You are on page 1of 11

1.

CẦU CHÌ
Công dụng
Cầu chì là thiết bị bảo vệ thông dụng nhất, được nối giữa nguồn điện và phụ tải
dùng để bảo vệ mạch điện khi dòng điện vượt quá giá trị định mức.
Cấu tạo

Nguyên lí làm việc

Ứng dụng

2.RƠ LE
Công dụng: Có chức năng như bộ khuếch đại dòng ( dùng dòng điện nhỏ điều
khiển dòng lớn ).
Cấu tạo: Rơ le bao gồm cuộn dây 2 được quấn trên lõi thép 1, cặp tiếp điểm 3
(gồm tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh).
Nguyên lí làm việc: Khi cuôn dây Rơ le được cấp dòng điện thì trên lõi thép
sinh ra lực điện từ làm hút cần tiếp điểm và đóng tiếp điểm, cấp nguồn động lực
cho hệ thống làm việc.
Ứng dụng: Rơ le được dùng hầu hết các mạch điều khiển trên ô tô như:
điều khiển còi, đèn, bơm nhiên liệu, khởi động, điều hoà, quạt làm mát,…

3. DIOT
Công dụng: Điot chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều từ Anode sang Cathode.
Nó được coi như van một chiều trong mạch điện và được dùng rộng rãi trong các
mạch chỉnh lưu, mạch ổn áp, mạch bảo vệ,..

Cấu tạo: Diode là một linh kiện điện tử bán dẫn, do đó nó được chế
tạo bởi hợp chất giữa Silic, Photpho và Bori. 3 nguyên tố này được pha
tạp với nhau tạo ra hai lớp bán dẫn loại P và loại N được tiếp xúc với
nhau.Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuếch
tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp
Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai
chất bán dẫn.
Nguyên lí làm việc: Khi cho hai lớp bán dẫn P và N tiếp xúc với nhau, các hạt
dẫn điện sẽ khuếch tán quan lớp tiếp giáp, hình thành điện trường tiếp xúc E tx có
chiều từ N sang P. Điện trường này tạo nên sự chuyển động gia tốc của các hạt và
ngăn cản sự khuếch tán, tạo nên trạng thái cân bằng động. Trạng thái cân bằng
động này sẽ bị phá vỡ nếu khi đặt vào hai lớp tiếp xúc một điện trường ngoài.

Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài Ung có chiều như hình 1.9, sẽ sinh ra điện
trường ngoài Eng có chiều cùng chiều với Etx (chiều từ N sang P). Khi đó, điện
trường ngoài Eng xếp chồng với điện trường Etx tạo nên điện trường tổng làm cho
các hạt dẫn bị dồn về phía hai đầu lớp bán dẫn, làm tăng bề rộng vùng nghèo điện
tích. Trong trường hợp này, Điot bị khoá (phân cực ngược).

Khi đặt vào Điot một nguồn điện ngoài U ng có chiều như hình 1.11, sẽ sinh ra
điện trường ngoài Eng (có chiều từ P sang N) ngược chiều với E tx (nhưng có cường
độ lớn hơn nhiều so với Etx). Khi đó điện trường ngoài Eng xếp chồng với điện
trường Etx tạo nên điện trường tổng, gia tốc các hạt chuyển động ồ ạc qua lớp tiếp
giáp, làm phá vỡ lớp tiếp giáp. Trong trường hợp này, Điot được mở (phân cực
thuận).

Như vậy, tiếp giáp P-N chỉ cho dòng chảy qua một chiều nhất định.
Ứng dụng:
a. Ứng dụng Điot chỉnh lưu

- Chỉnh lưu nửa chu kỳ:

- Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ


- Chỉnh lưu cầu ba pha:

b. Ổn định điện áp (Điot Zener):

e. Ứng dụng vệ thiết bị điều khiển


f. Ứng dụng Điot quang :

4. Transistor (BJT)
Công dụng:
Transistor được cấu tạo từ ba lớp bán dẫn ghép với nhau, dùng để
khuếch đại tín hiệu. Transistor là linh kiện rất phổ biến và hầu như có mặt
trong tất cả các mạch điện tử.
Cấu tạo:
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai lớp tiếp giáp P-
N. Nếu ghép theo thứ tự PNP ta có Transistor thuận, ngược lại nếu ghép theo
thứ tự NPN ta có Transistor nghịch. Về phương diện cấu tạo thì Transistor
tương đương với hai Điot nối ngược chiều nhau.
- Cực giữa, ký hiệu B (Base) là cực gốc: được nối với lớp bán dẫn
mỏng nhất và mật độ hạt dẫn thấp nhất.
- Cực E (Emitter) là cực phát: được nối với lớp bán dẫn có mật độ
hạt dẫn lớn nhất.

- Cực C (Collector) là cực góp: được nối với lớp bán dẫn có mật độ
hạt dẫn trung bình.
Nguyên lí làm việc: Để Transistor hoạt động thì phải đặt điện áp một
chiều vào các cực của nó, gọi là phân cực cho Transistor. Khi cấp nguồn U BE
và UCE như trên hình 1.30 thì lớp tiếp giáp JE phân cực thuận và JC phân cực
ngược.

Đối với Transistor loại NPN, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận nên tạo
ra điện trường gia tốc các electron từ miền E phun qua lớp tiếp giáp J E tạo
thành dòng IE, một phần nhỏ các electron đi vào cực miền B tạo thành dòng
IB. phần còn lại các electron tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp J C, tại
đây các electron tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do J C phân cực ngược)
và chuyển động qua miền C, tạo thành dòng IC.
Tương tự, đối với Transistor loại PNP, do lớp tiếp giáp JE phân cực thuận (hình
1.31) nên tạo ra điện trường gia tốc lỗ trống từ miền E phun qua lớp tiếp giáp JE
tạo thành dòng IE, một phần nhỏ các lỗ trống đi vào cực miền B tạo thành dòng
IB. phần còn lại các lỗ trống tiếp tục chuyển động sang lớp tiếp giáp JC, tại đây
các lỗ trống tiếp tục được gia tốc bởi điện trường (do JC phân cực ngược) và
chuyển động qua miền C, tạo thành dòng IC.

Transistor như là một khoá điện tử, trong đó B là cực điều khiển.
Để điều khiển phân cực cho Transistor thì:

- Transistor loại PNP: UEB ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán dẫn Si
và UEB ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge.

- Transistor loại NPN: UBE ≥ 0.7V: đối với vật liệu bán dẫn Si
và UBE ≥ 0.3V: đối với vật liệu bán dẫn Ge.

Ứng dụng :

Trên ô tô Transistor được sử dụng rất phổ biến trong tấc cả các mạch:
mạch điều khiển động cơ quạt điều hoà, mạch điều chỉnh điện áp ( tiết chế bán
dẫn), mạch điều khiển đánh lửa, bên trong bộ điều khiển ECU đều có
Transistor để điều khiển cơ cấu chấp hành,…

You might also like