You are on page 1of 8

CHỦ ĐỀ: GIỚI TRẺ VÀ XU HƯỚNG CHI TIỀN MẤT KIỂM SOÁT

CẬN TẾT

Người thực hiện: Thu Hương – Thu Trang

Biên tập: Phương Chi

Phát thanh viên: Lưu Hoài

***

MC: Các bạn thính giả thân mến, không khí Tết Nguyên đán hiện đã ngập
tràn trên khắp các nẻo đường thủ đô. Cùng với sự háo hức chờ đón năm
mới thì nhu cầu mua sắm của các bạn trẻ đang ngày càng tăng cao trong
những ngày cận Tết. Nhiều người trẻ coi mua sắm là phần thưởng cho bản
thân mình sau một năm học tập làm việc dẫn đến tình trạng “vung tay quá
trán” khi chi tiêu. Vậy, để tìm hiểu xem xu hướng này có thể dẫn đến
những hệ lụy nào, hãy cùng lắng nghe tọa đàm với chủ đề “Giới trẻ và xu
hướng chi tiêu mất kiểm soát cận Tết.”

Đầu tiên, xin được giới thiệu KM1 … Xin chào KM1 ạ.

KM1: (chào)

MC: Khách mời thứ hai xin được giới thiệu bạn …

KM2:

MC: Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho KM2. Trong những ngày cận Tết
này, bạn thường chi tiền vào những việc gì?

KM2
MC: Theo chuyên gia, việc gia tăng những chi tiêu cá nhân như bạn KM2
có phải một biểu hiện cho việc chi tiền quá mức?

KM1

MC: Vâng, có thể thấy nhu cầu chi tiêu đã bắt đầu tăng mạnh trong những
ngày gần Tết. Đặc biệt với giới trẻ, những người có nhu cầu giải trí và làm
đẹp lớn trong dịp Tết thì việc chi tiền nhiều hơn bình thường là điều dễ
hiểu. Trước khi bàn luận sâu hơn vào vấn đề này, xin mời các bạn thính giả
cùng lắng nghe bài phản ánh “Khi người trẻ rỗng túi vì chi tiêu Tết”

Khi người trẻ “rỗng túi” vì chi tiêu Tết

Thời điểm Tết nguyên đán gần kề, tổng kết một năm mới cũng chính là lúc
tăng mạnh các hoạt động giải trí, mua sắm của giới trẻ. Ngay cả khi kinh tế
đang gặp khó khăn, việc họ dành đến một tháng lương để ăn mừng vài
ngày Tết cũng không phải chuyện hiếm.

Vào thời điểm tổng kết năm này, rất nhiều bạn trẻ bị cuốn liên tiếp vào
những bữa tiệc, thú vui giải trí cuối năm. Tiệc công ty cho đến liên hoan
bạn bè, tất niên với gia đình đều là những cuộc hẹn không thể thiếu với đa
số người trẻ. Với tâm thế “xõa” hết mình sau một năm làm việc bận rộn và
mệt mỏi, các bạn trẻ thường không ngần ngại chi trả những số tiền không
nhỏ cho các bữa tiệc này.

Nguyễn Thị Thục Quyên, 21 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội cho biết, có
những bữa ăn tất niên tốn đến cả một tuần lương của cô:

“Những tuần cuối năm thế này mình luôn có kín lịch hẹn ăn uống và đi tiệc
cùng đồng nghiệp, bạn bè và người thân. Hôm qua thì đi ăn với đồng
nghiệp trong team, hôm nay tất niên với bạn đại học, mai lại có hẹn với
nhóm cấp 3. Đa số mình đều chọn ăn ngoài cho tiện và thoải mái nên
nhiều khi có bữa ăn lên đến hơn 1 triệu đồng là chuyện bình thường. Mình
cũng khá đắn đo khi nghĩ đến chi phí nhưng cũng không thể từ chối vì là
tất niên mà.”

Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng dành ra số tiền lớn cho việc làm đẹp và mua
sắm phục vụ Tết. Với nữ giới, cuối năm là thời điểm cần tân trang bản thân
để có một ngoại hình chỉn chu và xinh xắn đón năm mới. Hình ảnh các bạn
trẻ chi mạnh tay để sắm sửa quần áo, giày dẹp diện Tết vô cùng dễ bắt gặp
tại các trung tâm thương mại và cửa hàng quần áo. Ngoài ra, các dịch vụ
làm tóc, spa, làm móng... cũng đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Là một tín đồ làm đẹp, Hoàng Ngọc Linh, 24 tuổi, đang sinh sống tại Hà
Nội đã chi toàn bộ tiền thưởng Tết cho ngoại hình mới:

“Mình vừa làm bộ tóc này để chơi Tết. Bộ này mình làm theo kiểu tẩy,
nhuộm sau đó uốn nhẹ. Vì công đoạn khá cầu kỳ nên tổng bill của mình hết
10,5 triệu đồng. Mình thấy khá xứng đáng vì cả năm mình mới làm tóc một
lần mà. Ngoài ra thì mình cũng có làm nail hết hơn 1 triệu và mua quần áo
khoảng 5 triệu nữa. Như thế là vừa hết tiền thưởng Tết. Mình coi đây là
phần thưởng cho một năm nỗ lực của bản thân.”

Tương tự Ngọc Linh, Phạm Thanh Mai, 22 tuổi, cũng rơi vào hoàn cảnh
“rỗng ví” sau khi mua sắm cho Tết:

“Mình dành một khoản nhỏ tầm 2-3 triệu cho việc cafe, ăn uống và mua
sắm cho cá nhân thôi. Còn lại tiền tiết kiệm cả năm của mình dành để mua
quà biếu bố mẹ, mua bánh kẹo, đào quất và chuẩn bị lì xì. Ôi mỗi thế mà
không còn đồng nào.”
Theo Thanh Mai, nguyên nhân khiến cô chi tiêu quá mức bởi mong muốn
Tết phải thật đủ đầy:

“Mình muốn Tết thì cái gì cũng phải nhiều và thật “xịn sò” nên bánh kẹo
đồ dùng Tết đều toàn mua nhiều và đồ đắt. Mua nhiều qua Tết ăn cũng
không hết luôn, năm nào cũng vậy. Thế nhưng thừa còn hơn thiếu mà. Cây
đào cây quất nhà mình cũng phải mua loại gần chục triệu. Nói chung là
mình thấy hết tiền nhưng ăn Tết xứng đáng.”

Có người trẻ mới bắt đầu đi làm, không biết "của ăn của để" là gì, chỉ đến
khi Tết đến cần chi tiêu thì mới tá hỏa vì không đủ tiền. Cũng có người vừa
trải qua làn sóng sa thải, công việc và cuộc sống bộn bề nhưng dịp Tết vẫn
cần chi tiêu. Tết có niềm vui là gia đình đoàn tụ, được nghỉ ngơi dài ngày
nhưng các khoản chi tiêu lại là thứ phải tính toán kỹ càng. Đừng chi tiêu
phóng túng để rồi trở nên căng thẳng khi “hết Tết là hết tiền”.

(Hết phản ánh)

MC: Chúng ta vừa lắng nghe bài phản ánh “Khi người trẻ “rỗng túi” vì
chi tiêu Tết” do phóng viên của chương trình thực hiện. KM2 thân mến,
sau khi lắng nghe bài phản ánh, bạn nghĩ thế nào về việc giới trẻ dành số
tiền lớn của mình để phục vụ việc mua sắm làm đẹp hay các bữa tiệc tất
niên?

KM2

MC: Theo bạn, việc chi tiêu cho làm đẹp, mua sắm mang lợi ích tinh thần
nào cho giới trẻ?

KM2
MC: Thưa chuyên gia, từ bài phản ánh trên, chuyên gia có thể lí giải
nguyên nhân của việc giới trẻ trở nên chi tiêu mất kiểm soát cận tết không?

KM1:

MC: KM2 thân mến, rõ ràng việc ăn uống, mua sắm làm đẹp gần Tết đều
là các khoản chi khá chính đáng. Vậy bạn nghĩ rằng giới trẻ nên cắt giảm
những khoản chi tiêu cá nhân nào để tiết kiệm tiền hơn?

