You are on page 1of 7

THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM 2

ST
Họ và tên MSSV Chức vụ
T
1 Đỗ Trần Anh Trúc 21132248 Nhóm trưởng
2 Huỳnh Anh Thư 21132218 Thành viên
3 Lê Thị Quỳnh Như 21132153 Thành viên
4 Nguyễn Phương Thuận 21132211 Thành viên
5 Nguyễn Thị Thu Trang 21132237 Thành viên
6 Châu Thị Huỳnh Như 21132149 Thành viên
7 Trần Mỹ Quyên 21132279 Thành viên
8 Trần Dư Ngọc 21132135 Thành viên
9 Nguyễn Phúc Hưng 21132078 Thành viên

10 Nguyễn Đăng Khoa 21132087 Thành viên

NGƯỜI TRẺ TOÀN CẦU “THẮT LƯNG BUỘC BỤNG”


“Quản lý chi tiêu” - một cụm từ rất phổ biến đối với thế hệ GenZ nói
chung và đối với những bạn sinh viên nói riêng. Tuy rằng cụm từ này rất phổ
biến nhưng mấy ai đã quản lý tốt được túi tiền của mình. Đấy cũng là chủ đề
khiến GenZ phải đau đầu trong cuộc sống bộn bề hiện nay. Cuộc sống càng hiện
đại hơn, vật giá càng leo thang nhưng thu nhập vẫn dậm chân tại chỗ. Bởi lẽ đó,
Tiết kiệm có lẽ đang là quốc sách cho thế hệ trẻ hiện nay.
Khảo sát do PwC thực hiện trên 9.180 người tiêu dùng ở 25 quốc gia và
vùng lãnh thổ vào tháng 12-2022 cho thấy hầu hết giới trẻ hiện nay đang báo
động về tài chính của bản thân và họ đang có ý định thực hiện chính sách “Tiết
kiệm” cho bản thân và dự kiến tất cả các khoản chi tiêu sẽ giảm một cách đáng
kể. Chẳng hạn như những sản phẩm họ sử dụng hàng ngày có thể sẽ chuyển
sang một thương hiệu khác với giá cả rẻ hơn, những sản phẩm sử dụng thường
xuyên có thể họ sẽ cắt giảm đi.
NHẬT - HÀNG NGÀN MẶT HÀNG ĐANG TĂNG GIÁ
Ở nước Nhật người tiêu dùng bị tổn thương khi giá cả tăng cao, người trẻ
là những người tiêu dùng quan tâm đến giá cả nhất. Đầu tháng 2 theo báo cáo
của văn phòng Nội các Nhật Bản, việc kích thích tiêu dùng vẫn không thực hiện
được dù thu nhập con số lên đến 64 ngàn tỷ yên (498 tỉ USD) được tích lũy từ
việc tiết kiệm.
Một minh chứng cho thấy rằng giá cả tăng lên làm ảnh hưởng trực tiếp
đến người tiêu dùng. Một nhân viên văn phòng tên là Jumpei Shintani 29 tuổi
thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Anh ta sốc và nói cho bạn anh rằng “sốc khi thấy
giá món gà rán tăng”, bởi vì trước đây anh ta toàn mua thức ăn nhanh và mua đồ
chế biến sẵn không bao nấu ăn hết.
Trong 12.054 mặt hàng thì gà rán được dự báo sẽ tăng giá. Theo nguyên
cứu thì kết quả cho thấy chi phí nguyên vật liệu và chi phí hậu cần cao dẫn đến
sự tăng giá này. Trong các tháng 2, 3, 4 cho đến mùa hè thì giá của các mặt
hàng đông lạnh, hải sản, bánh kẹo và những mặt hàng khác dự kiến sẽ tăng giá
từ 2000-3000
HÀN - THỬ THÁCH “KHÔNG TIÊU TIỀN”
