You are on page 1of 24

Pp gia cong nhiet - tia lửa điện

administration K44 (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)
Chương 5: CÁCH PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG NHIỆT
A. Tổng quan phương pháp gia công nhiệt
➢ Gia công nhiệt là phương pháp sử dụng các tác nhân sinh ra nhiệt tác động
lên vật liệu làm phá huỷ vật liệu, giúp gia công vật theo hình dạng mong
muốn.
➢ Có 5 phương pháp gia công nhiệt chính:
✓ Phương pháp gia công tia lửa điện
✓ Phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện
✓ Phương pháp gia công chùm tia điện tử
✓ Phương pháp gia công chùm tia laser
✓ Phương pháp cắt hồ quang

B. Phương pháp gia công tia lửa điện ( Electric Discharge Machining -
EDM ) (138-198) -> 17 trang
I. Khái niệm
Là phương pháp phóng các tia lửa điện lên bề mặt vật liệu gia công, làm
cho lớp vật liệu cần hớt đi bị nóng chảy hoặc bốc hơi bởi một quá trình điện
nhiệt (dòng điện sinh ra nhiệt).
II. Cơ sở lý thuyết
➢ Dựa vào hiện tượng tia lửa điện được phóng ra từ 2 điện cực đặc trong môi
trường cách điện và lần lượt được mắc với 2 cực của nguồn điện 1 chiều.
➢ Khi đó, giữa 2 điện cực có điện trường, nếu ta tăng điện áp lên thì ở cực âm
sẽ có electron phóng ra, làm trung hoà 2 điện cực và giảm giá trị điện áp
đến bằng trị số tắt.
➢ Nếu cung cấp năng lượng liên tục, dòng điện duy trì cho đến khi điện áp đủ
lớn thì khoảng điện môi giữa 2 điện cực trở nên dẫn điện, dừng quá trình
phóng điện (sự đánh thủng điện).
➢ Vì vậy để hiện tượng phóng điện diễn ra liên tục (giúp phát sinh ra tia lửa
điện) thì sau một thời gian ta phải ngưng cấp năng lượng, ta dùng bộ phát
xung RC cấp xung dạng răng cưa.
➢ Hoạt động của bộ phát xung RC

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


✓ Thông số: điện áp cấp U0 , điện trở R, điện dung tụ C.
✓ Khi điện áp tụ U0 tích đến bằng điện áp mồi tia lửa điện, quá trình
phóng điện bắt đầu và duy trì cho đến lúc U 0 giảm xuống trị số điện áp
tắt.
✓ Lặp lại quá trình nạp điện cho tụ và phóng tia lửa điện.
✓ Thời gian tụ nạp điện: T1 = RC.
✓ Thời gian tụ xả điện: T2 (bao gồm cả thời gian phóng điện Tp rất
ngắn) Suy ra chu kì phóng điện:
T = T1 + T2

Hình 5.1 : Quá trình xả và nạp tụ


➢ Mô tả quá trình xả và nạp tụ (Hình 5.1 )
✓ Bắt đầu nạp tụ: i1 tăng cao đột biến để nạp điện vào tụ và giảm dần đến
cuối quá trình nạp T1 (khi tụ đầy).
✓ Khi tụ đầy, hiệu điện thế giữa 2 cực bằng điện áp mồi tia lửa điện u 0 ,
xảy ra hiện tượng phóng điện, dòng điện tăng cao cực đại i 2, duy trì
trong thời gian phóng điện Tp rất ngắn và giảm xuống ngay lập tức.
✓ Tụ thực hiện nạp và xả liên tục theo chu kì.
✓ Thời gian từ lúc tụ bắt đầu xả đến khi quá trình ion hoá chấm dứt,
những phần tử được sắp xếp lại, điện được phân bố đều, gọi là thời gian
tái tạo. Nếu thời gian tái tạo ngắn hơn thời gian cần thiết để nạp tụ T2

