A012 Bùi Thị Kiều Tiểu luận NCKH

You might also like

You are on page 1of 42

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

----- 🙞🙜🕮🙞🙜 -----

Bùi Thị Kiều


Mã sinh viên: 195201A012

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC


TÀI LIỆU VỀ VỊ THUỐC
MÃ ĐỀ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

----- 🙞🙜🕮🙞🙜 -----

Bùi Thị Kiều


Mã sinh viên: 195201A012

PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU VỀ VỊ


THUỐC MÃ ĐỀ

Người hướng dẫn:


TS. Nguyễn Văn Quân

Nơi thực hiện:


Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

HÀ NỘI – 2022
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................................3

1.1. Cơ sở khoa học.....................................................................................................3

1.1.1. Tên gọi và danh pháp khoa học .........................................................................3

1.1.2. Phân loại khoa học (Scientific classification) ....................................................3

1.2. Đặc điểm hình thái, thực vật.................................................................................4

1.2.1. Đặc điểm hình thái..............................................................................................4

1.2.2. Mô tả thực vật ....................................................................................................4

1.2.3. Nguồn gốc và phân bố........................................................................................6

1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản ....................................................6

1.2.5. Cách trồng..........................................................................................................7

1.3. Thành phần hóa học ............................................................................................7

1.3.1. Carbohydrat........................................................................................................8

1.3.2. Lipid.................................................................................................................8

1.3.3. Ankaloit...........................................................................................................9

1.3.4. Caffeic và dẫn xuất..........................................................................................9

1.3.5. Flavonoit.......................................................................................................11

1.3.6. Iridoit Glysosit...............................................................................................11

1.3.7. Terpenoit.......................................................................................................12

1.3.8. Vitamin..........................................................................................................13

1.3.9. Acid hữu cơ....................................................................................................13

1.3.10. Dược tính của cây..........................................................................................14


1.4. Công dụng của cây Mã đề.....................................................................................14

1.4.1. Theo Đông y......................................................................................................14

1.4.2. Theo Y học hiện đại .........................................................................................15

1.4.3. Tác dụng chữa bệnh .........................................................................................16

1.4.4. Một số bài thuốc dân gian từ cây mã đề: ........................................................18

1.4.5. Tác dụng làm thực phẩm..................................................................................22

1.4.6. Tác dụng dược lý .............................................................................................23

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................25

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................25

2.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................25

2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................................25

2.4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu...........................................................25

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................25

2.4.2. Phương tiện nghiên cứu....................................................................................26

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................26

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................27

3.1. Mã đề trong y học cổ truyền.................................................................................27

3.2. Mã đề trong y học hiện đại...................................................................................30

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................32

4.1. Kết luận...............................................................................................................32

4.2. Kiến nghị.............................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên
YHCT Y học cổ truyền
CSSK Chăm sóc sức khỏe
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YHHĐ Y học hiện đại

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. Phân loại khoa học của cây Mã đề.........................................................................3
Bảng 2. Acid béo phân lập từ hạt P. major..........................................................................8
Bảng 3. Acid béo phân lập từ lá P. major............................................................................9
Bảng 4. Một số vitamin có trong P. major.........................................................................13
Bảng 5. Ứng dụng P. major trong điều trị bệnh.................................................................18
Bảng 6. Kết quả nghiên cứu mã đề trong YHCT...............................................................30
Bảng 7. Kết quả nghiên cứu mã đề trong YHHĐ..............................................................34

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1 . Bộ phận cây Mã đề................................................................................................4
Hình 2 . Lá cây mã đề..........................................................................................................5
Hình 3. Hoa cây mã đề........................................................................................................5
Hình 4. Nơi trồng và sự sinh trưởng phát triển của cây Mã đề...........................................7
Hình 5. Lá cây mã đề dùng nấu canh.................................................................................24
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập kỉ gần đây, Y học ngày càng phát triển. Tuy Y học cổ truyền đã
có từ rất lâu đời nhưng Y học cổ truyền vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống y
tế và góp một phần không nhỏ trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của cộng
đồng. Y học cổ truyền ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới ngay cả
ở các nước tiên tiến, nơi có nền Y học hiện đại rất phát triển. Ngành y tế phối hợp với các
ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển Y Dược học cổ
truyền, kết hợp Y Dược học cổ truyền với Y Dược học hiện đại nhằm xây dựng nền Y
Dược học hiện đại, khoa học. Tỷ lệ người sử dụng y học cổ truyền ngày càng tăng, đem
lại những hiệu quả to lớn trong chăm sóc sức khỏe và hiệu quả kinh tế.
Đặc tính cơ bản của YHCT là tính sẵn có, dễ áp dụng, có giá thành thấp, dễ tìm
kiếm các vị thuốc ở xung quanh chúng ta nên rất thích hợp với những ở những quốc gia
đang phát triển, các nước có dân cư nghèo, không được hoặc khó tiếp cận với những
dịch vụ và thiết bị y học kỹ thuật cao, hiện đại, đắt tiền. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
cũng đã khuyến cáo coi YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công
trong chiến lược CSSK ban đầu của Ngành Y tế ở các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, việc sử dụng YHCT để điều trị bệnh đã được nhân dân sử dụng trước
hàng ngàn năm như là nền Y học duy nhất để chăm sóc sức khỏe của người dân cho đến
khi có nền Y học hiện đại du nhập vào. Tình hình sử dụng YHCT trong chữa trị bệnh của
người dân cũng có thay đổi theo tình hình xã hội. Trong những năm gần đây theo một số
công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT trong chữa bệnh có khác nhau theo
từng địa phương.
Đặc điểm khí hậu Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên thảm thực
vật phát triển dày và phong phú với nhiều loại cây được sử dụng làm thuốc, trong đó có
nhiều loại cây thuốc rất quý. Có thể thấy khắp nơi đất nước ta nhìn cây gì cũng có thể làm
thuốc chữa bệnh, ở đâu cũng có cây xanh, hoa trái đều là những vị thuốc cổ truyền của
ông cha ta từ ngày xưa. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 12.000 loài bao gồm 2500
chi và 300 họ. Nhờ sự đúc kết của ông cha ta và kết hợp với các nghiên cứu, ta đã tổng
hợp được 39.381 bài thuốc dân gian truyền của 12.531 vị lương y để chữa trị chứng bệnh
khác nhau.
Plantago major có tên thường gọi là cây Mã đề, thuộc họ mã đề (plantaginaceae) là
loại cây mọc hoang và được trồng phổ biến ở nhiền nơi trên khắp nước ta và nhiều nước
trên thế giới. Đây là một cây dược liệu được dùng phổ biến, các bộ phận đã được sử dụng
riêng biệt trong điều trị bệnh cho các vị thuốc khác nhau như: Xa tiền tử (Semen
Plantaginis), Lá mã đề (Foliun Plantaginis), mã đề thảo (Herbal Plantaginis). Nó mang lại
rất nhiều tác dụng dược lý và ít độc với cơ thể sinh vật. Do đó, tiểu luận có những nhiệm
vụ, mục tiêu sau:
1. Tổng quan về vị thuốc Mã đề
2. Tìm hiểu tác dụng và một số bài thuốc có vị thuốc Mã đề trong YHCT và YHHĐ
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Tên gọi và danh pháp khoa học [1]
- Tên tiếng anh: Chinese plantain, obako, arnoglossa
- Tên khoa học: Plantago asiatica L. (Plantago major L. var. asiatica Decaissne).
- Thuộc họ Mã đề: Plantaginaceae
- Tên gọi khác: bông mã đề, xa tiền thảo, xa tiền tử, suma (theo dân tộc Tày), nhả én
dứt (theo dân tộc Thái). (Trong đông y: Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền
tử, toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo, lá dùng tươi hoặc
sấy khô gọi là Xa tiền).
1.1.2. Phân loại khoa học (Scientific classification) [1]
Bộ (ordo) Hoa môi (Lamiales)
Họ (familia) Mã đề (Plantaginaceae)
Chi (genus) Mã đề (Plantago)
Loài (species) Plantago asiatica
Các phân loài (subspecies) Có nhiều phân loài
Bảng 1. Phân loại khoa học của cây Mã đề
- Chi Mã đề (Plantago) là một chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích
thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số
ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một
phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả. Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra
ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào
từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một
nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.
- Loài Mã đề (Plantago spp.): Việc phân chia giữa các loài (species), phân loài
(subspecies) và giống (varieties) chưa được thống nhất, còn nhiều tranh cải.
Tùy theo quan điểm của các Hệ thống phân loại khác mà Cây mã đề ở Việt Nam có
hai cách phân loại khác nhau:
+ Có 2 loài mã đề khác nhau ở Việt Nam:

8
 Loài Plantago major (mã đề lớn) chủ yếu được dùng làm rau, được trồng
phổ biến.
Trong loài này có 3 phân loài (subspecies) là:
- Plantago major subsp. major.
- Plantago major subsp. intermedia (DC.) Arcang.
- Plantago major subsp. winteri (Wirtg.) W. Ludw.
 Loài Plantago asiatica (mã đề, mã đề á hay xa tiền) chủ yếu được dùng làm
thuốc.
Về tính vị và công dụng dược liệu của hai loài tương tự nhau nhưng ở loài mã đề
(lá) lớn có chất lượng kém hơn.
+ Chỉ có 1 loài (species) mã đề ở Việt Nam đó là loài Plantago asiatica với nhiều
phân loài (subspecies) khác nhau, phân loài Plantago major subsp. major chính là
loài Plantago major (mã đề lớn) nêu trên do quá trình trồng trọt, thuần dưỡng mà thành.

1.2. Đặc điểm hình thái, thực vật

1.2.1. Đặc điểm hình thái


- Mã đề là loại cây ưa sáng, chịu bóng, thích ứng với khí hậu và đất đai của hầu hết
khắp các vùng trên cả nước. Đất thích hợp để trồng cây mã đề là đất tơi xốp, không
bị ô nhiễm. Có thể trồng được trong thùng xốp hoặc trong vườn nhà. [3]
1.2.2. Mô tả thực vật [6]
- Mã đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, cây cao khoảng 10-15 cm.

9
Hình 1 . Bộ phận cây Mã đề
- Lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng (dài 5-12cm,
rộng 3,5 -8cm), có gân dọc theo sống là và đồng quy ở ngọn và gốc lá.

Hình 2 . Lá cây mã đề
- Khi cây ra hoa, cụm hoa được gọi là bông, xuất phát từ kẽ lá, cao tới 40-50cm. Hoa
đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4
thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều
tiểu noãn. Mã đề thường ra hoa vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8.

10
Hình 3. Hoa cây mã đề
- Quả dạng hộp, hạt rất nhỏ hình bầu dục hoặc dẹt, hạt già chỉ dài khoảng 1mm, có
màu nâu hoặc màu tím đen, bóng. Trên hạt có chấm nhỏ màu trắng.
1.2.3. Nguồn gốc và phân bố
- Nguồn gốc: Hiện nay chưa rõ nguồn gốc phát xuất của Chi Mã
đề (Plantago).
- Phân bố:
+ Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu
Á, Úc, New Zealand, Châu Phi và Châu Âu. Nhiều loài trong chi phân
bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.
+ Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major
subsp. major hay Plantago major ) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt
đới ở Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc , Hàn
Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
+ Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã
đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm
thuốc.
1.2.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản [7]
- Bộ phận dùng làm thuốc: toàn cây, lá, hạt.
- Thu hái: Bộ phận sử dụng là lá thu hoạch vào tháng 4-7, hạt thu hoạch tháng 6-8,
cắt những bông thật già.
- Chế biến: Phơi khô, vò sát trên sàng rồi sẩy sạch, sau đó tiếp tục phơi khô cho đến
khi độ ẩm còn 10%.
11
- Bảo quản: Sau khi được phơi khô, chỉ cần cất giữ ở những nơi khô ráo để tránh ẩm
mốc. Đồng thời nên bọc kỹ để tránh côn trùng tấn công.
1.2.5. Cách trồng
Hiện nay, cây mã đề được trồng từ hạt. Hạt sau khi đã già và thu hoạch sẽ được sử dụng
để trồng mới. Vì đặc điểm của chúng là cây ưa ẩm nên có thể gieo trực tiếp lên đất ẩm và
thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm có thể giúp cây sinh trưởng nhanh chóng. Trong suốt
quá trình trồng cần chú ý việc tưới nước đảm bảo độ ẩm giúp cho cây có thể phát triển tốt
nhất. Với chu kỳ sinh trưởng của cây khá ngắn khi 7-8 tháng đã có thể thu hoạch được
nên cần chú ý trong quá trình chăm sóc để có được năng suất tốt nhất. [8]

