You are on page 1of 4

Theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc thì phúc lợi xã hội là một thành phần

không thể thiếu của hệ thống an sinh xã hội. Trong đó, hệ thống an sinh xã hội, bao
gồm: Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
tai nạn lao động, bảo hiểm thai sản); phúc lợi xã hội (phúc lợi xã hội cứu trợ, cứu tế, trợ
cấp công chức, viên chức); ưu đãi xã hội (chế độ với người có công)

Sở dĩ phúc lợi xã hội được coi là một trong ba trụ cột của an sinh xã hội vì trước đây
Trung Quốc vẫn nhìn nhận phúc lợi xã hội ở nghĩa hẹp. Tuy nhiên, từ năm 1978 trở lại
đây, Trung Quốc bắt đầu có những đánh giá và nghiên cứu về phúc lợi xã hội ở nghĩa
rộng, vì vậy phúc lợi xã hội và an sinh xã hội được phân biệt và tách bạch hơn

Hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc ra đời từ năm 1951 với việc ban hành Quy định
về bảo hiểm lao động. Trong thời kỳ đầu từ 1951-1978, hệ thống bảo hiểm xã hội được
vận hành trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung (chưa có bảo hiểm thất nghiệp). Ở nông
thôn Trung Quốc xây dựng hệ thống y tế cơ sở chăm sóc cho 90% dân số nông thôn lúc
đó. Thời kỳ tiếp theo từ năm 1978-2002, cùng với quá trình cải cách mở cửa, phát triển
kinh tế thị trường, Trung Quốc xây dựng các chương trình bảo hiểm xã hội dựa trên việc
làm và đóng góp. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thai sản và tai nạn lao động bắt đầu
được áp dụng lần lượt vào năm 1986, 1995 và 1996. Lần lượt trong năm 1998 và 1999,
Trung Quốc áp dụng toàn quốc bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế cơ bản

Thời kỳ thứ 3 là thời kỳ mở rộng nhanh độ bao phủ từ 2003 đến nay. Trung Quốc lựa
chọn mô hình bảo hiểm đa tầng, bao phủ rộng, chế độ thụ hưởng vừa phải và bền vững,
đặt mục tiêu bao phủ toàn bộ dân số tới năm 2020, trong đó trọng tâm là hệ thống hưu
trí, bảo hiểm y tế và hệ thống hỗ trợ thu nhập tối thiểu. Trải qua quá trình phát triển, mô
hình an sinh xã hội của Trung Quốc hiện nay dựa trên các trụ cột chính là bảo hiểm xã
hội (hưu trí, y tế, thất nghiệp, thai sản và tai nạn lao động), trợ giúp và phúc lợi xã hội.

1. An sinh hưu trí

Có 5 loại chương trình an sinh hưu trí khác nhau ở Trung Quốc (không bao gồm
chế độ cho lực lượng vũ trang):

 Thứ nhất: Chương trình hưu trí do ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ dành
cho công chức và những người hưởng lương từ ngân sách. Chương trình
này bao phủ 40 triệu người, mức được hưởng ở mức 70-90% lương trước
nghỉ hưu.

 Thứ hai: Chương trình lương hưu cơ bản bắt buộc dành cho các doanh
nghiệp cũng như các tổ chức sự nghiệp công mà không được hoặc chỉ
được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách. Tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã
hội ở mức khoảng 28% lương, trong đó 20% từ người sử dụng lao động
được đưa vào quỹ hưu trí chung và 8% đóng góp từ người lao động được
đưa vào tài khoản BHXH cá nhân

 Thứ ba: Chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở nông thôn. Các cá
nhân được lựa chọn đóng góp vào tài khoản cá nhân theo 5 mức từ 100
đến 500 NDT (hoặc hơn, nếu chính quyền địa phương thấy cần thiết) mỗi
năm, trong đó chính phủ tài trợ 30 NDT. Với lương hưu tối thiểu, Chính
phủ trung ương trợ cấp 100% cho những địa phương nghèo và các vùng
miền Tây.

