và
nghiên cứu của sinh viên . Nhóm tác giả thuộc Khoa Tài chính - Kế toán Trường Cao
đẳng Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức biên soạn tài liệu tham khảo “ Hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm và Bài tập học phần Thuế trình độ cao đẳng chuyên ngành Kế toán doanh
nghiệp”. Nội dung của tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm và Bài tập về Thuế, giúp sinh
viên ôn tập để nắm vững các kiến thức đã học. Tài liệu này do cô Dương Diễm Kiều,
giảng viên thuộc khoa Tài chính - Kế toán làm chủ biên, cô Trần Thị Thùy Anh, cô
Nguyễn Thị Kim Cương và cô Phạm Hà Hoàng Oanh, giảng viên Khoa Tài chính - Kế
toán trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM cùng tham gia biên soạn.
Bố cục của tài liệu được thiết kế gồm 6 chương:
Chương 1: Tổng quan về thuế.
Chương 2: Thuế Xuất khẩu-Nhập khẩu.
Chương 3: Thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Chương 4: Thuế Giá trị gia tăng.
Chương 5: Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Chương 6: Thuế Thu nhập cá nhân.
Tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, song không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc, đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu để tài liệu ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Những ý kiến đóng góp chân tình của bạn đọc xin liên hệ địa chỉ email:
kieudd@kthcm.edu.vn.
Xin chân thành cảm ơn!

3
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ


I. Những vấn đề cần lưu ý
1. Khái niệm
2. Phân loại thuế
3. Các yếu tố cấu thành sắc thuế
- Tên gọi
- Đối tượng nộp thuế
- Đối tượng tính thuế
- Thuế suất
- Chế độ miễn giảm thuế
- Trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế
- Thủ tục thu nộp thuế
4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế:
- Thuế là khỏan thu chủ yếu của NSNN
- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã
hội.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước vì:
a. Thuế có phạm vi điều tiết rộng và có tính hoàn trả trực tiếp
b. Thuế chỉ thu vào một số ít đối tượng và có tính bắt buộc
c. Thuế có phạm vi điều tiết rộng và có tính không bắt buộc
d. Thuế có phạm vi điều tiết rộng và có tính bắt buộc
Câu 2: Đặc điểm của thuế là:
a. Thuế là một khoản thu không mang tính hoàn trả trực tiếp
b. Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc
c. Các tổ chức và cá nhân chỉ phải nộp thuế cho Nhà nước các khoản thuế đã được
pháp luật quy định
d. Cả a,b và c đều đúng
Câu 3: Căn cứ vào phương thức đánh thuế thì các sắc thuế được chia thành:
a. Thuế trực thu và thuế gián thu
b. Thuế tiêu dùng và thuế thu nhập
c. Thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản
d. a,b và c đều sai
4
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Câu 4: Căn cứ vào cơ sở đánh thuế thì các sắc thuế được chia thành:
a. Thuế doanh thu và thuế thu nhập
b. Thuế tiêu dùng và thuế thu nhập
c. Thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản
d. Thuế trực thu và thuế gián thu
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai:
a. Thuế được thực hiện trên nguyên tắc trao đổi ngang giá
b. Tiền thuế dùng vào chi tiêu công
c. Thuế mang tính bắt buộc
d. a,b và c đều đúng
Câu 6: Chọn câu phát biểu đúng:
a. Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước
b. Thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cá nhân theo luật định
c. Thuế mang tính bắt buộc
d. a,b và c đều đúng
Câu 7: Hình thức nào được xem là ưu đãi thuế
a. Miễn thuế
b. Giảm 50% số thuế phải nộp
c. Hoãn nộp thuế
d. a,b và c đều đúng
Câu 8: Đặc điểm của thuế trực thu là
a. Công bằng hơn trong điều tiết thu nhập so với thuế gián thu
b. Đánh vào giá trị hàng hóa, dịch vụ
c. Phát sinh khi hoạt động tiêu thụ diễn ra
d. a,b và c đều sai
Câu 9: Thuế nào sau đây là thuế gián thu:
a.Thuế giá trị gia tăng
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế thu nhập doanh nghiệp
d. a,b và c đều sai
Câu 10: Thuế nào sau đây là thuế trực thu:
a. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
b. Thuế thu nhập cá nhân
c. Thuế thu nhập doanh nghiệp
5
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. a,b và c đều đúng.


C âu 11: Chọn câu phát biểu đúng:
a. Thuế là khoản thu duy nhất tài trợ cho chi tiêu công
b. Thuế không có sự hoàn trả trực tiếp
c. Thuế mang tính không bắt buộc
d. a,b và c đều sai
Câu 12: Yếu tố nào là linh hồn của một sắc thuế:
a. Tên gọi, đối tượng không chịu thuế, thuế suất.
b. Đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất.
c. Đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế, tên gọi, đối tượng chịu thuế
d. Thuế suất

Đáp án:
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 d 2 d
3 a 4 c
5 a 6 d
7 d 8 a
9 a 10 d
11 b 12 d

6
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

CHƯƠNG 2: THUẾ XUẤT KHẨU-NHẬP KHẨU


I. Những vấn đề cần lưu ý
1. Khái niệm
2. Đối tượng chịu thuế
3. Đối tượng không chịu thuế
4. Đối tượng nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
5. Căn cứ & phương pháp tính thuế
5.1 Hàng hóa áp dụng theo tỷ lệ phần trăm

Thuế xuất khẩu,


= Số lượng x Giá tính thuế x Thuế suất
nhập khẩu phải nộp
- Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trị giá tính thuế :
Xuất khẩu theo giá FOB, nhập khẩu theo giá CIF được thực hiện theo hướng dẫn tại
Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thuế suất:
Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho
từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể
cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông
thường:
5.2. Hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu


= Số lượng x Mức thuế tuyệt đối quy định
phải nộp
- Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối.
- Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá.
6. Thời hạn nộp thuế
7. Miễn thuế
8. Giảm thuế

7
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

II. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Trường hợp nào sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế xuất nhập khẩu:
a. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu qua của khẩu biên giới Việt Nam.
b. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại.
c. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
d. Câu (a) và (b) đều đúng.
Câu 2: Giá tính thuế nhập khẩu là:
a. Giá CIF
b. Giá FOB
c. Giá mua theo hợp đồng.
d. Câu (a) và (c) đều đúng.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu:
a. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu qua của khẩu biên giới Việt Nam.
b. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài và ngược lại.
c. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
d. Câu (a) và (b) đều đúng.
Câu 4. Giá tính thuế xuất khẩu là:
a. Giá tại cảng xuất.
b. Giá FOB
c. Giá CIF
d. Câu (a) và (b) đều đúng.
Câu 5. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư dùng để trực tiếp
sản xuất hàng xuất khẩu là:
a. 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
b. 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
c. 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
d. 360 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
Câu 6: Trường hợp nào sau đây chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
a. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong
khu phi thuế quan.
b. Hàng hóa từ khu phi thuế quan này bán sang khu phi thuế quan khác.
c. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài.
d. Câu a,b và c đều sai.
8
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Câu 7: Trường hợp nào sau đây được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
a. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để dự hội chợ triễn lãm
b. Hàng hóa là sản phẩm gia công xuất trả nước ngoài
c. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu
d. Câu a,b và c đều đúng
Câu 8: Doanh nghiệp có hàng hóa tạm xuất, tái nhập để dự hội chợ triễn lãm ở nước
ngoài:
a. Nộp thuế xuất khẩu khi tạm xuất, khi tái nhập nộp thuế nhập khẩu
b. Nộp thuế xuất khẩu khi tạm xuất, khi tái nhập thì được hoàn thuế xuất khẩu và
không nộp thuế nhập khẩu
c. Nộp thuế xuất khẩu khi tạm xuất, khi tái nhập thì được hoàn thuế xuất khẩu
d. Được miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất và miễn thuế nhập khẩu khi tái nhập.
Câu 9: Công ty thương mại nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, phải tính các
loại thuế ở khâu nhập khẩu theo trình tự sau:
a. Thuế Nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT.
b. Thuế Nhập khẩu, thuế GTGT.
c. Thuế Nhập khẩu, thuế TTĐB.
d. Thuế Nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTĐB.
Câu 10: Ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu được xem là đã qua sử
dụng để áp dụng mức thuế nhập khẩu tuyệt đối khi:
a. Được đăng ký sử dụng với thời gian tối thiểu 6 tháng ở nước ngoài tính đến
thời điểm về đến cảng VN, nhưng thời gian sử dụng không quá 5 năm.
b. Chạy được quảng đường tối thiểu 10.000 km ở nước ngoài tính đến thời điểm
về đến cảng VN, nhưng thời gian sử dụng không quá 5 năm
c. a và b đều đúng.
d. a và b đều sai
Câu 11: Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường:
a. Do Bộ tài chính ban hành.
b. Do Hải quan ban hành.
c. Bằng 150% thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
d. Bằng 150% thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

9
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Câu 12: Doanh nghiệp A nhập khẩu 1.000 mét nguyên liệu theo hợp đồng ngoại
thương, loại nguyên liệu này được xác định là không bị thay đổi về số lượng trong
quá trình vận chuyển. Khi kiểm tra thì phát hiện số lượng thực tế nhập là 950 mét,
vậy số lượng tính thuế nhập khẩu:
a. 1.000 mét.
b. 950 mét.
c. a và b đều đúng.
d. a và b đểu sai.
Câu 13: Công ty sản xuất SP A chịu thuế GTGT, xuất khẩu ra nước ngoài với giá
CIF là 100.000đ/sp, trong đó I & F là 5.000đ/sp. Thuế suất thuế xuất khẩu là 1%,
thuế suất thuế GTGT là 10%. Thuế xuất khẩu của sản phẩm:
a. [100.000đ x ( 1 + 10%)] x 1%.
b. (100.000đ – 5.000đ) x 1%.
c. (100.000đ + 5.000đ) x 1%.
d. [100.000đ / ( 1 + 10%)] x 1%.
Câu 14: Doanh nghiệp A nhập khẩu ô tô 14 chỗ ngồi đã qua sử dụng 7 tháng và đã
chạy được 12.000 km ở nước ngoài, với giá CIF là 25.000 USD, thuế nhập khẩu phải
nộp:
a. 25.000 USD x thuế suất % x tỷ giá.
b. Mức thuế tuyệt đối x 25.000 USD x tỷ giá.
c. Mức thuế tuyệt đối x tỷ giá.
d. 25.000 USD x tỷ giá.

Đáp án:
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 d 2 a
3 b 4 b
5 c 6 d
7 d 8 d
9 a 10 c
11 c 12 b
13 b 14 c

10
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

III. Bài tập


Bài tập 1:
Tại Công ty CP XNK May Mắn, tháng 03/201x có tài liệu sau:
1/ Ngày 5/3, NK 1.000 Iphone 6S giá FOB: 300USD/chiếc. TS thuế NK: 20%. CP vận
chuyển và bảo hiểm của lô hàng là 20.000 USD.
2/ Ngày 12/3, XK 100.000 m vải thổ cẩm với giá FOB: 50USD/m. TS thuế XK: 5%.
3/ Ngày 18/3 NK 5.000 máy giặt Hitachi giá CIF là 100 USD/chiếc, TS thuế NK:
30%.
4/ Ngày 25/3, XK 5 tấn cá basa filet với giá CIF 12,5 USD/kg, CP vận chuyển và BH
là 1,5 USD/kg, TS thuế XK: 2%.
Yêu cầu: Tính thuế XK, NK phải nộp trong tháng 03/201x của Công ty.
Biết rằng: Mọi chứng từ liên quan đều hợp pháp, hợp lệ. Tỷ giá bình quân liên ngân
hàng: 22.000 đ/USD.
Giải:
1/ Thuế nhập khẩu phải nộp:
(1.000sp x 300USD/c + 20.000USD) x 22.000đ/USD x 20%
= 1.408.000.000đ
2/Thuế xuất khẩu phải nộp:
100.000m x 50USD/m x 22.000 đ/USD x 5% = 5.500.000.000
3/ Thuế nhập khẩu phải nộp:
5.000c x 100USD/c x 22.000 đ/USD x 30% = 3.300.000.000đ
4/ Thuế xuất khẩu phải nộp:
5.000kg x (12,5 USD/kg – 1,5 USD/kg) x 22.000 đ/USD x 2% = 24.200.000đ

Bài tập 2: Tính thuế XK, thuế NK của một Công ty kinh doanh XNK trong các trường
hợp sau:
1/ Nhập khẩu 2.500 sp A, giá hợp đồng theo giá FOB là 10USD/sp, phí vận chuyển
và bảo hiểm quốc tế là 1,5USD/sp, tỉ giá tính thuế: 22.500đ/USD
2/ Trực tiếp xuất khẩu 5.000sp B theo điều kiện CIF là 15USD/sp, phí vận chuyển
và BH quốc tế là 5.000đ/sp, tỉ giá tính thuế: 22.000đ/USD
3/ Nhập khẩu 15.000 sp C theo giá CIF quy ra đồng Việt Nam là 50.000 đ/sp. Theo
biên bản giám định của cơ quan chức năng có 2.000 sp bị hỏng hoàn toàn do thiên tai
trong quá trình vận chuyển.

11
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Biết rằng: Thuế suất thuế NK mặt hàng A là 20%, mặt hàng C là 10%; Thuế suất thuế
XK mặt hàng B là 1%
Giải:
1/ Thuế nhập khẩu phải nộp:
[2.500sp A x( 10USD/sp + 1,5USD/sp)] x 22.500đ/USD x 20%
= 129.375.000đ
2/Thuế xuất khẩu phải nộp:
[(5.000sp B x 15USD/sp x 22.000 đ/USD) – (5.000đ/sp x 5.000sp)] x 1%
= 16.250.000đ
3/ Thuế nhập khẩu phải nộp:
(15.000sp – 2.000sp) x 50.000đ/sp x 10% = 65.000.000đ

Bài tập 3: Công ty X nhập khẩu 2 lô hàng từ Nhật, cả 2 lô hàng đều mua theo điều
kiện FOB. Tổng chi phí vận chuyển cho 2 lô hàng là 6.000USD (Chi phí vận chuyển
phân bổ cho 2 lô hàng theo trị giá hàng nhập)
-Lô hàng A có tổng trị giá là 20.000USD, được mua BH với giá 2% giá FOB
-Lô hàng B gồm 10.000sp, đơn giá 4USD/sp, được mua BH với giá 1% giá FOB.
Yêu cầu: Tính thuế NK phải nộp.
Biết rằng: Thuế suất thuế NK mặt hàng A là 15%, hàng B là 10%. Tỷ giá tính thuế là
22.000đ/USD
Giải:
-Phí vận chuyển lô hàng A = 6.000 x 20.000/(20.000+10.000x4)=2.000 USD
-Phí vận chuyển lô hàng B = 6.000 – 2.000 = 4.000 USD
1/ Thuế nhập khẩu phải nộp lô hàng A:
(20.000USD + 20.000USD x 2% + 2.000USD) x 22.000đ/USD x 15%
=73.920.000đ
2/Thuế xuất khẩu phải nộp lô hàng B:
[(10.000sp x 4USD/sp) + (10.000sp x 4USD/sp x 1%) + 4.000USD] x 22.000đ/sp x
10% = 97.680.000đ

12
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Bài tập 4:
Công ty XNK Thiên Ân trong tháng 12/201x có tình hình xuất nhập khẩu như sau:
1/ Nhận gia công cho công ty của Mỹ. Để thực hiện hợp đồng gia công thành sản
phẩm X, công ty đã nhập khẩu 100.000kg nguyên liệu Y với giá FOB là 20USD/kg,
chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 2USD/kg. Trong hợp đồng gia công quy
định : định mức 10 kg nguyên liệu Y sản xuất được 1 sp X. Hết hạn hợp đồng công ty
đã xuất đủ số sản phẩm X theo quy định. Tuy nhiên 2 tuần sau khi xuất, công ty của
Mỹ đã xuất trả 200sp X do không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên phải tiêu thụ trong
nước.
2/ Nhập khẩu 3 lô hàng sản phẩm A,B,C từ Mỹ, cả 3 lô hàng đều mua theo điều
kiện giá FOB có tổng chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho cả 3 lô hàng là
10.000 USD. Trong đó: lô hàng A có tổng trị giá 15.000 USD; lô hàng B gồm 10.000
sp có giá 5 USD/sp; lô hàng C gồm 2.000 sp có giá 40 USD/sp.
3/ Xuất khẩu 20.000sp Z theo điều kiện CIF là 20USD/sp, chi phí vận chuyển và
bảo hiểm quốc tế là 1USD/sp
Yêu cầu: Tính thuế XK, NK mà công ty Thiên Ân phải nộp trong T12/201x
Biết rằng:
-Thuế suất thuế NK đối với nguyên liệu Y là 20%, sản phẩm A là 10%, sp B là 12%, sp C
là 15%
-Thuế suất thuế XK đối với sản phẩm X là 2%, sản phẩm Z là 1%
-Tỷ giá tính thuế là : 21.872đ/USD
Giải:
1)
- Số sản phẩm X được sản xuất ra theo định mức 100.000kg nguyên liệu Y:
100.000 : 10 = 10.000 sp X
Trong 10.000 sp X thì chỉ có 9.800 sp xuất khẩu sang Mỹ, 200 sản phẩm tiêu thụ trong
nước
Theo quy định của luật thuế XNK :Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi
xuất khẩu -> miễn thuế
- Số kg nguyên liệu Y để sx 200 sp X:
200 x 10 = 2.000 kg
- Thuế NK của 2.000kg nguyên liệu Y:
2.000 x (20 + 2) x 20% x 21.872 = 192.473.600đ

2)
- Tổng chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho cả 3 lô hàng là 10.000 USD
- Tổng trị giá của 3 lô hàng :
15.000 USD + (10.000sp x 5USD/sp) + (2.000sp x 40) = 145.000USD/sp
- Chi phí vận chuyển và bảo hiểm của lô hàng A:
10.000USD : 145.000USD/sp x 15.000USD = 1.035USD
- Chi phí vận chuyển và bảo hiểm của lô hàng B:
10.000USD : 145.000USD/sp x 50.000USD = 3.448USD
- Chi phí vận chuyển và bảo hiểm của lô hàng B:
13
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

10.000USD : 145.000USD/sp x 80.000USD = 5.517USD


- Thuế NK lô hàng A:
(15.000USD + 1.035USD) x 10% x 21.872đ/USD = 35.071.752đ
- Thuế NK lô hàng B:
(50.000USD + 3.448USD) x 12% x 21.872đ/USD = 140.281.759đ
- Thuế NK lô hàng C:
(80.000USD + 5.517USD) x 15% x 21.872đ/USD = 280.564.174đ
3)
- Thuế xuất khẩu của sản phẩm Z:
20.000sp x (20USD/sp – 1USD/sp) x 1% x 21.872đ/USD = 83.113.600đ

14
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

CHƯƠNG 3: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


I. Những vấn đề cần lưu ý:
1. Khái niệm:
2. Đối tượng chịu thuế:
3. Đối tượng không chịu thuế
4. Người nộp thuế
5. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt
5.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) do cơ sở kinh doanh nhập khẩu bán ra
và hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá bán chưa có thuế Thuế bảo vệ môi trường
Giá tính thuế -
GTGT (nếu có)
TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
5.2. Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được xác định như
sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
5.3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT,
thuế bảo vệ môi trường (nếu có), chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.
5.4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia
công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng
chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.
5.5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và
cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá
làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường
(nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất.
Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi
nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính
thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
5.6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá
bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của
hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả
chậm.

