You are on page 1of 8

STT Họ và tên MSSV Mức độ đóng góp

1 Bùi Nguyễn Thái An 72101301


2 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 01900020
3 Nguyễn Trần Vĩnh Huy 72101344
4 Liềng Kim Liên 72100881
5 Hồ Thị Hoàng Linh 72101309
6 Lê Ánh Minh Thu 72100490
7 Trần Võ Đông Vinh 72101335

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH


0. Tựa đề của báo cáo
Tên tiếng Việt: Mua sắm trực tuyến và những yếu tố tác động đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng
Tên tiếng Anh: Online shopping and elements affecting purchase decisions of consumers

1. Perceived ease of transactions


Concept, construct:
 Ease of transaction: Sự dễ dàng trong sử dụng giao dịch được xem là một
biến số của mô hình chấp nhận công nghệ, The technology acceptance model
(TAM), đó là lý thuyết hàng đầu để dự đoán việc người sử dụng sẽ chấp nhận
một công nghệ. Sự thuận tiện trong phương thức thanh toán sẽ tạo ra những tác
động lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng theo chiều hướng tích cực,
mức độ thuận tiện càng cao thì xác suất khách hàng lựa chọn mua sắm tại cửa
hàng đó càng cao.
 Theo Gefen và Straub (2000), sự dễ dàng trong thanh toán là một yếu tố quan
trọng trong việc dự đoán người tiêu dùng sẽ chấp nhận thương mại điện tử khi
họ sử dụng trang web để tra cứu thông tin về sản phẩm. Cụ thể, những đặc
điểm như sự dễ dàng trong việc hướng dẫn và sự rõ ràng trong thông tin được
cung cấp bởi công nghệ (tức trang web) đóng vai trò quan trọng trong giá trị
của kết quả mà người tiêu dùng mong muốn.
Operational definitions:
 Sự dễ dàng trong giao dịch sẽ thúc đẩy người tiêu dùng đặt niềm tin cao hơn
vào các cửa hàng trên mạng xã hội. Người tiêu dùng xây dựng niềm tin khi họ
có thể dễ dàng tìm thông tin về các thủ tục mua hàng và cập nhật thông tin
về mặt hàng đã mua (Kumar, 1996), đó là những đặc điểm phổ biến của
thương mại mạng xã hội.
 Thứ hai, mức độ và chất lượng của giao tiếp được cho phép bởi mạng xã hội
tăng cường niềm tin vì nó là một tín hiệu của sự đầu tư và cam kết của nhà
cung cấp đối với mối quan hệ (Gefen et al., 2003). Sự dễ dàng trong tương tác
với các nhà cung cấp trực tuyến cũng đã được chứng minh là đóng một vai trò
quan trọng trong xây dựng niềm tin của người tiêu dùng (Chen, Hsu & Lin,
2010; Keeling, McGoldrick & Beatty, 2010).
 Sự dễ dàng trong việc có được thông tin hữu ích và trực tiếp trên trang
của cửa hàng cũng được cho là tăng cường mức độ tin tưởng và ý định sử
dụng các cửa hàng trực tuyến (Chen & Barnes, 2007).
Conceptual Schemes:
H2: Ease of transaction has a positive relationship with trust in the social media
store
 Sự dễ dàng trong việc thực hiện giao dịch đóng vai trò tích cực đối với niềm
tin của người tiêu dùng vào các cửa hàng mua sắm trực tuyến. Nghĩa là với
phương thức giao dịch càng thuận tiện thì người tiêu dùng càng có xu hướng
quyết định mua hàng, điều này sẽ giúp rút ngắn hơn thời gian của khách hàng
trong việc mua sắm.
 Trong bối cảnh thương mại trên mạng xã hội, mức độ dễ dàng thực hiện giao
dịch được chuyển đổi thành khả năng giao tiếp trực tiếp với nhà cung cấp, có
thể xem là một trong những điểm khác biệt chính của các cửa hàng trên mạng
xã hội.
 Thông qua mạng xã hội, nhà cung cấp có thể đóng vai trò như một trợ lý bán
hàng để trả lời trực tiếp và nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng về hàng
hóa. Tốc độ phản hồi từ nhà cung cấp cũng tác động rất lớn đến quyết định
mua hàng của người tiêu dùng

