You are on page 1of 3

Câu hỏi: Biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị và giá trị thặng dư qua

các giai
đoạn phát triển của CN tư bản:

● Giá trị thặng dư


1. Khái niệm:
- Chủ nghĩa tư bản: Là 1 hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản
xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận.

- Giá trị thặng dư (ký hiệu m) là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công nhân làm thuê cho nhà tư
bản ( ký hiệu: m)
- Giá trị thặng dư là nguồn gốc của lợi nhuận và biểu hiện của sự bóc lột lao động trong chủ
nghĩa tư bản
⇒ Quy luật giá trị thặng dư (quy luật sản xuất giá trị thặng dư): sản xuất nhiều và ngày càng nhiều
hơn giá trị thặng dư bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê
2. Biểu hiện của giá trị thặng dư qua từng giai đoạn phát triển của CN tư bản:
a) CN tư bản tự do cạnh tranh:
- Ra đời cùng với sự ra đời của CNTB
- Phát triển mạnh ở thế kỉ 18, 19 ở châu Âu
- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá trị thặng dư biểu hiệu
thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân
→ Phản ánh sự bóc lột của nhà tư bản đối với lực lượng công nhân làm thuê

VD: Trong giai đoạn công nghiệp hóa ở Anh vào thế kỷ 18 và 19, nhà tư bản đã bóc lột lao
động làm thuê trong ngành công nghiệp dệt may thông qua việc áp đặt mức lương thấp,
điều kiện lao động khắc nghiệt (làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm mà không
có bảo vệ) và sử dụng lao động phụ nữ và trẻ em (với mức lương thấp hơn so với người lao
động nam).

b) CN tư bản độc quyền:

- Bước sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền
kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao
→ Quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư
- Lợi nhuận độc quyền cao hơn giá trị thặng dư, có được nhờ chênh lệch giá độc quyền
cao (khi bán) và giá độc quyền thấp (khi mua)

(lợi nhuận của độc quyền = lợi nhuận bình quân + nguồn lợi khác)
→ Sở hữu độc quyền đẩy giá thành lên cao, chỉ có nhà tư bản lớn được lời
- Nguồn lợi khác có được là nhờ địa vị độc quyền:
+ Lao động không công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền
+ Một phần lao động không công của nhân công ở các xí nghiệp không độc quyền
+ Một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất di do thua thiệt trong
cuộc cạnh tranh( vì phải bán với giá cả thấp hơn giá trị)
+ Lao động thặng dư và một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ,
nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.
+ Bóc lột người tiêu dùng (vì phải mua với giá cả cao hơn giá trị)
- Xét tổng thể xã hội: Tư bản độc quyền chiếm được lợi nhuận độc quyền cao hơn giá trị
thặng dư, còn tư bản nhỏ và người tiêu dùng bị chiếm đoạt kết quả lao động, nên đó là sự
phân phối lại giá trị thặng dư và thu nhập.
→ Quy luật này phản ánh quan hệ bóc lột ngày càng nặng nề và mâu thuẫn và thống trị của
tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới

VD: Công ty công nghệ hàng đầu như Apple và sản phẩm của họ là iPhone đã tạo ra lợi
nhuận độc quyền:

+ Áp đặt giá cả cao: Apple thường ký kết các hợp đồng thương mại dài hạn với các đối tác
lớn như các đội thể thao chuyên nghiệp, các vận động viên nổi tiếng và các nhà bán lẻ hàng
đầu ⇒ áp đặt giá cả cao cho các sản phẩm iPhone của mình ( vì tính thêm chi phí thuê
người quảng bá).
+ Sở hữu trí tuệ và thiết kế độc đáo: Apple sở hữu nhiều bằng sáng chế và quyền thương
hiệu cho các tính năng và thiết kế độc đáo trong sản phẩm của họ.
⇒ Bảo vệ họ khỏi sự sao chép từ đối thủ và tạo ra một môi trường kinh doanh độc quyền.
+ Phí dịch vụ và phụ kiện đắt đỏ: Ngoài sản phẩm chính, Apple còn thu thêm lợi nhuận từ
các dịch vụ đi kèm và phụ kiện như cáp sạc, tai nghe AirPods, iCloud thường có giá cao và
đem lại lợi nhuận cao cho Apple.