15
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

5.7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến
mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời
điểm phát sinh các hoạt động này.
5.8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để
xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường
hợp này là giá bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế
GTGT được xác định cụ thể như sau:
Giá bán trong nước của cơ sở Thuế bảo vệ môi trường
Giá tính thuế -
xuất khẩu chưa có thuế GTGT (nếu có)
TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
5.9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh
chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB:
Giá tính Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT
=
thuế TTĐB 1 + Thuế suất thuế TTĐB
6. Hoàn thuế
7. Khấu trừ thuế
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải
nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế TTĐB đã nộp đối với
Số thuế TTĐB của hàng hóa, nguyên liệu ở khâu
Số thuế TTĐB hàng hoá chịu thuế nhập khẩu hoặc số thuế TTĐB
= -
phải nộp TTĐB được bán ra đã trả ở khâu nguyên liệu mua
trong kỳ. vào tương ứng với số hàng hoá
được bán ra trong kỳ.

II. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học có thuế suất thuế TTĐB bằng:
a. 60% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại.
b. 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại.
c. 40% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại.
d. 30% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại.
Câu 2: Ông A mua vé số kiến thiết. Như vậy ông A là:
a. Người chịu thuế TTĐB đối với dịch vụ kinh doanh xổ số.
b. Người nộp thuế TTĐB đối với dịch vụ kinh doanh xổ số.
c. Câu (a) và (b) đều sai.
16
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Câu (a) và (b) đều đúng


Câu 3: Người sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu gặp khó khăn do tai
nạn, thiên tai bất ngờ thì được giảm thuế TTĐB, mức giảm như sau:
a. Mức giảm là tổn thất hại do tai nạn, thiên tai bất ngờ.
b. Mức giảm là tổn thất do tai nạn, thiên tai bất ngờ nhưng không vượt quá 100%
số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá trị giá tài sản thiệt hại
sau khi bồi thường.
c. Mức giảm là tổn thất do tai nạn, thiên tai bất ngờ nhưng không vượt quá 50% số
thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá trị giá tài sản thiệt hại
sau khi bồi thường.
d. Mức giảm là tổn thất do tai nạn, thiên tai bất ngờ nhưng không vượt quá 30% số
thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá trị giá tài sản thiệt hại
sau khi bồi thường.
Câu 4: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là:
a. Giá bán ra bao gồm lãi trả góp.
b. Giá bán ra không bao gồm lãi trả góp.
c. Giá bán tương đương tại cùng thời điểm.
d. Giá thực thu theo từng lần trả góp.
Câu 5. Thời hạn nộp thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB
là:
a. Không quá 20 ngày của tháng tiếp theo.
b. Không quá 30 ngày của tháng tiếp theo.
c. Nộp theo từng lần nhập khẩu.
d. Nộp vào cuối tháng.
Câu 6: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa trao đổi là:
a. Giá bán ra bao gồm lãi trả góp.
b. Giá bán ra không bao gồm lãi trả góp.
c. Giá bán tương đương tại cùng thời điểm.
d. Giá thực thu theo từng lần trả góp.
Câu 7: Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã
chịu thuế TTĐB thì số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ là:
a. Thuế TTĐB của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.

17
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. Thuế TTĐB của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ trừ (-) Số thuế TTĐB đã
nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong
kỳ (nếu có chứng từ hợp pháp)
c. Thuế TTĐB của hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ trừ (-) Số thuế TTĐB đã
nộp ở khâu nguyên liệu mua vào (nếu có chứng từ hợp pháp)
d. Không có câu nào trên là đúng.
Câu 8. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB là?
a. Giá tính thuế nhập khẩu.
b. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
c. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế GTGT.
d. Giá tính thuế nhâ pâ khẩu + Thuế nhâ pâ khẩu + Thuế TTĐB + Thuế GTGT.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB:
a. Tàu bay, du thuyền sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách.
b. Rượu.
c. Xe ô tô chở phạm nhân.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây thuộc đối tượng nộp thuế TTĐB:
a. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB.
b. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
c. Cả hai đáp án a và b đều đúng.
d. Cả hai đáp án a và b đều sai.
Câu 11: Sản phẩm nào chịu thuế TTĐB:
a. Rượu trên 40 độ.
b. Rượu thuốc.
c. Rượu trái cây.
d. Câu a, b và c đều đúng.
Câu 12: Sản phẩm nào chịu thuế TTĐB:
a. Mô tô có dung tích xi lanh từ 125 cm3 trở lên
b. Mô tô có dung tích xi lanh trên 125 cm3
c. a và b đều đúng.
d. a và b đều sai.
Câu 13: Doanh nghiệp A chuyên sản xuất rượu, trường hợp nào sau đây vừa chịu
thuế TTĐB vừa chịu thuế GTGT:
a. Bán rượu vào khu công nghiệp.
18
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. Dùng rượu để thanh toán công nợ.


c. Dùng rượu để trao đổi.
d. a,b và c đều đúng
Câu 14: Doanh nghiệp A nhận gia công thuốc lá điếu cho doanh nghiệp B:
a. DN B nộp thuế TTĐB khi bán thuốc lá điếu
b. DN B nộp thuế TTĐB khi nhận thuốc lá điếu từ DN A
c. DN A nộp thuế TTĐB khi xuất trả thuốc lá điếu cho DN B
d. DN A nộp thuế TTĐB khi trả thuốc lá điếu cho DN B và DN B nộp thuế TTĐB
khi bán thuốc lá điếu.
Câu 15: Doanh nghiệp nào nộp thuế TTĐB:
a. DN A nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất rượu thuốc và bán rượu thuốc trong
nước.
b. DN B nhận gia công thuốc lá điếu cho doanh nghiệp trong nước và trả sản
phẩm gia công.
c. DN thương mại C nhập khẩu xe ô tô 23 chỗ ngồi.
d. Câu a,b và c đều đúng
Câu 16: Doanh nghiệp nào không nộp thuế TTĐB:
a. DN thương mại C nhập khẩu ô tô 24 chỗ ngồi rồi bán trong nước .
b. DN A mua rượu trên 40 độ từ công ty thương mại để sản xuất rượu thuốc và
bán rượu thuốc trong nước.
c. DN B nhận gia công thuốc lá điếu cho doanh nghiệp trong nước và xuất trả
thuốc lá điếu gia công.
d. Câu a,b và c đều sai
Câu 17: Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô 4 chỗ ngồi rồi bán trong nước, doanh nghiệp
nộp thuế TTĐB:
a. Khi bán trong nước.
b. Khi nhập khẩu và khi bán trong nước .
c. Khi nhập khẩu.
d. a,b và c đều đúng
Câu 18: Công ty thương mại A bán rượu cho các nhà hàng, công ty A:
a. Tính thuế TTĐB theo giá bán chưa thuế GTGT.
b. Tính thuế TTĐB theo giá bán chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT.
c. Không phải nộp thuế TTĐB.
d. a,b và c đều sai.
19
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Câu 19: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chịu thuế TTĐB, khi bán dưới hình thức
trả góp, thời điểm tính thuế TTĐB là:
a. Thời điểm người mua trả đủ tiền.
b. Thời điểm người mua trả tiền lần đầu tiên.
c. Thời điểm chuyển quyền sử dụng (hoặc quyền sở hữu) sản phẩm.
d. Thời điểm ký hợp đồng.
Câu 20: Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm chịu thuế TTĐB, bán sản phẩm thông
qua đại lý bán đúng giá, giá tính thuế TTĐB là:
a. [Giá bán chưa thuế GTGT của đại lý / (1 + thuế suất thuế TTĐB)] + Tiền hoa
hồng chưa thuế GTGT của đại lý.
b. Giá bán chưa thuế GTGT của đại lý / (1 + thuế suất thuế TTĐB).
c. [Giá bán chưa thuế GTGT của đại lý / (1 + thuế suất thuế TTĐB)] - Tiền hoa
hồng chưa thuế GTGT của đại lý.
d. Giá bán đã có thuế GTGT của đại lý.
Câu 21: Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được giảm thuế nhập
khẩu. Giá tính thuế TTĐB là:
a. Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu chưa giảm
b. Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu còn phải nộp sau khi đã được giảm
c. Giá tính thuế nhập khẩu.
d. Giá tính thuế nhập khẩu – thuế nhập khẩu được giảm + thuế nhập khẩu còn phải
nộp sau khi đã được giảm.
Câu 22: Doanh nghiệp sản xuất ô tô 4 chỗ ngồi, bán xe theo phương thức trả góp, giá
tính thuế TTĐB là :
a. Giá bán chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế GTGT và chưa có lãi trả góp.
b. Giá bán chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế GTGT, chưa có thuế BVMT ( nếu
có) của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền 1 lần.
c. Giá bán chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế GTGT nhưng bao gồm lãi trả góp.
d. a,b và c đều đúng.
Câu 23: Doanh nghiệp A sản xuất ô tô 4 chỗ ngồi (dung tích xi lanh 2500 cm3) và bán
trong nước, giá chưa thuế GTGT là 700 trđ (thuế suất thuế TTĐB 50%) và khuyến
mãi cho người mua tiền lệ phí trước bạ, thuế TTĐB:
a. [(700 trđ + phí trước bạ) / (1 + 50%)] x 50%
b. [700 trđ / (1 + 50%)] x 50%
c. [(700 trđ - phí trước bạ) / (1 + 50%)] x 50%
20
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Phí trước bạ x 50%


Câu 24: Doanh nghiệp A mua 1.000 chai rượu từ doanh nghiệp sản xuất B để xuất
khẩu, tuy nhiên DN A chỉ xuất khẩu được 950 chai, 50 chai rượu còn lại DN A bán
trong nước:
a. 50 chai rượu bán trong nước không chịu thuế TTĐB
b. 50 chai rượu bán trong nước chịu thuế TTĐB, DN A là người nộp thuế TTĐB
c. 50 chai rượu bán trong nước chịu thuế TTĐB, DN B là người nộp thuế TTĐB
d. 50 chai rượu bán trong nước chịu thuế TTĐB, DN A & DN B là người nộp thuế
TTĐB
Câu 25: Doanh nghiệp A gia công thuốc lá điếu cho công ty B, giá gia công chưa thuế
GTGT là 26.000đ/cây, giá bán chưa thuế GTGT thuốc lá cùng loại của công ty B trên
thị trường là 200.000đ/cây, thuế suất thuế TTĐB 70%, khi DN A xuất trả thuốc lá
cho công ty B thì DN A :
a. Không phải nộp thuế TTĐB
b. Thuế TTĐB phải nộp = [200.000đ/cây : (1 + 70%)] x 70%
c. Thuế TTĐB phải nộp = [26.000đ/cây : (1 + 70%)] x 70%
d. Thuế TTĐB phải nộp = 200.000đ/cây : (1 + 70%)
Câu 26: Doanh nghiệp A sản xuất rượu vang nho chịu thuế TTĐB với thuế suất
55%, trong tháng có tình hình sau:
-Ủy thác xuất khẩu 4.000 chai rượu vang nho, giá bán tại cửa khẩu VN là 250.000
đ/chai
-Bán cho công ty TM 2.000 chai rượu vang nho, giá bán chưa thuế GTGT là
80.000 đ/chai
-Bán qua đại lý bán đúng giá 3.000 chai rượu vang nho với giá chưa thuế GTGT là
110.000đ/SP, hoa hồng cho đại lý 10% trên giá bán chưa thuế GTGT
-Trực tiếp bán lẻ 2.000 chai rượu vang nho, giá bán chưa thuế GTGT là 110.000
đ/SP
Vậy thuế TTĐB DN A phải nộp:
a. 606.772.710đ
b. 118.500.000đ
c. 251.934.000đ
d. 105.000.000đ

21
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Câu 27: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chịu thuế TTĐB, dùng sản phẩm này để
tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp:
a. Không phải tính thuế TTĐB.
b. Tính thuế TTĐB theo chi phí sản xuất.
c. Tính thuế TTĐB theo giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại,
hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
d. Tính thuế TTĐB khi việc tiêu dùng xảy ra ngoài doanh nghiệp.
Câu 28: Doanh nghiệp A là đại lý bán đúng giá sản phẩm C ( thuộc đối tượng chịu
thuế TTĐB) để hưởng hoa hồng, doanh nghiệp A:
a. Nộp thuế TTĐB căn cứ trên tiền hoa hồng chưa bao gồm thuế GTGT.
b. Không phải nộp thuế TTĐB.
c. Nộp thuế TTĐB căn cứ trên giá bán chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT của
SP C.
d. Nộp thuế TTĐB căn cứ trên giá bán chưa thuế TTĐB và chưa thuế GTGT của
SP C + tiền hoa hồng.
Câu 29: Doanh nghiệp A sản xuất rượu, giá thành 1 chai rượu là 50.000đ, giá bán
chưa thuế GTGT là 120.000đ, thuế suất thuế TTĐB 55%, khi dùng rượu trao đổi để
lấy hương liệu với giá trên hợp đồng trao đổi chưa có thuế GTGT là 110.000đ/chai,
tính thuế TTĐB của DN A phải đóng :
a. [120.000đ / (1 + 55%)] x 55%
b. [110.000đ / (1 + 55%)] x 55%
c. [50.000đ / (1 + 55%)] x 55%
d. Không phải nộp thuế TTĐB
Câu 30: Khách sạn Kim Long kinh doanh rượu nhập khẩu, karaoke, massage, dịch
vụ ăn uống, khách sạn nộp thuế TTĐB khi bán:
a. Dịch vụ ăn uống, rượu
b. Massage, karaoke
c. Rượu, karaoke, massage, dịch vụ ăn uống
d. Rượu, karaoke, massage

22
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Đáp án:
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 b 2 a
3 d 4 b
5 c 6 c
7 b 8 b
9 b 10 a
11 d 12 b
13 d 14 c
15 d 16 a
17 c 18 c
19 c 20 b
21 b 22 b
23 b 24 b
25 b 26 c
27 c 28 b
29 a 30 b

III. Bài tập


Bài tập 1:
Tại 1 Công ty sản xuất rượu vang nho, trong kỳ có số liệu như sau:
1. Nhập khẩu 1.000 l rượu 42 o để sản xuất 200.000 rượu chai vang nho, giá
tính thuế nhập khẩu là 40.000đ/l.
2. Xuất khẩu qua Mỹ 100.000 chai vang nho theo giá FOB là 320.000 đ/sp
3. Bán trong nước 5.000 chai vang nho với đơn giá chưa có thuế GTGT là
260.000 đ/sp.
Yêu cầu:
1/Tính thuế XK, thuế NK và thuế TTĐB phải nộp khi nhập khẩu.
2/ Tính thuế TTĐB phải nộp của hàng sản xuất bán trong nước.
3/ Trường hợp xuất khẩu rượu vang qua Mỹ có được hoàn thuế NK và hoàn
thuế TTĐB không? Tính thuế NK và thuế TTĐB được hoàn nếu có.
Biết rằng: Thuế suất thuế TTĐB của rượu là 42 o là 55%, Thuế suất thuế
TTĐB của rượu vang nho là 30%. Thuế suất thuế NK là 65%. Thuế suất thuế XK:
2%
Giải:
1/ Giá tính thuế: 1.000 x 40.000 = 40.000.000 đ
Thuế NK rượu 42O : 40.000.000 x 65% = 26.000.000 đ
Thuế TTĐB: ( 40.000.000 + 26.000.000 ) x 55% = 36.300.000 đ
2/ Thuế TTĐB hàng trong nườc:
23
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

5.000 x (260.000/1+30%) x 30% = 300.000.000 đ


3/ Thuế NK được hoàn: 26.000.000 x 100.000/200.000 = 13.000.000 đ
Thuế TTĐB được hoàn: 36.300.000 x 100.000/200.000 = 18.150.000 đ

