You are on page 1of 9

BỤI VÀ PHÒNG CHỐNG BỤI TRONG SẢN XUẤT

I.Khái niệm bụi trong sản xuất

Bụi là những vật chất rất bé ở trạng thái lơ lửng trong không khí trong khoảng thời
gian nhất định. Khắp nơi đều có bụi nhưng trên công trường, trong xí nghiệp, nhà
máy có bụi tập trung nhiều hơn cả và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công
nhân lao động cũng như dân cư quanh khu vực nhà máy

2. Phân loại bụi


Bụi bẩn công nghiệp trong các nhà xưởng có thể phát sinh từ nhiều khâu sản xuất.
Người ta có thể chia bụi bẩn theo các loại như sau:
Theo nguồn gốc:

Phân Điển hình


loại

Bụi kim Mn, Si, gỉ sắt, ..


loại

Bụi cát,
bụi gỗ

Bụi lông, xương bột,...


động vật

Bụi thực bụi bông, bụi gai, ...


vật

Bụi hoá graphit, bột phấn, bột hàn the, bột


chất xàphòng, vôi, ...

Theo kích thước:

Phân loại Kích thước điển hình,


[micromet]

Bụi bay 0,00110

Các hạt mù 0,1 - 10

Các hạt 0,001- 0,1


khói

Bụi lắng >10


Theo tác hại:

Phân loại Điển hình

Bụi gây Pb, Hg, benzen, ...


nhiễm độc

Bụi gây dị
ứng

Bụi gây ung nhựa đường, phóng xạ, các chất


thư brom ...

Bụi gây xơ bụi silic, amiang, ...


phổi

3. Tác hại của bụi

 Tác hại đối với máy móc, nhà xưởng


o Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn.
o Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
o Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy
động cơ điện.
 Tác hại đối với con người:
 Đối với da: bụi bám vào da gây bệnh ngoài da như nhiễm trùng da, kích ứng, dị
ứng da, lở loét.
 Đối với mắt: các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, bệnh mắt
hột, giảm thị lực, nặng nhất là mù. Nếu bụi nhiễm siêu vi trùng mắt hột sẽ gây
bệnh mắt hột. Bụi kim loại có cạnh sắc nhọn khi bám vào mắt làm xây xát hoặc
thủng giác mạc, làm giảm thị lực của mắt. Nếu là bụi vôi khi bắn vào mắt gây bỏng
mắt.
 Đối với tai: bụi bám vào các ống tai gây viêm, nếu vào ống tai nhiều quá làm tắc
ống tai.
 Đối với bộ máy tiêu hoá: làm tổn thương niêm mạc, dạ dày, ruột
 Đối với bộ máy hô hấp: tuỳ theo nguồn gốc của các loại bụi mà gây ra các bệnh
như: viêm mũi, viêm họng, viêm khí quản, viêm phế quản… Bụi có thể gây ra các
bệnh bụi phổi như bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi amiăng và bệnh bụi phổi
bông.
 Đối với toàn thân: nếu bị nhiễm các loại bụi độc như hoá chất, chì, thuỷ ngân,
thạch tín…khi vào cơ thể, bụi được hoà tan vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ
thể.
Các phương pháp để hạn chế bụi trong sản xuất hiệu quả
Trong quá trình sản xuất, việc phát sinh bụi là điều rất khó tránh khỏi. Dưới đây là
những chú ý chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về phương pháp hạn chế bụi trong sản
xuất:

Xây dựng các biện pháp về cơ cấu tổ chức:


Để giảm thiểu bụi bẩn trong quá trình sản xuất, xây dựng, doanh nghiệp có thể
khắc phục bằng cách:

- Bố trí đường vận chuyển riêng biệt cho các xe chở nguyên vật liệu mang nhiều
bụi.

- Tưới ẩm mặt đường vận chuyển, công trình khi trời nắng gió, hanh khô.
- Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực nhà máy, xí nghiệp.
- Thường xuyên lau chùi máy móc, vệ sinh nhà xưởng giúp giảm lượng bụi dự trữ
và hạt bụi bám vào trang thiết bị.
- Che đậy máy móc có hoạt động sản sinh ra nhiều bụi.
- Lắp đặt ống hút bụi thải ra bên ngoài, dùng hệ thống thông gió tự nhiên, nhân tạo
để giảm bớt bụi khi sản xuất.
- Áp dụng công nghệ máy móc hiện đại nhằm hạn chế công nhân tiếp xúc nhiều
với bụi.
Xây dựng các biện pháp y tế:

 Kiểm tra định kỳ lượng bụi trong môi trường sản xuất. Khi đã vượt quá mục
tiêu cho phép phải tìm mọi biện pháp làm giảm lượng bụi.
 Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân làm việc trong môi trường nhiều bụi
bẩn để phát hiện kịp thời bệnh do nhiễm bụi bẩn.
Trang bị đồ bảo hộ để giảm các tác động của bụi bẩn đến sức khỏe người lao
động

Trang bị dụng cụ, phòng hộ cho cá nhân:

 Khi làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, nhất là các loại bụi độc luôn
đảm bảo đủ quần áo bảo hộ chuyên dụng.
 Dùng khẩu trang, mặt nạ hô hấp, kính mắt bảo vệ mắt, mũi, miệng… Những
bộ phận rất dễ bị bụi bẩn tác động.
Biện pháp kỹ thuật:

 Cơ giới hóa quá trình cùng dây chuyền sản xuất, sử dụng các dụng cụ che
chắn giúp hạn chế tối đa bụi bẩn tại các bộ phận chi tiết máy. Cùng với đó
tiến hành lắp đặt hệ thống ống bụi thải bụi ra ngoài.
 Ứng dụng các phương pháp ly tâm, lắng và lọc bụi, khử bụi bằng điện, sử
dụng máy siêu âm
 Áp dụng các biện pháp sản xuất trong không khí ẩm hoặc sản xuất ướt.
Đồng thời có thể thay đổi kỹ thuật thi công.
 Dùng hệ thống gió nhân tạo hoặc tự nhiên; giảm thiểu độ đậm đặc của bụi
trong không khí qua hệ thống hút bụi cục bộ…

You might also like