You are on page 1of 88

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BỘ MÔN TIN HỌC

CHỨNG CHỈ TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG


CHƯƠNG: LẬP BẢNG TÍNH EXCEL

Áp dụng cho sinh viên bác sĩ YHCT


Năm thứ nhất, học kỳ I

Năm học 2021-2022


GV. ThS. Phạm Thị Mai Huyền
mhuyen@ump.edu.vn
Mobi: 0901848918
Phần mềm và tài liệu học tập

▪ Phần mềm:
- Microsoft office 365

▪ Tài liệu:
- Bộ môn Tin học (2020), “Giáo trình Tin học Đại cương”, Khoa
Khoa Học Cơ Bản, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

▪ Tham khảo thêm:


- David W. Beskeen, Jennifer Duffy,Lisa Friedrichsen, Elizabeth
Eisner Reding (2011). Microsoft Office 365TM Office 2016 for
Medical Professionals. Cengage Learning

3
Mục tiêu

▪ Sinh viên sử dụng thành thạo phần mềm MS Excel để có thể:


- Lập bảng tính thông thường.
- Thống kê dữ liệu đơn giản.
- Vẽ biểu đồ bằng Excel.
- In ấn.

4
Nội dung
1. Tổng quan về Excel
2. Định nghĩa các kiểu dữ liệu
3. Nhập dữ liệu cho excel
4. Sửa đổi dữ liệu
5. Sắp xếp dữ liệu
6. Hiệu chỉnh bảng tính
7. Hàm cơ bản trong Excel
8. Lọc dữ liệu
9. Lập bảng thống kê 2 chiều
10. Biểu đồ Column, Pie
11. In ấn

5
1. Tổng quan về Excel
Tổng quan

▪ Microsoft Excel là một ứng dụng bảng tính điện tử.


▪ Microsoft Excel có thể được sử dụng để sắp xếp, tính toán và phân tích dữ
liệu.
▪ Ngoài ra Microsoft Excel :
- Định dạng dữ liệu
- Tổ chức dữ liệu bằng cách sắp xếp
- Sử dụng tham chiếu ô thay vì giá trị trong công thức cho phép bạn điều chỉnh công thức
khi bạn sao chép và di chuyển chúng trên bảng tính.
- Tạo biểu đồ và đồ thị minh họa dữ liệu bảng tính.
- Tự động hóa và tùy chỉnh các phương thức bằng cách sử dụng macro.

7
8
2. Định nghĩa các kiểu dữ liệu
Kiểu số (Number)

▪ Dữ liệu kiểu số mặc nhiên canh phải.


▪ Khi độ dài của số nhập vào lớn hơn độ rộng của ô thì Excel sẽ tự
động chuyển sang số khoa học (Scientific hay dấu chấm động),
hoặc hiển thị các dấu ##### trong ô. Trường hợp này phải thêm
độ rộng của ô.

10
Kiểu chuỗi (Text)

▪ Dữ liệu kiểu chuỗi mặc nhiên canh trái.


▪ Để nhập dữ liệu kiểu chuỗi dạng số (ví dụ: 0838592877), phải đặt
dấu nháy đơn (') trước chuỗi.
▪ Trong công thức,dữ liệu kiểu chuỗi phải đặt giữa hai dấu nháy đôi
("").

11
Kiểu ngày giờ (Date/Time)

▪ Dữ liệu kiểu ngày mặc nhiên canh phải


▪ Trước khi nhập phải kiểm tra kiểu ngày của hệ thống máy tính và
điều chỉnh cho phù hợp với kiểu ngày cần nhập.
▪ Lưu ý: để điều chỉnh kiểu ngày hệ thống máy tính: Control Panel
→ Regional and Language Options → Customize… → thẻ Date.

