You are on page 1of 30

THỰC HÀNH HÓA LÝ

Phần 1: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN


PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Các nguyên tắc làm việc trong phòng thí nghiệm
a. Không ăn uống trong phòng thí nghiệm
b. Không sử dụng những máy móc, dụng cụ mà chưa biết cách sử dụng. Phải hiểu rõ
tính chất các hóa chất để tránh tai nạn đáng tiếc.
c. Tất cả các chai lọ đựng hóa chất phải có ghi nhãn. Khi dùng hóa chất phải đọc kỹ
nhãn hiệu, dùng xong phải để lại chỗ cũ.
d. Khi làm việc với chất dễ cháy: không dùng ngọn lửa; không làm việc bên cạnh ngọn
lửa; không để chất dễ cháy bên cạnh nguồn sinh nhiệt.
e. Khi làm việc với chất dễ nổ như nitrat, clorat, permanganat, bicromat, peroxid… thì
phải cẩn thận và đúng quy cách.
f. Khi làm việc với các acid và base mạnh: không để đổ ra ngoài; đổ acid hay base vào
nước khi pha loãng chúng (không được làm ngược lại); sang chai phải dùng phễu;
không hút acid hay base khi trong chai còn quá ít; khi đun sôi phải cho đá bọt hoặc
bi thủy tinh.
g. Khi tham gia chữa cháy: nếu cháy do các chất hữu cơ không tan trong nước thì
không được dùng nước; nếu cháy do điện thì trước tiên phải cắt cầu dao điện. Khi
bị vỡ đường ống dẫn nước trong PTN thì trước tiên phải khóa van của đường ống
dẫn nước chính.
h. Phải biết chỗ để bình cứu hỏa CO2, cát, tủ cứu thương và biết cách sử dụng chúng.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ
NGHIỆM
2. An toàn khi làm việc với các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm
2.1. Các hóa chất độc hại
• Khi làm việc với các chất độc như KCN, NaCN, HCN, dimethyl sulfate
(CH3O)2SO2, phosgene COCl2, thionyl clorur SOCl2, amin, clor, brom, các
acid chứa clor… hay khi tiến hành phản ứng có tách khí độc cần phải làm
trong tủ hút, phải đeo mặt nạ phòng độc, găng tay, đeo kính bảo hiểm.
2.2. Các chất dễ cháy, dễ bắt lửa
• Không được đun trên ngọn lửa đèn cồn, trên lưới hoặc gần ngọn lửa các
chất dễ cháy sau đây: eter, eter dầu hỏa, xăng, các hydrocarbon như n-
hexan, benzen, toluen…, disulfur carbon, aceton và các chất dễ cháy
khác. Khi làm thí nghiệm với các chất dễ cháy, dễ bay hơi cần phải tắt hết
lửa hoặc các nguồn nhiệt có thể phát sinh lửa. Các chất này cần phải bảo
quản nghiêm ngặt.
• Trước khi cất lại dung môi như eter etylic, tetrahydrofuran, dioxan phải
loại bỏ hết peroxid, phải cất cách thủy các chất này.
• Khi kết tinh lại có sử dụng các dung môi dễ cháy cần phải có sinh hàn
ngược. Không được đổ dung môi dễ cháy vào máng nước hoặc cống
rãnh.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ
NGHIỆM
2.3. Các chất dễ nổ
• Khi làm việc với các chất dễ nổ như Na, K, kiềm đặc, acid đặc, các chất nổ
hữu cơ, cất ở áp suất thấp, tiến hành thí nghiệm ở áp suất cao… cần phải
đeo kính bảo hộ và phải sử dụng các dụng cụ thủy tinh hữu cơ chuyên dụng.
• Chỉ làm việc với Na, K khi đã đeo kính bảo vệ mắt.
• Không được để chúng tiếp xúc với nước sẽ gây ra cháy, nổ. Chúng phải
được bảo quản trong bình có nút bấc, không đậy chúng bằng nút nhám.
• Không được dùng tay để lấy Na, K mà phải dùng kẹp gắp. Khi làm việc với