Bài tập 2:
Tại Nhà Máy thuốc lá X , trong kỳ có các số liệu sau:
1. Nhập khẩu thuốc lá đã cắt thành sợi để làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu có
đầu lọc. Giá CIF là 400 triệu đồng. Nhà máy sử dụng 100 % nguyên liệu đưa vào sản xuất
và sản xuất được 100.000 cây thuốc lá thành phẩm.
2. Nhà Máy xuất khẩu 50.000 cây thuốc lá điếu với giá CIF quy ra đồng Việt Nam
là 60.000đ/cây.
Yêu cầu: Xác định các loại thuế: Nhập khẩu, Xuất khẩu, TTĐB phải nộp và được
hoàn (nếu có).
Biết rằng: TS thuế NK: 30%, TS thuế XK : 2%, TS thuế TTĐB của thuốc: 70%,
Phí vận chuyển và BH quốc tế : 2% giá CIF.
Giải:
1. NK thuốc lá sợi:
+ Thuế NK = 400.000.000 x 30% = 120.000.000 đ
+ Thuế TTĐB = (400.000.000 + 120.000.000) x 70% = 364.000.000 đ
2. XK 50.000 cây thuốc lá điếu:
+ Thuế XK = 50.000 x (60.000 – 60.000 x 2%) x 2% = 58.800.000 đ
+ Thuế TTĐB = 0
+ Thuế NK được hoàn:
120.000.000 x 50.000 / 100.000 = 60.000.000 đ
+ Thuế TTĐB được hoàn:
364.000.000 x 50.000 / 100.000 = 182.000.000 đ
Bài tập 3:
Nhà hàng Hướng Dương có doanh thu trong T12/201x như sau:
- Thức ăn do nhà hàng chế biến doanh thu chưa thuế GTGT 370.000.000 đồng
- Rượu nhập 200 chai, giá bán chưa thuế GTGT 1.200.000đ/chai, rượu trái cây 100
chai, giá bán chưa thuế GTGT 150.000đ/chai
- Bia lon 600 thùng, giá bán chưa thuế GTGT 420.000/thùng
- Nước ngọt 200 thùng, giá bán chưa thuế 210.000/thùng
- Karaoke, massage: doanh thu chưa thuề GTGT 117.000.000đ
- Vũ trường doanh thu chưa thuế GTGT 472.500.000đ
Yêu cầu: Tính thuế TTĐB nhà hàng Hướng Dương phải nộp trong T12/201x

24
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Biết rằng:
Thuế suất thuế TTĐB: rượu 55%; rượu trái cây 30%; bia 55%; karaoke, massage 30%; vũ
trường 40%
Giải:
Thuế TTĐB đối với:
- Dịch vụ karaoke, massage:
117.000.000 : ( 1 + 30%) x 30% = 27.000.000đ
- Vũ trường:
472.500.000 : ( 1 + 40%) x 40% = 135.000.000đ
Vậy: Thuế TTĐB nhà hàng Hướng Dương phải nộp trong T12/2015:
27.000.000 + 135.000.000 = 162.000.000đ

Bài tập 4:
Công ty XNK Đại Nam , trong kỳ có các số liệu sau:
1/ Mua 50.000 cây thuốc lá từ một cơ sở sản xuất X để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký
kết với giá là 40.000đ/cây. Công ty đã xuất khẩu 30.000 cây theo giá CIF quy ra đồng VN
là 110.000đ/cây, chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 6.000đ/cây. Số còn lại do
không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên phải tiêu thụ trong nước với giá bán chưa có thuế
GTGT 70.000đ/cây.
2/ Nhập khẩu 500 chiếc điều hòa nhiệt độ công suất 20.000 BTU, giá mua tại cửa khẩu
là 250USD/chiếc, chi phí vận chuyển và bảo hiểm quốc tế cho toàn bộ lô hàng là
2.500USD. Trên đường vận chuyển gặp sự cố nên mức độ hư hại theo CQ hải quan giám
định là 30%.
3/ Nhập khẩu 8.000 chai rượu Brandy với giá CIF quy ra đồng VN là 220.000đ/chai
4/ Nhập khẩu 20 chiếc xe 15 chỗ HuynDai 3.000cc, xe cũ chỉ còn 70% giá trị, giá CIF
là 15.000USD/chiếc
Yêu cầu: Tính thuế XNK và TTĐB mà công ty Đại Nam phải nộp trong kỳ
Biết rằng:
Thuế suất thuế XK thuốc lá là 0%
Thuế suất thuế NK của điều hòa nhiệt độ là 20%, ô tô là 70%, rượu là 65%
Thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là 70%, điều hòa là 10%, ô tô là 30%, rượu là 55%
Tỷ giá tính thuế là : 21.872đ/USD

Giải:
1.
Thuế XK = 0
30.000 cây thuốc lá xuất khẩu - > Không chịu thuế TTĐB
Thuế TTĐB của 20.000 cây thuốc lá công ty Đại Nam phải nộp:
(50.000 cây – 30.000 cây) x 70.000đ/cây : (1+70%) x 70% = 576.470.588đ
2.
25
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Giá tính thuế NK:


(500ch x 250usd/ch + 2500usd/lô hàng) x 21.872đ/USD = 2.788.680.000đ
Thuế NK 500 chiếc điều hòa nhiệt độ:
2.788.680.000 x 70% x 20% = 390.415.200đ
Thuế TTĐB 500 chiếc điều hòa nhiệt độ:
(2.788.680.000 + 390.415.200) x 10% = 317.909.520đ
3.
Thuế NK 8.000 chai rượu Brandy:
8.000ch x 220.000đ/ch x 65% = 1.144.000.000đ
Thuế TTĐB 8.000 chai rượu Brandy:
((8.000ch x 220.000đ/ch) + 1.144.000.000) x 55% =1.597.200.000đ
4.
Thuế nhập khẩu 20 chiếc xe cũ 15 chỗ HuynDai 3.000cc:
20 x 13.000 x 21.872đ = 5.686.720.000đ

Vậy:
Thuế NK công ty Đại Nam phải nộp trong kỳ:
390.415.200+ 1.144.000.000 + 5.686.720.000 = 7.221.135.200đ
Thuế TTĐB công ty Đại Nam phải nộp trong kỳ:
576.470.588 + 317.909.520 + 1.597.200.000 = 2.491.580.108đ

Bài tập 5:
Trong kỳ tính thuế tại nhà máy thuốc lá Sài Gòn có các số liệu sau:
1/ Nhập khẩu một tấn sợi thuốc lá làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu đầu lọc. Giá
FOB là 150 USD/kg, chi phí vận chuyển bảo hiểm quốc tế bằng 2% giá FOB.
Đưa 50% nguyên liệu nói trên vào sản xuất và tạo ra được 400.000 cây thuốc lá đầu lọc.
2/ Xuất khẩu 300.000 cây thuốc lá với giá CIF là 15USD/cây, chi phí vận chuyển bảo
hiểm quốc tế cho cả lô hàng là 10.000USD.
3/ Bán 100.000 cây thuốc lá trong nước với giá bán chưa thuế GTGT 200.000đ/cây
Yêu cầu: Xác định các loại thuế : NK, XK, TTĐB phải nộp và được hoàn (nếu có)
Biết: TS thuế XK thuốc lá là 2%
TS Thuế NK sợi thuốc lá là 30%
TS thuế TTĐB của thuốc lá là 70%
Tỷ giá tính thuế là : 21.872đ/USD

Giải:
1.
Giá nhập khẩu : 150USD/kg + (2% x 150USD/kg) = 153usd/kg
Thuế nhập khẩu 1 tấn sợi thuốc lá:
1.000kg x 153USD/kg x 30% x 21.872đ/USD = 1.003.924.800đ
Thuế TTĐB 1 tấn sợi thuốc lá:
1.000kg x (153USD/kg + 153USD/kg x 30%) x 70% x 21.872đ/USD = 3.045.238.560đ
3.
Thuế xuất khẩu của 300.000 cây thuốc lá:
(300.000 cây x 15USD/cây - 10.000USD) x 2% x 21.872đ/USD = 1.964.105.600đ
Thuế TTĐB = 0
Số nguyên liệu để sản xuất ra 300.000 cây thuốc lá
26
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

300.000 cây x 500 kg sợi : 400.000 cây = 375 kg sợi


Thuế nhập khẩu được hoàn:
375 kg x 1.003.924.800 : 1.000kg = 376.471.800đ
Thuế TTĐB được hoàn:
375 kg x 3.045.238.560 : 1.000kg = 1.141.964.460đ
4.
Thuế TTĐB 100.000 cây thuốc lá bán trong nước:
100.000 cây x 200.000đ/cây : (1 + 70%) x 70% = 8.235.294.118đ
Số nguyên liệu để sản xuất ra 100.000 cây thuốc lá
100.000 cây x 500 kg sợi : 400.000 cây = 125 kg sợi
Thuế TTĐB được khấu trừ:
125kg sợi x 3.045.238.560 : 1.000 = 380.654.820đ
Thuế TTĐB còn phải nộp:
8.235.294.118 - 380.654.820 = 7.854.639.298đ

27
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

CHƯƠNG 4: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


I. Những vấn đề cần lưu ý

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế GTGT 10%

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT


I/ Tính thuế GTGT theo PP khấu trừ:

Trong đó:

 Thuế GTGT đầu ra:

Thuế GTGT đầu ra = tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên HĐ GTGT

Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế x thuế suất

Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT
đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế

Thuế suất: 0%, 5%, 10%

 Thuế GTGT đầu vào:

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa,
dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp
dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân
nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp
tính để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.

II/ Tính thuế GTGT theo PP trực tiếp:


1. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
 Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
 Công thức tính thuế:

28
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Trong đó:

- Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán bán ra - Giá thanh toán

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %

mua vào.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán
vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác, thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ
thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
- Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng,
bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng,
bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm của vàng, bạc, đá quý thì
được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có
phát sinh giá trị gia tăng dương hoặc giá trị gia tăng dương không đủ bù trừ giá trị gia
tăng âm thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc
năm dương lịch, giá trị gia tăng âm không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

2. Phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu


 Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức
ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp
khấu trừ thuế.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp
dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Hộ, cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng
hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
 Công thức tính thuế:

29
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Trong đó:
 Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ
ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu
thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
 Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt
động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:
3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

3. Phương pháp khoán:

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan
thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán.
Doanh thu căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ
quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã,
phường.
Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành
nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh
chính.

II. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Trường hợp nào sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:
a. Vàng, bạc.
b. Dạy học, dạy nghề theo quy định.
c. Câu (a) và (b) đều sai.
d. Câu (a) và (b) đều đúng

Câu 2: Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa bán trong nước thuộc diện chịu thuế
TTĐB là:
a. Giá có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT.
b. Giá có thuế TTĐB và có thuế GTGT.
c. Giá chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT.
30
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Đáp án khác.
Câu 3: Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
a. Có hóa đơn GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào đúng qui định.
b. Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nếu tổng trị giá mua vào trên 20 triệu
đồng.
c. Đồng thời hai điều kiện trên.
d. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không chịu thuế giá trị gia tăng:
a.Dịch vụ vận tải quốc tế
b.Chuyển quyền sử dụng đất
c.Thức ăn gia súc
d.Nước sạch phục vụ sản xuất.
Câu 5. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là:
a. Thuế GTGT của HH, DV dùng cho SX, KD hàng hóa, DV chịu thuế GTGT và
không chịu thuế.
b. Thuế GTGT của HH, DV dùng cho SX, KD hàng hóa, DV chịu thuế GTGT.
c. Thuế GTGT đầu vào nói chung.
d. Tất cả đều sai.
Câu 6: Có bao nhiêu phương pháp tính thuế GTGT:
a. 1 phương pháp
b. 2 phương pháp
c. 3 phương pháp
d. 4 phương pháp
Câu 7: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác
định số thuế GTGT phải nộp theo công thức:
a. Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
b. Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào
c. Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu vào – thuế GTGT đầu ra
d. Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào tương ứng
sản phẩm bán ra
Câu 8: Thuế GTGT:
a. Là thuế gián thu

31
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. Tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình
từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
c. Người tiêu dùng gánh chịu và người bán là người nộp
d. a,b và c đều đúng
Câu 9: Thuế suất thuế GTGT ở VN gồm các mức thuế suất:
a. 5%, 10%
b. 0%, 10%, 20%
c. 0%, 5%, 10%
d. 0%, 5%, 10%, 20%
Câu 10: Trường hợp nào áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%:
a. Trực tiếp xuất khẩu
b. Ủy thác xuất khẩu
c. Gia công xuất khẩu
d. a,b và c đều đúng
Câu 11: Doanh nghiệp bán sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương thức trả góp, giá
tính thuế GTGT là:
a. Giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm
b. Giá bán trả từng lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm
c. Giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm
d. Giá bán trả từng lần chưa có thuế GTGT, bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm
Câu 12: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chịu thuế TTĐB, khi xuất khẩu thì sản
phẩm đó:
a. Không chịu thuế TTĐB, nhưng chịu thuế GTGT
b. Không chịu thuế TTĐB và không chịu thuế GTGT
c. Chịu thuế TTĐB và chịu thuế GTGT
d. a,b và c đều sai

Câu 13: Doanh nghiệp bán sản phẩm chịu thuế GTGT: khi xuất hóa đơn GTGT nếu
ghi thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn cao hơn thuế suất được quy định trong luật
thuế thì kê khai, nộp thuế ở mức thuế suất:
a. Theo hóa đơn
b. Theo văn bản pháp luật thuế
c. Theo mức ấn định của cơ quan thuế
d. a,b và c đều đúng
32
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Câu 14: Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm chịu thuế GTGT: khi mua hàng hóa
nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT cao hơn thuế suất được quy định
trong luật thuế thì khấu trừ thuế đầu vào ở mức thuế suất:
a. Theo hóa đơn
b. Theo mức ấn định của cơ quan thuế
c. Theo thuế suất quy định của luật thuế
d. a,b và c đều sai
Câu 15: Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm chịu thuế GTGT, dùng sản phẩm này để
trao đổi với doanh nghiệp B, doanh nghiệp A:
a. Tính thuế GTGT đầu ra theo giá tính thuế GTGT của sản phẩm cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này
b. Không phải nộp thuế GTGT
c. Tính thuế GTGT đầu ra theo giá tính thuế GTGT của sản phẩm của doanh nghiệp
B sản xuất
d. Tính thuế GTGT đầu ra theo chi phí sản xuất
Câu 16: Công ty An Bình giao đại lý 10.000 SPA (chịu thuế TTĐB, chịu thuế GTGT)
với giá bán đã có thuế GTGT theo quy định là 90.750đ/sp. Hoa hồng trả đại lý 2%
trên giá bán bao gồm thuế GTGT. Cuối kỳ đại lý tiêu thụ được 95% sản phẩm được
giao và đã xuất trả lượng hàng chưa tiêu thụ và thanh toán 80% tiền bán hàng cho
công ty A
Thuế suất thuế TTĐB 55%, thuế suất thuế GTGT 10%.
Thuế GTGT đầu ra của công ty An Bình:
a. 78.375.000đ
b. 61.446.000đ
c. 62.700.000đ
d. 86.212.500đ

Câu 17: Công ty Thăng Long nhận gia công 1.000 SPX cho doanh nghiệp trong khu
chế xuất với giá gia công chưa có thuế GTGT là 5.000đ/sp (giá bán trên thị trường
của sản phẩm này là 50.000đ/sp); đồng thời công ty Thăng Long bán trong nước 500
SPY do chính công ty sản xuất với giá bán chưa thuế GTGT là 36.000đ/sp. Thuế suất
thuế GTGT SPX và Y là 10%. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 1.000.000đ
Thuế GTGT Công ty Thăng Long phải nộp:
a. Không nộp thuế GTGT
33
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. 1.383.000đ
c. 800.000đ
d. 2.530.000đ
Câu 18: Doanh nghiệp Tân Thành bán cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp
10.000 SPA với giá bán chưa thuế GTGT là 50.000đ/sp (SPA chịu thuế TTĐB với
thuế suất là 55%, thuế GTGT với thuế suất là 10%) đồng thời sử dụng 100 SPA để
trao đổi. Thuế GTGT DN Tân Thành phải nộp:
a. 10.000SP x [50.000đ/sp : (1 + 10%)]x 10%
b. 10.100SP x [50.000đ/sp : (1 + 10%)]x 10%
c. 10.000SP x [50.000đ/sp : (1 + 55%)]x 10%
d. 10.100SP x 50.000đ/sp x 10%
Câu 19: Doanh nghiệp Tây Đô bán cho doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ An: 10.000SPZ,
giá bán đã có thuế GTGT là 99.000đ/sp. Doanh nghiệp Mỹ An đã trả lại 1.000 SPZ
kém chất lượng trước khi nhận hàng (SPZ chịu thuế GTGT với thuế suất 10%).
Thuề GTGT doanh nghiệp Tây Đô phải nộp:
a. 10.000SP x 99.000đ/sp x 0%
b. 10.000SP x 90.000đ/sp x 10%
c. 9.000SP x 90.000đ/sp x 10%
d. 9.000SP x 99.000đ/sp x 0%
Câu 20: Doanh nghiệp TT bán sản phẩm A chịu thuế GTGT, xuất hóa đơn GTGT
trên hóa đơn không ghi giá chưa thuế GTGT, chỉ ghi giá thanh toán là 110.000.000đ,
thuế suất thuế GTGT 10%. Thuế GTGT DN TT phải nộp:
a. 11.000.000đ
b. 10.000.000đ
c. Không phải nộp thuế
d. a,b và c đều sai

Câu 21: Doanh nghiệp Mỹ Á nhập khẩu 10.000m nguyên liệu để sản xuất thành
5.000sp cùng loại xuất khẩu . Tuy nhiên DN Mỹ Á chỉ xuất khẩu được 4.000sp trong
thời hạn, 1.000sp còn lại DN Mỹ Á nhập kho.
Tính thuế GTGT phải nộp ?
(Biết giá tính thuế NK nguyên liệu là 10.000đ/m, thuế suất thuế nhập khẩu là 40%,
thuế suất thuế GTGT 10%)
a. 2.800.000đ
34
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. 33.600.000đ
c. 5.600.000đ
d. Không nộp thuế GTGT
Câu 22: Doanh nghiệp An Bình nhập khẩu 6.000 chai rượu, giá FOB là
120.000đ/chai, I & F là 10.000đ/chai. Thuế suất thuế nhập khẩu : 100%, thuế TTĐB:
55%, thuế GTGT: 10%.
Tính thuế GTGT phải nộp khi nhập khẩu 6.000 chai rượu
a. 234.000.000đ
b. 216.000.000đ
c. 78.000.000đ
d. 156.000.000đ
Câu 23: Công ty thương mại kinh doanh SPA, mua lô hàng SPA, có hóa đơn GTGT
như sau: giá chưa thuế GTGT 18 trđ, thuế GTGT 1,8 trđ, giá thanh toán 19,8 trđ,
chi phí vận chuyển lô hàng về công ty là 1,1 trđ ( hóa đơn hợp pháp, hợp lệ), thuế
suất thuế GTGT 10% áp dụng cho tất cả các trường hợp. Tổng tiền thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ của lô hàng này là:
a. 1,8 trđ
b. 1,9 trđ
c. 2,1 trđ
d. 0,1 trđ
Câu 24: Công ty thương mại kinh doanh SPA, mua lô hàng SPA (có hóa đơn GTGT,
thanh toán bằng tiền mặt) như sau: giá chưa thuế GTGT 300 trđ, thuế GTGT 30 trd,
giá thanh toán 330 trđ, chi phí vận chuyển lô hàng về công ty là 3,3 trđ (hóa đơn hợp
pháp, hợp lệ), thuế suất thuế GTGT 10% áp dụng cho tất cả trường hợp. Tổng tiền
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của lô hàng này:
a. 30 trđ
b. 30,3 trđ
c. Không được khấu trừ
d. a,b và c đều sai
Câu 25: Điều kiện để khấu trừ thuế GTGT hàng trong nước:
a. Hóa đơn GTGT
b. Hóa đơn bán hàng
c. Tờ khai hải quan