12
Hình minh họa: Control Panel

13
Hình minh họa Clock, Language and Region

14
Hình minh họa Region and Language

15
Kiểu công thức

▪ Qui ước: phải bắt đầu là dấu =, theo sau là biểu thức hay hàm.
▪ Giá trị của ô chứa công thức được thể hiện bằng giá trị của biểu
thức hay hàm sau dấu =
▪ Ví dụ: =2*3

16
Tóm tắt phân biệt kiểu dữ liệu

▪ Number/Date/Time Boolean(TRUE/FALSE)
123, 29/3/2020 TRUE, FALSE
=type(TRUE) → 4
=type(123) → 1 Error value
▪ Text #N/A, #VALUE!, #DIV/0!, #NAME?
=type(#VALUE!) → 16
Hello
=type(“Hello”) → 2

17
Nhận biết ngày nhập sai

18
Toán tử

▪ Toán tử : Là một trong những thành phần tham gia trong kiểu
công thức, bao gồm: toán tử số học, so sánh, nối chuỗi.
Toán tử Ví dụ Toán tử Ví dụ

^ Lũy thừa =2^3 >= Lớn hơn hoặc =2>=3


bằng

* Nhân =2*3 < Bé hơn =2<3


\ Chia =8\4 <= Bé hơn hoặc =2<=3
bằng

+ Cộng =2+3 = bằng =2=3


- Trừ =2-3 <> khác =2<>3
> Lớn hơn =2>3 & Nối chuỗi ="2"&"3"

19
Một số câu hỏi MCQ
MCQ 1

▪ Canh lề mặc định:


A. Number: phải, Text: trái, Date: trái, Boolean: phải
B. Number: phải, Text: trái, Date: phải, Boolean: phải
C. Number: phải, Text: trái, Date: phải, Boolean: giữa
D. Number: phải, Text: trái, Date: giữa, Boolean: giữa

21
MCQ 2

▪ Biểu thức và kết quả:


A. =TRUE+1 → #VALUE!
B. =TRUE + FALSE → FALSE
C. ="BA" < "MÁ " → TRUE
D. =01/01/2019 > 31/01/2019 → TRUE

22
MCQ 3

▪ Biểu thức =round(rand()*10, 0) tạo các số ngẫu


nhiên
A. Từ 1 đến 10
B. Từ 1 đến 9
C. Từ 0 đến 10
D. Từ 0 đến 9
23
MCQ 4

Ở vùng cần qui định chỉ nhận giá trị Boolean(TRUE/FALSE), setting:
A. Allow: Whole number, Data: between, Minimum: 0, Maximum 1
B. Allow: Whole number, Data: between, Minimum: TRUE, Maximum:
FALSE
C. Allow: Whole number, Data: between, Minimum: FALSE, Maximum:
TRUE
D. Allow: List, Source: TRUE,FALSE

24
3. Nhập dữ liệu cho excel
3.1. Nhập liệu thông thường

▪ Xuống dòng trong 1 ô: Nhấn tổ hợp phím Alt+Enter.

▪ Nhập các ô có nội dung giống nhau:


- Quét khối các ô có nội dung giống nhau.
- Nhập nội dung rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter.
26
3.2. Nhập liệu sử dụng Autofill

3.2.1. Số (number)
▪ Nếu dữ liệu có dng số thứ tự như: 1, 2, 3, 4,…hoặc
1,3,5,7,9,…
- Nhập 2 số đầu tiên
- Chọn 2 ô dữ liệu vừa nhập, để chuột ở góc phần tư phía dưới bên phải, giữ phím trái
và kéo thả chuột để được dãy dữ liệu.

27
3.2. Nhập liệu sử dụng Autofill

3.2.1. Số (number) (tiếp)


Hoặc dùng Fill → Series…

28
3.2.2 Text

▪ Nếu dữ liệu là một dãy tăng các ngày hoặc dãy các text dạng x1,
x2, x3,…:
- Nhập dữ liệu đầu tiên của dãy (x1).
- Để chuột ở góc phần tư phía dưới bên phải của ô dữ liệu đầu tiên (vừa nhập), giữ phím trái
và kéo thả chuột để được dãy dữ liệu.