chúng phải cách xa người và nước.
• Không được dùng Na, K để sấy khô các alkyl halogenur béo.
• Không được tiến hành các thí nghiệm có Na, K trên bếp cách thủy đang sôi.
• Sau khi làm thí nghiệm, các mẫu Na, K dư không được vứt bừa bãi hay đổ
vào máng nước mà phải hủy chúng bằng một lượng dư etanol trước khi rửa
dụng cụ bằng nước.
• Khi làm việc với acid sulfuric đặc, oleum… phải rót cẩn thận qua phễu và làm
việc trong tủ hút.
• Khi cần pha loãng acid sulfuric đặc cần phải dùng các bình chịu nhiệt, vừa
rót từng phần nhỏ acid, vừa rót vừa khuấy.
• Khi cất chân không phải có sự giám sát của giáo viên hướng dẫn.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ
NGHIỆM
3. Một số sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm và cách xử lý
3.1. Bỏng 3.3. Chấn thương
• Khi bị bỏng do acid đặc như H2SO4, • Chảy máu do thủy tinh gây ra phải
HCl…, brom, phenol phải rửa nước gắp lấy hết mảnh thủy tinh ra, rửa
nhiều lần cho sạch, sau đó bằng dd sạch máu, cầm máu bằng dd FeCl3
NaHCO3 2%, rửa lại bằng nước rồi bôi 0.5%, bôi thuốc sát trùng rồi băng bó
thuốc sát trùng như cồn, thuốc đỏ, vết thương bằng bông băng.
vaselin. 3.4. Khi quần áo bị cháy
• Khi bị bỏng do xút, natri kim loại cần • Không chạy mà phải dội nước vào
phải rửa nhiều lần bằng nước, sau đó chỗ cháy hoặc nằm lăn ra sàn nhà,
bằng acid acetic 1%, rồi bằng nước và áp chỗ cháy vào sàn nhà hoặc phủ
bôi thuốc sát trùng. chăn vào chỗ cháy. Nếu cháy áo
• Khi bị bỏng do lửa hoặc điện, cần bôi choàng cần phải cởi ngay áo choàng.
thuốc mỡ vaselin hoặc dd acid picric • Nếu cháy chất lỏng cần phải tắt hết
1%. bếp điện, đèn ga, dùng cát hay bình
3.2. Ngộ độc CO2 mà dập tắt. Nếu có cháy lớn thì
• Khi bị ngộ độc do clo hoặc brom thì cho gọi điện cho ban phòng cháy chữa
ngửi ammoniac loãng hay dd acid loãng, cháy ngay. Trong mọi trường hợp
hô hấp nhân tạo, đưa ra chỗ thoáng; nếu bị nặng, cần phải đưa nạn nhân
nếu nặng phải đưa đi cấp cứu ngay. đi bệnh viện cấp cứu ngay.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ
NGHIỆM
4. An toàn dụng cụ, thiết bị khi làm việc trong phòng thí nghiệm
a. Không được dùng các dụng cụ thủy tinh không được rửa sạch. Các dụng cụ
thủy tinh cần phải để riêng hoặc rửa ngay sau khi dùng.
b. Khi hút hóa chất bằng pipet phải sử dụng bóp cao su.
c. Khi theo dõi dd đang sôi hoặc tinh thể đang chảy không được để mặt gần.
Khi đổ một chất lỏng vào cốc phải để xa mặt. Phải dùng kính bảo hộ lao
động.
d. Làm gì nguy hiểm phải chú ý cả người đứng bên cạnh. Đun một chất lỏng
trong ống nghiệm phải để miệng ống quay về phía không có người. Lúc đun
không được giữ ống nghiệm đứng yên mà phải lắc đều, đun toàn bộ bề mặt
ống nghiệm ở phần chứa chất lỏng.
e. Khi làm việc với dụng cụ thủy tinh:
• Tránh đổ vỡ.
• Dụng cụ loại nào dùng cho việc đó, chỉ được đun với dụng cụ thủy tinh chịu
nhiệt, và dùng cho chân không những dụng cụ đặc biệt dùng trong chân
không.
f. Khi làm việc với dụng cụ điện:
• Tay phải thật khô, chỗ làm việc cũng phải khô.
• Cẩn thận khi dùng điện có điện thế 220 Vol.
Phần 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Dụng cụ thủy tinh