Hình 4. Nơi trồng và sự sinh trưởng phát triển của cây Mã đề

1.3. Thành phần hóa học [10-13, 18, 22-25, 27-31]


- Lá Mã đề chứa iridoid (aucubosid, catalpol), acid phenoic và este phenylproraroic
của glycosid, majorosid và chất nhày với hàm lượng 20%. [7]
- Hạt chứa chất nhày giàu D-galactose, L-arabinose và có khoảng 40% acid uronoic,
dầu béo trong đó có acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic. [7]
- Trong mã đề còn có nhiều flavonoid: apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein,
hispidulin (5,7,4’-trihydroxy-6-methoxyflavon), luteolin-7-glucosid, luteolin-7-
glucoronid, homoplantaginin (=7-O-b-D-glucopyransoly-5,6,3’,4’-
trihydroxyflanvon). [7]
12
- Bên cạnh đó Mã đề còn chứa nhiều chất khác như aicd cimaric, acid p. coumaric,
acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten, vitamin K, vitamin C. [7]
1.3.1. Carbohydrat
- Trong hạt chứa một số monosaccharit: glucozơ, fructozơ, xylozơ và rhamnozơ;
disaccharit có sucrozơ; trisaccharit có planteozơ đóng vai trò một cacbohydrat dự trữ
trong hạt. Vỏ ngoài của hạt có chứa chất polysaccharit có khả năng tạo dịch nhầy có
độ nhớt cao trong nước. Thành phần dịch chiết polysaccharit hạt mã đề có xylozơ,
arabinozơ, axit galacturonic, axit glucuronic, rhamnozơ, galactozơ và glucozơ. Trong
lá có chứa trisaccharit raffinozơ, tetrasccharit stachyozơ, stachyozơ đóng vai trò là
cacbonhydrat dự trữ tạm thời trong thực vật.
- Thử nghiệm trên động vật thực nghiệm đối với một số plantaglucid từ Mã đề như
galactoarabinan, galactan cho thấy các chất này có tác dụng chữa loét ở liều 1,5-3
g/ngày. Ở liều 1 mg/kg, các plantaglucid này làm giảm tỷ lệ loét ở dạ dày chuột gấp 20
lần so với không điều trị; có tác dụng làm tăng tiết dịch vị ở chó; làm giảm tỷ lệ nhiễm
khuẩn và chống co thắt đường ruột ở thỏ; làm giảm phản ứng viêm, phù nề gây bởi
formalin và dextran.
- Một số dạng pectin đã este hoá có phân tử lượng lớn (46-48 kDa) có tác dụng hoạt hoá
đại thực bào ở người (in vitro) làm tăng sinh TNFα (tumornecrosis α ).
1.3.2. Lipid
- Một số axit béo phân lập được từ P. major được hệ thống lại ở bảng dưới đây:
Bảng 2. Acid béo phân lập từ hạt P. major
AXIT BÉO HÀM LƯỢNG (%)
Axit Myristic -
Axit Plamitic -
Axit Stearic -
Axit Oleic 37,4
Axit Linoleic 25,3
Axit Linolenic 0,9
Axit Arachidic -
Axit Behenic -
13
Axit Lignoceric -
Axit 9-Hydroxy-cis- 1,5
1octadecenoic

Bảng 3. Acid béo phân lập từ lá P. major


AXIT BÉO HÀM LƯỢNG (%)
Axit Myristic 1,8
Axit Plamitic 15,9
Axit Stearic 2,1
Axit Arachidic 1,3
Axit Behenic 1,3
1.3.3. Ankaloit:
- Từ P. major đã nhận dạng và phân lập được indicain và plantagonin .

Plantagonin Indicain

1.3.4. Caffeic và dẫn xuất :


- Từ dịch chiết methanol P. major đã phân lập được axit caffeic và một số dẫn xuất của
nó:

14
axit caffeic axit chlorogenic caffein

- Caffein (3,7- Dihydro-1,3,7-trimethyl-1H-purine-2,6-dione) có tác dụng kích thích


hoạt động của thần kinh trung ương chọn lọc trên vỏ não, làm tăng khả năng nhận
thức, tăng khả năng làm việc trí óc, giảm cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

axit acteoside axit plantagoside

- Plantagoside có tác dụng ức chế sinh arachidonic axit trong quá trình phù nề tai
chuột, chống viêm, ức chế 7-lipoxygenaza, 15-lipoxygenaza, cAMP phosphodiesteraza
và tác dụng chống oxy hoá đồng thời có tác dụng kháng sinh vi sinh vật.
- Acteoside có tác dụng diệt gốc tự do gây bệnh, chống oxy hoá và ức chế quá trình
peoxy hoá lipid ; ức chế 15-lipoxygenaza kém hơn so với plantagoside ; ức chế protein
kinaza C ; ức chế andozơ reductaza và sự tạo thành 5-HETE ; tác dụng kháng khuẩn,
giảm đau, điều biến miễn dịch. Tác dụng chống tăng huyết áp, ở liều 10 mg/kg trên
chuột, acteoside có tác dụng giảm áp suất trên cả thời kỳ tâm thu, tâm trương và trên
động mạch chủ.
1.3.5. Flavonoit:

15
- Một số flavonoit đã phân lập từ P. major bao gồm: lutein 7-glucosit, hispidulin 7-
glucuronit, luteolin 7-diglucosit, apigenin 7-glucosit, nepetin 7-glucosit, luteolin 6-
hydroxy 4’-methoxy 7-galactosit, plantaginin, homoplantaginin.

HO

O OH

OH OH
O O

HO OH
OH
homoplantaginin plantaginin

Luteolin 7-O-β-D-glucopyranozit

- Tác dụng sinh học nổi bật của nhóm chất flavonoit là khả năng chống oxy hoá, diệt trừ
gốc tự do hoạt động gây bệnh, ức chế quá trình peoxy hoá lipit, ngoài ra còn nhiều tác
dụng quan trọng khác bao gồm cả tác dụng chống virut, kháng khuẩn, chống ung
thư,...Đặc biệt, một số flavonoit từ P.major như planaginin, homoplantaginin và
luteolin 7-glucosit có tác dụng ức chế HIV- reverse transcriptaza (in vitro).
1.3.6. Iridoit Glysosit
- Một số Iridoit glysosit phân lập được từ P. major được tổng kết lại dưới đây:

16
asperuloside aucubin

gardoside axit geniposidic


- Aucubin có tác dụng chống viêm, chống co thắt, giải độc đối với trường hợp ngộ độc
nấm, tác dụng bảo vệ gan gây bởi α-amanitin và CCl4, ức chế virus viêm gan B.
1.3.7. Terpenoit:
- Một số triterpenoit phân lập được từ lá P. major bao gồm: axit oleanolic, axit ursolic,
18 β- glycyrrhetinic axit và sitosterol. Ursolic axit có tác dụng ức chế cyclooxygenase-
2 và cyclooxygenase-1 là các enzym xúc tác sinh tổng hợp prostaglandin (in vitro).
Axit ursolic và axit oleanolic có tác dụng bảo vệ gan, chống ung thư, hạ mỡ máu.

17
axit oleanolic axit ursolic

18β-glycyrrhentinic β-sitosterol
- Axit Ursolic (axit 3-Hidroxy-12-ursen-28-oic) có tác dụng sinh học: lợi tiểu, chống
ung thư, chống viêm loét và xơ hoá, ức chế hoạt động của virus HIV, ức chế protein
kinase C, kìm hãm HIV-1 protease.
- Axit oleanolic có tác dụng sinh học: chống viêm khớp, chống độc, chống rối loạn gan
và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Gần đây, hoạt tính kháng HIV được phát hiện
do khả năng ngăn cản quá trình sao mã của virus HIV-1 ở tế bào H9.
1.3.8. Vitamin:
Bảng 4. Một số vitamin có trong P. major
VITAMIN NGUỒN HÀM LƯỢNG
β-caroten hạt 6 mg/100g
Vitamin C hạt 19 mg/100g
Vitamin C lá non 25 mg/100g
Dehydroascobic lá non 31 mg/100g
Vitamin K1 lá -

1.3.9. Acid hữu cơ:


- Từ P. major phân lập được một số axit hữu cơ: axit fumaric, axit syringic, axit
vanillic, axit p-hydroxy benzoic, axit ferulic, axit p-coumaric, axit gentisic, axit
salicylic, axit benzoic và axit cinamic.

18
axit fumaric axit syringic axit vanillic

axit ferulic axit p-coumaric axit gentisic axit salicylic

1.3.10. Dược tính của cây


(https://eva.vn/suc-khoe/cay-ma-de-dac-diem-tac-dung-va-cach-trong)
- Về thành phần hóa học thông qua các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của
cây rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene tăng cường
thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết
cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng
thẳng. Vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu. Ngoài ra còn có
các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic,
sorbitol và tanin, canxi.