29
3.3. Nhập dữ liệu có kiểm soát :Data Validation

Ví dụ tuổi của đối


tượng trong nghiên
cứu cần phải >=15

30
3.3. Nhập dữ liệu có kiểm soát: Data Validation

Ví dụ tuổi của đối


tượng trong nghiên
cứu >15

31
3.3. Nhập dữ liệu có kiểm soát: Data Validation
Settings
Allow: Whole number/Decimal/Date/Text Length
Data :
Between
> , >=, <, <=, =

32
Bài tập thực hành nhanh tại lớp

▪ Ly rượu: giới hạn 0 -10


▪ Trình độ chuyên môn: chọn
- Bác sĩ răng hàm mặt
- Bác sĩ răng hàm mặt (sau đại học)
- Bác sĩ y khoa làm công tác răng hàm mặt
- Y sĩ răng hàm mặt
- Y sĩ răng trẻ em
- Điều dưỡng nha khoa
- Nha tá
▪ Ngày bắt đầu sau ngày hôm nay
▪ Ngày kết thúc > ngày bắt đầu
33
4. Sửa đổi dữ liệu
4.1. Sửa dữ liệu

Sửa dữ liệu 1 ô
▪ Chọn một ô.
- Sử dụng chuột: Nhấp đúp vào ô sẽ khiến con trỏ xuất hiện.
- Sử dụng bàn phím: Nhấn F2
▪ Sau khi nhập hoặc sửa xong dữ liệu vào ô, nhấn phím Enter hoặc phím
Tab để nhập dữ liệu và để di chuyển lên ô tiếp theo.
Sửa dữ liệu nhiều ô
▪ Chọn các ô
▪ Ctrl+H (Find and Replace)
35
5. Sắp xếp dữ liệu
5. Sắp xếp dữ liệu

▪ Sắp xếp nhanh:


- Chọn ô bất kỳ trong cột dữ liệu cần sắp xếp.
- Trong ribbon Data, nhắp nút lệnh để sắp tăng, nhắp nút lệnh để sắp
giảm.
▪ Sắp xếp theo nhiều cột
- chọn nút lệnh trong ribbon Data.

37
5. Sắp xếp dữ liệu

▪ Trong hộp thoại Sort:

38
5. Sắp xếp dữ liệu

▪ Trong hộp thoại Sort:


- Mục Sort by: chọn tên cột muốn sắp xếp
- Mục Order: chọn A to Z nếu muốn sắp xếp tăng dần, chọn Z to A nếu muốn sắp
xếp giảm dần. Trong trường hợp chúng ta muốn sắp xếp theo một trật tự quy ước
thì chọn Custom List…
- Nhắp chọn nút lệnh Add Level nếu muốn thêm điều kiện sắp xếp, nhắp chọn
Delete Level nếu muốn bỏ một điều kiện sắp xếp.

39
Ví dụ:

▪ Sắp xếp dữ liệu trong sheet VienPhi1 theo tên của bệnh nhân,
nếu cùng tên thì sắp xếp theo họ.
▪ Sắp xếp dữ liệu trong file NCVitaminD.xlsx theo tiêu chí vận động:
ít → trung bình → nhiều.

40
6. Hiệu chỉnh bảng tính

▪ Cố định tiêu đề dòng cột: View → Freeze Panes


▪ Thay đổi độ rộng cột/dòng đồng loạt giống nhau:
- Chọn các cột/dòng
- Thay đổi biên phải đối với cột, biên dưới đối với dòng
▪ Thay đổi vừa khíp với nội dung: double click vào biên phải của cột, biên
dưới của dòng
▪ Chèn thêm khối cells
- Chọn khối
- Insert Cells

41
7. Hàm số
7.1. Giới thiệu hàm

▪ Các hàm trong Excel có thể xem như các công thức đã được lập
sẵn và được sử dụng để tính toán thống kê, dò tìm dữ liệu. Các
hàm có thể được Excel hỗ trợ sẵn hoặc do người dùng tự xây
dựng.
▪ Cú pháp chung khi sử dụng hàm:

=Tên hàm (đối số 1, đối số 2,…, đối số n)

43
7.1. Giới thiệu hàm

▪ Chúng ta có thể tra cứu nhanh các hàm bằng


cách:
- Chọn ô bất kỳ trong bảng tính.
- Nhắp vào nút trên thanh công thức, xuất hiện
hộp thọai.

▪ Trong hộp thoại Insert Function, gõ từ khóa tìm


kiếm hàm
▪ Chọn một hàm trong danh sách hàm hiển thị ra,
chúng ta sẽ được giải thích ngắn gọn về công
dụng của hàm đó.