1.1. Dụng cụ chứa: becher (cốc), erlen (bình tam giác hay bình nón), bình
Bunsen (bình hút), bình cầu, bình Wurtz, ống nghiệm.
1.2. Dụng cụ đo
Phân biệt TC và TD:
• TC (to contain): là loại dụng cụ mà thể tích dd chứa trong nó (kể từ vạch
định mức) đúng bằng thể tích được ghi trên dụng cụ. Loại dụng cụ này
thường dùng để pha chế dung dịch. Td: bình định mức
• TD (to deliver): là loại dụng cụ mà thể tích dd chứa trong nó (kể từ vạch
định mức) ứng với phần dd chảy ra, không kể giọt cuối còn đọng ở đầu
dưới dụng cụ. Loại dụng cụ này thường dùng để đong dd rồi chuyển
sang một loại dụng cụ khác. Td: buret
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Cách đọc kết quả trên dụng cụ đo:


o Trước khi đo phải rửa thật sạch dụng cụ và nhiệt độ khi đo phải
tương ứng với nhiệt độ ghi trên dụng cụ.
 Nếu mặt khum lõm, đọc theo mặt phẳng dưới đáy của mặt
khum.
 Nếu mặt khum lồi, đọc theo mặt phẳng phía trên của mặt khum.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.2.1. Pipet: Dùng để lấy một thể tích dung dịch xác định, có 3 loại: pipet bầu
(volumetric pipet), pipet thẳng, micropipet
• Nguyên tắc làm việc pipet:
BàiMỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.2.2. Buret: dùng để chuẩn độ, hoặc để đo những thể tích chính xác.

• Cách làm việc với buret:


MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.2.3. Ống đong

1.2.4. Bình định mức


Nguyên tắc làm việc với bình định mức:
• Tránh tiếp xúc tay vào bầu bình, chỉ cầm ở
phần trên cổ bình vì nhiệt từ tay sẽ truyền vào
thành bình làm cho dd trong bình nóng lên và
chỉ số đọc không còn chính xác nữa.
• Trước khi làm đầy bình ta đặt bình lên trên mặt
phẳng và được chiếu sáng rõ.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.3. Dụng cụ để lọc, tách, chiết


1.3.1. Phễu lọc
• Phễu lọc Buchner: dùng lọc chân không

• Phễu đuôi cụt: dùng lọc chất • Phễu đuôi dài: dùng khi rót
rắn khi thao tác kết tinh lại chất lỏng

1.3.2. Phễu chiết


MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.4. Dụng cụ làm lạnh – Ống sinh hàn

1.5. Dụng cụ kết nối

1.6. Bình hút ẩm


MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

2. Các dụng cụ thông thường khác


• Chén nung
• Kẹp
• Cối, chày
• Giá đỡ buret, pipet
• Quả bóp cao su
• Giá để phễu chiết
• Muỗng, đũa khuấy
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

3. Các thiết bị cơ bản và phương pháp sử dụng


thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
3.1. Cân
• Cân thô: là loại cân có giới hạn trọng tải cho
phép từ 0,5 đến 100 kg, độ chính xác 2%.
• Cân kỹ thuật: là loại cân cho phép cân chính
xác 0,01 g, đôi khi đến 0,001 g.
Có nhiều loại cân kỹ thuật: cân hai đòn, cân một
đòn, cân điện tử, cân kỹ thuật hóa học. Cân kỹ
thuật hóa học chính xác hơn và có trọng tải từ
200 g đến 1kg.
• Cân phân tích: Trước đây, cân phân tích thường
có hai loại: cân dao động tuần hoàn và cân dao
động không tuần hoàn.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cân điện tử
ra đời có thể cân chính xác từ 0,1 - 0,0001 mg.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

3.2. Lò nung


Phân loại
• Loại lò nung có thể đạt 800oC – 1000oC
• Loại lò nung có thể đạt 1100oC – 1200oC
• Loại lò nung có thể đạt 1350oC – 1400oC

3.3. Tủ sấy


MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

4. Một số kỹ năng cơ bản trong phòng thí nghiệm


4.1. Phương pháp làm sạch dụng cụ thủy tinh
Một số phương pháp rửa dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
• Sử dụng tính chất hòa tan của chất bẩn trong nước (nóng hay lạnh),
trong dd kiềm, trong các muối hoặc acid.
• Sử dụng tính chất của các chất oxi hóa có khả năng oxi hóa các chất
bẩn vô cơ, hữu cơ để phá hủy chúng và tạo thành hợp chất dễ tan.
• Có thể dùng những chất có tính chất hoạt động bề mặt để rửa.
• Nếu kết tủa làm bẩn dụng cụ thì có thể làm sạch bằng phương pháp
cơ học.