1.4. Công dụng của cây Mã đề

1.4.1. Theo Đông y


- Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang
dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị
dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự
nhiên.[6]
19
- Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng
quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt
đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu... [5]
- Cây mã đề cho các vị thuốc sau:[8]
+ Xa tiền tử: Semen plantaginis là hạt phơi khô hay sấy khô.
+ Mã đề thảo (xa tiền thảo): Herba plantaginis là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy
khô.
+ Lá mã đề: Folium plantaginis là lá hay tươi hoặc sấy khô
- Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số
bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...
- Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề
có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol,
một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón. Nó
cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ
nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó đã từng được
sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các
vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy.
- Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng
ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó.
1.4.2. Theo Y học hiện đại [2]
- Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất từ dịch cây mã đề có một loạt
các hiệu ứng sinh học, bao gồm "hoạt động chữa lành vết thương, chống viêm,
giảm đau, chống oxy hóa, kháng sinh yếu, suy giảm miễn dịch điều chế và Chống
viêm loét".
- Trong cây mã đề chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, bao
gồm allantoin, aucubin, axit ursolic, flavonoids, và asperuloside.
- Khi ăn lá mã đề, làm tăng bài tiết axit uric từ thận, và có thể hữu ích trong điều trị
bệnh gút.
- Các thử nghiệm cho thấy, chất aucubin trong cây mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác
dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu, có hữu ích trong
20
điều trị bệnh gút và có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh
các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa
sỏi đường tiết niệu.
- Mã đề cũng có tác dụng long đờm và trị ho. Thuốc viên bào chế từ cao mã đề và
terpin đã được áp dụng trên lâm sàng, điều trị hiệu quả các bệnh viêm cấp tính
đường hô hấp trên, làm nhẹ quá trình cương tụ niêm mạc hô hấp, chữa ho và phục
hồi tiếng nói ở bệnh nhân viêm thanh quản cấp. Cao nước mã đề đã được áp dụng
cho hơn 200 bệnh nhân viêm amiđan cấp, kết quả 92% khỏi bệnh, 8% đỡ. Tác
dụng hạ sốt, phục hồi số lượng bạch cầu và làm hết các triệu chứng tại chỗ của mã
đề được đánh giá là tương đương các thuốc kháng khuẩn thường dùng.
- Mã đề cũng được sử dụng trong các dược phẩm trị mụn nhọt và bỏng. Thuốc dạng
dầu chế từ bột mã đề khi đắp lên mụn nhọt có thể làm mụn đỡ nung mủ và viêm
tấy. Còn thuốc mỡ bào chế từ cao đặc mã đề đã được sử dụng để điều trị các ca
bỏng 2-45% diện tích da, đạt kết quả tốt. Bệnh nhân cảm thấy mát, dễ chịu, không
xót, không nhức buốt, dễ thay bông và bóc gạc. Vết bỏng đỡ nhiễm trùng, ít mủ,
giảm mùi hôi thối, lên da non tốt, thịt phát triển đều, không sần sùi. Bệnh nhân
giảm được lượng thuốc kháng sinh dùng toàn thân.
- Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt mã đề có tác dụng
nhuận tràng, trị táo bón mạn tính.
1.4.3. Tác dụng chữa bệnh [2, 14, 23]
- Các loài trong chi Plantago thường được sử dụng làm thuốc. Chúng có tác
dụng làm se, giải độc, kháng trùng, chống viêm nhiễm, cũng như làm dịu chứng
viêm, long đờm, cầm máu và lợi tiểu. Sử dụng ngoài, dạng thuốc đắp từ lá là có ích
đối với các vết cắn của côn trùng, chứng phát ban do sơn độc, các chỗ lở loét nhỏ
cũng như nhọt. Sử dụng trong, nó dùng để điều trị ho và viêm phế quản dưới dạng
chè, thuốc sắc hay xi rô. Hạt của Plantago psyllium là có ích để điều trị táo bón, ruột
kết co cứng, bổ sung chất xơ dinh dưỡng và bệnh túi thừa, hạ thấp cholesterol và
kiểm soát bệnh đái đường.
- Theo y học cổ truyền, Mã đề có vị ngọt, nhạt, tính hàn, không độc, vào 3 kinh can,
thận và tiểu trường, có tác dụng tiêu viêm, phong nhiệt, lợi tiểu, chữa ho, làm long
21
đờm, sáng mắt, thuốc bổ. Mã đề thường được dùng chữa sỏi niệu, nhiễm trùng đường
tiết niệu, viêm thận, cảm lạnh ho, viêm khí quản, viêm ruột, viêm kết mạc cấp, viêm
gan. Lá sắc hoặc nấu cao uống làm thuốc thông tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí
quản, tả lỵ, đau mắt đỏ. Lá tươi sắc uống chữa lỵ cấp và mãn tính; Giã nát đắp mụn
nhọt, làm mụn nhọt nhanh chóng vỡ mủ và mau lành. Hạt Mã đề chữa phù thũng,
thấp tả, mắt đỏ, ho do phế nhiệt. Cả cây nấu cao đặc bôi trị bỏng hoặc lấy cây non,
tươi sắc lấy nước uống chữa cao huyết áp.
- Ngoài Trung Quốc và Việt Nam, Plantago major L. cũng được sử dụng ở nhiều nước
khác trên thế giới trong điều trị nhiều loại bệnh (bảng 1) bao gồm các bệnh về da,
bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, tuần hoàn, bệnh chuyển hoá, chống
ung thư, giảm đau và làm lành vết thương.

Bảng 5. Ứng dụng P. major trong điều trị bệnh


CÁC LOẠI BỆNH PHẦN SỬ DỤNG
Các bệnh ngoài da: áp xe, mụn, chống viêm,
sưng đau do côn trùng đốt, cắn, thâm tím, bỏng,
viêm da, chống nhiễm khuẩn cho vết thương hở, rễ, lá, hạt, toàn cây,
làm mềm những phần da bị chai cứng, nổi ban dịch chiết nước
đỏ, cầm máu vết thương, mẩn ngứa, chống tạo
mủ cho bệnh chốc lở, làm nhanh liền vết thương
hở.
Các bệnh hô hấp: chữa ho, hen suyễn,
viêm phế quản, cảm lạnh, thối tai, tác dụng long lá, rễ, hạt, toàn cây,
đờm, các bệnh phổi, viêm họng. dịch chiết nước
Các bệnh tiêu hoá: tả, táo bón, lỵ, viêm loét dạ lá, rễ, hạt, toàn cây, dịch
Dày, viêm lợi, sâu răng, viêm miệng. chiết nước, dịch chiết cồn
Các bệnh hệ sinh dục- tiết niệu: rối loạn kinh lá, rễ, hạt, toàn cây,
nguyệt, sỏi thận, đau bàng quang, nhiễm khuẩn dịch chiết nước
niệu đạo, viêm âm đạo.
Bệnh liên quan tới hệ tuần hoàn và tim: chống lá, rễ, hạt, toàn cây,