KM2

MC: Theo bạn thì việc chi tiêu Tết có tầm quan trọng như thế nào đối với
những người trẻ có thu nhập chưa cao nhưng có nhiều khoản cần phải chi?

KM2

MC: Có thể thấy những người trẻ chưa có thu nhập cao chắc chắn phải cân
đo đong đếm các khoản chi tiêu. Vậy theo chuyên gia KM1, việc chi tiêu
quá mức có thể khiến người trẻ đối mặt với những hậu quả nào?

KM1:

MC: Vâng, chắc chắn là khi chi tiêu quá mức cho Tết sẽ tạo áp lực cho
người trẻ khi đối mặt với các khoản chi của cuộc sống hàng ngày sau dịp
Tết. Mặc dù vậy, có nhiều ý kiến cho rằng mỗi năm chỉ có một cái Tết nên
việc chi tiêu “tất tay” cũng là động lực để kiếm tiền trong năm mới. Sau
đây, mời quý vị thính giả cùng hai vị khách mời lắng nghe chùm ý kiến về
quan điểm “Chi càng nhiều tiền giới trẻ càng có động lực kiếm tiền sau
Tết” sau đây:

[VOXPOP]
“Tiêu tiền là động lực để kiếm tiền mà. Mình nghĩ tiêu nhiều tiền
chẳng có gì là sai cả. Bạn chi nhiều tiền thì bạn càng có động lực để
kiếm nhiều tiền hơn. Mình theo chủ nghĩa YOLO nên mình thấy cần
phải sống hết mình cho hiện tại đi đã.”

“Mình không đồng ý với quan điểm này. Khi mà vui thì gọi là động
lực chứ lúc hết sạch tiền chỉ có mỳ tôm ăn qua ngày thì lúc đấy gọi
là áp lực. Sau Tết cũng vẫn còn nhiều thứ phải tiêu tiền nên khi có
nhiều thì nên tiết kiệm. Còn cho cả tương lai nữa cơ mà.”

“Thực ra tiền mình vất vả kiếm thì mình cứ chi tiêu thôi. Tết vui vẻ
phấn khởi sang năm mới có cảm hứng kiếm tiền được. Thế nhưng
cái gì cũng phải có điểm dừng, không nên tiêu đến mức khánh kiệt.”

MC: Vừa rồi có ý kiến cho rằng, chúng ta nên sống hết mình cho hiện tại
nên tiêu tiền là động lực để kiếm nhiều hơn. Bạn KM2 có đồng ý với quan
điểm này không?

KM2:

MC: Vậy còn KM1 nghĩ sao về quan điểm của một bạn cho rằng tiêu tiền
quá mức sẽ tạo ra áp lực chứ không còn là động lực?

KM1

MC: Vậy quay trở lại câu hỏi là liệu có phải chi càng nhiều tiền, giới trẻ
càng có động lực kiếm tiền sau Tết, câu trả lời của anh sẽ là gì?

KM1

MC: Là một người trẻ, thông thường bạn sẽ làm cách nào để chi tiêu hợp
lý trong dịp Tết này?
KM2

MC: Chuyên gia có thể gợi ý cho KM2 và các thính giả đang nghe những
biện pháp để hạn chế việc chi tiêu quá mức dịp Tết không?

KM1

MC: Vâng xin cảm ơn KM1. Rõ ràng không thể phủ nhận việc chi tiêu Tết
là vô cùng cần thiết và có thể tạo động lực, sự hứng khởi cho năm mới. Tuy
nhiên nếu không có những biện pháp kiểm soát các khoản chi, tiền bạc sẽ
trở thành gánh nặng với những người chưa có thu nhập cao như giới trẻ.

Và thay mặt cho Ban biên tập chương trình, xin được cảm ơn hai vị khách
mời đã dành thời gian tham gia tọa đàm ngày hôm nay. Xin được chúc cho
KM1 và KM2 sẽ luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa trong những dự
định tiếp theo của mình.

You might also like