4.1.1. Phương pháp cơ học rửa dụng cụ


Dụng cụ rửa là chổi lông. Nếu chất bẩn không phải là chất béo, chất
không tan trong nước thì dùng nước nóng hoặc nước lạnh.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

4.1.2. Các phương pháp hóa học để rửa dụng cụ
a. Hỗn hợp sunfocromic
• Các muối cromat trong môi trường acid là những chất oxi hóa mạnh
nên dd muối này được dùng để rửa sạch nhiều chất.
• Cách pha chế dd này như sau: Hòa tan 6g kali dicromat K2Cr2O7
hoặc natri dicromat Na2Cr2O7 trong 100mL nước (nếu không tan thì
đun nhẹ trong cốc đốt hoặc chén sứ). Sau đó rót cẩn thận 100mL dd
acid sunfuric đặc (d = 1,84) vào. Hỗn hợp để dùng dần, chỉ khi nào
có sự chuyển màu của dd từ cam sang xanh đen mới bỏ đi.
Cần lưu ý:
 Hỗn hợp sẽ tác dụng mạnh hơn khi đun nóng nhẹ 45oC – 50oC.
 Hỗn hợp làm bỏng da và rách quần áo, vì vậy khi dùng phải cẩn
thận. Nếu bị hỗn hợp bắn vào người, cần rửa ngay bằng nước
nhiều lần, sau đó rửa bằng dd Na2CO3 5% hoặc dd NH3 loãng.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
b. Dung dịch KMnO4
• Dd KMnO4 5% có tính oxi hóa mạnh, nhất là khi đun nóng với acid sunfuric.
Thông thường cứ 100 mL dd thuốc tím thêm khoảng 3-5mL dd acid sunfuric
đặc. Sau khi rửa bằng thuốc tím, nếu thành bình xuất hiện những vệt nâu thì
tráng bằng dd natri hidrosunfit 5%, dd sắt (II) hidrosunfit 0,5N hoặc acid
oxalic.
c. Dung dịch K2Cr2O7 trong HNO3
• Ở nhiệt độ phòng, dd này bền và có tính tẩy rửa hơn hỗn hợp sunfocromic.
• Cách pha chế dd: Hòa tan 200g K2Cr2O7 trong 1 lít HNO3.
d. Dung dịch acid sunfuric hoặc kiềm đặc
• Khi dụng cụ thủy tinh bị bẩn do các chất nhựa không tan trong nước và ở
phòng thí nghiệm không có hỗn hợp sunfocromic, có thể rửa bằng dd acid
sunfuric đặc hoặc dd kiềm đặc 40% (như NaOH, KOH).
e. Các dung môi hữu cơ
• Khi dụng cụ thủy tinh bị bẩn do các chất hữu cơ không tan trong nước thì
phải rửa bằng dung môi hữu cơ. Những dung môi thường dùng là: aceton,
etanol, carbon tetraclorua…
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
4.2. Đun nóng
Các thiết bị thường dùng: đèn cồn, đèn dầu, hơi nước nóng, bếp
điện, bếp cách cát, máy điều nhiệt…
Khi muốn giữ nhiệt độ phản ứng không đổi, thường phải dùng các
bếp cách chất lỏng như:
• Ở nhiệt độ thấp hơn 100oC thì dùng bếp cách thủy.
• Ở nhiệt độ cao hơn, dùng bếp cách cát hay cách dầu.
• Ở nhiệt độ khoảng 200oC, dùng bếp cách parafin hay glicerin.
• Ở nhiệt độ khoảng 220oC, dùng bếp cách dầu.
• Ở nhiệt độ 250oC – 300oC, dùng bếp cách H2SO4 đặc. Trường hợp
này dùng để xác định nhiệt độ nóng chảy của chất.
• Ở nhiệt độ 250oC – 300oC, dùng bếp chứa hỗn hợp chất rắn K2SO4
và H2SO4 đặc với tỉ lệ 2 : 3.
• Ở nhiệt độ 250oC – 300oC, dùng bếp chứa hỗn hợp muối khan
NaNO3 và KNO3 với tỉ lệ 48,7% : 51,3%.
Nếu phải sử dụng bếp ở 600oC thì dùng bếp hợp kim Vut (là hh
nóng chảy của 50% Bi; 25% Pb;12,5% Sn và 12,5 Cd).
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các bếp điều nhiệt (các thermostat)…
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