22
tan máu, tăng lọc máu, dùng cho người bị tiểu dịch chiết nước
đường, tác dụng lợi tiểu, phù, trĩ, cao huyết áp.
Bệnh hệ thần kinh: hạ sốt, giảm đau, chữa sốc lá, rễ, hạt, toàn cây,
tâm lý, suy nhược thần kinh, giảm đau răng. dịch chiết nước
Chống ung thư: chống u bướu toàn cây, lá, dịch chiết
nước
Chống ký sinh trùng, giải độc: tẩy giun, chữa toàn cây, lá, dịch chiết
sốt nước
Rết, rắn cắn

1.4.4. Một số bài thuốc dân gian từ cây mã đề: [9]


 Các bài thuốc chữa bệnh thận và đường tiết niệu
- Trị viêm cầu thận cấp tính:
+ Mã đề 16g, ma hoàng 12g, thạch cao làm thuốc 20g, mộc thông 8g, bạch
truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang.
- Trị viêm cầu thận mãn tính:
+ Mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh 12g, hoàng liên 12g,
mộc thông 8g, trư linh 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Sắc uống mỗi
ngày 1 thang.
- Trị viêm bàng quang cấp tính:
+ Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, trư linh 8g, rễ cỏ
tranh 12g, mộc thông 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Sắc uống 1 thang/
ngày.
- Trị viêm bàng quang:
+ Chuẩn bị 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300g cây mã đề khô. Làm sạch dược
liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước. Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để
nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng
400ml thì tắt bếp. Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng
để thấy được hiệu quả của dược liệu.
23
+ Hoặc lấy 12g mã đề, 12g phục linh, 12g hoàng liên, 12g hoàng bá, 12g rễ cỏ
tranh, 8g bán hạ chế, 8g hoạt trạch, 8g trư kinh, 8g mộc thông. Rửa sạch, sơ
chế các thảo dược đã chuẩn bị. Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho
tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia nước thành 2-3 lần uống và
sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có
hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.
- Trị viêm đường tiết niệu cấp:
+ 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g chi tử (dành dành), 20g
kim tiền thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 30g rễ cỏ tranh và 6g cam thảo.
Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày.
- Trị viêm bể thận cấp tính:
+ 50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày sắc 1
thang uống 2 lần trong vòng 5 – 7 ngày.
- Trị sỏi bàng quang:
+ 30 mã đề, 30g ngư tinh thảo (diếp cá), 30g kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1
thang uống 2 lần trong 5 ngày.
- Trị sỏi đường tiết niệu:
+ Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, và kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1
thang hoặc hãm uống giống trà nhiều lần trong ngày.
- Trị chứng bí tiểu tiện:
+ Hạt mã đề 12g sắc uống thành nhiều lần trong ngày, có thể kết hợp thêm lá
mã đề.
- Trị đi tiểu ra máu:
+ Lá mã đề 12g và ích mẫu 12g. Mang giã nát, vắt lấy nước cốt uống.
- Trị chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già:
+ Hạt mã đề giã nát, dùng khăn vải sạch bọc vào, cho vào 2 bát nước sắc còn
một bát, bỏ bã, cho vào nước ấy 3 vốc hột kê nấu thành cháo ăn lúc đói. Ăn
nhiều có tác dụng làm mát người, giúp mắt sáng.
- Lợi tiểu:

24
+ Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, 600ml nước, sắc lấy 200ml chia thành 3 lần
uống trong ngày.
 Chữa các bệnh về gan, mật, phổi:
- Trị ho, tiêu đờm:
+ Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang.
- Trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn:
+ Một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn tầm bàn tay mang thái nhỏ
xào hoặc nấu canh, nêm mắm muối vừa ăn để dùng trong buổi cơm trưa từ 6
– 7 ngày sẽ khỏi. Bên cạnh đó có thể dùng một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn
đắp vào chỗ bị mụn, dán băng dính lại.
- Trị chứng phổi nóng và ho dai dẳng:
+ Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kỹ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi
lần cách 3 giờ.
- Trị viêm phế quản:
+ Dùng 6 – 12g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày (có thể kết hợp với
thân mã đề).
- Trị viêm gan siêu vi trùng:
+ 20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ thái nhỏ sấy
khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml.
 Chữa các bệnh khác:
- Trị chảy máu cam:
+ Rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt
uống. Phần bã có thể dùng để đắp lên trán giúp để giảm nhanh tình trạng
chảy máu cam.
- Trị chốc lở ở trẻ nhỏ:
+ Sử dụng một nắm rau mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ nấu cùng 100g
-150g giò sống nấu canh cho trẻ ăn trong vài ngày.
- Trị chứng sốt xuất huyết:

25
+ 50g mã đề tươi, 30g củ sắn dây, 1000ml nước sắc đến khi còn 500ml uống
thành 2 lần trong ngày lúc đói (uống 3 ngày đầu), từ ngày thứ 4 mỗi ngày
uống 1 lần.
- Chữa trẻ bị sởi dẫn đến tiêu chảy:
+ Hạt mã đề sao qua, sắc uống
- Chữa phù thũng:
+ 30g mã đề tươi, 20g phục linh bì, 15g đại phúc bì, 20g đông qua bì (vỏ bí
xanh). Sắc nước uống trong ngày thay nước.
- Trị cao huyết áp:
+ 30g mã đề tươi, 20g hạ khô thảo, 12g ích mẫu thảo, 12g hạt mồng (sao đen)
sắc nước uống trong ngày.
- Trị rụng tóc:
+ Mã đề rửa sạch phơi khô, mang đốt thành than. Trộn với giấm ngâm
khoảng 1 tuần rồi bôi lên chỗ bị rụng tóc sẽ nhanh chóng nhận thấy hiệu
quả.
- Trị đau mắt đỏ:
+ 15g mã đề tươi, 15g kinh giới, 20g lá dâu, và 10g cúc hoa. Sắc nước uống 3
lần trong ngày, uống liên tục 3-5 ngày.
- Trị chứng ngứa đau bộ phận sinh dục:
+ Một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước để ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi.
- Chữa lỵ:
+ Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống ngày một thang.
 Lưu ý khi sử dụng: [5, 8]
Cách sử dụng mã đề ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả mà dược liệu này mang lại. Dù là
một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe những người dùng vẫn phải lưu ý những vấn đề
sau đây khi áp dụng những bài thuốc từ cây mã đề
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú phải lưu ý khi sử dụng. Cần phải làm theo
đúng chỉ dẫn của người có chuyên môn về liều lượng dùng. Không sử dụng cho
phụ nữ có thai bởi tính hàn trong cây mã đề sẽ không tốt cho thai nhi.
- Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 3 tuổi sử dụng những bài thuốc từ mã đề.
26
- Không được phép tự ý kết hợp mã đề với thuốc Tây hay những dược liệu khác khi
chưa có chỉ định của các chuyên gia.
- Phải tìm hiểu về những món ăn, thực phẩm kiêng kỵ với mã đề trước khi dùng.
- Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình điều trị bằng dược liệu
mã đề, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả mà thảo dược này mang lại.
- Với tính lợi tiểu nên cần tránh sử dụng cho người già thận yếu, những người hay đi
tiểu về đêm. Cùng với đó, trẻ nhỏ nếu sử dụng cũng sẽ có tình trạng đái dầm vào
ban đêm.
- Cần tìm hiểu và sử dụng đúng cây mã đề có tác dụng chữa bệnh để tránh nhầm với
cây mã đề nước dùng làm cảnh.
1.4.5. Tác dụng làm thực phẩm
- Ngoài khả năng làm thuốc chữa bệnh thì cây mã đề còn được sử dụng làm thực
phẩm hàng ngày rất tốt với nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe. Các món canh giúp
trị các bệnh đái ra máu hay đau buốt niệu đạo nhanh chóng. Cháo mã đề có tác
dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu được nhiều người yêu thích.[6]
+ Canh mã đề: Canh mã để nấu từ lá mã đề, gừng, hành, muối ăn có công dụng chữa
bệnh đái ra máu và đau buốt niệu đạo khá hiệu quả.
+ Cháo mã đề: Được nấu từ lá mã đề, gạo tẻ, hành, muối, có công dụng thanh nhiệt,
trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu. Món cháo này khá nổi tiếng và là món ăn được ưa
chuộng ở Trung Quốc.
- Ở Việt Nam: Lá cây Mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác.[8]
+ Lá rau Mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn
chung với các loại rau rừng khác.
+ Lá rau Mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay.
+ Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ
dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ
thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...
- Ở nước ngoài: Nhiều nước ở Châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây
Mã đề non để làm rau.