44
7.2. Hàm số học

▪ Hàm SUM(number1, number2, …): cho kết quả là tổng của các
đối số.
▪ Hàm MAX(number1, number2, …): cho kết quả là giá trị lớn nhất
trong các đối số.
▪ Hàm MIN(number1, number2, …): cho kết quả là giá trị nhỏ nhất
trong các đối số
▪ Hàm AVERAGE(number1, number2, …): cho kết quả là trung
bình cộng của các đối số 45
7.3a. Hàm logic

▪ Hàm NOT(logical): cho kết quả là TRUE khi và chỉ khi logical bằng FALSE.
- Ví dụ:
• =NOT(false) kết quả là TRUE.
• =NOT(1+1=2) kết quả là FALSE.
▪ Hàm AND(logical1, logical2, …): cho kết quả là TRUE khi và chỉ khi tất cả
các đối số logical1, logical2, …đều bằng TRUE
▪ Ví dụ:
- =AND(true,true) kết quả là TRUE.
- =AND(1+2=3,2+1=4) kết quả là FALSE.

46
7.3b. Hàm logic

▪ Hàm OR(logical1, logical2, …): cho kết quả là TRUE khi và chỉ
khi một trong các đối số logical1, logical2, …bằng TRUE.
- Ví dụ:
• =OR(true,true) kết quả là TRUE.
• =OR(1+2=3,2+1=4) kết quả là TRUE.

47
7.3c. Hàm logic

▪ Hàm IF(logical_test,value_if_true,value_if_false): cho kết quả là


value_if_true nếu biểu thức logic logical_test nhận giá trị TRUE,
trường hợp ngược lại cho kết quả là value_if_false.
▪ Ví dụ:
- File lowbw.xlsx:
• Nếu trọng lượng con < 2500 g thì tình trạng là Nhẹ cân, ngược lại thì tình trạng là bình
thường

48
7.4a. Hàm tìm kiếm

▪ Hàm VLOOKUP(X, Table_Array,Column_index_num,n)


- Hàm sẽ dò tìm giá trị X trong cột đầu tiên của bảng tham chiếu
Table_Array, nếu tìm thấy hàm sẽ dò theo hàng (chứa ô thỏa giá trị X) từ
trái sang phải và dừng lại ở cột được xác định trong Column_index_num và
lấy giá trị trong ô này.

49
7.4b. Hàm tìm kiếm

▪ Các tham số trong Vlookup():


- X: là giá trị cần dò.
- Table_Array: là phạm vi mà hàm sẽ dò.
- Column_index_num: thứ tự cột trong Table_Array cần lấy giá trị trả về.
- n: Cách dò
• n=0: hàm sẽ tìm chính xác có nghĩa là hàm sẽ dừng lại ở giá trị đúng bằng X. Nếu
không tìm thấy hàm cho kết qủa #N/A.
• n=1: Các giá trị trong cột đầu tiên của Table_Array phải được sắp theo thứ tự tăng và
hàm sẽ dừng lại ở giá trị gần X nhất nhưng không vượt quá giá trị của X.
50
7.4c. Hàm tìm kiếm

▪ Hàm HLOOKUP(X,Table_Array,Row_index_num,n): công dụng


như hàm Vlookup() nhưng hàm sẽ được sử dụng trong trường
hợp bảng tham chiếu được bố trí theo hàng.

51
7.4d. Hàm tìm kiếm

52
7.5. Hàm thống kê

▪ COUNT(value1,[value2],...): Đếm số ô có dữ liệu kiểu số.


▪ COUNTA(value1,[value2],...): Đếm số ô đã có dữ liệu.
▪ COUNTIF(range,criteria): Đếm số ô thỏa mãn điều kiện criteria
trong phạm vi range.
▪ SUMIF(range,criteria,[sum_range]): Cho kết quả là tổng các ô
trong vùng tính tổng sum_range có ô tương ứng trong vùng điều
kiện range thỏa điều kiện criteria.
53
8. Lọc và rút trích dữ liệu
8.1.Sử dụng Auto Filter

- Chọn một ô nào đó trong cơ sở dữ liệu.


- Chọn ribbon Data, trong nhóm Sort & Filter, chọn lệnh
- Tại tên các cột xuất hiện các mũi tên hướng xuống , nhấp vào mũi tên này
để quy định điều kiện lọc.

55
8.2. Sử dụng Advanced Filter

- Chọn một ô nào đó trong cơ sở dữ liệu.