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


thì quá trình phóng điện được duy trì liên tục, gây nên hiện tượng hồ
quang.
Chú ý: Hồ quang và phóng tia lửa điện là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau về
tác dụng, kênh dẫn điện ở tia lửa điện nạp điện nhiều hơn nhiều lần so với hồ
quang điện, nhiệt độ của tia lửa điện có thể đạt đến 12000 0C cao hơn nhiều so
với 2000-50000C khi có hồ quang điện. Vì vậy, tác dụng ăn mòn của tia lửa
điện tốt hơn, tập trung hơn, còn hồ quang điện thì ăn mòn trên bề rộng, không
đồng đều, khó điều chỉnh và định hướng.
✓ Để tránh hiện tượng hồ quang điện thì phải lựa chọn một tỉ số giữa điện
áp và điện dung tụ U0/C hợp lý đồng thời chọn dung dịch cách điện
hợp lý.
➢ Lưu ý: Tia lửa điện làm ăn mòn bề mặt điện cực.
➢ Theo lý thuyết điện-nhiệt, có thể chia tia lửa điện thành 6 pha:
a) Tác dụng của điện trường giữa 2 điện cực: điện tử phát ra từ catod, gia tốc
và chạy về anod.
b) Dung dịch bị ion hoá, vầng quang điện tử hình thành, chung quanh nó có
những bọt khí với điện tích dương bao bọc.
c) Đám bọt khí do có chứa điện tích dương nên làm thu hẹp dòng chạy của
điện tử.
d) Tia điện tử tập trung đi đến bề mặt anod.
e) Tụ xả điện, điện trở của kênh dẫn rất nhỏ, nên cường độ dòng điện rất lớn,
tồn tại trong thời gian rất ngắn.Dòng điện xung quanh làm nóng chảy anod
trong phạm vi bề mặt được giới hạn, lực điện động làm bắn những giọt kim
loại vào bọt khí (bị nổ ra do nhiệt độ cao).
f) Điện áp của tụ cân bằng. Bọt khí nguội đi, biến thành giọt dung dịch, sự tái
sinh điện tích xảy ra. Những ion mang điện tích dương với năng lượng nhỏ
hơn nhiều chạy về anod, chúng ăn mòn điện cực với mức độ ít hơn. (trị số
âm của U0 trên Hình 5.2).

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.2: Quá trình hình thành sự phóng tia lửa điện

III. Nguyên lý gia công


➢ Là sự ăn mòn kim loại bằng tia lửa điện.
➢ Dụng cụ là Catod, chi tiết là Anod, khoảng giữa là dung dịch cách điện.
➢ Khi điện áp tăng lên, bề mặt âm có điện tử phóng ra. Nếu tiếp tục tăng điện
áp thì chất lỏng giữa 2 điện cực sẽ dẫn điện. Dòng điện tiếp tục chạy chừng
nào điện áp bằng trị số tắt, quá trình phóng điện sẽ tắt.
➢ Thời gian quá trình phóng điện rất ngắn: 2.10-4 đến 4.10-4 s. Nhiệt độ đạt
120000C. Mật độ kênh dẫn điện đạt 106 A/cm2.
➢ Để có tia lửa điện liên tục: thì sau một thời gian ngắn khi dòng điện chạy
qua, ta phải ngưng cung cấp năng lượng, sử dụng máy phát xung RC (như
phần Cơ sở lý thuyết).
➢ Vì thời gian phóng điện rất ngắn, nên lượng nhiệt truyền tới chi tiết gia
công ít và không sâu, chủ yếu tập trung trên bề mặt với nhiệt độ rất cao làm
cháy và bốc hơi kim loại vùng cần gia công.
➢ Phoi kim loại bị tách khỏi các điện cực và đông đặc lại thành các hạt nhỏ
hình cầu. Khi các hạt này bị đẩy khỏi vùng gia công, khe hở giữa 2 điện
cực lớn lên và không xảy ra hiện tượng phóng điện. Để tiếp tục gia công, ta
giảm khoảng cách 2 điện cực.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


➢ Sự ăn mòn ở 2 điện cực là không đối xứng. Có thể đạt được độ mòn 99,5%
cho điện cực là chi tiết cần gia công và 0,5% điện cực dụng cụ là tối ưu.

