You are on page 1of 3

Nghiên cứu “A Study of Shopper Buying Behaviour in terms of

‘Selection of Retail Outlets’ and the ‘Impact of Visua Merchandising’’ của


Rajesh Panda vào năm 2011 đã đưa ra các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến
hành vi mua hàng của khách hàng tại Ấn Độ, trong đó, nhân tố “bán hàng” và
“tính tiện lợi” ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình đưa ra quyết định lựa chọn
một cửa hàng bán lẻ của khách hàng tại thị trường Ấn Độ.

Nghiên cứu của Emel Kursunluoglu với đề tài “The criteria that
influence consumers’ supermarket choices” đã đề xuất được 2 nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi mua hàng của người tiêu dùng đó chính
là “Giá hợp lý” và “Bầu không khí trong cửa hàng ấn tượng”. Nghiên cứu cho
thấy nhân tố “Bầu không khí” và “Giá hợp lý” là một trong những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn siêu thị của khách hàng.

Mô hình Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)


của Fishbein và Ajzen,1975 cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định
được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn
chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó .Trong đó, Thái độ và
Chuẩn chủ quan có tầm quan trọng trong ý định hành vi. Đi sâu hơn nữa, yếu tố
quan trọng nhất trong Thái độ và Chuẩn chủ quan đó chính là Niềm tin bao gồm
Niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm và Niềm tin đối với những
người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên mua hay không nên mua sản phẩm (sự
thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng). Như vậy, có thể thấy,
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi ý thức và quyết định mua hàng và lựa
chọn sản phẩm của người tiêu dùng chính là niềm tin-Sự tín nhiệm.

Nghiên cứu của Parasuraman, Zeithaml và Berry năm 1991 với thang đo
SERVQUAL- một trong những công cụ chủ yếu trong marketing dịch vụ dùng
để đánh giá chất lượng dịch vụ đã chỉ ra được yếu tố có ảnh hưởng quan trọng
đến sự lựa chọn của người tiêu dùng đó chính là chất lượng dịch vụ. Chất lượng
dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ của khách hàng và nhận
thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ. Đánh giá của Zeithaml (1998) cũng đã
cho rằng chất lượng cảm nhận của khách hàng (sản phẩm chất lượng) có ảnh
hưởng tích cực đến lòng tin và lòng trung thành trong việc lựa chọn cửa hàng.
Mô hình xây dựng thương hiệu của David Aaker đã đề cập đến 4 yếu tố
có sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng của người tiêu dùng đó
chính là Liên kết thương hiệu; Chất lượng lượng được cảm nhận; Nhận thức
thương hiệu; Lòng trung thành thương hiệu. Trong đó sự nhận thức về thương
hiệu có mức độ phổ biến hơn trong việc thúc đẩy lựa chọn cửa hàng của người
tiêu dùng.
Cuộc khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
người dân ở Bekasi, Indonesia của nhóm các tác giả Junio Andreti, Nabila H
Zhafira, Sheila S Akmal, Suresh Kumar, 2013 đã chỉ ra được 5 nhân tố chính bao
gồm Sản phẩm; Giá cả; Địa điểm; Chiêu thị; Chất lượng dịch vụ chính là những
nhân tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn cửa hàng tiện lợi làm điểm
mua sắm của người dân nơi đây.
Theo Kotler & Levy về Broadening the concept of marketing đã chỉ ra
cho thấy người tiêu dùng quyết định mua dựa trên nền tảng cơ bản: Càng trực
nghiệm nhiều kiến thức được lĩnh hội càng nhiều, con người sử dụng kiến thức
lĩnh hội được thay đổi hành vi, dựa trên trải nghiệm của mình, khách hàng sẽ có
lựa chọn mua sắm cho riêng mình. Qua thực tiễn và sự hiểu biết khách hàng có
được niềm tin và thái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ.Doanh
nghiệp phải chiếm được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình
Quan điểm của Victor và các cộng sự Factors Influencing Consumer
Behavior and Prospective Purchase Decisions in a Dynamic Pricing
Environment-An Exploratory Factor Analysis Approach cho rằng hành vi
tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận
thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi
cuộc sống của họ. Khái niệm này chỉ ra rõ 3 yếu tố: “năng động”, “sự
tương tác”, “sự thay đổi của con người”. Doanh nghiệp phải nghiên cứu
rõ hành vị tiêu dùng của khách hàng, nắm bắt rõ nhu cầu của họ ở từng
xu hướng cụ thể. khách hàng thường sẽ bị thuyết phục bởi các lý lẽ
logic hoặc các cảm nhận hoặc bị hấp dẫn bởi các vật tượng trưng cụ
thể.

You might also like