You are on page 1of 14

3.1.1.

Hoàn cảnh ra đời

Sau khi tích lũy đc tiền, GCTS bắt đầu tập trung vào sx -> Công trường thủ công xuất hiện (CTTC là xí
nghiệp của GCTS dựa trên cơ sở phân công lao động và kĩ thuật thủ công; là một giai đoạn phát triển của
công nghiệp tư bản chủ nghĩa, được hình thành bằng hai cách:

1) Các công nhân có chuyên môn khác nhau, hợp nhất vào một xưởng thợ, thực hiện kế tiếp nhau các
thao tác để chế tạo ra một sản phẩm.

2) Hợp nhất những người thợ thủ công có cùng chuyên môn vào một xưởng thợ, rồi phân chia các công
việc cùng loại (các công đoạn) thành những thao tác chi tiết hơn để giao cho từng người.

• Xét về lực lượng sản xuất:

Sự phát triển lực lượng sản xuất với nền sản xuất công nghiệp bằng máy móc dẫn đến sự phân hóa giàu
nghèo trong giai cấp quý tộc;

Sản xuất phát triển với sự lựa chọn đầu vào với chi phí thấp và kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động,
đất đai, vốn và kỹ thuật để tạo ra hàng hóa.

https://luathoangphi.vn/neu-y-nghia-lich-su-cua-cac-cuoc-cach-mang-tu-san-dau-tien/

“Lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận của những người giàu.”

 Của cải làm ra ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng.

 Sự giải thích nguồn gốc của cải của chủ nghĩa trọng thương giờ đây không còn đủ sức thuyết phục
nữa

 Tư tưởng KTCT TSCĐ ra đời để bảo vệ quyền lợi của GCTS

3.1.2. Đặc điểm phương pháp luận

- Đối tượng NC: Từ lưu thông sang SX, trao đổi, phân phối, tiêu dùng

- Mục đích NC: Đưa ra luận chứng của cương lĩnh và chính sách kinh tế của giai cấp tư sản, nhằm
bảo vệ lợi ích kinh tế của GCTS.

- PPNC: Áp dụng PP trừu tượng hóa: nghiên cứu các mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và
các quy luật vận động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Kết quả NC: Đưa ra các khái niệm về giá trị, tiền công, lợi nhuận, lợi tức, địa tô. Ủng hộ tư tưởng
tự do KT, chống lại sự can thiệp của Nhà nước. Ủng hộ international trade

3.2.1. Lý thuyết giá trị - lao động

William Petty

Giá cả tự nhiên: do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định.

- Tỷ lệ nghịch với NSLĐ


- Xác định giá cả tự nhiên của hàng hoá bằng cánh so sánh lượng lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hoá với lượng lao động hao phí để tạo ra bạc hay vàng.
Giá cả nhân tạo: giá cả thị trường của HH

Giá cả chính trị: Là giá cả tự nhiên nhưng chịu tác động của C.Trị

Hạn chế:

- Ảnh hưởng của CNTT: chỉ có lao động khai thác vàng, bạc giữ vai trò tiền tệ mới tạo ra giá trị.

- Ông cho rằng: “Lao động là cha còn đất đai là mẹ của mọi của cải” -> nhầm lẫn giữa nguồn gốc tạo ra
giá trị với các YTSX.

Adam Smith

- Tất cả các loại sản xuất đều tạo ra giá trị. Giá trị được hình thành từ lao động sản xuất.

- Giá trị = giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao
động xã hội cần thiết.

+ Giá trị sử dụng: công dụng của HH

+ Giá trị trao đổi: là hình thức biểu hiện của giá trị

- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng
hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi (khi NSLĐ, CĐLĐ và sự phức tạp của lao
động (lđ giản đơn, lđ phức tạp) thay đổi)

- Giá cả

+ Giá cả tự nhiên: là biểu hiện tiền tệ của giá trị  có tính khách quan.