Hình 5.3: Sơ đồ nguyên lý gia công tia lửa điện

IV. Dụng cụ và thiết bị gia công


Bao gồm: điện cực chi tiết và điện cực dụng cụ nối ở 2 đầu nguồn điện 1
chiều, đặt trong dung dịch cách điện, được điều khiển bằng chương trình số.
1. Thiết bị
Bao gồm: Máy gia công tia lửa điện thẳng đứng và Máy tia lửa điện vạn
năng
a) Máy gia công tia lửa điện thẳng đứng

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.4: Nguyên lý làm việc của máy tia lửa điện
➢ Tổng quan:
✓ Là loại máy có điện cực chuyển động sao cho khe hở giữa chi tiết là
dụng cụ luôn ở khoảng 0,01 đến 0,02 mm. Khe hở được điều chỉnh nhờ
động cơ Servo.
✓ Hình dạng chi tiết được quyết định bởi hình dạng dụng cụ.
✓ Thích hợp cho gia công các bề mặt định hình, khoan lỗ thông, không
thông, gia công các loại khuôn mẫu.
➢ Nguyên lý: Trên hình 5.4:
✓ Chi tiết 1 cần gia công lỗ được nối vào cực dương nguồn điện một
chiều F và được đặt trong dung dịch cách điện 2 làm cực anod. Dụng cụ
cắt 3 là cực catod được nối vào cực âm và được lắp vào con trượt 4
chuyển động lên xuống.
✓ Một tụ điện C được lắp song song với với 2 điện cực, để tạo xung điện
liên tục.
✓ Đặt rời 2 điện cực, đóng công tắt Ct , dòng điện Ampe kế A giảm nhanh
bằng 0, điện áp Vôn kế V tăng dần đến giá trị do máy phát tạo ra là U 0 ,
khi đó tụ nạp đầy.
✓ Sự phóng điện sẽ xảy ra nếu hai điện cực cách nhau một khoảng phù
hợp cho sự phóng điện.
✓ Sau khi phóng điện: dòng điện giữa chi tiết và điện cực giảm đến 0,
năng lựng tích trữ trong tụ bị tiêu tán. Tụ bắt đầu nạp.
✓ Một chu trình mới.
✓ Trong thời gian gia công, giữa điện cực 3 và chi tiết 1 phải có một
khoảng hở cố định (khoảng cách phóng điện), được điều chỉnh bằng các
bộ điều chỉnh tự động khác nhau.
✓ Ở Hình 5.4, ống dây 5 có lõi sắt được lắp trên cầu trượt 4 và cùng di
động với cầu trượt 4. Hai đầu ống dây được lắp 2 phía của biến trở R.
✓ Chức năng của ống dây 5: Khi 2 điện cực chạm vào nhau, xuất hiện
dòng điện trong mạch. Điện áp qua biến trở bị giảm làm xuất hiện hiệu
điện thế 2 đầu ống dây, lõi sắt bị nhiễm từ bị kéo lên, kéo theo cần trượt

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


4 mang điện cực 3 đi lên phía trên. Khi đó, mạch hở, không có dòng
trong ống dây 5, điện cực 3 trượt xuống do trọng lực, xảy ra hiện tượng
phóng điện khi khoảng cách 2 điện cực đạt giá trị thích hợp. Sau đó 2
điện cực lại tiếp xúc nhau lặp lại quá trình trên cho đến khi thực hiện
xong lỗ khoét.