27
+ Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền
thống.
+ Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad
xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.

Hình 5. Lá cây mã đề dùng nấu canh


- Ngoài ra cây mã đề nấu nước uống rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc.
Tuy nhiên ko nên sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới mất nước
1.4.6. Tác dụng dược lý [9]
Trên thế giới, P. major được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau, các tác
dụng này được quan tâm tìm hiểu bởi nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.
Nhiều nghiên cứu tác dụng sinh học đã được tiến hành nhằm giải nghĩa tác dụng
chữa bệnh này. Dưới đây là kết quả công bố mà chúng tôi thu thập được.
 Tác dụng chống loét.
Nghiên cứu đánh giá khả năng chống loét của P. major thực hiện trên
mô hình gây loét dạ dày chuột bằng cách nhúng nước gây stress, sau đó điều trị
bằng dịch chiết từ P. major. Kết quả cho thấy ở nhóm chuột điều trị bằng cặn chiết
(metanol-nước) với liều lượng 1.2g/kg giảm 40% hiện tượng loét so với nhóm
chuột đối chứng không điều trị. Đối với cặn chiết từ dịch chiết nước, tác dụng này
là 37%, ở cặn từ dịch chiết metanol là 29%.
 Tác dụng chống ung thư

28
Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy P. major có tác
dụng phòng chống ung thư, chống di căn ung thư, phòng ung thư vú, không có tác
dụng trên bệnh bạch cầu cấp. Nghiên cứu trên chuột gây ung thư tử cung bằng
cách lây nhiễm virus herpes, sau 60 tuần 93,3% chuột không điều trị xuất hiện khối
u, trong khi đó chỉ có 18,2% chuột điều trị bằng dịch chiết từ P. major xuất hiện
khối u. Tác dụng ở trên chủ yếu là do sự tăng cường hệ miễn dịch hơn là tác dụng
trực tiếp lên virus, bởi vì dịch chiết từ P. major có tác dụng tốt điều trị nhiễm virut
herpes trên lâm sàng song lại không có tác dụng lên virus herpes trong nghiên cứu
in vitro. Tương tự đối với vi khuẩn gây bệnh, trên lâm sàng dịch chiết từ P. major
có tác dụng tốt điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn song không có tác dụng ức chế
các vi khuẩn gây bệnh trên in vitro.
 Tác dụng điều biến miễn dịch.
Theo nghiên cứu của Basaran và cộng sự, dịch chiết từ lá P. major có tác dụng
điều biến miễn dịch.
 Nghiên cứu chống nhiễm khuẩn (in vitro).
Dịch chiết methanol có tác dụng ức chế Salmonnella typhimurinum, S. aureus
và M. phlei, ức chế nấm F. tricuictum và M. gypseum, C. albicans và S. cerevisiae.
Dịch chiết 50% methanol có tác dụng ức chế S. aureus, B. subtilis, S. dysenteriae và E.
coli. Dịch chiết 70% methanol có tác dụng ức chế S. flexneri, S. aureus, S. sonnei, E.
coli, Esherichia ‘crim’ và M. smegmatis.
Chữa lỵ amip do có tác dụng chống giardia
Tác dụng chống sốt rét: ức chế Plasmodium falciparum, được sử dụng ở
Tanzania chữa sốt rét.
Chống virus: không chống herpes và polio virus, chống bovine corona virus,
bovine herpes virus type I, bovine parainfluenza virus type III, bovine rotavirus, bovine
respiratory syncytial virus, vaccinia virus và vesicular stomatitis virus.
 Chống viêm và giảm đau
Dịch chiết nước từ bột lá P. major có tác dụng chống viêm, các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng tác dụng này có liên quan tới tác dụng ức chế sinh tổng hợp

29
prostaglandin, tác dụng ức chế sinh tổng hợp cyclooxygenase. Các nghiên cứu cũng cho
thấy dịch chiết từ P. major có tác dụng giảm đau, an thần.
 Tác dụng chống oxy hoá và loại gốc tự do gây bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy phần chiết giàu flavonoid từ P. major có tác dụng
chống oxy hoá, ức chế peoxy hoá lipid màng tế bào gan, bảo vệ gan.
 Tác dụng lợi tiểu.
Kết quả nghiên cứu của Casceres và cộng sự, cho thấy nước tiểu ở chuột tăng
108±44% sau 6h, nghiên cứu sử dụng bột lá mã đề với liều lượng 1g/kg trọng lượng.

30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng lựa chọn: vị thuốc mã đề

2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.


- Một số địa điểm khác có liên quan.

2.3. Thời gian nghiên cứu

- Được thực hiện từ ngày 08 tháng 05 năm 2022 đến hết ngày 22 tháng 5 năm 2022.

2.4. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp mô tả hồi cứu: Mô tả về tài liệu, tên bài thuốc, vị thuốc.
+ Tra cứu tài liệu: Dược học cổ truyền, Dược liệu học, Dược điển Việt Nam, Cây
thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, ….
+ Tra cứu các trang web: Y học dân gian, Wikiduoclieu.org, Từ điểm dược liệu và cây
thuốc, duocdienvietnam.com, thuocbietduoc.com.vn, camnangcaytrong.com.vn …
- Phương pháp thống kê, phân tích để tập hợp vị thuốc theo nhóm tài liệu, theo bài
thuốc, theo nhóm tác dụng dược lý.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
+ Tổng hợp được các vấn đề chuyên môn của sinh viên về dược liệu, cụ thể Thương
truật.
+ Đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá nhận thức sinh viên về đối tượng cần nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu. (làm phiếu khảo sát điều tra)
+ Sử dụng phiếu khảo sát đối với các sinh viên ngành dược đã được tìm hiểu và tiếp
xúc với đề tài. Các câu hỏi thể hiện rõ được đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp mô tả cắt ngang.