+ Giá cả thị trường: là giá cả thực tế mà HH được bán, ảnh hưởng bởi QH cung - cầu và độc
quyền (là người đầu tiên đặt nền móng cho quan hệ cung-cầu)

- Hạn chế
Quan điểm về lượng giá trị chưa nhất quán:
Giá trị do lao động hao phí để sản xuất hàng hoá quyết định >< Giá trị là do lao động mà người
ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định.

David Ricardo

- Nhất quán về quan điểm giá trị HH là do lao động của người sản xuất quyết định.

- Cơ cấu giá trị của hàng hóa phải gồm 3 bộ phận:


+ GT những tư liệu SX bị hao mòn (c)
+ Giá trị SLĐ của công nhân bỏ ra (v)
+ Phần giá trị do lao động thặng dư tạo ra (m)

3.2.2. Lý thuyết tiền tệ

William Petty

- Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ:
+ Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông được xác định trên cơ sở số hàng hóa và tốc độ luân chuyển
tiền tệ.

+ Thời hạn thanh toán càng dài thì số lượng tiền lưu thông càng nhiều.

- Ông phê phán lý thuyết tiền tệ của CNTT: Tiền là công cụ để lưu thông HH, không phải là thước đo của
sự giàu có.

- Ông phê phán chế độ song vị bản (sử dụng cả vàng và bạc để tạo ra tiền), vì tiền chỉ có giá trị khi được
đưa vào lưu thông (vàng hay bạc không quan trọng, chỉ cần 1 cái là đủ).

Adam Smith

- Ủng hộ quan điểm của W.Petty: Xem chức năng quan trọng của tiền tệ là lưu thông

- Sự thay đổi tiền vàng, bạc bằng tiền giấy và phát hành tiền giấy phải do ngân hàng đảm nhận.

- Giá cả quyết định số lượng tiền cần thiết

- Tín dụng có thể kích thích SX (điểm mới trong tư tưởng của Adam Smith)

David Ricardo

- Ủng hộ quan điểm quy luật lưu thông tiền tệ của W.Petty và A.Smith

- Ủng hộ quan điểm của A.Smith: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị

- Giá trị của tiền là do giá trị vật liệu làm ra tiền và số lượng lao động hao phí để khai thác vàng
bạc quyết định.

3.2.3. Lý thuyết về các hình thức thu nhập

Hình thức thu nhập gồm: tiền lương, địa tô (tiền thuê đất), lợi tức (tiền lời), lợi nhuận (phần còn lại sau
khi trừ đi các chi phí), giá cả ruộng đất.

William Petty

Quy luật sắt về tiền lương

- Cơ sở xác định tiền lương: là khoản tư liệu sinh hoạt tối thiểu nuôi sống người công nhân

- Không trả lương vượt quá mức trên


Địa tô là phần sản phẩm thặng dư mà những người sản xuất nông nghiệp tạo ra và nộp cho người
chủ sở hữu ruộng đất.

Lợi tức = thu nhập thu được từ việc cho vay tiền

 có 2 phương án để thu lợi tức: gửi tiền ở ngân hàng để thu lãi hoặc mua đất để thu địa tô.

Adam Smith

- Cơ sở xác định tiền lương: là khoản tư liệu sinh hoạt tối thiểu nuôi sống người công nhân và con
cái.
- Cần trả bằng hoặc cao hơn mức trên

- Lợi nhuận: là phần người công nhân tạo ra nhưng thuộc về nhà tư bản  Bản chất của lợi
nhuận là từ bóc lột

- Mục đích của SX TB là lợi nhuận

Adam Smith là người đầu tiên đặt nền móng cho sự bóc lột của CNTB (Karl Marx)

David Ricardo

- Cơ sở xác định tiền lương: là khoản tư liệu sinh hoạt tối thiểu nuôi sống người công nhân và gia
đình.

- Ủng hộ quan điểm của W.Petty: “quy luật sắt về tiền lương”;

- Chống lại sự can thiệp của NN vào thị trường lao động.