c) CN tư bản độc quyền nhà nước:

- Quy luật GTTD ngày càng phát huy tác dụng mạnh mẽ trong điều kiện toàn cầu hóa và
kinh tế tri thức nhưng tinh vi hơn nhiều so với trước đây:

+ Các nhà tư bản sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi → GTTD
được tạo ra nhờ tăng năng suất lao động giá trị (máy móc, công nghệ cao,...đều do lao
động sống của người lao động sáng tạo ra) → lao động sống là nguồn gốc duy nhất của
GTTD.

+ Cơ cấu lao động xã hội ở các nước TB phát triển hiện nay có sự biến đổi lớn. Sự đầu tư
trí tuệ của công nhân, trí thức, kỹ thuật lập trình, nhà khoa học phát minh, sáng chế, nhà
quản trị và công nghệ hiện đại) tăng lên
→ Thu nhập chủ yếu của nhà tư bản không còn là công quản lý mà từ phần lao động thặng
dư của người lao động làm thuê mà chủ yếu là việc sử dụng lao động trí tuệ - cái nhà tư bản
chiếm lấy.

VD: Công cụ hỏi đáp tự động được phát triển bởi công ty công nghệ OpenAI thông qua tích
hợp trí tuệ nhân tạo (AI) - chat GPT 4.0 đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành
khác nhau đã đem nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty này.

+ Quan hệ bóc lột ngày nay không chỉ bó hẹp giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê
mà còn có quan hệ thống trị, bóc lột của các nước phát triển với các nước kém và đang
phát triển → sự phân hóa hai cực: giàu, nghèo của thế giới
→ sự bóc lột GTTD của CNTB đã mang “tính quốc tế”.

VD: Trong chính sách xuất nhập khẩu có các quy định hà khắc như quy định về “gắn mác
thao túng tiền tệ” bởi khi đó, Hoa Kỳ sẽ có bước đệm để áp các lệnh trừng phạt thương mại
với nước đó, ví dụ như áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ, từ đó lợi nhuận
xuất khẩu và quy mô xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng, tùy thuộc vào mức thuế trừng phạt, cũng
như thời gian áp dụng mà Hoa Kỳ đặt ra.

d) Chủ nghĩa đế quốc:

- Độc quyền TBCN đã thay thế tự do TBCN


- Tồn tại đồng thời 2 xu hướng _ tiến bộ kỹ thuật & thối nát kìm hãm phát triển tiến bộ kỹ
thuật
- Các mâu thuẫn trong CNTB ngày càng gay gắt
→ Quy luật giá trị thặng dư được áp dụng nhưng dưới chế độ sở hữu độc quyền làm cho
giá cả tăng lên rất cao, nhân dân lao động vẫn bị nhà tư bản lợi dụng sức lao động
e) CNTB ngày nay:

- Diễn ra song song 2 xu thế


- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế: tăng trưởng sản xuất, ngoại thương, phất triển
khoa học kỹ thuật, đầu tư toàn cầu
VD: những năm 50-60 của thế kỉ 20, kinh tế TBCN phát triển với tốc độ nhanh hiếm thấy.
Trong 20 năm kể từ 1948- 1970, Mỹ, Anh, Đức,Nhật, Ý, ...có tỷ suất thu nhập binhg quân
trong tổng giá trị thu nhập quốc dân đạt 5,1%
- Sự đình trệ, thối nát, khủng hoảng: vẫn tồn tại
+ Mâu thuẩn cơ bản giữa tính chất xã hội hoá của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân
TBCN không giải quyết được mà càng trở nên sâu sắc
→ TBCN lỗi thời

You might also like