35
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Hóa đơn GTGT hợp pháp và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ 20 trđ trở
lên.
Câu 26: Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh
doanh, giá tính thuế GTGT là:
a. Không phải tính và nộp thuế GTGT
b. Giá bán chưa có thuế GTGT
c. Giá bán đã có thuế GTGT
d. Giá tính thuế của HHDV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các
hoạt động này.
Câu 27: Hàng hoá, dịch vụ nào sau đây thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT:
a. Nạo vét kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
b. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
c. Phân bón
d. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.
Câu 28 : Đặc điểm nào dưới đây không phải của thuế GTGT:
a. Gián thu
b. Đánh nhiều giai đoạn
c. Trùng lắp
d. Có tính trung lập cao
Câu 29: Đối tượng chịu thuế GTGT là:
a. HHDV sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
b. HHDV mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
c. HHDV dùng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của
tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
d. Tất cả các đáp án trên

Câu 30: Kỳ tính thuế tháng 7/N, Công ty Thương mại AMB có số liệu sau:
- Số thuế GTGT đầu vào: 400.000.000 đồng ( trong đó có 01 hoá đơn có số thuế GTGT
đầu vào là 30.000.000 đồng được thanh toán bằng tiền mặt).
- Số thuế GTGT đầu ra: 800.000.000 đồng.
- Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ tính thuế tháng 06/N là: 0 đồng.
Số thuế GTGT phải nộp kỳ tính thuế tháng 7/N của công ty AMB là:
a. 400.000.000 đồng
36
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. 370.000.000 đồng
c. 430.000.000 đồng
d. Cả 3 phương án trên đều sai
Đáp án:
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 b 2 a
3 c 4 b
5 b 6 b
7 a 8 d
9 c 10 d
11 a 12 a
13 a 14 c
15 a 16 a
17 c 18 d
19 c 20 a
21 a 22 a
23 b 24 c
25 d 26 a
27 a 28 c
29 d 30 c

III. Bài tập


Bài tập 1:
Trong tháng 11/201x công ty Vĩnh An có các số liệu sau:
1/ Làm đại lý bán sản phẩm A cho doanh nghiệp Cát Tường với giá bán đã có thuế
GTGT là 88.000đ/sp, công ty Vĩnh An sẽ được hưởng hoa hồng là 5% trên giá bán chưa
thuế GTGT. Trong tháng công ty Vĩnh An đã bán được 10.000sp
2/ Xuất khẩu trực tiếp lô hàng sp B qua Mỹ theo giá CIF là 50.000USD, chi phí vận tải
và bảo hiểm quốc tế là 2% giá CIF, thuế suất thuế XK là 2%.
3/ Bán cho DN Hải Nam lô hàng C với giá bán chưa thuế GTGT là 500trđ, thuế GTGT
10%, nhưng khi viết hóa đơn kế toán đã ghi gộp giá bán là 550trđ ( không tách riêng giá
chưa thuế GTGT và thuế GTGT)
4/ Nhận xuất khẩu ủy thác cho công ty Minh Phúc lô hàng sp D theo giá FOB là
800trđ, công ty Vĩnh An được hưởng hoa hồng 2% trên giá FOB.
5/ Trao đổi với DN ABC như sau: đổi 300sp E do công ty sản xuất lấy 300sp F, giá bán
đã có thuế GTGT của sp E& F tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi là 220.000đ/sp.
6/ Bán trả góp cho công ty Lan Thanh lô hàng sp K , giá bán trả góp chưa thuế là
500trđ trả trong vòng 5 năm, nếu công ty Lan Thanh trả ngay có giá chưa thuế GTGT
450trđ.
7/ Bán cho DN ở khu chế xuất lô hàng sp N, giá FOB quy ra đồng VN là 800trđ, thuế
suất thuế XK là 2%
Yêu cầu: Xác định thuế GTGT phải nộp trong tháng 11/201x của công ty Vĩnh An
37
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Biết rằng:
- Tất cả sản phẩm trên không chịu thuế TTĐB
- Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa và dịch vụ là 10%
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (chưa bao gồm các nghiệp vụ phát sinh ở trên)
là 50trđ
- Tỷ giá tính thuế là : 21.872đ/USD
- Công ty tính thuế GTGT theo PP khấu trừ

Gỉai:
1. Thuế GTGT tính trênhoa hồng được hưởng khi làm đại lý bán sản phẩm A:
10.000sp x [88.000 : (1+10%)] x 5% x 10% = 4.000.000đ
2. Sản phẩm B:
Giá tính thuế XK: FOB = 50.000USD – (2% x 50.000USD) = 49.000USD
Thuế XK = 49.000USD x 2% x 21.872đ/USD = 21.434.560đ
Hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0%, do đó thuế GTGT đầu ra sp B = 0
3.Thuế GTGT đầu ra sản phẩm C:
550.000.000 x 10% = 55.000.000đ
4. Thuế GTGTtính trên hoa hồng được hưởng khi nhận ủy thác xuất khẩu SP D:
800.000.000 x 2% x 10% = 1.600.000đ
5. Đổi sp E lấy F: thuế GTGT đầu ra sp E
300sp x 220.000 : (1+10%) x 10% = 6.000.000đ
(Thuế GTGT đầu vào của sp F là 6.000.000đ)
6.Thuế GTGT đầu ra sản phẩm K:
450.000.000 x 10% = 45.000.000đ
7. Sản phẩm N:
Thuế XK = 800.000.000 x 2% = 16.000.000đ
Hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0%, do đó thuế GTGT đầu ra sp N = 0

Vậy:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 6.000.000 + 50.000.000 = 56.000.000đ
Thuế GTGT đầu ra: 55.000.000 + 6.000.000 + 45.000.000 = 106.000.000đ
Thuế GTGT phải nộp = 106.000.000 - 56.000.000 = 50.000.000đ
(DN Cát Tường sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với thuế GTGT tính trên hoa
hồng trảcho công ty Vĩnh An khi bán sp A cho DN Cát Tường: 4.000.000đ và tương tự
công ty Minh Phúc sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào: 1.600.000đ)

Bài tập 2:
Trong kỳ tính thuế công ty sx rượu bia Sài Gòn có các số liệu sau:

38
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

1/ Công ty đã nhập khẩu 800 chai rượu nguyên chất, giá FOB là 20USD/chai, chi phí
vận tải và bảo hiểm quốc tế bằng 2% giá FOB. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu một số
nguyên liệu khác (không chịu thuế TTĐB) giá CIF quy ra đồng VN là 500trđ, Sau đó
công ty đưa toàn bộ số rượu đã nhập và nguyên liệu vào sx thu được 200.000 chai rượu
200.
2/ Bán cho DN Titian thuộc khu chế xuất 150.000 chai rượu 20 0 với giá là
150.000đ/chai
Ký gởi đại lý 30.000 chai rượu 20 0 với giá bán chưa thuế GTGT là 180.000đ/chai. Cuối
kỳ tồn 1.000 chai.
3/ Xuất khẩu qua Úc 10.000 chai rượu 200 theo giá FOB là 15USD/chai.
Yêu cầu: Tính thuế XK,NK,TTĐB và GTGT phải nộp, được hoàn, khấu trừ (nếu có)
Biết rằng:
Thuế suất thuế NK rượu nguyên chất là 65%, nguyên liệu 20%
Thuế suất thuế XK rượu 200 là 2%
Thuế suất thuế TTĐB rượu nguyên chất và rượu 200 là 55%
Thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng 10%
Thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ của kỳ trước là 300 trđ
Tỷ giá tính thuế là : 21.872đ/USD

Giải:
1.
Giá tính thuế NK: 20USD + 2% x 20USD = 20.4USD
Thuế NK rượu nguyên chất:
800 chai x 20.4USD x 65% x 21.872 = 232.018.176đ
Giá tính thuế TTĐB: 20.4USD + 20.4USD x 65% = 33.66USD
Thuế TTĐB rượu nguyên chất phải nộp ở khâu NK:
800 chai x 33.66USD x 55% x 21.872 = 323.933.069đ
Giá tính thuế GTGT:
20.4USD + 20.4USD x 65% + 33.66USD x 55% = 52.173USD
13.26USD 18.513USD
Thuế GTGT đầu vào của rượu nguyên chất:
800 chai x 52.173USD x 10% x 21.872 = 91.290.229đ
Thuế NK nguyên liệu khác:
500.000.000 x 20% = 100.000.000đ
Thuế GTGT đầu vào nguyên liệu khác:
(500.000.000 + 100.000.000) x 10% = 60.000.000đ
2.
Thuế XK của 150.000 chai rượu 200:
150.000 chai x 150.000đ/chai x 2% = 450.000.000đ
Tổng thuế NK của rượu nguyên chất và nguyên liệu khác:
232.018.176 + 100.000.000 = 332.018.176đ
Thuế NK được hoàn:

39
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

332.018.176 x 150.000chai : 200.000chai = 249.013.632đ


Thuế TTĐB được hoàn:
323.933.069đ x 150.000chai : 200.000chai = 242.949.802đ
Thuế GTGT = 0 ( xuất khẩu thuế suất thuế GTGT = 0%)
3.
Thuế TTĐB phải nộp khi bán 29.000 chai trong nước:
(30.000 chai – 1.000 chai) x [180.000 : (1 + 55%)] x 55% = 1.852.258.065đ
Thuế TTĐB được khấu trừ:
323.933.069đ x 29.000chai : 200.000 chai = 46.970.295đ
Thuế GTGT đầu ra:
(30.000 chai – 1.000 chai) x 180.000đ/chai x 10% = 522.000.000đ
4.
Thuế XK 10.000 chai rượu 200:
10.000 chai x 15USD/chai x 21.872đ/USD x 2% = 65.616.000đ
Thuế NK được hoàn:
332.018.176 x 10.000chai : 200.000chai = 16.600.909đ
Thuế TTĐB được hoàn:
323.933.069đ x 10.000chai : 200.000chai = 16.196.654đ
Thuế GTGT = 0( xuất khẩu thuế suất thuế GTGT = 0%)
Vậy:
Thuế NK phải nộp:332.018.176đ
Thuế NK được hoàn: 249.013.632 + 16.600.909 = 265.614.541đ
Thuế TTĐB rượu nguyên chất phải nộp ở khâu NK:: 323.933.069đ
Thuế TTĐB được hoàn: 242.949.802 + 16.196.654 = 259.146.456đ
Thuế TTĐB phải nộp khi bán 29.000 chai trong nước: 1.852.258.065đ
Thuế TTĐB được khấu trừ: 46.970.295đ
Thuế TTĐB phải nộp trong kỳ: 1.852.258.065đ - 46.970.295đ = 1.805.287.770đ
Thuế GTGT đầu ra: 522.000.000đ
Thuế GTGT đầu vào: 91.290.229 + 60.000.000 + 300.000.000 = 451.290.229đ
Thuế GTGT phải nộp: 522.000.000 - 451.290.229 = 70.709.771đ

Bài tập 3:
Tại công ty TM X trong tháng 5/201x có số liệu kê khai như sau:
A. Tình hình mua HH nhập kho trong tháng:
1. Vải 100.000m, giá mua chưa thuế 150.000đ/m.
2. Nồi cơm điện NK từ Nhật: 50.000 cái, giá CIF 600.000đ/c.
40
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3. Rượu trái cây 100.000l, giá mua chưa thuế GTGT là 50.000đ/l
B. Trong tháng đã xuất kho bán:
1. Vải:
-Bán cho Cty A 50.000m, giá bán 200.000 đ/m
-XK qua Mỹ 50.000m, giá FOB 180.000 đ/m
2. Nồi cơm điện:
-Bán cho Cty B 25.000 cái, giá 500.000đ/c
-Tiêu thụ qua đại lý bán lẻ 10.000 cái, giá đại lý theo HĐ với Cty là 550.000đ/c.
3. Rượu trái cây:
-Bán cho Cty C 50.000l, giá bán 60.000đ/l
-Bán cho cửa hàng D 50.000 l, giá 65.000đ/l
Yêu cầu: Tính thuế GTGT phải nộp
Biết rằng:
- Tất cả giá trên đều chưa có thuế GTGT.
- TS thuế GTGT đầu vào, đầu ra của vải, rượu, nồi cơm điện là 10%.
- TS thuế NK nồi cơm điện: 30%; TS thuế GTGT hàng XK: 0%. TS thuế XK: 1%.
- Cty tính thuế GTGT theo PP Khấu trừ.
Giải:
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
1. Mua 100.000m vải:
100.000m x 150.000 đ/m x 10% = 1.500.000.000 đ
2. NK 50.000 cái nồi cơm điện:
50.000 cái x (600.000 đ/c + 600.000 đ/c x 30%) x 10% = 3.900.000.000 đ
3. Mua 200.000l rượu:
100.000l x 50.000đ/l x 10% = 500.000.000 đ
=> Tổng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
1.500.000.000 + 3.900.000.000 + 500.000.000 = 5.900.000.000 đ
+ Thuế GTGT đầu ra
1. Vải:
- Bán cho Công ty A: 50.000m x 200.000 đ/m x 10% = 1.000.000.000 đ
-Xuất khẩu: Thuế GTGT = 0
2. Nồi cơm điện:
-Bán cho Công ty B: 25.000 cái x 500.000 đ/cái x 10% = 1.250.000.000 đ
-Tiêu thụ qua đại lý bán lẻ: 10.000 cái x 550.000 đ/cái x 10% = 550.000.000 đ
41
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3. Rượu:
-Bán cho công ty C: 50.000l x 60.000đ/l x 10% = 300.000.000 đ
-Bán cho cửa hàng D: 50.000l x 65.000đ/l x 10% = 325.000.000 đ
=> Tổng thuế GTGT đầu ra:
1.000.000.000 + 1.250.000.000 + 550.000.000 + 300.000.000 + 325.000.000 =
3.425.000.000 đ
 Thuế GTGT pn = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
= 3.425.000.000 – 5.900.000.000 = - 2.475.000.000 đ
Vậy doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT trong kỳ.

Bài tập 4:
Tại 1 Cơ sở kinh doanh vàng X. Tháng 5/201x có các số liệu kê khai sau:
-HH tồn đầu kỳ: Vàng SJC: 150 lượng, giá Nhập kho 36.000.000đ/lượng
-Tình hình HH nhập kho trong tháng:
-Vàng SJC: 100 lượng, giá mua 37.000.000đ/lượng
-Vàng 9999: 50 lượng, giá mua 35.000.000đ/lượng
-Trong tháng đã tiêu thụ:
-Vàng SJC: 250 lượng, giá bán 39.000.000đ/lượng
-Vàng 9999: 50 lượng, giá bán 37.000.000đ/lượng
Yêu cầu: Tính thuế GTGT phải nộp.
Biết rằng: Cơ sở tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Giải:
+Doanh số bán (Doanh thu)
Vàng SJC: 250 lượng x 39.000.000 đ/lượng = 9.750.000.000 đ
Vàng 9999: 50 lượng x 37.000.000 đ/lượng = 1.850.000.000 đ
=> Tổng doanh số bán:
9.750.000.000 + 1.850.000.000 = 11.600.000.000 đ
+ Doanh số mua (Giá vốn):
Vàng SJC: 150 lượng x 36.000.000đ/lượng + 100 lượng x 37.000.000đ/lượng =
9.100.000.000 đ
Vàng 9999: 50 lượng x 35.000.000 đ/lượng = 1.750.000.000 đ
=> Tổng doanh số mua:
9.100.000.000 + 1.750.000.000 = 10.850.000.000 đ
 Giá trị gia tăng = Doanh số bán – doanh số mua
42
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

= 11.600.000.000 – 10.850.000.000 = 750.000.000 đ


 Thuế GTGT phải nộp:
= 750.000.000 x 10% = 75.000.000 đ
Bài tập 5:
Tại 1 Cơ sở kinh doanh thương mại A. Trong tháng 5/201x có các số liệu trong kỳ
như sau:
-HH tồn đầu kỳ:
Hàng A: 2.000sp, giá nhập kho 60.000đ/sp
Hàng B: 1.300 sp, giá nhập kho 40.000 đ/sp
Hàng C: 2.500 sp, giá nhập kho 65.000 đ/sp
-Tình hình HH nhập kho trong tháng:
Hàng A: 500sp, giá nhập kho 45.000đ/sp
Hàng B: 4.000 sp, giá nhập kho 55.000đ/sp
Hàng C: 1.500 sp, giá Nhập kho 60.000đ/sp
-Trong tháng đã tiêu thụ:
Hàng A: 1.400sp, giá bán 100.000đ/sp
Hàng B: 5.000sp, giá bán 60.000đ/sp
Hàng C: 1.500sp, giá bán 70.000đ/sp
Yêu cầu: Tính thuế GTGT phải nộp.
Biết rằng: Cơ sở tính giá xuất kho theo phương thức nhập trước xuất trước và tính thuế
GTGT theo PP trực tiếp.