- Lợi nhuận: số còn lại của nhà tư bản sau khi trả lương cho công nhân

- Địa tô: là phần chênh lệch thu được giữa ruộng đất tốt so với ruộng đất xấu.

3.2.4. Lý thuyết về tư bản

Adam Smith

- Tư bản là điều kiện vật chất cần thiết cho SX của mọi XH (đúng nhưng chưa đủ vì bỏ qua vai trò
của người lđ)  TB tồn tại vĩnh viễn

- Mọi ngành đều có TB cố định (máy móc) và TB lưu động (nguyên vật liệu)  bỏ qua tiền lương
(do bỏ qua vai trò của người lđ).

- Tư bản muốn tích lũy thì phải tiết kiệm, dành một phần thu nhập của mình để mở rộng sản xuất,
tạo thêm việc làm cho công nhân.

David Ricardo

- Phân chia tư bản dựa vào thuộc tính tự nhiên, độ lâu bền:

+ TB cố định: Bộ phận ứng trước để mua công cụ lao động

+ TB lưu động: bộ phận ứng ra để thuê nhân công

 Bỏ qua yếu tố nguyên vật liệu

3.2.6. Lý thuyết về thương mại quốc tế


Lợi thế tuyệt đối-Adam Smith

Nếu nước X lợi thế hơn về sx lương thực

Nước Y lợi thế hơn về sx quần áo

 X sx lương thực, Y sx quần áo

Nếu nước X có lợi thế hơn về cả sx lương thực và quần áo so với nước Y?
 Lợi thế so sánh – David Ricardo

Thuyết lợi thế so sánh (David Ricardo): Chọn chuyên môn hóa sản phẩm nào có chi phí sản xuất so với
thế giới thấp hơn so với các sản phẩm còn lại

Một số giả định:

- Hai QG, hai sp giao thương


- Một yếu tố tham gia sx là lđ, giá trị hàng hóa tính theo lao động.
- Chi phí sx không đổi
- Chi phí vận chuyển bằng không
- Tự do giao thương, không có thuế quan và các rào cản phi thuế
 Cốt lõi là năng suất lao động, yếu tố làm nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là NSLĐ
 Tồn tại những hạn chế

 Công thức chung:

Chi phí sản xuất SP M của nước X


 A=
Chi phí sản xuất SP M của thế giới
Chi phí sản xuất SP N của nước X
 B = Chi phí sản xuất SP N của thế giới
¿
¿
 Nếu A < B, nước X chuyên môn SX SP M, thế giới sẽ SX SP N

Tư tưởng của David Ricardo cho thấy rằng: Muốn có lợi, phải có sự giao lưu, trao đổi với các nền
kinh tế bên ngoài.

 Đặt nền móng cho lý thuyết kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế hiện đại

3.2.7. Vai trò của Nhà nước

- Hoạt động trao đổi là đặc tính của con người

- Khi tham gia trao đổi, con người luôn vì lợi ích của mình.

 Con người bị lợi ích cá nhân chi phối

- Mỗi người sẽ được “bàn tay vô hình” dẫn dắt, từ đó xã hội, thị trường cũng được lợi ích.

- Bàn tay vô hình chính là các quy luật kinh tế khách quan.

- Điều kiện hoạt động của quy luật kinh tế: muốn phát triển thì phải có tự do và cạnh tranh.

+ Có sự tồn tại – phát triển của SX, trao đổi HH

+ Có tự do SX, liên doanh, liên kết, mậu dịch

+ QH giữa người – người phụ thuộc về kinh tế

- Để phát triển KT, cần tôn trọng các quy luật khách quan

 Hoạt động SX, lưu thông HH được phát triển theo điều tiết của Bàn tay vô hình.
 NN không nên can thiệp vào nền Kinh tế.

NN có chức năng: đảm bảo môi trường vĩ mô thật sự ổn định

- Chức năng chính:

+ Bảo vệ quyền sở hữu tư bản;

+ Đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài;

+ Chống phần tử tội phạm trong nước.