Thử thách “Không tiêu tiền”
Lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến phương án chi tiêu của
một bộ phận giới trẻ Hàn Quốc.
Giai đoạn cuối mùa hạ năm vừa qua, thử thách “không tiêu pha” đã nở rộ
trên khắp các nền tảng mạng xã hội xứ Hàn và vẫn chưa hề có dấu hiệu dừng lại
ở thời điểm hiện tại. Theo đó, giới trẻ nước này sẽ hạn chế chi tiêu thường nhật
một cách tối đa nhất có thể.
Không ít hệ quả tích cực đã được tạo ra, tiêu biểu là hơn 15.000 bài đăng
được gắn các hashtag như “Không tiêu xài”, “Ngày không tiêu pha”... trên
mạng xã hội Instagram nhằm chia sẻ hành trình riêng cũng như các phương
pháp tiết kiệm độc đáo của giới trẻ nước này. Bên cạnh đó, các cuộc khảo sát
của kênh truyền hình MBS đã chỉ ra được rằng một bộ phận thậm chí còn lách
luật thông qua việc buôn bán đồ cũ nhằm bù đắp lại phần thu nhập đã chi ra.
Một trong những hiện tượng đã xuất hiện theo trào lưu này chính là việc
doanh số sổ tay chi tiêu gia đình tại nước này trong tháng 1 đã tăng 79% so với
cùng kỳ năm ngoái. Các hình thức phiếu mua hàng giảm giá cũng được sử dụng
rộng rãi hơn, chỉ riêng các loại phiếu dành cho dịch vụ ăn uống, nhà hàng đã
tăng vọt 435% về mặt doanh số so với cùng kỳ năm trước; các coupon trên các
sàn thương mại điện tử lẫn các chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng vô cùng được ưa
chuộng. Trong đó, các mặt hàng hot nhất được người Hàn săn lùng chính là đồ
gia dụng giá rẻ. Riêng doanh số về các kệ hàng gia dụng này đã tăng 250% so
với cùng kỳ năm ngoái. Những con số trên đây đã càng phản ánh rõ hơn cách
người Hàn Quốc thắt lưng buộc bụng, cắt giảm “tiêu pha” của mình.
Trong bối cảnh hậu COVID kết hợp với tình trạng lạm phát của Mỹ đã hạ
nhiệt nhưng vẫn còn ở mức cao, người trẻ xứ Cờ Hoa đã phải tính toán lại các
khoản chi tiêu dành cho du lịch, khi các khoản phí này đang trở nên ngày một
xa xỉ.
NGƯỜI TRẺ VIỆT “ĂN QUA APP”
Theo báo cáo của Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa của dịch vụ
giao đồ ăn năm 2022 vừa qua lên đến 1,1 tỷ USD. Qua đó, thấy được Việt Nam
đang được hiện đại hóa, minh chứng cho việc đó rằng giới trẻ hiện nay không
cần bước ra đường vẫn no bụng bằng dịch vụ giao đồ ăn nhanh. Trong mỗi
chiếc điện thoại của giới trẻ hiện nay có ít nhất một app giao hàng, cho thấy
rằng sự thuận tiện và lợi ích đáng kể mà dịch vụ giao đồ ăn mang đến cho cuộc
sống hiện nay. “Ăn qua app” cụm từ nghe rất vui tai và mới lạ nhưng người trẻ
Việt hiện nay ai cũng đã từng chi ra để thừa hưởng được “món ăn” đó, vậy “ăn
qua app” là gì?