Giải:
Doanh thu Hàng A = 1.400sp x 100.000đ/sp = 140.000.000 đ
Doanh thu Hàng B = 5.000sp x 60.000đ/sp = 300.000.000 đ
Doanh thu Hàng C = 1.500sp x 70.000đ/sp = 105.000.000 đ
=> Tổng doanh thu: = 140.000.000 + 300.000.000 + 105.000.000 = 545.000.000 đ
 Thuế GTGT phải nộp: = 545.000.000 x 1% = 5.450.000 đ
Bài tập 6:
Tại Công ty Kinh doanh Thương mại Dịch vụ Khách sạn Bảo An, trong kỳ có các số
liệu như sau:
A. Tình hình mua hàng hóa trong kỳ:

1. Mua 150 cây xì gà, đơn giá chưa thuế GTGT là 250.000đ/cây.
2. Mua 1.000 áo sơ mi, đơn giá chưa thuế GTGT là 200.000đ/áo.
43
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3. Nhập khẩu 100 chai rượu vang nho, giá FOB qui ra VNĐ là 1.050.000đ/chai, phí
vận chuyển và bảo hiểm quốc tế là 50.000 đ/chai .
4. Mua 80 cái điện thoại di động, đơn giá chưa thuế GTGT là 3.500.000đ/cái.
5. Tập hợp hóa đơn GTGT còn lại trong tháng, có số tiền thanh toán là 9.900.000 đ.
B. Hoạt động kinh doanh thương mại:
1. Bán trong nước 50 cây xì gà, đơn giá chưa thuế GTGT là 300.000đ/cây.
2. Bán cho Doanh nghiệp chế xuất 500 áo sơ mi, đơn giá bán là 250.000đ/áo.
3. Bán trong nước 60 chai rượu vang nho, đơn giá bán bao gồm thuế GTGT là
5.500.000đ/chai.
4. Xuất cho đại lý bán lẻ 50 cái điện thoại di động, giá bán theo hợp đồng chưa có
thuế GTGT là 4.500.000đ/cái, cuối năm đại lý còn tồn kho 10 cái.
C. Hoạt động kinh doanh dịch vụ:
1. Doanh thu từ cho thuê phòng: 150.000.000 đ (giá chưa thuế GTGT).
2. Doanh thu từ kinh doanh karaôkê: 200.000.000 đ (giá chưa thuế GTGT).
Yêu cầu: Tính thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra, mua vào là 10%; Thuế suất
thuế nhập khẩu rượu nho là 84%; Thuế suất thuế XK áo: 1%; Thuế suất thuế TTĐB theo
biểu thuế hiện hành; Công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ và tính thuế GTGT theo PP
khấu trừ.
Giải:
Thuế nhập khẩu rượu vang nho phải nộp:
100 x (1.050.000 + 50.000) x 84% = 92.400.000 đ
Thuế TTĐB phải nộp khi nhập khẩu rượu vang nho:
(100 x 1.100.000 + 92.400.000)x 30% = 60.720.000 đ
Thuế Xuất khấu áo sơ mi:
500 x 250.000 x 1% = 1.250.000 đ
Thuế GTGT phải nộp:
+ Thuế GTGT đầu vào:
1. Mua xì gà:
(150 x 250.000) x 10% = 3.750.000 đ
2. Mua áo sơ mi:
1.000 x 200.000 x 10% = 20.000.000 đ
3. Nhập khẩu rượu:
(100 x 1.100.000 + 92.400.000 + 60.720.000 ) x 10% = 26.312.000 đ
44
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

4. Mua Điện thoại di động:


80 x 3.500.000 x 10% = 28.000.000 đ
5. Tập hợp hóa đơn GTGT:
9.000.000 x 10% = 900.000 đ
=> Tổng thuế GTGT đầu vào: 78.962.000 đ
+ Thuế GTGT đầu ra:
- Hoạt động kinh doanh:
1. Bán thuốc lá điếu:
50 x 300.000 đ/sp x 10 % = 1.500.000 đ
2. Bán áo sơ mi cho DN chế xuất: Thuế GTGT = 0
3. Bán vang nho:
60 x 5.000.000 đ/sp x 10% = 30.000.000 đ
4. Bán Điện thoại:
40 x 4.500.000 x 10% = 18.000.000 đ

- Hoạt động thương mại:


1. Cho thuê phòng: 150.000.000 x 10% = 15.000.000 đ
2. Kinh doanh Karaoke: 200.000.000 x 10% = 20.000.000 đ
=> Tổng thuế GTGT đầu ra: 84.500.000đ
=> Thuế GTGT phải nộp
= Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
= 84.500.000 - 78.962.000 = 5.538.000 đ

45
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

CHƯƠNG 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


I. Những vấn đề cần lưu ý
Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

- Nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

Thuế TNDN phải Thu nhập Phần trích lập quỹ Thuế suất thuế
= - x
nộp tính thuế KH & CN TNDN

Trong đó:
Các khoản lỗ được
Thu nhập Thu nhập được
Thu nhập tính thuế = - - kết chuyển theo quy
chịu thuế miễn thuế
định

Các khoản thu


Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ -
nhập khác

 Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia
công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp
được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

a) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là
doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị
gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

 Chi phí được trừ, doanh nghiê âp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ
các điều kiê ân sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

46
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở
lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng
tiền mặt.

d) Không phải là chi phí không được trừ

 Các khoản thu nhập khác: tại Điều 7 TT 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng
6 năm 2014
 Thu nhập được miễn thuế: tại Điều 8 TT 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng
6 năm 2014
 Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:

- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.
- Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ
vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chu yển lỗ tính liên tục không
quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

II. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Thuế thu nhập doanh nghiệp là
a. Thuế gián thu
b. Thuế trực thu
c. Thuế tiêu dùng
d. Thuế tài sản
Câu 2: Đối tượng nộp thuế TNDN:
a. Tổ chức hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế và tổ chức nước
ngoài SXKD tại VN
b. Hộ gia đình kinh doanh
c. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công
d. b,c đều đúng
Câu 3: Đối tượng không nộp thuế TNDN
a. Doanh nghiệp tư nhân
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
c. Hộ gia đình kinh doanh
d. Hợp tác xã
Câu 4: Thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ được xác định theo công thức:
a. Doanh thu trừ chi phí được trừ
b. Doanh thu trừ chi phí được trừ cộng các khoản thu nhập khác
47
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

c. Thu nhập chịu thuế trừ các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
d. Thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế trừ các khoản lỗ được kết chuyển
từ các năm trước
Câu 5: Doanh nghiệp Đồng Tâm bán sản phẩm cho công ty Đông Nam, thời điểm
Doanh nghiệp Đồng Tâm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
a. Khi nhận được tiền thanh toán từ công ty Đông Nam
b. Khi nhận được chứng từ nhập kho từ công ty Đông Nam
c. Khi chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho công ty Đông Nam
d. a,b và c đều đúng
Câu 6: Doanh nghiệp bán sản phẩm chịu thuế GTGT theo phương thức trả góp thì
doanh thu để tính thuế TNDN:
a. Giá bán trả tiền một lần và bao gồm lãi trả góp
b. Giá bán bao gồm lãi trả góp và bao gồm thuế GTGT
c. Giá bán bao gồm thuế GTGT nhưng chưa bao gồm lãi trả góp
d. Giá bán trả tiền một lần, không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm
Câu 7: Doanh nghiệp X bán 1.000 SP C cho công ty thương mại Y ( chưa thu tiền),
cuối tháng công ty Y chỉ bán lại được 900 SP C, doanh nghiệp X:
a. Tính doanh thu theo số lượng 900 SP
b. Tính doanh thu theo số lượng 1000 SP
c. Tính doanh thu khi nhận đủ tiền thanh toán của công ty X đúng bằng số lượng
1.000SP
d. Tính doanh thu khi nhận đủ tiền thanh toán của công ty X đúng bằng số lượng
900SP
Câu 8: Doanh nghiệp A nhận làm đại lý bán đúng giá sản phẩm cho doanh nghiệp B,
doanh thu của DN A:
a. Giá bán chưa thuế GTGT của sản phẩm
b. Tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa
c. Tiền hoa hồng + giá bán sản phẩm chưa thuế GTGT
d. Giá bán bao gồm thuế GTGT của sản phẩm
Câu 9: Doanh nghiệp A dùng sản phẩm chịu thuế GTGT để trao đổi, thì doanh
nghiệp A tính doanh thu theo:
a. Giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương trên thị trường
b. Không tính doanh thu đối với sản phẩm này
c. Tính doanh thu của sản phẩm này theo giá vốn
48
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. a,b và c đều sai


Câu 10: Doanh nghiệp A bán 800 sản phẩm cho công ty B, nhưng có 100 sản phẩm
không đúng quy cách nên công ty B đã trả lại trước khi nhận hàng, doanh nghiệp A:
a. Tính doanh thu theo số lượng 800 sản phẩm, 100 sản phẩm bị trả lại tính vào chi
phí
b. Tính doanh thu theo số lượng 700 sản phẩm
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 11: Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp bị lỗ thì số lỗ
này:
a. Được chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp
theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm
phát sinh lỗ
b. Không được chuyển sang cấn trừ với thu nhập chịu thuế của kỳ kế tiếp nếu kỳ kế
tiếp vẫn bị lỗ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 12: Nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là:
a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp
b. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
c. Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn mua hàng hóa
dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 trđ trở lên
d. a,b và c đều đúng
Câu 13: Tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân:
a. Không tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
b. Được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu chủ doanh nghiệp có nộp
thuế TNCN
c. Được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu chủ doanh nghiệp có tham
gia điều hành SXKD
d. a,b và c đều đúng

Câu 14: Công ty AS thuê nhân viên bán hàng, hợp đồng lao động có thỏa thuận
lương cố định 5 trđ/người/tháng và khi doanh số bán vượt mức 200 trđ/người/tháng
49
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

thì người lao động sẽ được thưởng thêm 1% trên tổng doanh số vượt 200 trđ. Tiền
thưởng này:
a. Được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
b. Không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
c. Được tính vào chi phí được trừ nhưng không quá 30 trđ/năm
d. Được tính vào chi phí được trừ nhưng không quá 38 trđ/năm
Câu 15: Khoản chi trang phục làm việc cho người lao động được tính vào chi phí
được trừ khi tính thuế TNDN nếu:
a. Chi trang phục bằng hiện vật có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ
b. Chi trang phục bằng tiền không vượt quá 5 trđ/người/năm
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
Câu 16: Khoản chi nào được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
a. Chi đầu tư xây dựng cơ bản
b. Chi ủng hộ địa phương, các đoàn thể, tổ chức XH
c. Chi khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật
d. a,b và c đều đúng
Câu 17: Khoản chi nào được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
a. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là
tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm vay
b. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là
tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm vay
c. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ
d. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
Câu 18: Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
a. Chi nộp phạt do trả nợ vay NH quá hạn
b. Chi nộp phạt do vi phạm luật giao thông
c. Chi nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
d. a,b và c đều đúng
Câu 19: Khoản thuế nào được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:
a. Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế
50
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. Thuế TNCN do DN khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế
c. Thuế TNDN nộp thay nhà thầu nước ngoài có thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu và
Thuế TNCN DN nộp thay cho người lao động
d. a,b và c đều đúng
Câu 20: DN được tính chi phí khấu hao TSCĐ vào chi phí được trừ khi tính thuế
TNDN:
a. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính
b. Khấu hao vượt mức quy định
c. Khấu hao TSCĐ không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu DN
d. Khấu hao TSCĐ không được theo dõi, quản lý, hạch toán trong sổ sách kế toán của
DN
Câu 21: Doanh thu tính thuế TNDN đối với DN nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là:
a. Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
b. Bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
c. Tất cả câu trên đều đúng.
d. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 22: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN là:
a. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công mà DN được hưởng.
b. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ mà DN được hưởng.
c. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá mà DN được
hưởng.
d. Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ
trội mà doanh nghiệp được hưởng.
Câu 23: Doanh nghiệp được tính vào chi phí khoản chi nào dưới đây khi có đầy đủ hoá
đơn chứng từ:
a. Phần trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ
chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
b. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với
phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu.
c. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của tổ chức tín dụng khi đã góp đủ
vốn điều lệ không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
51
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Không có khoản chi nào cả.


Câu 24: Khoản chi nào dưới đây không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế:
a. Khoản chi không có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
b. Khoản chi không có hoá đơn nhưng có bảng kê và bảng kê này thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật.
c. Khoản chi thưởng sáng kiến, cải tiến có quy chế quy định cụ thể về việc chi
thưởng sáng kiến, cải tiến, có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 25. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế đối với khoản chi nào dưới đây:
a. Khoản trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức quy định.
b. Khoản chi tài trợ cho giáo dục theo đúng quy định.
c. Các khoản chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành
tài sản cố định;
d. Không có khoản chi nào nêu trên.
Câu 26: Khoản chi phí nào sau đây được trừ khi tính thu nhập chịu thuế nếu có hóa
đơn chứng từ đúng qui định:
a. Chi phí khấu hao xe ô tô của Giám đốc.
b. Chi ủng hộ địa phương.
c. Chi hổ trợ kinh phí cho hoạt động Đoàn tại cơ sở kinh doanh.
d. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ.
Câu 27: Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ:
a. Trong thời hạn 3 năm, kể từ năm phát sinh lỗ.
b. Trong thời hạn 5 năm, kể từ năm phát sinh lỗ.
c. Trong thời hạn 6 năm, kể từ năm phát sinh lỗ.
d. Không giới hạn thời gian chuyển lỗ.
Câu 28: Doanh nghiệp X trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 8.000 triệu đồng
- Tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ: 6.000 triệu đồng, trong đó:
+ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu: 300 triệu đồng
+ Chi đào tạo tay nghề cho công nhân: 200 triệu đồng
+ Các chi phí còn lại được coi là hợp lý.
- Thuế suất thuế TNDN là 20%,
52
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Thuế TNDN doanh nghiệp A phải nộp trong năm:


a. 500 triệu đồng
b. 625 triệu đồng
c. 460 triệu đồng
d. Số khác
Câu 29. Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có số liệu :
- Doanh thu bán hàng : 5.000 triệu đồng
- DN kê khai : Tổng các khoản chi được trừ vào chi phí là 4.000 triệu đồng ( bao
gồm chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội
nghị là 500 triệu đồng).
- Thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế : 200 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế :
a. 600 triệu đồng
b. 800 triệu đồng
c. 1.000 triệu đồng
d. Số khác
Câu 30. Doanh nghiệp A trong kỳ tính thuế có số liệu sau :
Doanh thu trong kỳ là : 10.000 triệu đồng
Chi phí doanh nghiệp kê khai : 8.100 triệu đồng, trong đó :
- Chi nộp tiền phạt do vi phạm hành chính là 100 triệu đồng
- Chi tài trợ y tế là : 100 triệu đồng
Thu nhập chịu thuế :
a. 1.900 triệu đồng
b. 2.000 triệu đồng
c. 2.100 triệu đồng
d. 2.200 triệu đồng

Đáp án:
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 b 2 a

53
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3 c 4 d
5 c 6 d
7 b 8 b
9 a 10 b
11 a 12 d
13 a 14 a
15 c 16 c
17 b 18 b
19 c 20 a
21 b 22 d
23 c 24 a
25 c 26 c
27 b 28 d
29 d 30 b

III. Bài tập


Bài tập 1:
Doanh nghiệp Vĩnh Phúc trong năm tính thuế có các tài liệu phát sinh như sau:
I/ Tình hình sản xuất:
Trong năm DN Vĩnh Phúc sản xuất được 50.000sp A ( không chịu thuế TTĐB)
II/ Tình hình tiêu thụ:
1/ Bán cho công ty ABC 15.000sp, giá bán chưa thuế GTGT 40.000đ/sp
2/ Trực tiếp xuất khẩu 12.000sp, giá CIF là 100.000đ/sp. Phí vận chuyển và bảo hiểm
là 5.000đ/sp
3/ Bán cho DN chế xuất 6.000sp, giá bán 60.000đ/sp
4/ Xuất cho đại lý bán lẻ 7.000sp với giá bán chưa có thuế GTGT là 50.000đ/sp. Cuối
năm đại lý còn tồn kho 1.000sp
III/ Chi phí SXKD:
- Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm là 900 trđ
- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 600 trđ
- Chi phí sản xuất chung:
+ Vật liệu dùng sửa chữa thường xuyên TSCĐ : 10 trđ
+ Khấu hao TSCĐ: 200 trđ
+ Các chi phí khác : 150 trđ
- Chi phí quản lý và bán hàng:
+ Khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý : 60 trđ và bộ phận bán hàng: 20 trđ
+ Tiền lương bộ phận quản lý: 100 trđ
+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ thuộc bộ phận quản lý là 5 trđ
+ Chi hoa hồng cho đại lý 5% giá bán chưa có thuế GTGT
Yêu cầu: Tính các loại thuế mà DN Vĩnh Phúc phải nộp trong năm tính thuế
Biết rằng:
- Thuế suất thuế GTGT 10%
- Thuế suất thuế XK 2%
54
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

- Thuế suất thuế TNDN 20%


- DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm là 50 trđ
- Thu từ bán phế liệu 10 trđ
- Thu nhập được miễn thuế là 30 trđ
- Lỗ năm trước là 20 trđ.
- Không có hàng tồn kho đầu kỳ
Giải:
 Tiêu thụ:
1. Bán cho công ty ABC:
- Doanh thu: 15.000sp x 40.000đ/sp = 600 trđ
- Thuế GTGT đầu ra: 600 trđ x 10% = 60 trđ
2. Xuất khẩu:
- Doanh thu: 12.000sp x 100.000đ/sp = 1.200 trđ
- Phí vận chuyển và bảo hiểm: 12.000sp x 5.000đ/sp = 60 trđ
- Thuế XK: 12.000sp x (100.000đ/sp - 5.000đ/sp) x 2% = 22.800.000đ
- Thuế GTGT = 0
3. Bán cho DN chế xuất 6.000sp, giá bán 60.000đ/sp
- Doanh thu: 6.000sp x 60.000đ/sp = 360 trđ
- Thuế XK: 360.000.000 x 2% = 7.200.000đ
4. Xuất cho đại lý
- Doanh thu: 6.000sp x 50.000đ/sp = 300 trđ
- Thuế GTGT đầu ra: 300.000.000 x 10% = 30.000.000đ
- Hoa hồng đại lý: 300.000.000 x 5% = 15.000.000đ
- Thuế GTGT đầu vào của DN Vĩnh Phúc =thuế GTGT của hoa hồng đại lý:
15.000.000 x 10% = 1.500.000đ
 Thuế XK: 22.800.000 + 7.200.000 = 30.000.000đ
 Thuế GTGT phải nộp:(60 trđ + 30 trđ) – (50 trđ + 1,5 trđ) = 38,5 tr
 Thuế TNDN phải nộp:
- Doanh thu: 600 trđ + 1.200 trđ + 360 trđ + 300 trđ = 2.460 trđ
- Chi phí:
+ Giá thành để sx ra 50.000sp = 900 trđ + 600 trđ + 10 tr + 200 tr + 150 trđ
= 1.860 trđ
+ Giá thành để sx ra 39.000sp đã bán = 1.860 trđ x 39.000sp : 50.000sp =
1.450.800.000đ
+ Chi phí được trừ của 39.000sp đã bán = 1.450,8 trđ + 60 trđ + 20 trđ +
100 trđ + 5 trđ + 15 trđ + 60 trđ + 30 trđ = 1.740,8 trđ
- TN khác: 10 trđ
- TNCT = 2.460 trđ - 1.740,8 trđ + 10 trđ = 729.200.000đ
- TNTT = 729.200.000đ – ( 30 tr + 20 tr) = 679.200.000đ
- Thuế TNDN phải nộp = 679.200.000 x 20% = 135.840.000đ

