You are on page 1of 3

MẠCH ĐA HÀI ĐƠN ỔN

Mạch đa hài một trạng thái ổn định, hay mạch đa hài đơn ổn, là mạch đa hài chỉ có một trạng thái
bền. Trạng thái còn lại là trạng thái không bền.
2.1. Cấu tạo của mạch:
- Các BJT được mắc chéo với nhau. Cực C của BJT thứ nhất được kết nối với cực B của BJT thứ
hai thông qua tụ điện. Cực B của BJT thứ nhất được nối với cực C của BJT thứ 2 thông qua một
điện trở và 1 tụ điện. Một điện áp một chiều khác được cấp cho cực B của BJT thứ nhất thông
qua một điện trở. Xung kích hoạt được đưa đến cực B của BJT thông qua tụ điện để thay đổi
trạng thái của nó. Bên cạnh dó có hai điện trờ tải được mặc vào cực C của hai BJT.

2.2. Nguyên lý hoạt động của mạch:

Với mạch như hình trên ta có nguyên lý hoạt động:


Đầu tiên, khi mạch được chuyển sang trạng thái bật, BJT Q1 sẽ ở trạng thái tắt và Q2 sẽ ở trạng
thái bật. Đây là trạng thái ổn định. Khi Q1 tắt, điện áp cực C sẽ là VCC tại điểm A và do đó C1
được sạc.
Một xung kích hoạt tích cực được đặt ở chân của BJT Q 1 làm BJT bật. Điều này làm giảm điện
áp cực B của Q2, làm tắt BJT Q2. Tụ C1 bắt đầu phóng điện tại thời điểm này.
Khi đó, Q1 bật còn Q2 vẫn tắt. Đây là trạng thái gần như ổn định. Cho đến khi tụ điện C1 phóng
điện hoàn toàn. Sau đó, BJT Q2 bật với điện áp được áp dụng thông qua phóng điện tụ điện.
Điều này bật BJT Q1, là trạng thái ổn định trước đó.
2.3. Các ứng dụng của mạch đa hài đơn ổn:
- Mạch truyền hình

- Mạch điều khiển hệ thống,...

ĐIỆN TRỞ
Điện trở hay Resistor là một linh kiện điện tử thụ động, có 2 tiếp điểm kết nối. Chúng được dùng
để điều chỉnh mức độ tín hiệu và hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch. Đồng thời dùng
để chia điện áp hay kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor…
Ký hiệu và đơn vị điện trở: Điện trở có đơn vị là Ohm (ký hiệu: Ω). 1 ohm bằng vôn/ampere
2.1. Cấu tạo :
Từng loại điện trở sẽ có cấu tạo riêng:
 Điện trở Carbon: được cấu tạo từ hợp chất tro than hoặc bột gốm và bột than chì (graphite).
 Điện trở film: Bên trong trụ gốm thường có các kết tủa kim loại tinh khiết (niken,…), màng
oxit (oxit thiếc,…) hoặc chất nền. Giá trị điện trở của loại này được sẽ thay đổi khi chiều dày
màng kết tủa thay đổi.
 Điện trở dây cuốn: có cấu tạo là dây hợp kim (niken-crôm) cuốn quanh vật liệu sứ cách
điện, tạo thành hình xoắn ốc.
 Điện trở băng: có cấu tạo gồm nhiều điện trở ghép lại với nhau.
2.2. Nguyên lí làm việc :
- Là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm kết nối, chức năng dùng để điều chỉnh mức
độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, dùng để chia điện áp, kích hoạt các
linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất
nhiều ứng dụng khác.
- Giúp tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng trong các hệ thống phân phối
điện, trong các bộ điều khiển động cơ. Các điện trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi
bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động.
2.3. Hình ảnh thực tế :
Hình 2.1. Hình ảnh điện trở thực tế Hình 2.2. Kí hiệu của điện trở

2.4. Ứng dụng thực tế:


- Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp. Ví dụ có 1 bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn
12V. Chúng ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.
- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được 1 điện áp theo ý muốn từ 1 điện áp cho trước.
- Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
- Điều chỉnh cường độ dòng điện qua các thiết bị điện
- Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết
- Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp

You might also like