- Chọn ribbon Data, trong nhóm Sort & Filter,


chọn lệnh

- Trong hộp thoại Advanced Filter, chúng ta


nhập vào các vùng địa chỉ sau đây:

56
8.2. Sử dụng Advanced Filter

▪ List Range : là vùng dữ liệu chính thức (chứa các dữ liệu muốn lọc).
▪ Criteria Range: là vùng chứa điều kiện để trích lọc, được tạo ra dựa
trên điều kiện trích lọc . Vùng này chứa ít nhất 2 dòng với dòng đầu
chứa tiêu đề cột và các dòng tiếp theo chứa điều kiện lọc.
▪ Extract: vùng này chỉ dùng cho thao tác rút trích (lọc không dùng), là
vùng chứa các các mẫu tin thỏa điều kiện (cũng có dòng đầu chứa các
tiêu đề cột).

57
Ví dụ 4

▪ File cholesterol.xlsx:
- Số liệu từ 50 bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp: hdl (hdl-cholesterol), ldl
(ldl-cholesterol), tc ( cholesterol toàn phần ), tg (triglycerides)
- Trích ra những trường hợp có BMI<18.
- Trích ra những trường hợp có 3.33<=LDL-c<=4.1
- Trích ra những trường hợp có LDL-c > 4.1 hoặc HDL-c < 0.89.

58
9. Lập bảng thống kê 2 chiều
Pivot Table
9.1. Giới thiệu Pivotatble

▪ PivotTable là một công cụ Excel mà bạn có thể tạo các bảng tính
có thể được sắp xếp, lọc và sắp xếp lại một cách linh hoạt để
nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của dữ liệu của bạn.

60
9.2. Cách tạo Pivot Table
▪ Bước 1:
Quét khối bảng tính
(ví dụ: lowbw.xlsx A1:F190)
▪ Bước 2:
Vào Insert → PivotTable

61
9.2. Cách tạo Pivot Table

Bước 4
Bước 3

62
9.2. Cách tạo Pivot Table

▪ Bước 5: Kết quả

63
Thực tập tại lớp

▪ Câu 1: Mở file Lowbw.xlsx và tạo Pivotable sau:

64
Thực tập tại lớp

▪ Câu 2: Hãy sao chép PivotTable sang Sheet khác và chỉ lấy trị
(value) và điều chỉnh theo mẫu:

65
Thực tập tại lớp

▪ Câu 3: (file lowbw.xlsx) dùng hàm CountIf hãy lập bảng sau:

66
10. Biểu đồ (Chart)
10.1. Các bước thực hiện vẽ biểu đồ

- Bước 1: Quét khối dữ liệu cần vẽ biểu đồ


- Bước 2: Chọn ribbon Insert
- Bước 3: Nhấp vào loại biểu đồ tương ứng trong nhóm Charts.

- Ghi chú: Chọn lệnh Select Data để chọn lại chính xác vùng dữ liệu.

68
Hình minh họa

▪ Bước 4: Chọn dạng bố cục thích hợp cho biểu đồ mới tạo ra thông
qua nhóm lệnh Chart Layouts.

69
10.2. Ví dụ về vẽ biểu đồ Pie
▪ Bước 1: Chọn vùng dữ liệu cần vẽ biểu đồ
MauDa

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Valid
Den 26 13.8 13.8 13.8

Khac 67 35.4 35.4 49.2

Trang 96 50.8 50.8 100.0

Total 189 100.0 100.0

70
Bước 2: Vào tab Insert → Pie 2D

71
Bước 3: Chỉnh sửa biểu đồ, dùng chức năng Chart
Tools

▪ Tiêu đề cho đồ thị: dùng Chart Title


▪ Tiêu đề cho các trục: Axis Title
▪ Hiện giá trị trên biểu đồ: Data Labels
72
Sau khi chỉnh sửa chúng ta có kết quả như sau:

Tỷ lệ % bà mẹ giữa các màu da

Đen
14%

Trắng
51% Khác
35%

73
Sau khi chỉnh sửa chúng ta có kết quả như sau:

Tỷ lệ % bà mẹ giữa các màu da

Đen
14%
Trắng
51%
Đen
Khác Khác
35%
Trắng

74
Sau khi chỉnh sửa chúng ta có kết quả như sau:

Tỷ lệ % bà mẹ giữa các màu da

Đen
14%

Trắng
51%
Khác
35%

75
10.3. Ví dụ vẽ biểu đồ Column

▪ Bước 1: Chọn vùng dữ liệu để vẽ đồ thị


HutThuoc * MauDa Crosstabulation

% within MauDa

MauDa

Den Khac Trang Total


HutThuoc No 61.5% 82.1% 45.8% 60.8%
Yes 38.5% 17.9% 54.2% 39.2%
Total 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