- Chức năng KT (khi nhiệm vụ quá sức của DN):

+ Xây dựng đường sá,

+ Đào sông;

+ Xây dựng các công trình lớn,…

CHƯƠNG 4: Học thuyết KT – CT Marx – Lenin


4.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm PP luận

4.1.1. Hoàn cảnh ra đời

• CM công nghiệp tạo ra những tiền đề quan trọng, thúc đẩy CN phát triển mạnh mẽ.

• CNTB bộc lộ đầy đủ những mâu thuẫn và bản chất cơ bản của nó như khủng khoảng, thất nghiệp…

Khủng hoảng kinh tế đầu tiên: 1825 (bong bóng kinh tế)

• GC vô sản phụ thuộc vào GCTS => Người lao động bị bóc lột nặng nề, kể cả phụ nữ và trẻ em

 Đòi hỏi phải có lý luận CM làm vũ khí tư tưởng cho giai cấp vô sản
 Chủ nghĩa Mác ra đời (chủ nghĩa bảo vệ giai cấp bị bóc lột).

4.1.2. Đặc điểm PP luận

• PP NC: duy vật – biện chứng, lịch sử - logic

• Đi sâu vào bản chất của hiện tượng, so sánh thực tiễn nên có tính thuyết phục cao

• Đối tượng NC: QHSX, tức là MQH giữa người với người trong SX-PP-TĐ-TD

Chương 5: HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

5.1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm PP luận

5.1.1. Hoàn cảnh ra đời

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: việc chuyển biến mạnh mẽ từ CNTB sang CNTB độc quyền.
- Sự xuất hiện học thuyết kinh tế của Marx => làm cho các học thuyết kinh tế của trường phái tư sản cổ
điển bất lực trong việc bảo vệ CNTB.

=> Trường phái Tân cổ điển ra đời

5.1.2. Đặc điểm phương pháp luận

- Dựa vào tâm lí để giải thích hiện tượng và quá trình kinh tế. Ủng hộ lí thuyết giá trị chủ quan. Giá trị
do sự đánh giá chủ quan của con người.

- Đối tượng kinh tế là các đơn vị kinh tế riêng biệt, từ đó suy ra toàn xã hội (pp vi mô).

- Chuyển sự nghiên cứu kinh tế sang lưu thông, trao đổi và nhu cầu.

- Áp dụng toán học vào phân tích kinh tế.

- Muốn tách kinh tế ra khỏi chính trị xã hội.

5.2. Các lý thuyết kinh tế

5.2.1. Trường phái Áo

*Lý thuyết sản phẩm kinh tế

Đưa ra khái niệm “sản phẩm KT” thay cho phạm trù “hàng hóa”.

Để được coi là sản phẩm kinh tế sản phẩm phải có đủ 4 tính chất.

+ Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người.

+ Công dụng của nó con người phải biết rõ.

+ Phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng được.

+ Số lượng của nó có giới hạn.

*Lý thuyết ích lợi giới hạn

- Lợi ích cận biên của vật phẩm được quy định bởi hai nhân tố: Cường độ thoả mãn nhu cầu và tính khan
hiếm của nó. - Vật phẩm đưa ra sau cùng để thoả mãn nhu cầu có lợi ích cận biên nhỏ nhất và nó quyết
định lợi ích cận biên của toàn bộ các vật phẩm.

*Lý thuyết giá trị - giới hạn

- Giá trị của vật phẩm không bắt nguồn và tùy thuộc vào lao động, mà do sự xét đoán chủ quan của mỗi
cá nhân.

=> Do cường độ nhu cầu được thỏa mãn giảm dần theo số lượng sản phẩm tiêu thụ nên giá trị cũng khác
nhau

- Phân chia giá trị thành: Giá trị khách quan và giá trị chủ quan.

- Hoạt động trao đổi căn cứ vào nhu cầu, sự dư thừa của người này là sự khan hiếm của người khác.