Hình 5.5: Máy gia công tia lửa điện


2- Điện trở
3- Tụ điện
4- Bộ điều chỉnh lượng chạy dao
5- Điện cực dụng cụ
7- Bể chứa dung dịch và chi tiết gia công

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


8- Đồ gá
9- Động cơ điện
10,11-Các đầu
dây

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


b) Máy tia lửa điện vạn năng
➢ Cấu tạo như hình 5.6
✓ Cơ cấu máy được đặt bên trong của thân 1.
✓ Trên sống trượt 2 của thân máy lắp bàn dao dọc 5 và bàn dao ngang 6
di động trên sống trượt của bàn dao dọc.
✓ Bàn máy 3 lắp chi tiết gia công 9 được đặt trong chậu đựng dung dịch 4
có thể di động theo chiều thẳng đứng nhờ động cơ điện.
✓ Bộ điều chỉnh tự động chạy dao 7 truyền chuyển động thẳng đứng cho
điện cực 8.
✓ Khi gia công lỗ cong, bàn dao 5 đảm bảo cho điện cực 8 có thể quay
quanh trục nằm ngang A (Hình 5.6). Khi đó điện cực 8 được hình thành
theo dạng cung tròn có đường kính bằng với đường kính cung tròn lắp
điện cực trên giá kẹp 10. Giá kẹp này có thể quay quanh trục A nhờ
dây 11 có đầu trên lắp vào bộ điều chỉnh 7.

Hình 5.6: Hình dáng chung của máy tia lửa điện vạn năng

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


➢ Có nhiều nguyên lý khác nhau ứng với các thiết bị khác nhau có thể tạo ra
xung dòng điện. Gồm 2 loại chính: máy phát điều chỉnh phụ thuộc và máy
phát điều chỉnh độc lập.
✓ Máy phát xung điều chỉnh phụ thuộc: dòng điện và điện áp không thể
điều chỉnh độc lập với nhau.

Hình 5.7: Sơ đồ nguyên lý chung của máy phát xung điều chỉnh độc lập
Z-Kháng điện tích
Z0-Kháng tích trữ năng lượng
Z1-Kháng phóng điện
A-Nguồn một chiều hoặc xoay chiều

✓ Máy phát xung điều chỉnh độc lập: các thông số điện có thể điều chỉnh
độc lập với nhau. Có 3 kiểu:
● Kiểu nội bộ đổi nối (Hình 5.8): có máy biến chế xung tạo ra xung
vuông, theo chu kỳ cắt dòng điện của bộ đổi nối.

Hình 5.8: Sơ đồ nguyên lý máy phát xung kiểu bộ đổi nối

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


● Kiểu động cơ máy phát (Hình 5.9): có động cơ quay máy phát
xung, tạo ra xung vuông, năng suất gia công rất tốt.

Hình 5.9: Sơ đồ nguyên lý máy phát xung động cơ máy phát

● Kiểu máy phát xung bằng đèn điện tử (Hình 5.10): dùng trong gia
công chính xác

Hình 5.10: Sơ đồ nguyên lý máy phát xung bằng đèn điện tử


➢ Gia công tia lửa điện còn đòi hỏi công nghệ và những thiết bị đặc biệt khác.
✓ Để đảm bảo độ chính xác vị trí của lỗ, cần đảm bảo độ song song của
điện cực => dùng mâm cặp cho thiết bị khoan (Hình 5.11).
✓ Để gá lắp vật gia công => dùng đồ gá (Hình 5.12).
✓ Điều chỉnh vị trí của vật gia công => dùng bàn toạ độ (Hình 5.13).

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.11: Mâm cặp cho thiết bị khoan tia lửa điện

Hình 5.12: Đồ gá lắp khi gia công tia lửa điện

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.13: Bàn toạ độ

2. Dụng cụ (điện cực)


➢ Độ chính xác của dụng cụ (điện cực) ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác
gia công.
➢ Các phương pháp gia công điện cực: cắt gọt, đúc chính xác, ép, phun kim
loại, mạ điện phân…
➢ Vật liệu làm điện cực: đồng đỏ, đồng thay, bạc, kẽm. Yêu cầu vật liệu:
✓ Tính dẫn điện tốt.
✓ Nhiệt lượng riêng lớn.
✓ Nhiệt độ nóng chảy cao.
✓ Dẫn nhiệt tốt.
➢ Khi gia công bằng tia lửa điện, hình dáng điện cực được sao chép qua vật
gia công một cách gần đúng vì điện cực bị hao mòn trong quá trình phóng
điện. Vì vậy, giải quyết bài toán xác định chính xác kích thước của điện
cực rất quan trọng (Không đi sâu).
➢ Trong quá trình gia công tia lửa điện, có nhiều khí sinh ra với số lượng lớn
làm xấu quá trình gia công, do đó phải làm lỗ thoát khí trên điện cực (Hình
5.21).