76
Bước 2: Click vào Insert → chọn một mẫu Chart
(Column 2D)
Chart Title
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Đen Khác Trắng
No Yes

77
Bước 3: Chỉnh sửa biểu đồ, dùng chức năng Chart
Tools

 Chỉnh sửa khoảng đơn vị ở trục tung: double click vào trục tung

78
Kết Quả
Tỷ lệ % bà mẹ hút thuốc giữa các màu da
100%

90%
82%
80%

70%
62%
60% 54%
50% 46% Không
40%
39% Có

30%

20% 18%

10%

00%
Đen Khác Trắng

79
10.4. Vẽ biểu đồ bằng PivotChart

▪ Cách chèn biểu đồ như trên chỉ áp dụng cho các trường hợp vẽ
biểu đồ theo dữ liệu có sẵn.
▪ Trong trường hợp chúng ta muốn vẽ biểu đồ theo kết quả tính
toán từ dữ liệu ban đầu thì chúng ta phải sử dụng công cụ
PivotChart.
▪ Cách sử dụng công cụ PivotChart tương tự như PivotTable

80
10.4. Vẽ biểu đồ bằng PivotChart

▪ Ví dụ: So sánh Vitamin D trung bình

- File NCVitaminD.xlsx: vẽ biểu đồ so 40


35.6

sánh lượng Vitamin D trung bình giữa 35


27.7 28.5
30
các nhóm vận động 25

20

15

10

0
Ít Trung bình Nhiều

81
10.5. Sao chép biểu đồ

▪ Nhắp phải trên biểu đồ cần chép, chọn


lệnh copy.
▪ Nhắp phải trên vùng trống của file Word
và chọn lệnh Link & Keep Source
Formatting hoặc Link & Use Destination
Styles để tạo sự liên kết với biểu đồ trong
Excel.

82
11. In ấn
11.1. Thiết lập thông số cho trang in

▪ Tất cả các tùy chọn thiết lập thông số trang in có tại ribbon Page Layout → nhóm
Page Setup (Margins: tùy chọn lề trang, Orientation: chiều trang ngang hay dọc,
Size: tùy chọn khổ giấy, Print Area: tùy chọn vùng in, Breaks: tùy chọn ngắt trang,
Background: chèn hình nền, Print Titles: tùy chọn in tiêu đề lặp lại trên mỗi
trang,…).
▪ Có thể thiết lập các thông số tại đây hoặc vào hộp thoại Page Setup để điều chỉnh.
Để vào hộp thoại Page Setup bạn vào ribbon Page Layout → nhóm Page Setup →
nhấn vào nút

84
11.1. Thiết lập thông số cho trang in

85
11.2. Ngắt trang (Page Break)

▪ Chèn ngắt trang ngang: Di chuyển ô hiện hành đến nơi sẽ chèn ngắt trang,
sau đó vào Ribbon Page Layout →Page Setup →Breaks →Insert Page Break.
▪ Bỏ từng dấu ngắt trang: Di chuyển ô hiện hành đến ô nằm ngay dưới dấu,
sau đó vào Ribbon Page Layout →Page Setup →Breaks →Remove Page
Break.
▪ Bỏ tất cả đánh dấu ngắt trang: Ribbon Page Layout →Page Setup → Breaks
→ Reset All Page Breaks.

86
11.3. In tiêu đề cột và dòng lặp lại ở các trang

▪ B1. Vào Ribbon Page Layout →


Page Setup → Print Title
▪ B2. Tại ô Rows to repeat at top ta
quét chọn dòng muốn lặp lại.
▪ B3. Tại ô Columns to repeat at left
ta quét chọn cột muốn lặp lại.
▪ B4. Nhấn OK hoàn tất.

87
Thân chúc các em sinh viên có kỳ học
thú vị, bổ ích và đạt kết quả tốt!

You might also like