You are on page 1of 2

Số trung vị - Me(Median)

a. Định nghĩa: Số trung vị là lượng biến đứng ở vị trí giữa trong dãy số đã được sắp
xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần.
b. Phương pháp xác định số trung vị:
Trước tiên ta sắp xếp lượng biến theo thứ tự tăng dần.
• Tài liệu không phân tổ:
Trường hợp n lẻ: số trung vị là lượng biến ở vị trí thứ (n+1)/2, Me = x(n+1)/2
Trường hợp n chẵn: số trung vị rơi vào giữa hai lượng biến xn/2 và x(n+2)/2. Trường
hợp này qui ước số trung vị là trung bình cộng của hai lượng biến đó.
Ví dụ: Thu nhập hàng hàng tháng của số công nhân là: 500, 520, 530, 550, 560, 570,
590, 600, 610, 670
Số trung vị là: Me = (560+570)/2 = 565
• Tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ:
Trong trường hợp này ta tìm tổ chứa số trung vị. Trước hết ta tính (fi/2) và đem so
sánh với tần số tích lũy của tổ. Giá trị (fi/2) thuộc tổ nào thì tổ đó chứa số trung vị.
XMe(min): Giới hạn dưới của tổ chứa số trung vị
kMe: Trị số khoảng cách tổ chứa số trung vị
fMe: Tần số của tổ chứa số trung vị
SMe-1: Tần số tích lũy trước tổ chứa số trung vị
Ví dụ: Sử dụng số liệu của ví dụ trước ta tìm số trung vị. Ta có bảng:
Thu nhập hàng tháng (ngàn đồng) Số nhân viên Tần số tích lũy
500-520 8 8
520-540 12 20
540-560 20 40=SMe-1
560-580 56=fMe 96
580-600 18 114
600-620 16 130
Trên 10 140
Tổng 140
Như vậy số trung vị rơi vào tổ: 60-580
XMe(min) = 560
fMe = 56
SMe-1 = 40
Thay vào công thức, ta có:
Ʃ 140 /2 − 40
Me = 560 + 20 = 570,714
56

You might also like