2. Perceived security of transaction


Concept, Construct
 Security of transaction là khái niệm chỉ sự an toàn và bảo mật trong quá trình
thực hiện thanh toán, nhất là các giao dịch trực tuyến. Nó bao gồm các biện
pháp công nghệ được dùng để bảo vệ thông tin của người dùng khỏi các rủi ro
như đánh cắp thông tin cá nhân, mất đi sự riêng tư, mất tài sản như tiền, hay
tấn công mạng.
Operational Definitions:
 Security of transaction là tập hợp các biện pháp để bảo đảm sự an toàn và bảo
mật của người dùng khi thực hiện giao dịch, nhất là giao dịch trực tuyến. Các
biện pháp này có thể là mã hoá thông tin, giám sát và ngăn chặn các hành vi
độc hại.
 Trong thanh toán trực tuyến, việc đảm bảo an toàn giao dịch đóng vai trò quan
trọng để bảo vệ thông tin và sự riêng tư của khách hàng. Các công nghệ bảo
mật như OTP hay Face ID được dùng để tăng tính bảo mật trong quá trình thực
hiện giao dịch.
Conceptual Schemes:
Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, các rủi ro an toàn mạng ngày
càng tăng, khách hàng ngày càng có nhu cầu tìm kiếm một giải pháp an toàn
bảo mật khi sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến. Vì thế, khi khách
hàng được cung cấp các phương thức bảo mật thông tin cá nhân tốt, thì sự tin
tưởng của khách hàng vào các cửa hàng mua bán trực tuyến cũng tăng lên. Từ
đó, sự nhận thức được sự an toàn và bảo mật trong thanh toán trực tuyến có
một mối quan hệ tích cực đối với sự tin tưởng vào các cửa hàng trực tuyến.

3. Perceived of control over alternative means


Concept, Construct
 Concept 1 (khái niệm): Kiểm soát nhận thức (P.C.) là niềm tin rằng một
người nhìn thấy hoặc họ có quyền kiểm soát và sức mạnh đối với trạng thái
tâm trí bên trong của họ (Kunjir, 2020).
 Concept 2: Theory of Planned behavior (TPB) - Lý thuyết hành vi hoạch định:
TPB nói rằng thành tích hành vi phụ thuộc vào cả động cơ (ý định) và khả
năng (kiểm soát hành vi). Nó phân biệt giữa ba loại niềm tin – hành vi, quy
chuẩn và kiểm soát. (Nguồn) Theo TPB, hành vi của một cá nhân được ảnh
hưởng bởi ba yếu tố chính: thái độ của họ, quan điểm của họ về sự chấp nhận
của xã hội và khả năng kiểm soát hành vi đó (perceived behavioral control -
PBC). Perceived behavioral control (PBC) - Nhận thức kiểm soát hành vi: Là
một khái niệm trong lĩnh vực tâm lý xã hội và tâm lý học tiêu dùng. PBC là
một thành phần của lý thuyết hành vi dự đoán (Theory of Planned Behavior -
TPB), được đưa ra bởi nhà tâm lý học xã hội người Canada là Icek Ajzen. Nó
chỉ sự kiểm soát nhận thức của một cá nhân đối với hành vi của mình, tức là
cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi (Ajzen,1991).
PBC biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết
quả của hành vi (Ajzen, 2002).
Operational definitions
 Yếu tố bên trong (Internal factors): Các yếu tố như sự tự tin, kiến thức, kinh
nghiệm hay cảm giác kiểm soát chính là những yếu tố bên trong có thể tác
động đến sự nhận thức kiểm soát hành vi của một người.
 Yếu tố bên ngoài (External factors): Các yếu tố như ngữ cảnh xã hội, tài
nguyên, sự hỗ trợ từ xã hội hay độ khó của hành động có thể ảnh hưởng đến sự
nhận thức kiểm soát hành vi của một người. Ví dụ như khi việc mua sắm trực
tiếp tại các cửa hàng trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn như trong đại dịch
Covid-19, người tiêu dùng có thể cân nhắc chuyển hướng sang mua sắm trực
tuyến - điều mà họ không muốn làm trước đó.
 Các xu hướng định hướng có động cơ (motivated directional biases): Là các
yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát hành vi của một cá nhân và
bao gồm: Loại trừ thông tin không mong muốn; Thiên vị thông tin khả thi; Sự
tự phủ nhận; Tự động hóa hành vi. Chúng có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức
kiểm soát hành vi của một người bằng cách thúc đẩy hoặc giảm PBC của một
cá nhân, tùy thuộc vào cách mà cá nhân đánh giá và xử lý thông tin. Ví dụ như
khách hàng trung thành của TikTok Shop khi đọc được những thông tin tiêu
cực về TikTok Shop sẽ có xu hướng phủ nhận thông tin đó và tiếp tục mua
hàng trên TịkTok Shop.
Conceptual schemes
Perceived control over alternative channels điều chỉnh tác động của mức độ
dễ dàng và sự bảo mật khi thực hiện các giao dịch đối với niềm tin đối với cửa
hàng trên mạng xã hội sao cho nó sẽ chỉ có ý nghĩa khi mức độ nhận thức kiểm
soát hành vi cao.

