You are on page 1of 1

Mối quan hệ giữa nhân viên với quyết định mua hàng

Nhân viên nói chung, thái độ và hành vi của nhân viên nói riêng rất có tầm ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn cửa hàng tiện lợi của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh. Họ là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, "Nhân viên bán hàng đóng
vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Họ
là đại diện trực tiếp của doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách
hàng." (Smith, 2020)
Những kinh nghiệm tích lũy và sự am hiểu của nhân viên về sản phẩm/dịch vụ cũng
như những mong muốn của khách hàng giúp tăng khả năng thuyết phục và chiếm
được cảm tình của khách hàng nhanh chóng hơn "Kiến thức sản phẩm và kỹ năng bán
hàng là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng thuyết phục khách hàng
mua sản phẩm của nhân viên bán hàng." (Jones, 2019)
Khách hàng sẽ có động lực chi tiêu số tiền khó kiếm của họ để mua hàng nếu họ nhận
được sự quan tâm và chăm sóc tận tâm, "Thái độ phục vụ tốt của nhân viên bán hàng
có thể tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng và khiến họ muốn quay lại mua hàng lần
nữa." (Brown, 2018)
Do đó, nhân viên là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua
sắm tại cửa hàng tiện lợi của khách hàng.
Mối quan hệ giữa ý định hành vi với quyết định mua
Ý định hành vi là dự định thực hiện một hành vi cụ thể trong tương lai. Nó có mối
quan hệ mật thiết với quyết định mua.
Người có ý định hành vi cao có khả năng thực hiện hành vi mua cao hơn, “Ý điịnh
hành vi là một yếu tố dự đoán mạnh mẽ cho quyết định mua”. (Ajzen, 1991)
Theo mô hình Lý thuyết Hành vi Kế hoạch (TPB) cho rằng ý định hành vi được quyết
định bởi 3 yếu tố: Thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kểm soát hành vi
được nhận thức.
Tuy nhiên, ý định hành vi không phải lúc nào cũng dẫn tới quyết định mua. Còn có
các yếu tố như giá cả, sự sẵn có của sản phẩm và yếu tố tình huống khác.
Tóm lại, ý định hành vi có mối quan hệ khá mật thiết với quyết định mua.

You might also like