Bài tập 2:
Công ty Bia Sài Gòn trong năm tính thuế có các số liệu sau:
I. Tình hình mua ngoài:
1/ Nhập khẩu 30.000 kg nguyên liệu A từ Đức với giá FOB là 30USD/kg, chi phí vận
chuyển và bảo hiểm quốc tế bằng 2 USD/kg.
2/ Mua chất phụ gia B trong nước với tổng trị giá đã có thuế GTGT là 550 trđ
55
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3/ Nhập khẩu 10.000 kg nguyên liệu C giá FOB là 5 tỷ chưa bao gồm chi phí vận
chuyển và bảo hiểm quốc tế là 100 trđ.
4/ Mua bao bì D để phục vụ sx với tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 400
trđ
II. Tình hình sản xuất:
Công ty đã sử dụng toàn bộ số nguyên liệu trên để sản xuất 5 tr lon bia 333

III. Tình hình tiêu thụ :


1/ Xuất khẩu trực tiếp 500.000 lon bia ra nước ngoài theo giá FOB 5USD/lon
2/ Giao 1.500.000 lon bia cho các đại lý với giá bán chưa thuế GTGT là 20.000đ/lon.
Cuối năm đại lý còn tồn 200.000 lon
3/ Bán cho các nhà hàng, khách sạn, quán bar 2.500.000 lon bia với giá đã có thuế
GTGT là 22.000đ/lon và đã tiêu thụ hết trong năm
4/ Giao cho các hệ thống siêu thị 500.000 lon với giá đã có thuế GTGT là 33.000đ/lon
và đã tiêu thụ hết trong năm.
IV. Chi phí SXKD:
1/ Tiền lương cho nhân công trực tiếp SX: 500 trđ
- Chi phí sx chung:
- Khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng sx là 50 trđ
- Vật tư dùng sửa chữa thường xuyên là 10 trđ chưa thuế GTGT
- Chi phí khác 20 trđ chưa thuế GTGT
2/ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
- Chi hoa hồng cho đại lý và siêu thị là 5%, hoa hồng cho khách sạn, nhà hàng, quán
bar là 3% trên giá chưa thuế GTGT
- Chi quảng cáo và tiếp thị 1 tỷ chưa thuế GTGT
- Lương bộ phận quản lý: 200 trđ
- Khấu hao TSCĐ là 10 trđ
3/ Chi phí khác:
- Chi ủng hộ đồng bào bị lũ lụt có chứng từ hợp lệ là 200 trđ
- Cấp học bổng cho SV nghèo vượt khó 50 trđ, không có xác nhận của nhà trường
- Chi cho nhân viên đi nghỉ mát 500 trđ.
Yêu cầu: Tính các loại thuế DN phải nộp, được hoàn trong năm
Biết rằng:
- Không tồn kho thành phẩm, nguyên liệu đầu năm
- Nguyên liệu A,B,C,D không chịu thuế TTĐB, có thuế suất thuế NK là 3%
- Thuế suất thuế TTĐB bia là 55%, thuế suất thuế GTGT 10%, thuế suất thuế XK
bia là 2%
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Thu nhập miễn thuế là 50 trđ
- Công ty trích quỹ KH và CN theo quy định bằng 10% TNTT
- Thanh lý TS thu được 220trđ đã bao gồm thuế GTGT trong đó giá trị còn lại là 50
trđ, phí môi giới là 10 trđ
- Tỷ giá tính thuế là 22.000đ/USD
Giải:
I. Mua ngoài:
56
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

1. Nguyên liệu A:
- Thuế NK: 30.000 kg x (30USD/kg + 2 USD/kg) x 3% x 22.000đ/USD =
633.600.000đ
- Thuế GTGT hàng NK: 30.000 kg x (32USD/kg + 0.96USD/kg) x 10% x
22.000đ/USD = 2.175.360.000đ
2. Chất phụ gia B:
- Thuế GTGT chất phụ gia B: 550trđ : (1+10%) x 10% = 50 trđ
3. Nguyên liệu C:
- Thuế NK: (5.000trđ + 100trđ) x 3% = 153trđ
- Thuế GTGT hàng NK: (5.100trđ + 153trđ) x 10% = 525,3trđ
4. Bao bì D:
- Thuế GTGT bao bì D: 400trđ x 10% = 40trđ
Vậy:
- Tổng thuế NK: 633.600.000đ + 153.000.000đ = 786.600.000đ
- Tổng thuế GTGT đầu vào: 2.175.360.000đ + 50.000.000đ + 525.300.000 +
40.000.000đ = 2.790.660.000đ
III. Tiêu thụ:
1. Xuất khẩu
- Doanh thu: (500.000 lon x 5USD/lon) x 22.000đ/USD = 55.000 trđ
- Thuế XK: (500.000 lon x 5USD/lon) x 2% x 22.000đ/USD = 1.100 trđ
- Không chịu thuế TTĐB
- Thuế GTGT = 0
- Hoàn thuế NK: 500.000 lon x 786.600.000đ : 5.000.000 lon = 78.660.000đ
2. Đại lý
- Doanh thu: (1.500.000 lon - 200.000 lon) x 20.000đ/lon = 26.000 trđ
- Thuế TTĐB: (1.500.000 lon - 200.000 lon) x (20.000đ/lon : (1+55%)) x 55% =
9.225.806.452đ
- Thuế GTGT : 26.000.000.000 x 10% = 2.600 trđ
- Hoa hồng đại lý: 1.300.000 lon x 20.000đ/lon x 5% = 1.300 trđ
- Thuế GTGT của hoa hồng đại lý (cty bia SG được khấu trừ): 1.300 trđ x 10% = 130 trđ
3. Nhà hàng, khách sạn, quán bar
- Doanh thu: 2.500.000 lon x [22.000đ/lon : (1+10%)] = 50.000 trđ
- Thuế TTĐB: 2.500.000 lon x [20.000đ/lon : (1+55%)] x 55% = 17.741.935.480đ
- Thuế GTGT : 50.000.000.000 x 10% = 5.000 trđ
- Hoa hồng nhà hàng, khách sạn, quán bar: 2.500.000 lon x 20.000đ/lon x 3% = 1.500 trđ
- Thuế GTGT của hoa hồng nhà hàng, khách sạn, quán bar (cty bia SG được khấu
trừ): 1.500 trđ x 10% = 150 trđ
4. Hệ thống siêu thị
- Doanh thu: 500.000 lon x [33.000đ/lon : (1+10%)] = 15.000 trđ
- Thuế TTĐB: 500.000 lon x [30.000đ/lon : (1+55%)] x 55% = 5.322.580.645đ
- Thuế GTGT : 15.000.000.000 x 10% = 1.500 trđ
- Hoa hồng siêu thị: 15.000 trđ x 5% = 750 trđ
- Thuế GTGT của hoa hồng siêu thị (cty bia SG được khấu trừ): 750 trđ x 10% = 75 trđ
Vậy :
- Tổng doanh thu: 55.000 trđ + 26.000 trđ + 50.000 trđ + 15.000 trđ = 146.000trđ

57
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

- Tổng hoa hồng: 1.300 trđ + 1.500 trđ + 750 trđ = 3.550 trđ
- Thuế XK = 1.100 trđ
- Thuế TTĐB phải nộp:9.225.806.452đ + 17.741.935.480đ + 5.322.580.645đ =
32.290.322.580đ
- Thuế NK được hoàn: 78.660.000đ
- Thuế GTGT đầu ra: 2.600 trđ + 5.000 trđ + 1.500 trđ + [220 : (1 + 10%)] x 10%=
9.120 trđ
- Tổng thuế GTGT đầu vào: 2.790.660.000đ
- Thuế GTGT đầu vào CP SXC: (10tr + 20 tr) x 10% = 3 trđ
- Thuế GTGT đầu vào QC: 1 tỷ x 10% = 100 trđ
- Thuế GTGT được khấu trừ từ hoa hồng đại lý, nhà hàng: 130 trđ + 150 trđ + 75 trđ =
355 trđ
- Thuế GTGT phải nộp = 9.120.000.000 - 2.790.660.000 – 355.000.000– 100.000.000
– 3.000.000 = 5.871.340.000đ
IV. Chi phí SXKD:
- Tổng chi phí mua NVL:
21.753.600.000 + 500.000.000 + 5.253.000.000 + 400.000.000 =27.906.600.000đ (đã bao
gồm thuế NK NVL)
- Tổng giá thành sx ra 5 tr lon bia :
27.906.600.000 + 500 trđ + 50 trđ + 10 tr + 20 tr = 28.486.600.000 đ
- Tổng giá thành phân bổ cho 4.800.000 lon bia tiêu thụ :
28.486.600.000 x (4.800.000 : 5.000.000) = 27.347.136.000đ
- Tổng chi phí được trừ:
27.347.136.000 + 3.550 trđ + 1.100 trđ + 32.290.322.580đ + 1.000 trđ + 200 tr + 10 tr
+ 200 trđ - 78.660.000đ = 65.718.798.580đ
- Thu nhập khác: [220tr : (1+10%)] – 50 tr – 10 tr = 140 trđ
- TNCT = 146.000trđ - 65.718.798.580đ + 140 trđ = 80.421.201.420 đ
- TN miễn thuế = 50.000.000đ
- TNTT = 80.421.201.420 - 50 trđ = 80.371.201.420đ
- Trích quỹ KHCN = 80.371.201.420đ x 10% = 8.037.120.142 đ
- Thuế TNDN = (80.371.201.420 - 8.037.120.142) x 20% = 14.466.816.260đ
Vậy:
- Thuế XK = 1.100 trđ
- Thuế NK phải nộp = 786.600.000đ
- Thuế NK được hoàn = 78.660.000đ
- Thuế TTĐB phải nộp = 32.290.322.580đ
- Thuế GTGT phải nộp = 5.871.340.000đ
- Thuế TNDN = 14.466.816.260đ

58
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Bài tập 3:
Công ty CP SX – TM – DV Thành Đạt năm 201x có số liệu sau:
1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
500.000sp x giá bán chưa thuế GTGT: 130.000đ/sp
2) Lãi từ tiền gửi NH: 50 triệu đồng
3) Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận SX 300 triệu đồng, bộ phận bán hàng 200
triệu đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp 150 triệu đồng. Trong đó có 50 triệu
đồng là KH vượt mức quy định.
4) Tiền lương bộ phận bán hàng 2.200 triệu đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp
3.500 triệu đồng, bộ phận SX 4.300 triệu đồng.
5) Trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo chế độ qui định.
6) Chi phí NVL trong năm: 25.000 triệu đồng trong đó có 1.500 trđ không có HĐCT
và trong quá trình SX công ty bán phế liệu thu được 250trđ
7) Chi hỗ trợ gia đình anh Đoàn Hùng: 15 triệu đồng (Mẹ bệnh nặng)
8) Chi phí điện, nước, điện thoại: 2.000 triệu đồng.
9) Chi trả lãi cho khoản vay của công ty với:
+ Ông Lưu Hoàng hợp đồng vay 500 triệu đồng, thời hạn vay 9 tháng, lãi suất 3 %/
tháng, (lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương 9% năm)
+ Ngân hàng VP Bank, hợp đồng vay 1 tỷ, thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 1.0%/tháng.
10) Chi phí hoa hồng môi giới 100 triệu đồng
11) Chi khuyến mãi, lễ tân, khánh tiết trong năm: 5.000 triệu đồng
12) Thuế môn Bài tập , phí, lệ phí: 10 triệu đồng
13) Tài trợ cuộc thi kỹ sư tài năng cho trường ĐH Bách Khoa TP HCM 100 trđ có
biên bản xác nhận tài trợ và các thủ tục liên quan đúng QĐ với BGH trường.
14) Bị phạt vì làm mất HĐ GTGT : 3trđ
15) Chi phí vận chuyển giao hàng: 150 trđ
Yêu cầu: Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của công ty năm 201x
Biết rằng:
- Các khoản chi của công ty đều có hóa đơn chứng từ và sổ sách kế toán hợp pháp, hợp lệ.
- Thuế suất thuế TNDN là 22%.
- Lỗ năm trước liền kề là 100 triệu đồng.
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Giải:
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
59
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

400.000 x 130.000đ/sp = 52.000.000.000 đ


 Thu nhập khác:
1. Lãi TGNH: 50.000.000 đ
2. Bán phế liệu: 250.000.000 đ
=> Tổng thu nhập khác: 50.000.000 + 250.000.000 = 300.000.000 đ
 Chi phí được trừ:
- Chi phí khấu hao TSCĐ:
300.000.000 + 200.000.000 + 150.000.000 - 50.000.000 = 600.000.000 đ
- Chi phí lương: 10.000.000.000 đ
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN: 10.000.000.000 x 24% = 2.400.000.000 đ
- Chi phí nguyên vật liệu: 25.000.000.000 – 1.500.000.000 = 23.500.000.000 đ
- Chi phí điện nước, điện thoại: 2.000.000.000 đ
- Chi phí lãi vay:
+ Ông Hoàng: 500.000.000đ x 9 tháng x 150%x9%/12 tháng = 50.625.000 đ
+ Ngân hàng BIDV: 1.000.000.000đ x 9 tháng x 1%/tháng = 90.000.000 đ
=> Tổng chi phí lãi vay: 50.625.000 + 90.000.000 = 140.625.000 đ
- Thuế môn Bài tập : 10.000.000 đ
- Tài trợ cuộc thi Đại học Bách Khoa: 100.000.000 đ
- Chi phí vận chuyển giao hàng: 150.000.000 đ
- Bị phạt vì làm mất HĐ GTGT : không được trừ.
- Chi phí hoa hồng, môi giới, lễ tân, khánh tiết: 5.100.000.000
=> Tổng chi phí được trừ :
600.000.000 + 10.000.000.000 + 2.400.000.000 + 23.500.000.000 + 2.000.000.000
+ 140.625.000 + 10.000.000 + 100.000.000 + 150.000.000 + 5.100.000.000 =
44.000.625.000 đ
 Thu nhập chịu thuế :
52.000.000.000 – 44.000.625.000 + 300.000.000 = 8.299.375.000 đ
 Thu nhập tính thuế : 8.299.375.000 – 100.000.000 = 8.199.375.000 đ
 Thuế TNDN phải nộp : 8.199.375.000 x 20% = 1.639.875.500 đ

60
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

CHƯƠNG 6: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN


I. Những vấn đề cần lưu ý
Căn cứ và phương pháp tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú:
1. Thu nhập từ kinh doanh:
1.1 Nộp thuế theo phương pháp khoán:
 Nguyên tắc áp dụng:
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát
sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất, kinh doanh
- Mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế
giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá
nhân của năm
 Công thức tính thuế TNCN, GTGT:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:
 Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế)
của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh
trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế
được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn

Cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không
phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế

 Tỷ lệ thuế GTGT, TNCN


Tỷ lệ thuế Tỷ lệ thuế
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu GTGT TNCN

- Phân phối, cung cấp hàng hóa (trừ


1% 0.5%
giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá
hưởng hoa hồng).
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu 5% 2%
nguyên vật liệu

61
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn


3% 1.5%
với hàng hóa, xây dựng có bao thầu
nguyên vật liệu
- Cho thuê tài sản 5% 5%
-Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm,
0 5%
bán hàng đa cấp
Hoạt động kinh doanh khác 2% 1%

1.2 Nộp thuế theo từng lần phát sinh:


 Nguyên tắc áp dụng:
- Cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; cá nhân kinh
doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân hợp tác
kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân
- Mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế
giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu từ kinh doanh
trong năm dương lịch
 Công thức tính thuế TNCN, GTGT:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:
 Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế)
của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác
định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ
thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế
thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền
 Tỷ lệ thuế GTGT, TNCN: như nộp thuế theo phương pháp khoán
1.3 Cá nhân cho thuê tài sản:
 Nguyên tắc áp dụng:
- Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao
gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ
lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều
khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ
- Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để
xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không phải nộp thuế thu nhập

62
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

cá nhân là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê
tài sản
 Công thức tính thuế TNCN, GTGT:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT 5%

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN 5%

Trong đó:
 Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho thuê tài sản là doanh
thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo
hợp đồng thuê và các khoản thu khác không bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên
cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
 Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài sản là
doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng
kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà
bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê.
 Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì doanh thu
tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân xác định theo doanh thu trả tiền một
lần.

1.4 Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng
đa cấp
 Nguyên tắc áp dụng:

- Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.

- Mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế
thu nhập cá nhân là tổng số tiền hoa hồng của đại lý, các khoản thưởng dưới mọi hình
thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được trong năm dương
lịch.