5.2.2. Trường phái Mỹ


*Lý thuyết năng suất giới hạn

- Khi các nhân tố sản xuất khác không đổi thì năng suất của nhân tố tăng thêm sẽ giảm.

Ví dụ: Khi tư bản và kỹ thuật không đổi thì người lao động được sử dụng thêm là người công nhân cận
biên và năng suất của anh ta sẽ thấp hơn năng suất của người trước đó. Cơ sở của tiền lương là năng
suất giới hạn của lao động

5.2.3. Trường phái Anh

*Lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng

Trên thị trường có 3 loại giá cả:

- Giá bán ( giá cung): do chi phí sản xuất quyết định.

- Giá mua (giá cầu): do ích lợi giới hạn của hàng hóa quyết định.

Giá cả thị trường: kết hợp sự va chạm giữa giá bán và giá mua, giữa cung và cầu, hình thành nên giá cả
cân bằng (hay giá cả trung bình).

*Độ co giãn của cầu

5.2.4. Trường phái Thụy Sỹ

*Lý thuyết giá trị

- Giá trị phát sinh từ tình trạng bất cân xứng giữa cung và cầu.

- Một vật có giá trị khi cầu lớn hơn cung và ngược lại.

- “Giá trị là tất cả những vật hữu hình hay vô hình đang ở trong tình trạng khan hiếm. Các vật đó có ích
đối với ta và số lượng của vật có hạn”.

*Lý thuyết giá cả

- Khi nghiên cứu tra đổi giữa hai sản phẩm: “giá cả hay tương quan trao đổi ngang bằng với tương quan
ngược đảo của số hàng hóa trao đổi. Cả hai đều tỷ lệ nghịch”.

Ví dụ: trong khi trao đổi 2 hàng hóa X, Y với khối lượng hàng hóa X là Qx, khối lượng hàng hóa Y là Qy.
Giá cả hàng hóa X là

*Lý thuyết cân bằng tổng quát

Chương 8: HỌC THUYẾT KINH TẾ JOHN MAYNARD KEYNES VÀ TRƯỜNG PHÁI KEYNES

- Thời gian: Những năm 30 của thế kỉ XX (Thống trị đến những năm 70 - thế kỉ XX)

- Cuộc khủng hoảng năm 1929 - 1933 chứng tỏ học thuyết “Tự điều tiết kinh tế”

Sang thế kỉ XX, tư tưởng tự do kinh tế tỏ ra kém hiệu quả.

Học thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và “Cân bằng tổng quát” của Léon Walras tỏ ra kém hiệu
nghiệm.
Hoàn cảnh ra đời

- CNTB phát triển cao hơn nữa, lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào
kinh tế (hình thành CNTB độc quyền nhà nước) (TB cần quyền lực, Nhà nước cần vốn để củng cố vị thế
=> kết hợp tạo thành CNTB độc quyền nhà nước)

- Sự phát triển của CNXH (phát triển đến những năm 70 của thế kỉ XX): Lúc đầu sự thành công của nền
kinh tế kế hoạch hóa thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế tư bản ( Vai trò kinh tế của Nhà nước)

=> HTKT của Keynes ra đời, đó là lí thuyết kinh tế CNTB có điều tiết.

PPL:

- Ông đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với ba đại lượng:

+ Một là đại lượng xuất phát; (vốn, quy mô; thay đổi chậm)

+ Hai là đại lượng khả biến độc lập; (khuynh hướng tiêu dùng (MPC) và đầu tư)

+ Ba là đại lượng khả biến phụ thuộc. (khối lượng việc làm, thu nhập quốc dân, tiền công…thay đổi khi
đại lượng khả biến độc lập thay đổi)

- Phân tích mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và đại lượng khả biến phụ thuộc

=> Ông đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, trao đổi, coi tiêu dùng và trao đổi là nhiệm vụ số một mà nhà
kinh tế học phải giải quyết.

Phê phán kịch liệt các quan điểm của trường phái cổ điển, tân cổ điển và phủ định quan điểm về “cơ chế
tt tự điều tiết”.