31
2.4.2. Phương tiện nghiên cứu
- Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin về vị thuốc, bài thuốc.
- Bảng thu thập thông tin về vị thuốc trong các tài liệu.
- Sử dụng điện thoại, máy ảnh để thu thập thông tin về vị thuốc, bài thuốc.
- Sổ ghi chép các bài thuốc.
- Giáo trình, sách, sách online.

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành trên các tài liệu lưu trữ một cách độc lập, trung thực.
- Nghiên cứu được sự thông qua và cho phép bởi khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng
hợp của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mã đề trong y học cổ truyền

Mã đề trong YHCT
- Lá mã đề có vị nhạt, tính mát.
- Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát vào 4 kinh: can, phế,
Tính vị, công năng thận, tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu
thũng, thông tiểu tiện.

Cây mã đề được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền


để điều trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng
Tác dụng
quang, sỏi đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra
máu, viêm gan, viêm mật, viêm loét dạ dày - tá tràng,....
Cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, Vì vậy, thường được
sử dụng để điều trị các bệnh sau:
 Điều trị ho
 Tiêu đờm
Tác dụng dược lý  Chữa chứng tiểu dắt hoặc bí tiểu
 Điều trị viêm cầu thận mãn tính
 Hỗ trợ cai thuốc
 Làm thuốc bổ tốt cho bệnh nhân cao huyết áp

Dạng bào chế Mã đề cắt khúc và phơi khô


Bài thuốc có vị  Kim tiền thương nhĩ thang
thuốc Mã đề  Chỉ huyết thông tiểu bổ thận
 Mã để biển súc thang
 Mã đề biển súc cốt xay
 Tiền thảo mao căn thang

33
 Lục vị địa hoàng thang gia vị
 Đông quỳ kim hoạt thang
 Vi linh thang gia giảm
 Việt tỳ thang gia giảm
 Nhân trần ngũ linh thang gia giảm
Bảng 6. Kết quả nghiên cứu mã đề trong YHCT
 Nhận xét:
Kết quả cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đó

 Một số bài thuốc trong YHCT:


 Bài thuốc Mã đề biển súc cốt xay:
- Thành phần:
+ Cây Mã đề (tươi): 30g
+ Lá và rễ thài lái tía (tươi): 30g
+ Lá và cây cối xay (tươi): 30g
+ Rau má (tươi): 30g
+ Lá Hàn the (tươi): 30g
+ Rễ Cỏ xước (tươi): 30g
+ Rễ Cỏ tranh (tươi): 30g

(Nếu dùng khô liều lượng giảm còn 1/3 = mỗi vị 10g).

- Chủ trị:
+ Đai buốt do có sỏi (Thạch lâm): Vùng bọng đái căng tức, mót đi đái nhưng khi đi
đái nước tiểu không ra được, thậm chí đau buốt ngọc hành, có khi đái ra máu hoặc
ra sạn như cát (đây là do thấp nhiệt tích lại ở bỏng đái gây nên).
- Cách dùng, liều lượng:
+ Tất cả các vị sao qua hạ thổ, để nguội. Cho vào 800ml nước, sắc lấy 200ml nước
thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang.

 Bài thuốc Mã đề biển súc thang:


34
- Thành phần:
+ Cây Mã đề: 30g
+ Biển súc (Rau đắng): 15g
+ Dây bòng bong (Hải kim sa): 30g
- Chủ trị: Sỏi trong hệ niệu đạo.
- Cách dùng, liều lượng:
+ Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 150ml nước thuốc, uống trong ngày. Ngày
uống 1 thang.
- Kiêng kỵ:
+ Không có thấp nhiệt không dùng.
 Bài thuốc điều trị nóng gan mật, người nổi mụn nhọt

Đối với những ai đang gặp tình trạng nóng gan hoặc mật thì có thể sử dụng lá mã đề tươi
kết hợp chung với gan lợn. Sau khi sơ chế có thể đem hai nguyên liệu này xào chung với
nhau hoặc chế biến theo khẩu vị riêng. Sử dụng liên tục trong các bữa cơm khoảng 1 tuần
để thu được kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, với những mụn nhọt trên cơ thể, để giúp giảm sưng và giúp giảm bớt độc tố thì
có thể dùng lá mã đề tươi. Sau đó dập nát và đắp vào vùng da mụn đang sưng lên.

 Sử dụng cây mã đề trị mụn, vết côn trùng cắn

Với bài thuốc trị mụn nhọt, vết côn trùng cắn, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá mã
đề tươi rồi thực hiện theo những bước sau đây:

Rửa thật sạch lá mã đề tươi, giã dập dược liệu.

Vệ sinh vị trí bị mụn nhọt và những vùng xung quanh.

Đắp lá mã đề giã dập lên vết mụn rồi sử dụng một miếng vải nhỏ băng bó lại. Giữ trong
khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng rồi có thể tháo băng.

 Bài thuốc dùng cây mã đề trị nám

Với bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 15gr – 20gr
dược liệu khô và thực hiện theo các bước sau đây:
35
Rửa sạch dược liệu trước khi sắc thuốc rồi để ráo nước.

Đun cùng 400ml nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp.

Bỏ bã và chắt thuốc, sử dụng luôn trong ngày.

 Bài thuốc dùng cây mã đề chữa rắn cắn

Bài thuốc này bắt buộc phải sử dụng ngọn mã đề tươi. Người bị rắn cắn phải nhai kỹ ngọn
mã đề và nuốt lấy phần nước. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách. Để có thể
chữa được rắn cắn, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới những cơ sở ý tế gần nhất
để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.

3.2. Mã đề trong y học hiện đại

Mã đề trong YHHĐ

36
- Trong lá mã đề, có thể tìm thấy nhiều dưỡng chất khác
nhau, chẳng hạn như:
 2-3% Iridoid glycoside (aucubin, catalpol)
 2-6,5% chất nhầy; flavonoid (apigenin, luteolin)
 6,5% tanin
 Acid oleanilic
 Acid thực vật
Thành phần hóa  1% axit silicic
học  Khoáng chất (kẽm, kali, sắt)
 Phenylethanoid (acteoside)
 Axit chlorogenic
 Vitamin (A, C và K).
- Không chỉ lá mà toàn thân của cây cũng hội tụ rất nhiều
hoạt chất Glucozit. Bên cạnh đó, chúng còn có nhiều chất
nhầy, chất đắng cũng như các Vitamin quan trọng cho cơ
thể.
Tác dụng - Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong dược liệu mã đề có
chứa rất nhiều dược tính tốt cho sức khỏe con người:
+ Thân mã đề chứa aucubin – một loại glucozit rất tốt
cho sức khỏe con người, có tác dụng tiêu diệt các tế
bào gây ung thư. Thêm vào đó, thân cây chứa allantoin
và apigenin – dưỡng chất có khả năng kháng viêm hiệu
quả.
+ Lá cây có chứa beta carotene, vitamin K và C, axit
oleanolic và canxi. Với những dưỡng chất đó, sử dụng
bộ phận này của cây giúp ngăn ngừa viêm gan, bảo vệ
bộ phận gan, giúp xương chắc khỏe và đẩy lùi ung thư,
đồng thời đóng góp nhiều vai trò quan trọng khác
trong cơ thể con người.
+ Hạt mã đề có hàm lượng axit plantenolic, choline dồi
37
dào, rất tốt cho thận và hệ bài tiết.
+ Rễ cây mã đề có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Nhiều chuyên gia cho rằng, rễ cây có công dụng chữa
ho và hạ sốt hiệu quả.