XU HƯỚNG TIẾP TỤC GIA TĂNG


Giám đốc phát triển đối tác GoFood cho biết thói quen của người dân về
tiêu dùng đã thay đổi từ 2020 lúc đại dịch Covid 19 xuất hiện, sự tiêu dùng của
người dân giờ đây tập trung vào các ứng dụng trực tuyến trong đó có ứng dụng
đặt đồ ăn.
Thị trường dịch vụ ăn uống thực tế tăng trưởng đáng kể trong đại dịch khi
ta gặp khó khăn về ăn uống do bị hạn chế khi di chuyển.
Hiện nay cuộc sống đã trở lại ổn định khi và những hạn chế được gỡ bỏ
nhưng năm 2022 dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến vẫn đang phát triển và nó còn trở
thành ngành công nghiệp quan trọng.
Chỉ 6 tháng đầu 2022 tăng 11% so với năm 2021 về số lượng người dân
đặt món ăn trên gofood.
Dịch vụ giao đồ ăn trong những năm gần đây có sự tăng trưởng đáng
ngạc nhiên đặc biệt là năm 2022 .Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có
lượng đơn đặt đồ ăn cao nhất và người dùng thường có xu hướng đặt đồ ăn cùng
vào buổi trưa.
Người dùng ở các tỉnh cũng đã bắt đầu quen với việc sử dụng ứng dụng
để gọi thức ăn trực tuyến, ví dụ như ở Quảng Nam thì số người sử dụng shopee
food đã tăng gấp đôi năm 2022.
Theo đại diện từ shopee food thì độ tuổi từ 18 đến 22 có số lượng sử
dụng nhiều nhất ở nền tảng này và có số lượng đơn tăng đáng kể trong năm
2022, trà sữa chính là món được yêu thích nhất.
Trong khi ở Hà Nội người tiêu dùng thích các món ăn thanh nhẹ như chè
sữa chua, thì tại thành phố Hồ Chí Minh họ lại thiên về những món giải khát
như là nước ép, sinh tố, rau má.
Quy mô thị trường dịch vụ món ăn trực tuyến ở nước ta sẽ chạm móc 2,7
tỷ USD dự kiến vào năm 2025 (Theo Statista).