Theo xu hướng chung: tách kinh tế khỏi chính trị, tích cực áp dụng toán học.

Lý thuyết về khuynh hướng thu nhập cận biên

Keynes chia thu nhập (Y) thành hai phần tiêu dùng (C) và tiết kiệm (S) => Thu nhập = Tiêu dùng + tiết
kiệm

• Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC): Là quan hệ giữa tiêu dung với thu nhập. Là tỷ lệ giữa tăng
tiêu dùng so với sự gia tăng thu nhập (MPC).

• Khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS): Là quan hệ giữa tiết kiệm với thu nhập. Là tỷ lệ giữa tăng tiết
kiệm so với sự tăng thu nhập.

Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng này là:

- Thu nhập (Y): thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại.

- Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập (thay đổi tiền công danh nghĩa, lãi suất, thuế
khóa,...).

- Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Có thể chia làm 2 nhóm như sau:

+ Nhóm làm tăng tiết kiệm: sự thận trọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện,.. => giảm tiêu dùng.
+ Nhóm thứ hai làm giảm tiết kiệm: thích hưởng thụ, thiển cận, hào phóng, phô trương, xa hoa,…=> tăng
tiêu dùng

Theo Keynes, quy luật tâm lý cơ bản của con người là cùng với sự gia tăng thu nhập, khuynh hướng tiết
kiệm sẽ ngày càng tăng, đồng thời khuynh hướng tiêu dung sẽ giảm tương đối so với sự gia tăng tiết
kiệm.

Khuynh hướng tiêu dùng cận biên ngày càng giảm là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và thất
nghiệp. Do đó cần phải kích thích tiêu dùng.

=> Còn gọi là lý thuyết trọng cầu.

Lý thuyết chung về việc làm

Nền kinh tế chịu tác động của hai nhân tố cơ bản: Tổng cung và tổng cầu. Mức tổng sản lượng và việc
làm trong nền kinh tế do tổng cầu quyết định, mức tổng cung là hệ quả của tổng cầu.

• Nhân tố ảnh hưởng đến cầu là thu nhập. Do đó để điều tiết tổng cầu cần phải tăng “tổng chi tiêu” của
nhân dân và chính phủ.

• Từ đó ông cho là: sở dĩ thất nghiệp, khủng hoảng diễn ra trong nền kinh tế TBCN là do giảm sút tổng
cầu thực tế (gồm tiêu dùng và đầu tư).

=> Để giải quyết thất nghiệp cần tác động vào tổng cầu thực tế. Cần phải có bàn tay nhà nước.

Lý thuyết về vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước

1. Đẩy mạnh đầu tư nhà nước

- Muốn chống khủng hoảng và thất nghiệp nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn. Sử dụng
ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân.

- Sự tham gia của nhà nước vào kinh tế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân cũng như tăng tiêu dùng nhà nước.

2. Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ.

• Thứ nhất, để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực của nhà đầu tư. (tăng mức lưu thông tiền tệ
để giảm lãi suất cho vay).

• Thứ hai, thực hiện “lạm phát có mức độ, có điều tiết” để kích thích thị trường mà không gây nguy
hiểm.

• Thứ ba, ông chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế

3. Khuyến khích tiêu dùng

Ông khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như người nghèo

4. Khuyến khích đầu tư

Ông ủng hộ mở rộng các lĩnh vực đầu tư, để tạo thêm việc làm và thu nhập, chống khủng hoảng và thất
nghiệp.

HTKT CỦA KEYNES MỚI: CÁC TRÀO LƯU


- Những người Keynes phái hữu: là những người ủng hộ độc quyền, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền
kinh tế.

- Những người Keynes tự do: là những ngưởi ủng hộ độc quyền nhưng chống chạy đua vũ trang

- Những người Keynes mới phái tả: ủng hộ lợi ích của tư bản nhỏ và vừa, chống lại độc quyền

KEYNES Ở MỸ

- Coi học thuyết Keynes là liều thuốc hiệu nghiệm. Đưa ra các giải pháp: tăng thu ngân sách, tăng thuế
trong thời kỳ hưng thịnh, tăng nợ nhà nước.