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.21: Lỗ thoát khí trên điện cực.

➢ Phải lấy đi sản phẩm bị ăn mòn ra khỏi khe hở điện cực bằng cách luân
chuyển dụng dịch gia công (súc rửa). Có 4 cách súc rửa:
a) Phun tia.
b) Làm chảy bằng dòng điện một chiều.
c) Làm chảy bằng dòng điện ngược chiều.
d) Làm chảy bằng áp lực.

Hình 5.22: Các phương pháp súc rửa.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


3. Dung dịch gia công tia lửa điện
➢ Nhiệm vụ của dung dịch cách điện:
✓ Giữ cho sự phóng điện thực hiện theo một kênh xác định, ổn định, giúp
tập trung tốt năng lượng, tăng hiệu suất.
✓ Loại bỏ các cặn sinh ra trong vùng gia công.
➢ Yêu cầu kỹ thuật:
✓ Độ cách điện cao (nâng cao năng suất).
✓ Dẫn nhiệt tốt.
✓ Trung tính về mặt hoá học, không phá hỏng điện cực, chí tiết gia công
và các chi tiết máy.
✓ Độ nhớt nhỏ (để dễ làm đầy khe hở điện cực).
✓ Không có mùi khó chịu, khí độc, nhiệt độ cháy đủ cao để không nguy
hiểm.
✓ Có khả năng phục hồi nhanh sau khi bị đánh thủng vì tia lửa điện.
✓ Phải duy trì được tính chất của nó càng lâu càng tốt trong mọi điều kiện
gia công.
✓ Dễ tìm và giá thành hợp lý.
✓ Điểm nổ cao, sản phẩm phân huỷ nhiệt không gây ngộ độc.
➢ Một số sản phẩm thường dùng: Hydrocarbua, các loại dầu Silicon,
Kerosine, dầu thô cất, cacbontetra-chloride…, phổ biến nhất là dầu hoả
(cách điện tốt, độ nhớt nhỏ, giúp dễ mài nhẵn để tạo hình chính xác); tuy
nhiên dầu hoả dễ cháy và mang theo phoi kim loại, nên phải dùng bộ lọc
tốt.

V. Các thông số công nghệ


1. Vận tốc cắt
➢ Là lượng vật liệu bị bóc đi theo đơn vị thời gian, tỉ lệ với cường độ dòng
điện của xung điện gia công.
➢ Xung điện được xác đinh bởi nhiều yếu tố khác nhau tạo nên các chế độ gia
công khác nhau.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


2. Chế độ gia công
➢ Chế độ gia công phụ thuộc vào các thông số liên quan đến năng lượng các
xung điện như: dòng đỉnh, thời gian xung, phân cực của mạch điều khiển,
giá trị điện dung, điện thế nạp trong trường hợp máy tạo xung dùng tụ điện.
➢ Các yếu tố khác: vật liệu gia công, vật liệu điện cực, loại chất cách điện và
phương thức lưu thông của chất cách điện.

3. Năng suất gia công


Phụ thuộc nhiều yếu tố:
➢ Khoảng cách giữa 2 điện cực: ở một môi trường cách điện, nếu khoảng
cách giữa 2 cực nhỏ thì hiệu điện thế U nhỏ, tần số tia lửa điện lớn nên
năng lượng tích luỹ trong xung điện nhỏ, do đó năng suất thấp. Ngược lại,
nếu khoảng cách lớn thì U lớn, tần số tia lửa điện thấp, nhưng dòng điện
trung bình nhỏ, dẫn đến năng suất vẫn thấp. Vì vậy cần tìm một giá trị
khoảng cách tối ưu để sự phóng điện diễn ra đều đặn và năng suất có thể
chấp nhận được.