4.3. Làm lạnh


• Phương pháp làm lạnh đơn giản, rẻ tiền là dùng nước lạnh ở nhiệt
độ từ 5 đến 30oC. Cách làm đơn giản là nhúng bình phản ứng vào
chậu nước lạnh hoặc cho nước lạnh chảy tưới vào thành bình nếu
hỗn hợp phản ứng không nóng quá.
• Trong trường hợp làm lạnh sâu hơn, cần dùng hỗn hợp nước đá
với muối vô cơ như: NaCl 33% (so với nước đá) có thể làm lạnh
đến -21,5oC; hoặc muối KCl 30% (so với nước đá) có thể làm lạnh
đến -11oC; hoặc một số muối vô cơ khác như NH4Cl, NH4NO3…
• Nếu cần phải làm lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nữa, có thể dùng hỗn
hợp nước đá khô (CO2 rắn) với etanol có thể làm lạnh đến -75oC,
với aceton có thể làm lạnh đến -86oC… Ngoài ra, có thể dùng nitơ
lỏng để làm lạnh.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

4.4. Tách các chất


4.4.1. Phương pháp làm bay hơi
Đây là quá trình làm tăng nồng độ của các chất hoặc tách các chất bằng
cách loại dung môi. Phương pháp này chỉ thực hiện được khi tính bay hơi
của dung môi khác với tính bay hơi của chất tan.
Cách tiến hành:
• Nếu dung môi là nước thường thì làm bay hơi trong bát sứ, bát tráng
men, trong becher hay trong bình erlen. Vừa khuấy vừa đun sẽ nhanh
bay hơi.
• Nếu dung môi dễ cháy, độc hay cần lấy lại dung môi thì dùng phương
pháp cất đuổi dung môi ở áp suất thường hoặc cất đuổi dung môi ở áp
suất giảm bằng máy cô quay.
• Nếu không cần lấy dung môi có thể dùng erlen, cho thêm đá bọt, đun trên
bếp cách thủy hay đun trực tiếp tùy thuộc vào dung môi. Để tăng sự bay
hơi, người ta cho một luồng không khí hay khí nitơ lên trên bề mặt dung
dịch, hoặc chụp trên phễu trên bằng phễu có nối bơm hút hoặc có thể
vừa đun nóng vừa hút khí bằng bơm hút qua bình bảo hiểm. Nếu làm bay
hơi lượng rất nhỏ dung dịch có thể dùng ống nghiệm nhánh.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

4.4. Tách các chất


4.4.2. Phương pháp kết tinh
• Dung môi bay hơi dần, đến khi dung dịch quá bão hòa thì chất tan kết tủa
thành tinh thể. Nếu hạ nhiệt độ chậm (hoặc cho bay hơi dung môi chậm)
sẽ thu được tinh thể to, nếu hạ nhiệt độ nhanh sẽ thu được tinh thể nhỏ.
Một phương pháp để kết tinh tốt là cho thêm vài tinh thể của chất cần kết
tinh vào dung dịch quá bão hòa của chất cần tách hoặc cọ nhẹ thành
bình bằng đũa thủy tinh.

4.4.3. Ly tâm
• Trường hợp những chất kết tủa không lắng xuống hoặc lắng xuống rất
chậm, dùng máy ly tâm để tăng tốc độ lắng của chất kết tủa.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
4.4. Tách các chất Cách gấp giấy lọc:
4.4.4. Lọc
a. Lọc dưới áp suất thường
Lọc dưới áp suất thường dùng phễu thủy
tinh và giấy lọc. Trước khi lọc phải chọn
giấy lọc có kích thước hợp lý so với kích
thước của kết tủa.
Phân loại giấy lọc: Giấy lọc có hai loại:
giấy lọc thường và giấy lọc không tàn.
Giấy lọc thường quy ước theo màu:
• Băng vàng hay đen thì đường kính lỗ giấy
lọc là 0,01 mm.
• Băng trắng thì đường kính lỗ giấy lọc là
0,003 mm.
• Băng xanh thì đường kính lỗ giấy lọc từ
0,001 – 0,0025 mm.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

