You are on page 1of 3

2.2.1.

Tánh không
Để khởi sanh năng lượng an vui chúng ta cần thấu hiểu tánh không của nội tâm.
Khi thông điệp truyền tải đi qua lớp tình, lớp tánh đến thẳng lớp tâm thì khi đó gọi là
tánh không của nội tâm hay nói cách khác là tâm cảnh tách nhau. Để chúng ta dễ hình
dung hơn, giống như chúng ta đã biết ánh mặt trời rọi từ trên mái nhà xuống qua khe
cửa đi xuống đất, chúng ta sẽ thấy ánh sáng xuyên xuống trong ánh sáng đó có bụi
bay, bụi bay càng nhiều thì ánh sáng càng mờ, bụi bay càng ít thì ánh sáng càng rõ vậy
lớp tánh, lớp tính như những hạt bụi bay vậy, chúng ta phân tích, phân biệt nhiều,
chúng ta biểu hiện cảm xúc nhiều thì sẽ làm mất đi sự chân thật. Vậy làm sao để trong
cuộc sống khi các thông điệp tới chúng ta có thể có được tánh không của nội tâm (hay
gọi là tâm cảnh tách nhau)? Các cao nhân chỉ điểm cho chúng ta dùng nhất tự thiền là
BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT nếu chúng ta chưa tự đưa về được tánh không.