 Công thức tính thuế TNCN

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN 5%

Trong đó:

63
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

 Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế)
của tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các
khoản thu khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp bán hàng đa cấp
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
 Công thức tính thuế TNCN

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ gồm:
- Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc
- Các khoản giảm trừ gia cảnh
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

Thuế suất: Áp dụng biểu thuế Lũy tiến từng phần

Bậc Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính Thuế suất
thuế thuế/năm (triệu đồng) thuế/tháng (triệu đồng) (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

3. Thu nhập từ đầu tư vốn:


 Công thức tính thuế TNCN
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn :
4.1 Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
 Công
Thuế TNCNthứcphải
tính nộp
thuế TNCN:
= Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 20%
Trong đó:

Thu nhập Giá chuyển Giá mua của phần vốn Các chi phí hợp
= - +
tính thuế nhượng chuyển nhượng lý

64
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

4.2 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

Thuế TNCN Giá chuyển nhượng chứng


= x Thuế suất 0,1%
phải nộp khoán từng lần
 Công thức tính thuế TNCN:

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:


 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x thuế suất 2%


6. Thu nhập từ bản quyền:
 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%

Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo
hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền
mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với
cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu
đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính
thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy
chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại:


 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu
đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán
hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.
Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng
thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính
trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.
8. Thu nhập từ trúng thưởng:
65
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế
Thu nhập tínhTNCN
thuế từ phải
trúng nộp = Thu
thưởng nhập
là phần giátính thuế
trị Giải x thuế
thưởng suất
vượt trên10%
10 triệu đồng
mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần
nhận tiền thưởng.
9. Thu nhập từ thừa kế, quà tặng:
 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 10%
Thu nhập tính thuế là phần giá trị tài sản vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận

Căn cứ và phương pháp tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú:
1. Thu nhập từ kinh doanh:
 Công thức tính thuế TNCN:

Trong đó: Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x thuế suất
 Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế)

của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác
định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ
thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính thuế
thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
 Thuế suất:

Thuế suất
Lĩnh vực, ngành nghề

- Hàng hóa 1%
- Dịch vụ 5%
- Sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt 2%
động kinh doanh khác

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công:


 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế
3. Thu nhậpTNCN
từ đầuphải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất 20%
tư vốn:
 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập tính thuế x thuế suất 5%
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn:

66
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Tổng số tiền nhận được x thuế suất 0.1%
Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn
tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là:

- Giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn
- Không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại
nước ngoài.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản:
 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng bất động sản x thuế suất 2%
Giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú là toàn bộ số tiền mà cá
nhân nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản không trừ bất kỳ khoản chi phí nào
kể cả giá vốn.

6. Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại:


6.1 Thu nhập từ bản quyền:

Thuế TNCN Thu nhập vượt trên 10 trđ


= x Thuế suất 5%
phải nộp theo từng HĐ chuyển giao
 Công thức tính thuế TNCN:

6.2 Thu nhập từ nhượng quyền thương mại:

Thu nhập vượt trên 10 trđ


Thuế TNCN
= theo từng HĐ nhượng quyền x Thuế suất 5%
phải nộp
thương mại
 Công thức tính thuế TNCN:

7. Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng:


 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 10%
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng (hay nhận thừa kế, quà tặng) là phần giá trị
67
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Giải thưởng (hay tài sản) vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng (hay phát
sinh thu nhập) tại VN

II. Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Các khoản nào sau đây được trừ khi xác định TNCT từ tiền lương, tiền công:
a. Thưởng tháng thứ 13.
b. Thưởng danh hiệu Anh Hùng Lao Động, Thưởng Danh hiệu nghệ sỹ nhân dân.
c. Thưởng bằng cổ phiếu.
d. Tất cả đáp áp trên đều đúng.
Câu 2: Các khoản thu nhập nào sau đây là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền
công:
a. Tiền lương, tiền công, tiền nhận được do tham gia hiệp hội.
b. Phụ cấp quốc phòng, trợ cấp một lần khi sinh con, trợ cấp trang phục điện thoại.
c. Thưởng danh hiệu Anh Hùng Lao Động, Thưởng Danh hiệu nghệ sỹ nhân dân.
d. Tiền lương, tiền công, tiền thưởng do có sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
Câu 3: Thu nhập để tính thuế TNCN từ đầu tư vốn của cá nhân là :
a. Lãi từ vốn góp SX-KD, cổ tức (kể cả nhận bằng cổ phiếu).
b. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu.
c. Tiền lãi ngân hàng.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, giá chuyển nhượng được xác định :
a. Giá chuyển nhượng thực tế theo hợp đồng .
b. Giá nhà theo quy định Bộ xây dựng hoặc giá tính lệ phí trước bạ UBND tỉnh.
c. Theo a hay b nếu giá nào cao hơn.
d. Câu b và c là đáp án sai.
Câu 5. Thuế suất để tính thuế TN từ đầu tư vốn:
a. 5%
b. 10%
c. 15 %
d. 20%
Câu 6. Chỉ áp dụng miễn thuế những khoản thu nhập nào sau đây đối với thu nhập
từ nhận thừa kế, quà tặng:
a. Chứng khoán.
b. Bất động sản
c. Phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh.
68
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Cả a và b đều đúng
Câu 7: Mức thuế suất áp dụng cho thu nhập từ thừa kế, quà tặng đối với cá nhân cư
trú và không cư trú như sau:
a. Cá nhân cư trú là 10% và cá nhân không cư trú là 20%.
b. Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú là 10%.
c. Cá nhân cư trú là 10% và cá nhân không cư trú là 5%.
d. Cá nhân cư trú sau khi tính khoản giảm trừ gia cảnh thì áp dụng mức thuế 10%
và cá nhân không cư trú là 10%.
Câu 8: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú:
a. Từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.
b. Theo năm.
c. Theo quý.
d. Theo tháng.
Câu 9. Cá nhân được giảm trừ những khoản nào sau đây khi xác định thu nhập tính
thuế:
a. Các khoản giảm trừ gia cảnh.
b. Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc.
c. Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
d. Tất cả các khoản trên.
Câu 10. Các khoản thu nhập sau đây, khoản thu nhập nào thuộc thu nhập được miễn
thuế:
a. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với phần
tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
b. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
c. Thu nhập từ học bổng.
d. Tất cả các khoản thu nhập trên.
Câu 11. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công
được quy định:
a. Theo năm.
b. Theo quý.
c. Theo tháng.
d. Cả 3 dáp án trên
Câu 12: Thuế Thu nhập cá nhân là:
a. Thuế gián thu
69
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

b. Thuế tiêu dùng


c. Thuế tài sản
d. Thuế trực thu
Câu 13: Người nộp thuế TNCN là:
a. Người cư trú và không cư trú có phát sinh thu nhập chịu thuế
b. Người VN và người nước ngoài sinh sống ở VN
c. Người VN và người nước ngoài có phát sinh thu nhập chịu thuế
d. Người cư trú và không cư trú có phát sinh thu nhập ở VN
Câu 14: Thu nhập nào sau đây là đối tượng chịu thuế Thu nhập cá nhân:
a. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b. Thu nhập từ sản xuất kinh doanh
c. Thu nhập từ cho vay vốn
d. a,b và c đều đúng
Câu 15: Cá nhân được xác định cư trú tại VN phải thỏa mãn điều kiện:
a. Có mặt tại VN từ 182 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở VN
b. Có mặt tại VN từ 181 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở VN
c. Có mặt tại VN từ 184 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở VN
d. Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong
12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt ở VN
Câu 16: Cá nhân vừa làm việc ở VN, vừa làm việc ở nước ngoài nhưng được xác
định cư trú tại VN thì thu nhập chịu thuế TNCN là:
a. Thu nhập phát sinh ngoài VN
b. Thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN, không phân biệt nơi trả thu
nhập
c. Thu nhập phát sinh tại VN
d. a,b và c đều sai
Câu 17: Cá nhân được xác định không cư trú tại VN thì thu nhập chịu thuế TNCN
là:
a. Thu nhập phát sinh ngoài VN
b. Thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN, không phân biệt nơi trả thu
nhập
70
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

c. Thu nhập phát sinh tại VN, không phân biệt nơi trả thu nhập
d. a,b và c đều sai
Câu 18: Thuế suất thuế TNCN áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của
cá nhân cư trú:
a. Tỷ lệ % và lũy tiến toàn phần
b. Tỷ lệ %
c. Thu theo một số tiền cố định
d. Tỷ lệ % và lũy tiến từng phần
Câu 19: Các khoản được giảm trừ gia cảnh của cá nhân cư trú khi xác định thu
nhập tính thuế TNCN được áp dụng đối với:
a. Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế
b. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công
c. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn
d. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Câu 20: Ông Nguyễn Thành Nam là cá nhân cư trú ở VN, có thu nhập từ tiền lương,
tiền công trong 1 tháng là 20 triệu đồng (đã trừ BHXH,BHYT,BHTN), ông Nam có 2
người phụ thuộc ( đã làm hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh), thuế TNCN của ông
Nam phải nộp là:
a. 190.000đ
b. 340.000đ
c. 300.000đ
d. a,b và c đều sai
Câu 21: Cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng với giá trị trên 10 trđ, phải nộp thuế
TNCN:
a. Trên toàn bộ số tiền trúng thưởng nếu trúng thưởng bằng tiền
b. Phần vượt trên 10 trđ
c. Phần vượt trên 10 trđ nếu trúng thưởng bằng tiền
d. Không nộp thuế nếu trúng thưởng bằng hiện vật
Câu 22: Thu nhập chịu thuế TNCN từ thừa kế, quà tặng được xác định:
a. Là toàn bộ giá trị tài sản thừa kế, quà tặng nhận được theo từng lần phát sinh
b. Là phần giá trị của tài sản thừa kế, quà tặng từ 10 triệu đồng trở lên theo từng
lần phát sinh
c. Là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng nhận được
theo từng lần phát sinh.
71
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

d. Không phải theo các phương án trên.


Câu 23: Theo quy định của Luật thuế TNCN, người phụ thuộc của người nộp thuế
không bao gồm:
a. Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động.
b. Con thành niên đang theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
hoặc học nghề.
c. Bố mẹ trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có thu
nhập.
d. Câu a và b
e. Câu b và c
Câu 24: Luật thuế TNCN quy định, các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo,
quỹ khuyến học:
a. Được trừ vào tất cả các loại thu nhập của cá nhân cư trú trước khi tính thuế
b. Được trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh của cá nhân cư
trú trước khi tính thuế
c. Chỉ được trừ vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú
trước khi tính thuế.
d. Câu a và c
e. Câu b và c
Câu 25 : Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân không cư trú
được xác định :
a. Doanh thu nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành
nghề theo quy định.
b. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý] nhân (x) thuế suất thuế TNCN
tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
c. [Doanh thu trừ (-) Các khoản chi phí hợp lý trừ (-) Các khoản giảm trừ gia
cảnh] nhân (x) thuế suất thuế TNCN tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Câu 26 : Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư
trú được xác định :
a. Thu nhập chịu thuế nhân (x) biểu thuế suất luỹ tiến từng phần
b. Thu nhập chịu thuế nhân (x) thuế suất 20%
c. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh] nhân (x) thuế suất 20%
d. [Thu nhập chịu thuế trừ (-) Giảm trừ gia cảnh trừ (-) Các khoản đóng góp từ
thiện, nhân đạo] nhân (x) thuế suất 20%
Câu 27 : Cá nhân được hoàn thuế TNCN trong trường hợp:
a. Có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp
b. Đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa tới mức phải nộp thuế
c. Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
d. Cả a,b và c
Câu 28: Theo quy định của Luật thuế TNCN, thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh
doanh của cá nhân cư trú được xác định:

72
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

a. Doanh thu trừ (-) các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập
chịu thuế trong ký tính thuế
b. Doanh thu trừ (-) các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập
chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ (-) Các khoản giảm trừ gia cảnh.
c. Không phải các phương án trên
d. Tất cả đáp án trên
Câu 29: Theo quy định hiện hành thì:
a. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện phải nộp thuế TNCN
theo quy định của Luật thuế TNCN.
b. Hộ gia đình, cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thuộc diện phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế TNDN.
c. Cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất phải nộp thuế chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
d. a và b
e. a và c
Câu 30: Thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn không bao gồm:
a. Lợi tức cổ phần
b. Lãi tiền cho vay
c. Lãi từ chuyển nhượng chứng khoán
d. Cả a, b và c

Đáp án:
Câu Đáp án Câu Đáp án
1 b 2 a
3 a 4 c
5 a 6 b
7 b 8 a
9 d 10 d
11 a 12 d
13 a 14 d
15 d 16 b
17 c 18 d
19 b 20 a
21 b 22 c
23 c 24 b
25 a 26 b
27 d 28 c
29 a 30 c

III. Bài tập


Bài tập 1:

73
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Gia đình anh Nam chị Mai có 2 con ( 12 tuổi, 19 tuổi), người con 19 tuổi đang học tại
trường Đại học Kinh tế TpHCM. Ngoài ra gia đình anh chị còn nhận 1 người cháu (5 tuổi)
làm con nuôi (nhưng không làm thủ tục nhận con nuôi) vì ba cháu mất sớm và mẹ cháu 40
tuổi (em của chị Mai) nội trợ cũng được anh chị chăm sóc, nuôi dưỡng. chị Mai nuôi mẹ
60 tuổi là một cán bộ về hưu có lương hưu hàng tháng là 4.000.000 đồng. Anh Nam là
nhân viên văn phòng, thu nhập mỗi tháng là 12.000.000đ/tháng (đã trừ các khỏan BHBB).
Chị Mai làm ở công ty nước ngoài có mức lương 20.000.000đ/tháng (đã trừ các khỏan
BHBB). Ngoài ra anh chị còn cho thuê một căn nhà 20.000.000đ/tháng (Căn nhà này do 2
vợ chồng đứng tên.Tiền cho thuê được thu theo từng tháng. Khoản thu nhập này cả 2 vợ
chồng đều thống nhất là tính vào thu nhập của anh Nam. Thu nhập 1 năm từ việc cho thuê
nhà: 240.000.000đ). Hãy tính các khoản thuế mà anh Nam và chị Mai phải đóng trong 1
tháng.
Biết chị Mai đăng ký giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc, mọi thủ tục, giấy tờ
đều hợp pháp, hợp lệ
Giải:
Anh Nam:
 Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Thu nhập chịu thuế:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: 12.000.000đ
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000đ
- Thu nhập tính thuế : 12.000.000 - 9.000.000 = 3.000.000đ
- Thuế TNCN phải nộp: 3.000.000 x 5% = 150.000đ
 Thu nhập từ kinh doanh:
- Doanh thu từ cho thuê tài sản: 240.000.000đ/năm > 100.000.000đ
 Như vậy Anh Nam phải nộp thuế GTGT, TNCN đối với hoạt động cho thuê nhà
- Thuế GTGT phải nộp = 20.000.000 x 5% = 1.000.000đ
- Thuế TNCN phải nộp = 20.000.000 x 5% = 1.000.000đ
Chị Mai:
 Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công: 20.000.000đ
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000đ
- Giảm trừ gia cảnh cho 2 người phụ thuộc là 2 người con ( 12 tuổi, 19 tuổi):
2 x 3.600.000 = 7.200.000đ
- Thu nhập tính thuế : 20.000.000 – (9.000.000 + 7.200.000) = 3.800.000đ
- Thuế TNCN phải nộp: 3.800.000 x 5% = 190.000đ
Vậy:
Trong tháng anh Nam phải nộp:
- Thuế GTGT: 1.000.000đ
- Thuế TNCN: 1.000.000 + 150.000 = 1.150.000đ

74
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Chị Mai phải nộp thuế TNCN: 190.000đ

Bài tập 2:
Bà Scott là một chuyên gia người Mỹ làm việc tại công ty ABC của Mỹ. Trong năm 201x
bà đã qua VN làm việc theo lời mời của chi nhánh công ty tại VN với tổng số ngày có mặt
tại VN là 180 ngày. Thu nhập của bà nhận được trong năm 201x như sau:
- 27.000 USD do chi nhánh trả lương khi làm việc tại VN (đã trừ các khỏan BHBB).
- 50.000 USD cho những ngày làm việc tại Mỹ do công ty bên Mỹ trả ( đã đóng thuế
tại Mỹ, chứng từ hợp lệ)
- Tiền vé máy bay về Mỹ là 2.000USD (do chi nhánh công ty tại VN trả hộ)
- Phí hội viên tham gia câu lạc bộ thể thao: 18.000.000đ (do chi nhánh công ty tại
VN chi trả)
- Tiền thuê căn hộ cho bà do chi nhánh công ty tại VN trả : 4.500USD
- Bà Scott trúng thưởng với trị giá là 100.000.000đ
- Bà Scott đang nuôi 3 con dưới 18 tuổi và góa chồng
Yêu cầu: Tính thuế TNCN bà Scott phải nộp trong năm 2015
Biết: Tỷ giá tính thuế là : 22.000đ/USD
Giải:
Bà Scott đã ở VN trong năm 201x là 180 ngày do đó là cá nhân không cư trú. Vậy chỉ tính
thu nhập phát sinh tại VN và không được giảm trừ gia cảnh.
 Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
- Thu nhập chịu thuế chưa tính tiền thuê nhà = 27.000USD x 22.000 + 18.000.000 =
612.000.000đ
- Mức khống chế tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế = 612.000.000 x 15% =
91.800.000đ. Tiền thuê nhà thực tế: 4.500USD x 22.000 = 99.000.000đ. Như vậy
chỉ tính vào thu nhập chịu thuế do chi nhánh trả là 91.800.000đ
- Thu nhập chịu thuế = 612.000.000 + 91.800.000 = 703.800.000đ
- Thuế TNCN phải nộp = 703.800.000 x 20% = 140.760.000đ
 Thu nhập từ trúng thưởng:
- Thu nhập tính thuế = 100.000.000 – 10.000.000 = 90.000.000đ
- Thuế TNCN phải nộp = 90.000.000 x 10% = 9.000.000đ
Vậy thuế TNCN bà Scott phải nộp năm 201x: 140.760.000 + 9.000.000 = 149.760.000đ

Bài tập 3:
Bà Nga có tổng thu nhập chịu thuế TNCN năm 201x là: 225,5 triệu đồng.
- Bà hiện nuôi dưỡng các đối tượng: cha 58 tuổi, mẹ 55 tuổi, chồng 42 tuổi và 1
con < 18 tuổi, tất cả đều không có thu nhập.
- Tổng BHXH, BHYT, BHTN đã bị khấu trừ trong năm là 15,8 triệu đồng.