 Thứ tư: Chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện đô thị. Trên cơ sở thành
công của chương trình bảo hiểm tự nguyện ở nông thôn, vào tháng
11/2011, Trung Quốc triển khai chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện
đô thị cho những người tự làm chủ hoặc có việc làm linh động dựa theo
mô hình bảo hiểm tự nguyện ở nông thôn

 Thứ năm: Chương trình đảm bảo thu nhập tối thiểu, chủ yếu là người già
nghèo: đảm bảo lương thực, nhà ở, quần áo, y tế và chi phí mai táng.

2. Bảo hiểm y tế

 Chương trình bảo hiểm y tế cơ bản cho lao động đô thị: Chương trình này
yêu cầu đóng góp 2% lương từ người lao động vào tài khoản bảo hiểm y tế
cá nhân và 6% từ người sử dụng lao động (trong đó, 70% vào quỹ bảo
hiểm y tế chung và 30% vào tài khoản bảo hiểm y tế cá nhân)

 Chương trình bảo hiểm y tế cơ bản cho cư dân đô thị: Mức tham gia bảo
hiểm của người lớn là từ 150-300 NTD một năm và của trẻ em là từ 50-
100 NDT một năm. Gần đây, Trung Quốc áp dụng bảo hiểm y tế miễn phí
cho người già, người tàn tật và người dễ bị tổn thương.

 Chương trình bảo hiểm y tế hợp tác nông thôn mới: Chính phủ trung ương
và địa phương tài trợ khoảng 80% phí bảo hiểm, phần còn lại do người
dân đóng góp.

 Chương trình hỗ trợ y tế: Chương trình hỗ trợ y tế được áp dụng vào năm
2003 ở nông thôn và 2005 ở thành thị dành cho người nghèo, người dễ tổn
thương. Nội dung hỗ trợ ban đầu là hỗ trợ viện phí nhưng sau đó được bổ
sung một số hình thức hỗ trợ khác.

Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội Trung Quốc đã phát hành thẻ an sinh xã hội điện tử tại
lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh kỹ thuật số Trung Quốc diễn ra tại Phúc Châu, thủ
phủ của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sự kiện ra mắt chính thức thẻ điện tử an sinh xã
hội là kết quả của kế hoạch phát triển chương trình thí điểm trước đó tại thành phố Phúc
Châu và Thanh Đảo, nơi chính quyền địa phương cho phép người dùng Alipay - nền
tảng dịch vụ thanh toán trực tuyến của bên thứ ba do Alibaba cung cấp thanh toán trong
lĩnh vực an sinh xã hội.

Ứng dụng điện thoại di động của Alipay xác nhận danh tính người dùng thông qua hệ
thống nhận dạng khuôn mặt. Sau đó, người dùng có thể nhận được mã QR của họ để
thực hiện các thủ tục thanh toán y tế nhanh chóng, thuận tiện.

Hạn chế

Mô hình an sinh xã hội của Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn về tính
bền vững. Trước hết là nguy cơ mất cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội khi số phải tài trợ lũy
kế trong 30 năm qua lên tới 6 nghìn tỷ NDT do già hóa dân số và ngân sách nhà nước sẽ
không còn hỗ trợ những người trung niên và người già nghỉ hưu. Khi đó, thế hệ lao động
hiện tại phải đóng góp lớn hơn để hỗ trợ thế hệ đã nghỉ hưu.

Một vấn đề nữa là sự phân mảnh các chương trình bảo hiểm xã hội ở nông thôn và thành
thị, làm hạn chế sự chia sẻ rủi ro, chi phí quản lý cao và tác động phân phối lại thấp. Nó
cũng gây khó khăn cho việc di chuyển lao động từ vùng này sang vùng khác với chương
trình bảo hiểm khác nhau. Sự khác biệt địa phương cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các
chính quyền địa phương về mức phúc lợi và tạo ra gánh nặng tài chính lớn cho các địa
phương. Ngoài ra, mô hình an sinh xã hội của Trung Quốc cũng gặp phải các vấn đề rủi
ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch với chương trình bảo hiểm tự nguyện. Cuối cùng,
quản lý và đầu tư

You might also like