- Coi thu chi ngân sách là công cụ ổn định bên trong của nền kinh tế

- Coi trọng chi phí chiến tranh, coi đây là một phương tiện để ổn định thị trường, thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế.

KEYNES Ở PHÁP

- Một số muốn áp dụng nguyên vẹn học thuyết Keynes.

- Một số phê phán Keynes trong việc sử dụng lãi suất để điều tiết kinh tế và đề nghị thay bằng công cụ
kế hoạch hóa.

Họ phân biệt “kê hoạch hóa mệnh lệnh” và “kế hoạch hóa hướng dẫn” và nước Pháp dùng Kế hoạch hóa
hướng dẫn.

TRƯỜNG PHÁI SAU KEYNES

1. Khuynh hướng đi sâu nghiên cứu về tiêu dùng

Khẳng định tiêu dùng có tính chất chu kỳ của Keynes là phù hợp với tâm lý xã hội. Khi thu nhập tăng
lên thì tiêu dùng cũng tăng lên, nhưng đến một giai đọan nào đó tiết kiệm sẽ tăng lên

2. Những vấn đề về chính sách tài chính

Trường phái Keynes mới ủng hộ việc nhà nước sử dụng những đơn đặt hàng như hệ thống thu mua,
trợ cấp tài chính, tín dụng để kích thích đầu tư tư nhân

Muốn vậy phải có nguồn thu cho ngân sách

Tăng thuế đối với dân cư

Tăng “nợ nhà nước”

Dùng “lạm phát có mức độ” bằng cách in thêm tiền

3. Khuynh hướng nghiên cứu chu kỳ kinh doanh, cơ cấu số nhân gia tốc

- Về chu kỳ kinh doanh: theo lý thuyết nầy thì nguyên nhân khủng hoảng kinh tế không chỉ do các
động lực kinh tế mà còn do các yếu tố bên ngoài tác động, trong đó có chu kỳ kinh doanh

Khủng hoảng = > Suy thoái => Mở rộng = > Phát triển

- Về nguyên lý số nhân- gia tốc


Các nhà kinh tế Mỹ như Avin Haxen và John Maurice Clark đã có những bổ sung quan trọng cho
nguyên lý số nhân, xem nó như là một quá trình số nhân không ngừng vì sau một thời gian tác dụng
của nguyên lý số nhân sẽ giảm sút do có sự “rò rỉ” trong chi phí dẫn đến kém hiệu quả.

4. Vấn đề kế họach hóa

- Các nhà kinh tế Pháp tán thành quan điểm nhà nước can thiệp vào kinh tế, nhưng phê phán quan
điểm của Keynes dùng lãi suất để điều chỉnh kinh tế là không có hiệu quả

- Kế hoạch của họ chỉ là kế họach hướng dẫn không phải là kế hoạch mệnh lệnh như các nước XHCN
trước đây.

ĐÁNH GIÁ

Ưu điểm:

• Thấy những mâu thuẫn và khó khăn của nền kinh tế TBCN, góp phần bác bỏ những quan điểm ca
ngợi, tô vẽ cho nền kinh tế TBCN một cách thiếu căn cứ.

• Vạch ra nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và biện pháp giải quyết.

• Khẳng định về vai trò NN trong đk nền kttt là đúng đắn

Hạn chế:

• Keynes mới nhìn thấy những mâu thuẫn bề ngoài của XHTB, chưa tìm được nguyên nhân sâu xa.

• Phương pháp nghiên cứu của keynes còn đơn giản ( dựa vào tâm lý XH, chứ ko phải dựa vào các
quy luật kinh tế khách quan)

• Lý luận lạm phát có mức độ trong CNTB là ko phù hợp (nhiều nước vận dụng lại càng làm cho lạm
phát cao hơn).