4. Trust in social medeia stores


Concept, Construct
Trust in social media stores: Niềm tin được cho là một khía cạnh trung tâm
trong nhiều cuộc giao dịch kinh tế, đó là do nhu cầu nội tại của con người luôn
muốn thấu hiểu môi trường xã hội xung quanh và cách người khác cư xử
(Gefen, Karahanna, & Straub, 2003). Nói một cách tổng quát, niềm tin là sự
tin tưởng rằng người khác sẽ hành động một cách dễ đoán và đúng như mong
đợi.
Operational Definitions:
 Trong bối cảnh thương mại, sự tin tưởng giữa 2 bên giao dịch được xem như
một tập hợp niềm tin về tính chính trực, khả năng và lòng nhân từ của đối tác
giao dịch trong việc mang lại những lợi ích đã cam kết (Gefen et al., 2003).
 Những nghiên cứu trước đây cho thấy rằng niềm tin là một yếu tố quan trọng
trong việc áp dụng thương mại trực tuyến (Mutz, 2005; Mahmood, 2013).
Trong những giao dịch có máy tính làm trung gian, khách hàng cần được biết
rằng họ có thể tin tưởng nhà cung cấp sẽ không tham gia vào hành vi cơ hội và
lừa đảo.
 Niềm tin của khách hàng có giá trị càng lớn, thì khả năng khách hàng chấp
nhận những giao dịch có giá trị càng cao (Ba & Paul, 2002). Cụ thể là bởi vì
niềm tin biểu thị khả năng cung cấp một cách chính xác những gì đã cam kết
(Jarvenpaa, Tractinksy, & Saarinen, 1999).
 Do tính chất không được kiểm soát và tâm lý xa cách của các giao dịch trên
mạng, người tiêu dùng nhận thấy việc xây dựng lòng tin quá phức tạp nên
thường chọn rút lui khỏi việc mua hàng trực tuyến (Gefen, 2000). Do đó, xây
dựng và duy trì niềm tin của người tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu đối với các
doanh nghiệp tiếp thị trực tuyến (Grewal, Iyer, & Levy, 2004).
Conceptual Schemes:
Ngày nay khi tội phạm lừa đảo qua mạng ngày càng tăng thì niềm tin vào việc
mua hàng trực tuyến của khách hàng ngày càng giảm. Vì vậy việc củng cố lòng
tin ở khách hàng là một nhiệm vụ quan trọng của một kênh bán hàng trực
tuyến. Khi niềm tin càng cao thì khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra được những
quyết định mua hàng có giá trị lớn. Vì thế nên sự tin tưởng vào các cửa hàng
trực tuyến có mối quan hệ tích cực với quyết định mua hàng.

5. Conceptual linkage statement:


 Nhận thức sự dễ dàng trong giao dịch là biến độc lập, đóng vai trò tích cực trong
mối quan hệ giữa Nhận thức sự dễ dàng trong giao dịch và Sự tin tưởng đối với
các cửa hàng trực tuyến, lý giải rằng khi khách hàng thực hiện giao dịch càng tiện
lợi thì sự tin tưởng của khách hàng đối với các cửa hàng trực tuyến càng cao.
 Sự tin tưởng đối với các cửa hàng trực tuyến là biến trung gian, đóng vai trò và có
tác động tích cực tới mối quan hệ giữa Sự tin tưởng đối với các cửa hàng trực
tuyến và quyết định mua hàng, lý giải rằng khi sự tin tưởng của khách hàng đối
với các cửa hàng trực tuyến càng lớn thì ý định mua hàng ở khách hàng sẽ càng
tăng.
 Nhận thức sự an toàn về bảo mật trong giao dịch là biến độc lập, đóng vai trò và
tác động tích cực tới mối quan hệ giữa Nhận thức sự an toàn về bảo mật trong giao
dịch và Sự tin tưởng đối với các cửa hàng trực tuyến, lý giải rằng khi sự bảo mật,
an toàn trong quá trình giao dịch đối với khách hàng càng cao thì sự tin tưởng của
khách hàng đối với các cửa hàng trực tuyến sẽ càng tăng.
 Nhận thức sự ảnh hưởng của các phương án thay thế là biến điều tiết, tác động tích
cực tới mối quan hệ tích cực giữa Nhận thức sự an toàn về bảo mật trong giao
dịch, Nhận thức sự dễ dàng trong giao dịch với Sự tin tưởng đối với các cửa hàng
trực tuyến, lý giải rằng khi càng có nhiều sự lựa chọn, phương án thay thế cho
khách hàng, đồng thời sự dễ dàng và độ bảo mật cao trong quá trình giao dịch của
khách hàng thì sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với các cửa hàng trực
tuyến. Cụ thể, mối quan hệ tích cực giữa Nhận thức sự dễ dàng trong giao dịch,
Nhận thức sự an toàn về bảo mật trong giao dịch với Sự tin tưởng đối với các cửa
hàng trực tuyến sẽ càng tăng và thể hiện rõ hơn nếu chỉ số Nhận thức sự ảnh
hưởng của các phương án thay thế càng cao.

