You are on page 1of 5

“TÀI” VÀ “TÂM”

27/10/2022
Ngoài cái Tâm, cái Đức là gốc của con người chân chính lương thiện nhưng cái Tài cũng là
một phẩm chất quan trọng để tạo nên nhân phẩm. Người vừa có Tâm, vừa có Tài, mới là
“con người hoàn thiện” như lời Bác Hồ dạy để được như vậy là một điều không phải dễ.

Người tài phải có cái tai, cái tai mà mất lấy đâu người tài

Người tài phải có cái tâm, cái tâm mà mất thì đâu còn tài

“Tài” hay tài năng, là khả năng làm được những công việc hoặc một nghề nào đó có ích cho xã
hội với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Người có Tài luôn luôn có óc sáng tạo, tìm tòi cái mới,
thường am hiểu lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó và có năng lực thực hành giỏi.

Ý NGHĨA CỦA CHỮ “TÀI” và “TÂM”

Đã là người có tài thì ít nhất phải có sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn của mình,
biết chọn được cách hành động tối ưu và có đủ bản lĩnh, giải pháp thực hiện thành công mục tiêu
đặt ra nhanh hơn và hiệu quả hơn những người khác.
“Tài” chính là tài năng, kiến thức, hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sống để con người có
thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó
khăn, những tình huống phức tạp. Người có “tài”, là đem hết tài năng của mình ra phục vụ Tổ
quốc, nhân dân thì đều đó rất đáng trân trọng, cái tài giỏi đó được công nhận. Ngược lại, người
có tài mà chỉ biết vun vén cho riêng mình không giúp ích được gì cho dân, cho nước thì đó quả là
người vô dụng. Mặt khác, có tài mà làm những việc xấu, trái với đạo đức. Tài năng thì giúp cho
chúng ta hoàn thành công việc một cách dễ dàng, vì vậy có tâm mà không có tài thì làm việc khó
thành công, khó đạt được kết quả như ý muốn. Nhiều khi vì không có tài năng, họ đã làm hỏng
mọi việc làm ảnh hưởng đến sự nghiệp chung.

Như vậy, trong một con người “tài” và “tâm” phải luôn song hành với nhau. Đây là hai phạm trù
khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “tâm”
không phải ngẫu nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo dục
ngay từ tấm bé. Việc dạy chữ “tài” và “tâm” phải luôn luôn đi song song với nhau, không được
xem nhẹ hay buông bỏ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện và
vẹn toàn được.

Muốn có tầm nhìn xa, muốn xử lý đúng trong mọi tình thế thì mỗi người nhất định phải tự hoàn
thiện, không ngừng học tập và tu dưỡng suốt đời. Như vậy mới có đủ “tâm” và “tài” - tiêu chuẩn
của một người và vấn đề này không chỉ là yêu cầu cấp bách, mà đồng thời còn là hành động thiết
thực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống trong giai đoạn hiện nay.
Văn hoá Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì chữ “Tâm” đã trở nên rất đỗi thân thương
và bình dị, càng bình dị hơn khi nó chứa đựng trong mình những ý nghĩa hết sức to lớn. Khi nhắc
đến “tâm” là nhắc đến trái tim con người. Mọi hành động của con người đều xuất phát từ cái
tâm, tâm thiện thì suy nghĩ và hành động đúng đạo lí, lẽ phải tâm không lành thì sẽ sinh tà ý và
làm nhiều điều xấu xa, tội lỗi.

Chữ “tâm” thường được dùng để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng
tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên. Tâm
gian dối thì cuộc sống bất an. Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù. Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất
vui. Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá.

Vậy nên hãy để tâm của mình đặt lên ngực để yêu thương, đặt lên tay để giúp đỡ người khác, lên
mắt để thấy được nỗi khổ của tha nhân, lên chân để may mắn chạy đến với người cùng khổ, lên
miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh, lên tai để nghe lời góp ý của người khác, lên vai để
chịu trách nhiệm…
“Tài” chỉ thật sự có ích, có ý nghĩa xã hội và giá trị nhân văn, khi được xây dựng trên nền tảng
chữ “Tâm” để có được sự kết hợp hài hòa ấy và biết lắng nghe thấu hiểu thì gọi là nhân tài.

You might also like