b. Lọc dưới áp suất thấp


• Muốn lọc nhanh và muốn thu được Kỹ thuật lọc:
kết tủa khô, cần lọc dưới áp suất • Khi lọc, hệ thống phải kín. Phải cắt
thấp bằng phễu Buchner hay phễu giấy lọc cho vừa khít với lòng phễu
xốp lắp vào bình Bunsen làm bình lọc. Tẩm giấy lọc cho ướt đều
hứng. Áp suất chênh lệch giữa bên bằng dung môi lọc, mở bơm hút
ngoài và bên trong bình lọc càng chân không cho giấy lọc bị hút chặt
lớn thì lọc càng nhanh. vào phễu rồi từ từ đổ dd lọc vào
phễu sao cho chất rắn phủ kín giấy
lọc. Không nên đổ quá dày hoặc
trên bề mặt của nó có vết nứt nẻ.
Nếu có nứt nẻ, dùng nút thủy tinh
ép lại trên bề mặt. Khi lọc có thể
rửa bằng dung môi. Khi lọc xong,
muốn tháo máy, cần phải mở khóa
bình bảo hiểm để áp suất trong hệ
bơm cân bằng với bên ngoài mới
tắt bơm chân không.
MỘT SỐ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
VÀ KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

c. Lọc nóng
• Lọc nóng chỉ áp dụng khi lọc các chất dễ kết tinh ở nhiệt độ
thường. Có thể dùng phễu thủy tinh mà thành phễu có hai lớp.
Nước nóng hay hơi nước đi qua trong lòng thành phễu. Nếu trong
phòng thí nghiệm không có loại phễu này, thông thường người ta
lọc nóng ở áp suất giảm để rút ngắn thời gian lọc, hạn chế kết tủa
trên phễu lọc.
Phần 3: PHA DUNG DỊCH VÀ CHUẨN ĐỘ

LÝ THUYẾT
1. Nồng độ dung dịch
1.1. Nồng độ phần trăm khối lượng (C%): là số gam chất tan chứa trong 100
gam dung dịch.

mdd = V.d
1.2. Nồng độ mol (CM): là số mol chất tan chứa trong 1 lít dung dịch.

1.3. Nồng độ đương lượng hay nồng độ nguyên chuẩn (CN hay N): là số
đương lượng gam chất tan chứa trong 1 lít dung dịch.

CN = z.CM
PHA DUNG DỊCH VÀ CHUẨN ĐỘ

LÝ THUYẾT

2. Pha chế dung dịch


2.1. Tính khối lượng chất rắn cần dùng

• Chất rắn ngậm nước:


PHA DUNG DỊCH VÀ CHUẨN ĐỘ

LÝ THUYẾT
2.2. Pha loãng dung dịch

Pha dd nồng độ C% Pha dd nồng độ CM Pha dd nồng độ CN

• Pha loãng từ C% đđ • Pha loãng từ CM đđ • Pha loãng từ CN đđ

C1.V1.d1= C2.V2.d2 C1.V1 = C2.V2 C1.V1 = C2.V2

 C1, C2: nồng độ của dd


• Pha loãng từ C% đđ • Pha loãng từ C% đđ
trước khi pha và sau khi
pha
 V1, V2: thể tích dd trước CM.M.V CN.Đ.V
khi pha và sau khi pha Vđđ = Vđđ =
10.dđđ.C%đđ 10.dđđ.C%đđ
PHA DUNG DỊCH VÀ CHUẨN ĐỘ
LÝ THUYẾT
2.3. Pha trộn dung dịch
Pha dd nồng độ C% Pha dd nồng độ CM Pha dd nồng độ CN

Vđđ dcao d – dthấp Vđđ Ccao C – Cthấp Vđđ Ccao C – Cthấp

d C C

Vthấp dthấp dcao – d Vthấp Cthấp Ccao – C Vthấp Cthấp Ccao – C


(dH2O = 1) (CH2O = 0) (CH2O = 0)
Vđđ d – dthấp Vđđ C – Cthấp Vđđ C – Cthấp
= = =
Vthấp dcao – d Vthấp Ccao – C Vthấp Ccao – C
Vđđ + Vthấp = V Vđđ + Vthấp = V Vđđ + Vthấp = V
mđđ C%cao C% – C%thấp
C%
mthấp C%thấp C%cao – C%
(CH2O = 0)
mđđ C% – C%thấp
mthấp = C%cao – C% (mđđ + mthấp = m)

You might also like