6. Hypothesis
H1. Niềm tin vào các cửa hàng mua sắm trực tuyến có mối quan hệ tích cực đến ý định
mua sắm.
H2. Sự dễ dàng giao dịch có mối quan hệ tích cực đối với sự tin tưởng vào cửa hàng trên
mạng xã hội.
H3. Nhận thức được tính bảo mật của giao dịch có mối quan hệ tích cực với sự tin tưởng
vào các cửa hàng trực tuyến.
H4. Nhận thức được tác động của các phương án thay thế có tác động tích cực đến nhận
thức sự dễ dàng trong giao dịch đối với niềm tin của khách hàng vào các cửa hàng mua
sắm trực tuyến có ý nghĩa khi khả năng kiểm soát nhận thức ở mức cao
H5. Nhận thức được tác động của các phương án thay thế tác động tích cực đến nhận
thức sự an toàn của các giao dịch đối với niềm tin của khách hàng vào các cửa hàng mua
sắm trực tuyến có ý nghĩa khi khả năng kiểm soát nhận thức ở mức cao
7. Measurements
Measurement model statistics.

Items Loading

Intention to Shop (PI; α = 0.81; AVE = 0.89; CR = 0.73)


When I want to shop for lifestyle items:
... I am open to purchasing from social media shops in the near future 0.868
... I can consider social media to be the place where I shop 0.779
... I can imagine myself buying from social media shops in the near future 0.912
Trust (TR; α = 0.84; AVE = 0. 756; CR = 0.83)
Social media shops would be competent in keeping their promise 0.773
Social media shops would be honest with me if I purchase products 0.881
Social media shops would not take advantage of me if I purchase products 0.945
Ease of transaction (EA; α = 0.95; AVE = 0.86; CR = 0.96)
I find that interactions with social media shops:
... Are largely clear and understandable 0.941
... Do not require a lot of mental effort 0.970
... Are effortless to do 0.839
... Provides me with all the information I need 0.959
Perceived security (SE; α = 0.80; AVE = 0.92; CR = 0.95)
The decision to buy from social media shops will:
... Carry a negligible risk – significant risk*
... Be a largely negative situation – Largely positive situation Remove
0.961
... Have high potential for loss – high potential for gain 0.959
Control over alternatives (CO; α = 0.90; AVE = 0.71; CR = 0.92)
If I cannot buy the lifestyle goods offered in social media shops:
... I will not have any problems to buy these things elsewhere 0.822
... I am confident to be able to buy them from somewhere else 0.866
... I can easily succeed to buy them from other places 0.813
... I have the ability to go to other places to buy them 0.876
... I feel in control to choose where else I can buy them 0.854

CR: Composite Reliability; AVE: Average Variance Extracted.


Tài liệu tham khảo
https://www.google.com/url?q=https://www.sciencedirect.com/topics/psychology/
perceived-behavioral-control%23:~:text%3DPerceived%2520behavioral%2520control
%2520is%2520a,overall%2520evaluation%2520of%2520the
%2520behavior&sa=D&source=docs&ust=1678440659543996&usg=AOvVaw2vk7RF
GUG2UZmho07OLLlF
Gefen, D. (2000). E-commerce: The role of familiarity and trust. Omega, 28(6), 725–737.
Gefen, D., Karahanna, E., & Straub, D. W. (2003). Trust and TAM in online shopping:
An integrated model. MIS Quarterly, 27(1), 51–90.
Grewal, D., Iyer, G. R., & Levy, M. (2004). Internet retailing: Enablers, limiters and
market consequences. Journal of Business Research, 57(7), 703–713.
Ba, S., & Paul, A. P. (2002). Evidence of the effect of trust building technology in elec
tronic markets: Price premiums and buyer behavior. MIS Quarterly, 26(3), 243–268.
Jarvenpaa, S. L., Tractinsky, N., & Saarinen, L. (1999). Consumer trust in an internet
store: A cross-cultural validation. Journal of Computer-Mediated Communication, 5(2).
Mutz, D. C. (2005). Social trust and e-commerce: Experimental evidence for the effects
of Social trust on individuals’ economic behavior. Public Opinion Quarterly, 69(3), 393–
416.
Mahmood, H. (2013). A research framework for social commerce adoption. Information
Management & Computer Security, 21(3), 144–154.

You might also like