• LL tổng cầu hiệu quả nó góp phần khích thích lối sống hưởng thụ

Tự do mới ở Mỹ

Trường phái tiền tệ

Vai trò của Nhà nước chỉ là giữ một tốc độ tăng tiền tệ ổn định hàng năm => Đảm bảo nền kinh tế tăng
trưởng bền vững với giá cả ổn định.

Lý thuyết trọng tiền tệ

Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là mức cung tiền. Giá cả, sản lượng, việc làm
phụ thuộc vào mức cung tiền chứ k phải chính sách tài khóa (Keynes)

Cầu tiền ổn định do thu nhập ổn định

Cung tiền k ổn định do quyết định khách quan của ngân hàng

Cung nhiều: lạm phát


Cung ít: suy thoái

Coi lạm phát là vấn đề nan giải của nền kinh tế >< Keynes

Ủng hộ tư tưởng tự do kinh doanh, nhà nước chỉ nên can thiệp vào mức cung tiền, điều tiết lưu thông
để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững.

Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập

Tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố khác như lãi suất và tỉ lệ phân chia tiêu dùng và tiết
kiệm là chính chứ k phải thu nhập thường xuyên.

Trường phái trọng cung

Cung quyết định cầu. Muốn tăng trưởng kt phải td vào cung, nói cách khác là tăng nslđ

Xu hướng tiết kiệm

 Chủ nghĩa tự do mới ở CHLB Đức


Hoàn cảnh ra đời: sau chiến tranh…
Đặc điểm KTTTXH: có mục tiêu khác với KTTT truyền thống: Kết hợp Tự do và công bằng xh
(đánh đổi hiệu quả nền kt vì công bằng xã hội)
Vai trò của Nhà nước:
- Nguyên tắc hỗ trợ: cần có một nhà nước nhưng chỉ can thiệp ở một mđ nhất định
- Nguyên tắc tương hợp với thị trường
- Chính sách tăng trưởng
- CS sử dụng nhân công
- CS thương mại
- CS chống chu kỳ
- CS đối với các ngành và các vùng

Vai trò của chính phủ

- Thiết lập khuôn khổ luật pháp


- Sửa chữa các thất bại thị trường, đảm bảo tt hoạt động hiệu quả
- Phân phối các nguồn tài nguyên và phân phối thu nhập trong xh
- Ổn định kinh tế vĩ mô

Lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển

Tiêu chí phân loại các nước đang phát triển

- Mức thu nhập bình quân đầu người


- Mức thỏa mãn các nhu cầu của xh
- Trình độ phát triển trong cơ cấu kt

Đặc điểm của các quốc gia đang phát triển

- Mức sống thấp (chênh lệch giàu nghèo)


- Sản lượng thấp
- Tốc độ tăng dân số cao
- Thất nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng tăng
- Cơ cấu kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, sx hàng sơ chế
- Năng suất lao động kém
- Phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong các quan hệ quốc tế
 Lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn và cú hích từ bên ngoài
- Để tăng trưởng kinh tế cần đảm bảo 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản,
kỹ thuật
- Vòng luẩn quẩn: Tích lũy vốn thấp -> Năng suất thấp -> Thu nhập bình quân thấp -> Tiết kiệm
thấp -> Tích lũy vốn thấp
 Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế (lý thuyết cất cánh)
5 giai đoạn
+ Giai đoạn xã hội truyền thống
+ Gđ tiền cất cánh
+ Gđ cất cánh: đk đầu tư 5-10%
+ Gđ trưởng thành: 10-20%
+ Gđ tiêu dùng cao

 Lý thuyết về nền kinh tế nhị nguyên


Chuyển lđ thừa từ các ngành truyền thống sang các ngành hiện đại
 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế dựa vào công nghiệp hóa
- Châu Á gió mùa: Tạo thêm nhiều hoạt động sx trong các mùa nhàn rỗi; sử dụng thêm lđ nhàn rỗi
cho ngành công nghiệp

You might also like