75
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

- Trong năm bà đã làm từ thiện 2 triệu đồng cho Quỹ vì nguời nghèo của Mặt trận
tổ quốc có phiếu thu và các Bài tập báo liên quan thỏa qui định về luật thuế TNCN.
Yêu cầu: Xác định số người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh theo luật thuế
TNCN hiện hành và tính thuế TNCN phải nộp năm 201x của bà.
Biết rằng: Những người phụ thuộc đều có hồ sơ giảm trừ hợp lệ, các khoản bảo
hiểm và đóng góp từ thiện nhân đạo của bà đều có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Giải:
+Số người phụ thuộc: 1 người con < 18 tuổi.
+Các khoản giảm trừ:
- Bảo hiểm bắt buộc: 15.800.000 đ
- Giảm trừ gia cảnh: (9.000.000 + 3.600.000 ) x 12 = 151.200.000 đ
- Đóng góp từ thiện: 2.000.000 đ
=> Tổng các khoản giảm trừ = 169.000.000 đ
 Thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:
= 225.500.000 – 169.000.000 = 56.500.000 đ
 Thuế TNCN phải nộp = 56.500.000 x 5% = 2.825.000 đ

Bài tập 4:
Ông Nguyễn Văn Hùng là một Bác sĩ, làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng, giả
sử ông Nam có các thông tin liên quan đến thu nhập phát sinh trong năm 201x như
sau:
- Tiền lương: 180.000.000 đồng.
- Tiền thưởng nhân dịp Lễ, Tết: 20.000.000 đồng.
- Lãi tiền gởi Ngân hàng: 9.000.000 đồng.
- Trúng thưởng xổ số: 100.000.000 đồng.
- Tổng BHXH, BHYT, BHTN đã bị khấu trừ trong năm là 25,2 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Nam còn có một phòng khám bệnh tư nhân, thu nhập
150.000.000 đồng.
Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân mà ông Nam phải nộp trong năm?
Biết rằng: ông Nam có hai người con đang học lớp 8, Vợ ông Nam 55 tuổi ở nhà
nội trợ. Tất cả đều không có thu nhập.
+Các khoản thu nhập:
-Từ tiền lương: 180.000.000 + 20.000.000 = 200.000.000 đ
-Phòng khám tư nhân: 150.000.000 đ
=> Tổng thu nhập: 200.000.000 + 150.000.000 = 350.000.000 đ
76
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

+Số người phụ thuộc: 2 người con < 18 tuổi.


+Các khoản giảm trừ:
- Bảo hiểm bắt buộc: 25.200.000 đ
- Giảm trừ gia cảnh: (9.000.000 + 3.600.000 x 2 ) x 12 = 194.400.000 đ
=> Tổng các khoản giảm trừ = 219.600.000 đ
 Thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:
= 350.000.000 – 219.600.000 = 130.400.000 đ.
 Thuế TNCN phải nộp
= (60.000.000 x 5%) + [(120.000.000 – 60.000.000) x 10%] + [(130.400.000 –
120.000.000) x 15%] = 10.560.000 đ

BÀI TẬP TỔNG HỢP


Bài tập 1:
Công ty TNHH Lan Rừng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kinh doanh
mặt hàng chịu thuế GTGT. Trong năm 201x có các số liệu sau:
A. Tình hình mua hàng vào:
1. Nhập khẩu rươu 40 độ từ Pháp 200 chai rượu với giá FOB: 100USD/chai. Chi phí
vận chuyển và bảo hiểm 2USD/ chai.
2. Nhập khẩu từ Nhật 2000 máy điều hoà nhiệt độ LG công suất 100.000BTU giá
CIF: 400 USD/máy.
3. Mua trong nước 5.000 cái Ti Vi với giá chưa thuế GTGT là 5.000.000đ/ cái
4. Mua trong nước 500 cái quạt với giá chưa thuế GTGT là 200.000đ/ cái
B. Tình hình bán hàng ra:
1. Bán trong nước 150 chai rượu với giá chưa thuế gtgt 3.500.000đ/ chai
2. Xuất khẩu qua Lào 1500 máy điều hòa với giá FOB 450USD/ máy.
3. Bán trong nước 500 máy điều hòa với giá chưa thuế gtgt là 10.000.000đ/ máy
4. Bán trong nước 4500 cái Ti Vi với giá chưa thuế gtgt là 6.000.000đ/ cái
5. Bán trong nước 400 cái quạt với giá chưa thuế GTGT là 300.000đ/ cái.
C. Chi phí phát sinh:
1. Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 30.000.000đ và bộ phận quản lý
doanh nghiệp 70.000.000đ
77
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

2. Tổng tiền lương bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 700.000.000đ


3. Trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ qui định.
4. Chi phí giá vốn hàng bán 42.650.000.000đ.
5. Tiền trang phục 5.500.000đ/ người, công ty có 30 nhân viên.
6. Chi phí điện , nước, điện thoại : 9.000.000đ
7. Bị phạt nộp thuế là 15.000.000đ
8. Chi phí hoa hồng môi giới, khuyến mãi trong năm 300.000.000đ
9. Thuế môn Bài tập , phí, lệ phí trong năm 8.000.000đ
10. Chi trả lãi vay để góp vốn điều lệ của công ty với bà Lan 550.000.000đ. thời
hạn 4 tháng, lãi suất 2,5%/ tháng.
Yêu cầu : Tính thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế gtgt, thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp của công ty trong năm 201x.
Biết rằng:
- Thuế suất thuế nhập khẩu rượu là 50%. Thuế suất thuế NK điều hoà nhiệt độ: 20%,
thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
- Thuế suất thuế TTĐB,TNDN theo mức hiện hành .
- Tỷ giá: 22.500 đ/USD
- Thuế suất thuế GTGT là 10%.Công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ.
- Lãi suất cơ bản ngân hàng NN công bố tại thời điểm vay là 7% / năm, các hóa
đơn, chứng từ đều hợp pháp, hợp lệ.

Bài tập 2:
Công ty TNHH Gia Bảo nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kinh doanh mặt
hàng chịu thuế GTGT. Trong năm 201x có các số liệu sau:
A.Tình hình mua hàng vào:
1. Nhập khẩu từ Pháp 200 thùng nước ngọt với giá FOB: 100USD/thùng. Chi phí vận
chuyển và bảo hiểm của lô hàng là 20USD.
2. Nhập khẩu từ Nhật 2000 máy điều hoà nhiệt độ LG công suất 100.000BTU giá
CIF: 400 USD/máy.
3. Mua trong nước 5000 cái Ti Vi với giá chưa thuế GTGT là 5.000.000đ/ cái
4. Mua trong nước 500 cái quạt với giá chưa thuế GTGT là 200.000đ/ cái
B. Tình hình bán hàng ra:
1. Bán trong nước 180 thùng nước ngọt với giá chưa thuế gtgt 3.500.000đ/ thùng.
2. Xuất khẩu qua Lào 1500 máy điều hòa với giá FOB 450USD/ máy.

78
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3. Bán trong nước 500 máy điều hòa với giá chưa thuế gtgt là 10.000.000đ/ máy
4. Bán trong nước 4500 cái Ti Vi với giá chưa thuế gtgt là 6.000.000đ/ cái
5. Bán trong nước 400 cái quạt với giá chưa thuế GTGT là 300.000đ/ cái.
C. Chi phí phát sinh:
1. Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán hàng 30.000.000đ và bộ phận quản lý
doanh nghiệp 70.000.000đ
2. Tổng tiền lương bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 1.000.000.000đ
3. Trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ qui định.
4. Chi phí giá vốn hàng bán 42.500.000.000đ.
5. Tiền trang phục 5.500.000đ/ người, công ty có 30 nhân viên.
6. Chi phí điện , nước, điện thoại : 9.000.000đ
7. Bị phạt nộp thuế là 15.000.000đ
8. Chi phí hoa hồng môi giới, khuyến mãi trong năm 300.000.000đ
9. Thuế môn Bài tập , phí, lệ phí trong năm 8.000.000đ
10. Chi trả lãi vay để sản xuất kinh doanh của công ty với bà Lan 550.000.000đ.
thời hạn 4 tháng, lãi suất 2,5%/ tháng.
Yêu cầu : Tính thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế gtgt, thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp của công ty trong năm 201x.
Biết rằng:
- Thuế suất thuế nhập khẩu nước ngọt là 30%. Thuế suất thuế NK điều hoà nhiệt độ:
20%, thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
- Thuế suất thuế TTĐB,TNDN theo mức hiện hành .
- Tỷ giá: 22.500 đ/USD
- Thuế suất thuế GTGT là 10%.Công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ.
- Lãi suất cơ bản ngân hàng NN công bố tại thời điểm vay là 7% năm, các hóa đơn,
chứng từ đều hợp pháp, hợp lệ.

Bài tập 3: Công ty TNHH Gia Minh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT. Trong năm 201x có các số liệu sau:
A. Tình hình mua vào:
1. Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất nước ngọt từ Pháp 2000 lít với giá CIF:
105USD/lít.
2. Hàng hóa mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa thuế
GTGT là 2.000.000.000đ

79
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

3. Dịch vụ mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa thuế
GTGT là 600.000.000đ
4. Chi hoa hồng đại lý 5% trên doanh thu chưa thuế GTGT ở nghiệp vụ 2 phần C
B. Tình hình sản xuất nước ngọt của công ty : trong năm sản xuất được 110.000
thùng.
C. Tình hình tiêu thụ :
1. Bán cho công ty thương mại Thanh Hải 30.000 thùng với giá chưa thuế GTGT
150.000đ/ thùng
2. Giao cho đại lý 40.000 thùng với giá bán theo hợp đồng qui định chưa thuế
GTGT là 120.000đ/ thùng, trong năm đại lý báo bán hết.
3. Xuất khẩu qua Lào 40.000 thùng với FOB quy ra đồng Việt Nam là 110.000/
thùng
D. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm:
1. Xuất kho hết 2000 lít nguyên liệu đã mua ở trên để phục vụ trực tiếp sản xuất.
2. Hàng hóa và dịch vụ mua trong nước sử dụng hết vào sản xuất.
3. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 600.000.000đ
4. Tổng tiền lương bộ phận sản xuất 1.000.000.000đ.
5. Chi phí hợp lý khác, BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ ở bộ phận sản xuất là
300.000.000đ
6. Chi phí hoa hồng đại lý 5% trên doanh thu chưa thuế gtgt ở nghiệp vụ 2 phần
C.
7. Phí, lệ phí, thuế môn Bài tập và các chi phí khác phục vụ quản lý là
3.000.000.000đ
8. Trả lãi vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh hợp đồng vay 1.000.000.000đ ,
lãi suất vay 12%/ năm thời hạn vay 3 năm.
Yêu cầu : Tính các loại thuế phải nộp của công ty trong năm 201x.
Biết rằng:
- Thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu là 50%.
- Thuế suất thuế TNDN theo mức hiện hành .
- Tỷ giá: 22.000 đ/USD
- Thuế suất thuế GTGT là 10%. Công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ.

- Tất cả các hóa đơn GTGT, chứng từ đều hợp pháp, hợp lệ.

80
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

Bài tập 4: Công ty TNHH Xuân Thanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT. Trong năm 201x có các số liệu sau:
A. Tình hình mua vào:
1. Nhập khẩu rượu nguyên chất 35 độ để sản xuất rượu 18 độ từ Pháp 2000 lít với
giá CIF: 105USD/lít.
2. Hàng hóa mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa
thuế GTGT là 2.500.000.000đ
3. Dịch vụ mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa thuế
GTGT là 600.000.000đ
4. Chi hoa hồng đại lý 5% trên doanh thu chưa thuế GTGT ở nghiệp vụ 2 phần C
B. Tình hình sản xuất rượu 18 độ của công ty : trong năm sản xuất được
110.000 thùng.
C. Tình hình tiêu thụ :
1. Bán cho công ty thương mại Thanh Hải 30.000 thùng với giá chưa thuế GTGT
150.000đ/ thùng
2. Giao cho đại lý 40.000 thùng với giá bán theo hợp đồng qui định chưa thuế
GTGT là 120.000đ/ thùng, trong năm đại lý báo còn 300 thùng.
3. Bán sỉ cho các chợ 40.000 thùng với giá chưa thuế GTGT là 110.000/ thùng
D. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm:
1. Xuất kho hết 2000 lít nguyên liệu đã mua ở trên để phục vụ trực tiếp sản xuất.
2. Hàng hóa và dịch vụ mua trong nước sử dụng hết vào sản xuất.
3. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 600.000.000đ
4. Tổng tiền lương bộ phận sản xuất 1.000.000.000đ.
5. Chi phí hợp lý khác, BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ ở bộ phận sản xuất là
300.000.000đ
6. Chi phí hoa hồng đại lý 5% trên doanh thu chưa thuế gtgt ở nghiệp vụ 2 phần
C.
7. Phí, lệ phí, thuế môn Bài tập và các chi phí khác phục vụ quản lý là
3.000.000.000đ
8. Trả lãi vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh hợp đồng vay 1.000.000.000đ ,
lãi suất vay 12%/ năm thời hạn vay 3 năm.
Yêu cầu : Tính các loại thuế phải nộp của công ty trong năm 201x.
Biết rằng:
- Thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu là 50%.
81
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

- Thuế suất thuế TNDN theo mức hiện hành .


- Tỷ giá: 22.000 đ/USD
- Thuế suất thuế GTGT là 10%. Công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ.

- Tất cả các hóa đơn GTGT, chứng từ đều hợp pháp, hợp lệ.

Bài tập 5:
Tại Cty SX Thuận An, sản xuất hàng may mặc. Trong năm 201x có các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh như sau:
I. Tình hình mua tư liệu sản xuất:
-Nhập khẩu 5.000 kg nguyên liệu A dùng để sản xuất, giá CIF quy ra tiền VNĐ
là: 20.000đ/kg.
-Hàng hóa mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa
thuế GTGT 500 triệu đồng (tất cả đều có hóa đơn GTGT)
-Dịch vụ mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá chưa thuế
GTGT 300 triệu đồng (tất cả đều có hóa đơn GTGT)50tr
II. Tình hình sản xuất sản phẩm của Cty: trong năm Cty sản xuất được 10.000 sp.
III. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sản xuất:
- Bán cho cty thương mại 1.500 sản phẩm với giá chưa thuế là 200.000đ/sp
- Giao cho đại lí 5.000 sản phẩm với giá bán của đại lí theo hợp đồng qui định
chưa thuế GTGT là 150.000đ/sp, hoa hồng đại lí 5% trên giá bán chưa thuế
GTGT, trong kỳ các đại lí bán hết số hàng trên.
- Bán sỉ cho các chợ 3.500 sp với giá chưa thuế GTGT là 180.000 đ/sp
IV. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm:
- Xuất kho hết 100.000 kg nguyên liệu A đã mua ở trên để phục vụ trực tiếp
sản xuất.
- Hàng hóa mua trong nước xuất 70% để sử dụng vào sản xuất.
- Dịch vụ mua trong nước sử dụng 100% sử dụng vào sản xuất.
- Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất: 50 triệu đồng.
- Tổng tiền lương ở bộ phận sản xuất: 200 triệu đồng.
- Chi phí hợp lý khác ở bộ phận SX (bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
là 50 triệu đồng
- Phí, lệ phí, thuế môn Bài tập và chi phí khác phục vụ quản lý: 35 triệu đồng
- Chi hoa hồng cho đại lý theo số sản phẩm thực tiêu thụ ở trên (Đại lý xuất
hoá đơn bán hàng thông thường).
- Trả lãi vay ngân hàng 20 triệu đồng.
- Chi phí hợp lý khác: 10 triệu đồng
Yêu cầu: Tính các loại thuế Công ty phải nộp trong năm.
Biết rằng:
- TS thuế TNDN 20%
- TS thuế GTGT của các hàng hóa, dịch vụ mua là 10%

82
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

- TS thuế nhập khẩu nguyên liệu A là 10% ( NVL A không thuộc diện chịu
thuế TTĐB)
- Không có hàng tồn kho đầu kỳ

Tài liệu tham khảo :


1. PGS. TS. Phan Thị Cúc, “Giáo trình thuế”, Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2007.
2. ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh, “Thuế thực hành”, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2008.
3. Lê Đức Thắng, “Tài liệu thuế”, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh,
lưu hành nội bộ, năm 2008.
4. Tổng cục Thuế-Tạp chí Thuế Nhà nước, “Luật quản lý thuế mới sửa đổi bổ sung và
các văn bản hướng dẫn thi hành”. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, năm 2013.
5. ThS. Khúc Đình Nam, ThS. Nguyễn Thu Hiền, ThS. Nguyễn Thị Bình Minh,
“Thuế”, Nhà xuất bản lao động, năm 2012.
6. TS. Nguyễn Kim Quyến, TS. Lê Quang Cường, ThS. Đặng Thị Bạch Vân,”Bài tập
Thuế”, Nhà xuất bản Kinh tế TpHCM, năm 2014.
7. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, ban hành ngày 27/6/2005.
8. Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định về định mức
hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn
thuế.
9. Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi
hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
10. Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý
vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực
hải quan.
11. Thông tư số 62/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi
hành Nghị định số 97/2007/NĐ- CP ngày 7 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
12. Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 hướng dẫn Nghị định số
40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
13. Thông tư số 05/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn một số nội
dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vá quản lý thuế đối với

83
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày
11/12/2008 của Chính phủ.
14. Thông tư số 28/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính điều chỉnh mức thuế nhập khẩu xe
ôtô chở người đã qua sử dụng.
15. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ban hành ngày 14/11/1998.
16. Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt.
17. Thông tư số 05/201/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt.
18. Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ban hành ngày 03/06/2008.
19. Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
Giá trị gia tăng.
20. Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh
nghiệp.
21. Thông tư số 141/2013/TT- BTC ngày 16/10/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn bổ
sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật thuế Thu nhập doanh
nghiệp.
22. Nghị định số 209/2013/NĐ- CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng.
23. Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng.
24. Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ban hành ngày 03/03/2008.
25. Luật số 33/2013/QH13 ngày 11/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
Thu nhập doanh nghiệp.
26. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
27. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi
hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
28. Luật thuế Thu nhập cá nhân số 4/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007.
29. Luật số 26/2012/ QH13, ban hành ngày 22/11/2012, sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật thuế TNCN số 4/2007/QH12.
30. Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luât thuế Thu nhập cá nhân.

84
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Thuế

31. Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
thuế Thu nhập cá nhân.
32. Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa
đổi bổ sung TT 219.
33. Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
34. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
35. Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
36. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một
số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014.
37. Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
38. Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.
39. Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 hướng dẫn thi hành luật thế tiêu
thụ đặc biệt.
40. Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015.

85

You might also like