Dạng bào chế Viên nén, trà


Dưỡng thận đan, trà râu ngô rau má mã đề đại uy, trà mã đề ngũ
Chế phẩm vị, …

Bảng 7. Kết quả nghiên cứu mã đề trong YHHĐ


 Nhận xét:
- Kết quả nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đó.

38
-

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1. Kết luận
- Vị thuốc Mã đề tính mát vào 4 kinh: can, phế, thận, tiểu tràng, có tác dụng thanh
nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện. Công năng này được thể hiện rõ trong bài
ở các bài thuốc dân gian.
- Các bài thuốc dân gian là sự kết hợp của các vị thuốc trong dân gian, trong đó cho
thấy rõ được vai trò của vị thuốc Mã đề để chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản,
viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra
máu, viêm gan, viêm mật, viêm loét dạ dày - tá tràng,....
- Ngày nay, các hoạt chất và thành phần hóa học của cây Mã đề đã được tìm ra và
kết hợp với nhiều hoạt chất khác để làm nỏi bật rõ công dụng của nó.
4.2. Kiến nghị
-Mã đề là một vị thuốc quý có nhiều công dụng, vì vậy cần được bảo tồn không nên
thu hái một cách tùy ý và phát triển nguồn dược liệu này.
-Mong muốn tìm ra nhiều công dụng hữu ích khác của vị thuốc Mã đề.
-Tương lai có thể nghiên cứu nhiều cách phối hợp vị thuốc Mã đề với các vị thuốc
khác trong dân gian để tạo thành những bài thuốc có thể chữa được các chứng bệnh
khác nhau hiện nay

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/ Ma_de
2. Viện Dược liệu (2003), Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB
khoa học và kỹ thuật
3. Bộ môn Dược liệu tập 1, nhà xuất bản Y học
4. Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
5. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học
6. http://camnangcaytrong.com/cay-ma-de-cd74.html
7. https://tracuuduoclieu.vn/ma-de.html
8. https://eva.vn/suc-khoe/cay-ma-de-dac-diem-tac-dung-va-cach-trong
9. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2
10. Ahamad, M.S., Ahmad, M.U, Osman, S.M., (1980), “A new hydroxyolefinic acid
from Plantago major seed oil”, Phytochemistry, 19, 217-239.
11. Ahamad, M., Rizwani, G.H., Aftab, K., Ahmad, UV., Gilani, A.H., Ahmad, S.P.,
(1995), “Acteoside: a new antihypertensive drug”, Phytotherapy Research, 9, 525-
527.
12. Ahamed, ZF., Rizk, A.M., Hammouda, F.M., (1965), “Phytochemical studies of
egyptian Plantago species (Glucides)”, Journal of Pharmaceutical Sciences, 54,
1060-1062.
13. Anne Berit Samuelsen (2000), “The traditional use, chemical constituents and
biological activities of Plantago major L”, Journal of Ethnopharmacology, 71 (2000),
1-21
14. Bianco, A., Guiso, M., Passacantilli, P., Francesconi, A., (1984), “Iridoid and
phenylpropanoid glycosides from new sources”, Journal of natural Products, 47,
901-902
15. Chatterton, N.J., Harrison, P.A., Thornley, W.R., Bennett, J.H., (1990), “Sucrosyl
oligosaccharides and cool temperature growth in 14 forb species”, Plant Physiology
and Biochemistry, 28, 167-172.
16. 13. Couvoirsier S. and Ducrot R. (1995), “Action of chlorpromarine (RP.4560) on
the ecdema- syndrome induced by dextran in rat”, Arch Int Pharmacodyn Ther. Jun
1, 102(1-2), pp. 33-54.
17. . Davini, E., Lavarone, C., Trogolo, C., Aureli, P., Pasolini, B., (1986), ”The
quantitive isolation and antimicrobial activity of the aglycone of aucubin”,
Phytochemistry, 25, 2424-2422.
18. I. -M. Chang, H. S. Yun, Y. S. Kim, J. W. Ahn MS. (1984), “Aucubin: Potential
Antidote For Alpha-Amanitin Poisoning” , Volume 22, Issue 1 July , 77 - 85.
19. Kawashty, S.A., Gamal-el-din, E., Abdalla, M.F., Saleh, N.A.M., 1994. Flavonoides
of Plantago species in Egypt. Biochemical Systematics and Ecology 22, 729-733.
20. Kandaswami, C., Middleton, E., (1994), “Free radical scavenging and antioxidant
activity of plant flavonoids”, Advanses in Experimental Medicine and Biology, 336,
351-376.
21. Kimura, Y., Okuda, S., Nishibe, S., Arichi, S., (1987), “Effects of caffeoyl
glycosides on arachidonate metobolism in leukocytes”, Planta Medica, 53, 148-153.
22. Kyi, K.K., Mya- Bwin, Sein- Gwan, Chit-Maung, Aye-Than, Mya-Tu, M., Tha, S.J.,
(1971), “Hyoptensive property of Plantago major Linn”, Union of Burma Journal of
Life Sciences, 4, 167-171.
23. Liu, J., (1995), “Pharmacology of oleanolic acid and ursolic acid”, Journal of
Ethnopharmacology, 49, 57-68.
24. Maksyntina, N.P., (1971a), “Baicalein and scutellarein derivaties in the leaves of
Plantago major”, Chemistry of Natural Compounds, 7, 352.,
25. Maksyntina, N.P., (1971b), “Hydroxycinnamic acids of Plantago major and Pl.
lanceolata”, Chemistry of Natural Compounds, 7, 795.
26. McCutcheon, A.R., Ellis, S.M., Hancock, R.E.W., Tower, G.H.N., (1994),
“Antibiotic screening of medicinal plants of the British Colombian native people”,
Journal of Ethnopharmacology, 37, 213-223.
27. Ravn, H., Brimer, L., (1988), “Structure and antibacterial activity of plantamajoside,
a caffeic acid sugar ester from Plantago major subsp major”, Phytochemistry, 27,
3433-3437.
28. Samuelsen, A.B., Paulsen, B.S., Wold, J, K., Knutsen, S.H., Yamada, H., (1998),
“Characterization of a biologically active abrabinogalâctn from the leaves of
Plantago major L”, Carbohydrate Polymers, 35, 145-153.
29. Ringbom, T., Segura, L., Noreen, Y., Perera, P., Bolin, L., (1998), “Ursolic acid
from plantago major, a selective inhibitor of cyclooxygenase-2 catalyzed
prostaglandin biosynthesis”, Journal of Natural Products, 61, 1212-1215.
30. Zennie, T.M., Ogzewalla, C.D., (1977), “Ascorbic acid and vitamin A content of
edible wild plants of Ohio and Kentucky”, Economic Botany, 31, 76-79.
31. Wang C., Lou Y., Chen Z. (2005), “Experimental study of oleanolic acid liquid
acting on climacteric rats”, Zhong Yao Cai, 28, 584-587.

You might also like