LỠ HẸN VỚI CƠM NHÀ


“Đặt đồ ăn ngoài là phương án nhanh nhất đối với người bận rộn”.
Sinh viên dành nhiều thời gian cho việc học và đi làm đều không có nhiều thời
gian rảnh cũng như dành thời gian để nấu bữa ăn là một điều khó. Giống như
Trang Linh cô sinh viên năm 1 trường Đại học Luật TP.HCM, cô chỉ nấu bữa ăn
ở nhà vào 2 buổi tối cuối tuần còn lại đều ăn bên ngoài.
Từ lúc học bán trú cô đã bắt đầu với việc đặt đồ ăn ngoài vì các suất ăn ở
trường không đa dạng khi đặt đồ ăn cô sẽ không cần di chuyển nhiều, nhanh
gọn, đa dạng món ăn với các mức giá hợp lý nhờ các chương trình khuyến mãi.
Bên cạnh các tiện ích của việc đặt đồ ăn ngoài cũng phát sinh một số vấn đề đó
là có thể sẽ tốn kém hay món ăn không như mong đợi từ khẩu vị đến trưng bày
hay vấn đề về vệ sinh.
Nhiều người thường cho rằng việc nấu ăn sẽ rất tốn kém thời gian sau
một ngày học tập và làm việc, đặc biệt là đối với người sống một mình. Họ chán
phải “vật lộn” với căn bếp và nhận thấy việc ăn bên ngoài, kể cả việc đặt đồ ăn
và ăn ở hàng quán dễ dàng hơn với người sống một mình như họ. Một nhà sáng
lập cộng đồng Dear Our Community dành cho giới trẻ - Ngọc Tuyền đã từng
chia sẻ vì là người sống một mình nên tần suất nấu ăn ở nhà rất ít, cô dành phần
lớn thời gian cho việc ăn uống của mình ở các hàng quán hoặc đặt đồ ăn qua
app nhiều hơn. Tuyền đặt ra cho mình hạn mức chi tiêu cho việc ăn uống là 100
ngàn đồng một ngày, còn đối với các buổi hội ngộ bạn bè, cô sẵn sàng chi trả
mức giá cao hơn, Tuyền cho rằng 300 - 500 ngàn đồng là có thể chấp nhận
được. Chính vì thế khoảng ăn uống của cô chiếm ⅓ tổng tiền chi tiêu của
Tuyền. Vì không phải là người thích “phiêu lưu”, Tuyền chỉ chọn dùng bữa ở
các quán quen và cũng chỉ sử dụng một app để gọi những món cũ.
Hiện nay có rất nhiều hàng quán xuất hiện thế nhưng để tìm được địa
điểm đảm bảo vệ sinh thực phẩm thật sự rất khó. Mặc dù nhận thức được điều
này nhưng Tuyền vẫn bị ngộ độc thực phẩm vì thức ăn bên ngoài. Chúng ta có
thể dễ dàng cảm nhận được ưu điểm của việc ăn ngoài, đặc biệt là trong bối
cảnh ngày nay, mỗi người đều có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ và lối sống
công nghiệp của người dân không có nhiều thời gian chuẩn bị, nấu nướng thì
việc ăn ngoài lại là cách tối ưu nhất. Thế nhưng, hạn chế lớn nhất của vấn đề
này chính là vệ sinh an toàn thực phẩm vì sẽ khó có bữa ăn nào vừa rẻ, ngon lại
bổ. Tuyền tin rằng khi dùng bữa cùng gia đình sẽ giúp mọi người hiểu nhau
hơn, mối quan hệ sẽ thêm phần gắn kết từ đó giúp bữa ăn ngon và quen thuộc
hơn.
Anh Hoàng Nam - một nhân viên tại quận 3 (TP.HCM) cho biết mặc dù
sống cùng gia đình nhưng anh cũng rất khi dành thời gian ăn uống của mình
cùng với gia đình. Vì là người thường xuyên có những buổi gặp mặt đối tác
cũng như bạn bè, chính vì thế Nam dùng bữa bên ngoài nhiều hơn. Mặc dù có
đầy đủ điều kiện để nấu ăn thế nhưng anh vẫn chọn ăn ngoài vì thời gian làm
việc không cố định. “Mình sẽ ăn ở quán hoặc đặt tạm đồ ăn về, vì mình muốn
ăn xong và nghỉ ngơi sớm. Đó là điều quan trọng nhất. Hơn nữa, khi mình về,
người trong gia đình hầu như đều đã đi ngủ, nên ngồi ăn một mình hoài cũng rất
buồn” - anh Nam chia sẻ.
Khác với Tuyền, Nam là người thích trải nghiệm, chính vì thế anh đã sử
dụng qua nhiều app đặt hàng, nhờ vậy Nam cũng biết nhiều chương trình
khuyến mãi giúp cho bữa ăn của mình tiết kiệm hơn. Đối với Nam, việc đặt
món ăn qua ứng dụng rất hữu ích. Việc này không chỉ giúp cho người bận rộn
như anh tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn mang đến sự lựa chọn đa dạng cho
anh, Nam thậm chí có thể đặt cháo hoặc món tiềm cách nhà mình 11km trong
những lúc sức khỏe kém.
Đại diện cho thế hệ 8x, 9x, với khối lượng công việc dày đặc, cả Nam và
Tuyền đều xem việc ăn ngoài dần trở thành thói quen của mình và luôn giữ mức
chi tiêu ổn định, không vượt ngoài khả năng cho phép của bản thân. Nhưng có
lẽ điều tiếc nuối nhất của Nam, của Tuyền nói riêng và những người của công
việc nói chung chắc chắn là bỏ lỡ những bữa ăn cùng gia đình.
Vấn đề ăn cơm nhà mang lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình,
tạo sự gắn kết cho gia đình. Hơn thế nữa, thức ăn nhà đảm bảo chất lượng vệ
sinh sạch sẽ hơn so với thức ăn bên ngoài.
Khi Gojeck công khai danh mục đồ ăn được đặt qua Gofood thì các món
truyền thống như cơm, món sợi lại chiếm nhiều nhất. Khi đó cơm gà được ưa
chuộng nhiều nhất ở 2 nơi sầm uất nhất Việt Nam đó là TP.HCM và Hà Nội.
Hai nơi đây cũng có sự khác nhau đó là ở TP.HCM thì món đặt nhiều là món
Hàn còn ở Hà Nội là bánh mì truyền thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tuổi trẻ (07/03/2023). Người trẻ Việt “ăn qua app”. Truy cập tại:
https://tuoitre.vn/nguoi-tre-viet-an-qua-app-20230307204708948.htm

You might also like