Hình 5.26: Quan hệ giữa điện thế U và khoảng cách giữa 2 điện cực khi phóng
điện ở 3 môi trường khác nhau.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.27: Trị số dòng điện và hiệu điện thế ở khoảng cách phóng điện tối ưu

➢ Cường độ dòng điện: giảm điện trở, dòng điện tăng lên làm tăng năng suất
gia công tăng lên theo tỉ lệ, đạt đến trị số lớn nhất sẽ giảm đột ngột.
Nguyên nhân: tần số tăng theo dòng điện, đạt đến ngưỡng làm cho dung
dịch dao động bị ép ra xa khỏi điện cực làm quá trình phóng điện trở thành
diễn ra trong không khí.

Hình 5.30: Quan hệ giữa cường độ dòng điện và năng suất ở các điện cực khác
nhau
1- Điện cực than tiết diện 412cm2.
2- Điện cực than tiết diện 206cm2.
3- Điện cực đồng tiết diện 206cm2

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


➢ Tần số tia lửa điện: tỉ lệ với dòng điện.
➢ Điện dung: tăng, điện áp tăng đến một ngưỡng giới hạn rồi giảm.

Hình 5.32: Quan hệ giữa điện áp và điện dung

➢ Diện tích bề mặt gia công: càng lớn thì năng suất càng lớn.

Hình 5.33: Tác dụng của bề mặt gia công đối với năng suất
➢ Chất lượng của điện cực cao thì năng suất cao.
➢ Loại máy phát xung.

4. Độ chính xác gia công


Phụ thuộc vào
➢ Độ chính xác máy gia công tia lửa điện (vị trí tương quan giữa dụng cụ và
vật gia công).
➢ Hình dạng kích thước và độ mòn của dụng cụ.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


➢ Khoảng cách phóng tia lửa điện giữa dụng cụ và bề mặt gia công.

5. Chất lượng bề mặt gia công


➢ Độ nhám là một thông số quan trọng để đánh giá chất lượng bề mặt.
➢ Độ nhám tăng theo năng suất gia công.
➢ Ngoài ra còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng gia công: vật liệu
điện cực, chất lượng của dung dịch điện môi…việc lựa chọn phụ thuộc vào
năng suất.

VI. Phòng cháy và phòng hộ lao động trong gia công tia lửa điện
➢ Khi có tia lửa điện phát sinh thì khí sinh ra cùng với nhiệt độ khi phóng
điện có thể gây nên hiện tượng bốc cháy trong không khí.Do đó trong quá
trình gia công phải đảm bảo khoảng cách và độ sâu cần của dung dịch, để
cho khí thoát lên đến bề mặt dung dịch thì sẽ bị nguội lại.
➢ Các chất khí thoát ra phần nhiều là độc (CO), do đó nơi gia công phải
thông thoáng. Ngoài ra còn có chất ăn da, phải bôi thuốc để bảo vệ da khi
làm việc.
➢ Điện áp làm việc của thiết bị >42V, nguy hiểm, do đó vị trí gia công phải
được bao che cẩn thận và chỉ khi đóng bộ phận che mới được khởi động
máy.

VII. Các ứng dụng của gia công tia lửa điện:
Dựa vào tính chất công việc, chia ứng dụng làm 6 nhóm:
➢ Máy gia công lỗ: đặc trưng của máy là điện cực chuyển động thẳng để ăn
sau vào chi tiết, trên một số thiết bị có thể phối hợp điện cực chuyển động
với chi tiết quay, hoặc chi tiết quay mà điện cực chuyển động thẳng.
➢ Máy khoan lỗ nhỏ.
➢ Máy mài theo hình dáng: có thể mài thành những mặt có dạng khác nhau
với độ bóng thích hợp, tốc độ tiến của dụng cụ ít và hình dáng của dụng cụ
thường được chép qua vật gia công.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


➢ Máy mài theo dụng cụ: chủ yếu dùng cho hợp kim cứng. Năng suất cao
hơn công nghệ mài thường.

Hình 5.52: Nguyên lý mài sắc dao

➢ Máy cắt đứt.