Tánh không khác với tính không. Tánh không của nội tâm, tính không của vạn
vật. Khi chúng ta có công đức thì đơn giản nhận được tánh không.
Thông tin: Chân thật (Một người có thông tin về sự chân thật là không do suy
nghĩ mà ra. Chỉ có thông tin thôi).
Năng lượng: Tánh không ( Năng lượng là 1 trạng thái) Trạng thái rỗng lặng, tiệm
cận cân bằng.
Vật chất: An vui ( biểu hiện vật chất ra ngoài) Biểu hiện vật chất của người an vui
nhưng cảm nhận độ tĩnh của của họ.
2.2.2. Sự chân thật (hay gọi là tâm)
Sự chân thật gồm có ý nghe, ý thấy, ý nói, ý biết là sao? Chúng ta thử trải
nghiệm ý thấy bằng cách nhắm mắt lại, khi nhắm mắt lại chúng ta có thấy gì đó không
màu đen thì gì đó, mỗi người sẽ thấy ra một cái gì đó khác nhau, nhưng khi đã thấy gì
rồi thì không phải là ý thấy nữa mà ngay tại thời điểm thấy mà chưa nhận diện là gì đó
chính là thấy chân thật, còn khi đã thấy là gì rồi thì không còn chân thật nữa. Câu
chuyện ý thấy Budda và vua Ba Tư Nặc
Câu chuyện như sau: Khi Đức Phật cùng với vua Ba Tư Nặc chờ thuyền bên bờ
sông Hằng. Vua Ba Tư Nặc có hỏi Đức Phật như sau:
Thưa ông Cồ Đàm làm sao trẫm biết được trẫm có cái chân thật?
Đức Phật mới hỏi vua Ba Tư Nặc: Này vua Ba Tư Nặc, năm nay vua được bao
nhiêu tuổi?
Vua Ba Tư Nặc trả lời: Năm nay trẫm được 62 tuổi.
Đức Phật hỏi: Trước đây vua có đi qua sông Hằng này không?
Vua Ba Tư Nặc trả lời: Hồi 3 tuổi trẫm được mẹ dẫn đi qua sông Hằng
Đức Phật hỏi vua Ba Tư Nặc: Vậy năm nay vua đã 62 tuổi, vua thấy nước sông
Hằng này so với khi vua mới 3 tuổi, cái thấy nước sông Hằng có khác gì không?
Vua Ba Tư Nặc đáp: Trẫm từ lúc mới 3 tuổi nay trẫm đã 62 tuổi thấy nước sông
Hằng cũng như nhau, không khác gì cả.
Đức Phật nói với vua Ba Tư Nặc: Như thân của vua lúc 3 tuổi nay vua đã 62 tuổi
có khác không?
Vua Ba Tư Nặc trả lời: Thân của trẫm lúc mới 3 tuổi nay đã 62 tuổi đã khác rất
xa.
Đức Phật hỏi vua Ba Tư Nặc: Hồi 3 tuổi vua thấy nước sông Hằng, nay vua đã
62 tuổi vua thấy nước sông Hằng có khác không?
Vua Ba Tư Nặc trả lời: Trẫm nhìn thấy nước sông Hằng không khác.
Đức Phật nói với vua Ba Tư Nặc: Ở thế gian này những gì có biến đổi là không
thật. Những gì không biến đổi là chân thật. Thân của vua có biến đổi là không thật. Còn
tánh thấy nước sông Hằng của vua không biến đổi là tánh thấy chân thật của vua đó.
Vua Ba Tư Nặc nói với Đức Phật: Như vậy trẫm đã biết rồi, tánh thấy của trẫm
không thay đổi, chính là tánh phật của trẫm đó. Cảm ơn ông Cồ Đàm đã chỉ cho tánh
phật của trẫm cho trẫm biết.
Tánh nghe, tánh biết, tánh nói cũng như vậy. Nghe chỉ biết là đang nghe, biết chỉ
biết là đang biết, nói chỉ biết là đang nói thì đó là sự chân thật, còn nghe, biết, nói mà
phân biệt và có cảm xúc thì không còn chân thật nữa. Ý nghe, ý thấy, ý nói, ý biết bao
bọc bởi lớp điện từ quang
TÁNH NGHE, TÁNH THẤY LÀ BÈ
ĐƯA NGƯỜI THANH TỊNH VỀ MIỀN QUÊ XƯA
THANH TỊNH ĐỪNG CHỌN SỚM TRƯA
KHÔNG QUÁN, KHÔNG TƯỞNG, KHÔNG ƯA NIẾT BÀN
Ứng dụng Tánh không : Khi vấn nạn đến khởi tạo tánh không vấn nạn tan ra, và
khi đó chúng ta nhận được trạng thái an vui. Trong kinh doanh những tin đồn nặng nề
xuất hiện, một đêm ngủ dậy mất hết tài sản khởi tạo tánh không thì mình nhẹ nhàng
hơn và xử lý công việc tốt hơn. Tánh không là biết mình đang thấy, biết mình đang
nghe. Thì giây phút mình chỉ biết mình đang thấy là tánh không. Khi bất như ý tới mình
dùng tánh không để tách tâm cảnh và mình sáng suốt hơn khi đó đứng trên vấn đề và
biết cách xử lý. Không quán không tưởng (càng quán càng rời xa sự chân thật, lắng
nghe hơi thở là thân tứ đại, thân tứ đại là cái không chân thật)
Khi một người nhận được sự an vui, chân thật thì họ sẽ tháo được sĩ thân. Trong cuộc
đời của mình, ai cũng mang trong mình một sĩ thân, sĩ thân là mình gán ghép một chức
vụ, danh phận, địa vị, vai trò hay một cái gì đó gắn với mình và hằng sống với nó. Ví
dụ: Ai làm giám đốc, đi đâu cũng khoác lên mình cái áo làm giám đốc sau đó hằng sống
với cái đó, đi đâu làm gì cũng sống với nó. Ở công ty thấy mình là giám đốc, về nhà
gặp vợ thì không tháo lớp áo đó xuống, vẫn thấy mình là giám đốc nên là cách đối đãi
với vợ cũng giống như cách đối đãi với nhân viên. Gán chức vụ, địa vị đó cho mình,
chơi với con cũng gắn lớp áo là giám đốc thì khoảng cách xa rời, không thể nào thân
với con. Ví dụ 2: Một người là công nhân, trong công ty là công nhân, đi ra ngoài, về
nhà, đi ăn, đi gặp bạn bè cũng gắn chiếc áo mình là công nhân nên gặp ai cũng cúi
đầu, tự ti … Vì vậy, khi đã sĩ thân thì một là tự cao hoặc là tự ti. Gỡ sĩ thân bằng cách
tìm về sự chân thật nơi chính mình đề có sự an vui thì cuộc sống vui vẻ, nhẹ nhàng,
đơn giản. Bên cạnh sĩ thân có định thân, định thân là chỉ khác sĩ thân ở 1 điều đó là rõ
ràng chức vụ, danh phân, địa vị hay một cái gì đó ở bối cảnh phù hợp. Ví dụ: ai đó làm
giám đốc thì khi ở nơi làm việc tập trung vào đúng vai trò, khi trở về nhà với vợ con thì
làm đúng vai trò người chồng, người cha … Nên khi mình không là ai thì có thể trở
thành bất kỳ ai (định thân), khi mình là ai đó rồi thì mình không trở thành ai được nữa

You might also like