Hình 5.53: Nguyên lý máy cắt tia lửa điện


a) Cưa đĩa.
b) Lưỡi cưa.
c) Cắt dây tia lửa điện.
➢ Máy gia công khuôn mẫu.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


VIII. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng
1. Đặc điểm
➢ Chủ yếu để gia công những vật liệu khó gia công mà các phương pháp
truyền thống không dùng được.
➢ Năng suất gia công phụ thuộc vào vật liệu làm điện cực và tốc độ tiến của
dụng cụ.
➢ Độ chính xác phụ thuộc các yếu tố: độ chính xác máy, dụng cụ, khe hở
phóng điện…
➢ Độ nhám bề mặt phụ thuộc vào năng lượng một lần phóng điện.
➢ Điện áp làm việc >42V nguy hiểm nên khi chuẩn gia công phải đóng bộ
phận bao che rồi mới khởi động máy.
➢ Nhược điểm: thiết bị đắt tiền, năng suất thấp hơn so với gia công cắt gọt
và sử dụng điện cực với số lượng lớn. Ở những máy lớn, độ nhám bề mặt
lớn, lớp bề mặt sau gia công còn một số tính chất bất lợi. Do đó khi ứng
dụng phương pháp này cần có sự cân nhắc nhất định.

2. Phạm vi ứng dụng và tính kinh tế khi gia công tia lửa điện
➢ Phạm vi ứng dụng: gia công kim loại có độ cứng không giới hạn. Có thể sử
dụng trong một số trường hợp: biến cứng bề mặt chi tiết, tăng khả năng mài
mòn, làm cứng các dụng cụ: dao cắt gọt, dao cắt kim loại, khuôn rèn dao
cắt, cánh bơm nước, mũi khoan nhỏ…
➢ Tính kinh tế: giúp bỏ những quy định trung gian như nhiệt luyện, nắn
thẳng, sửa bavia, lắp chi tiết, dao…Có thể thay thế cho phương pháp cắt
gọt truyền thống để đạt tính kinh tế và đạt trình độ chính xác mong muốn.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của công nghệ, không thể nói một cách
nhất quán về tính kinh thế.
➢ Tầm nhìn thế giới: Công nghệ tia lửa điện là một phương pháp gia công
mới, còn nhiều triển vọng để phát triển hơn nữa, ngày càng hoàn thiện về
năng suất máy và độ chính xác thiết kế. Ngày nay người ta còn chế tạo
những máy chuyên dùng được điều khiển bằng chương trình số.

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


Hình 5.56: Sự tăng trưởng của năng suất
➢ Ở nước ta: Còn quá ít máy gia công tia lửa điện sử dụng trong công nghiệp.
=> Cần sự chung tay đóng góp để kỹ thuật gia công hiện đại ngày càng được
ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

C. Phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện


I. Khái niệm
II. Nguyên lý gia công
III. Dụng cụ và thiết bị gia công
1. Thiết bị
2. Dụng cụ
3. Dung môi dùng trong gia công
IV. Các thông số công nghệ
V. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng
D. Phương pháp gia công chùm tia điện tử
I. Khái niệm
II. Nguyên lý gia công
III. Cơ sở lý thuyết
IV. Dụng cụ và thiết bị gia công
V. Các thông số công nghệ
VI. Phạm vi ứng dụng và hướng phát triển
VII. Ưu nhược điểm
E. Phương pháp gia công chùm tia laser

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)


I. Khái niệm
II. Nguyên lý gia công
III. Cơ sở của phương pháp gia công bằng chùm tia laser
IV. Dụng cụ và thiết bị gia công
V. Các thông số công nghệ
VI. Ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng và hướng phát triển
F. Phương pháp cắt hồ quang
I. Khái niệm
II. Nguyên lý gia công
III. Dụng cụ và thiết bị gia công
IV. Các thông số công nghệ
V. Phạm vi ứng dụng

Downloaded by V??NG LÊ MINH (vuong.le280103@hcmut.edu.vn)

You might also like