You are on page 1of 6

Chươn 4.

Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh

CHƯƠNG 4
PHẦN MẶT ĐẤT CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH

4.1. GIỚI THIỆU CHUNG

4.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương


 Các hệ thống máy thu truyền hình vệ tinh gia đình (TVRO)
 Các trạm mặt đất phát thu

4.1.2. Hướng dẫn


 Đọc thêm tài liệu tham khảo [1], [2]

4.2. MỞ ĐẦU

Phần mặt đất của một hệ thống thông tin vệ tinh bao gồm các trạm phát và thu.
Trạm đơn giản nhất là hệ thống chỉ thu truyền hình gia đình (TVRO) và phức tạp nhất
là các trạm đầu cuối sử dụng cho các mạng thông tin quốc tế. Ngoài ra đoạn đầu cuối
có thể là các trạm di động trên tầu bè, thương mại, quân sự và hàng không.

4.3. CÁC HỆ THỐNG TV GIA ĐÌNH, TVRO

4.1.2. Sơ đồ khối tổng quát của TVRO

Theo quy định truyền hình quảng bá trực tiếp đến máy thu TV gia đình được
thực hiện trong băng tần Ku (12 GHz). Dịch vụ này được gọi là dịch vụ vệ tinh quảng
bá trực tiếp (DBS: direct broadcast satellite). Tuỳ thuộc vào vùng địa lý ấn định băng
tần có thể hơi thay đổi. Ở Mỹ, băng tần đường xuống là 12,2 đến 12,7GHz.
Tuy nhiên, hiện này nhiều gia đình sử dụng các chảo khá to (đường kính
khoảng 3m) để thu các tín hiệu TV đường xuống trong băng C (GHz). Các tín hiệu
đường xuống này không chủ định để thu gia đình mà dành cho việc chuyển đổi mạng
đến các mạng phân phối truyền hình (các đài phát VHF, UHF và cáp truyền hình).
Mặc dù có vẻ như thực tế thu các tín hiệu TV hiện nay được thiết lập rất tốt, nhưng
nhiều nhân tố kỹ thuật, thương mại và pháp lụât ngăn cản việc thu này. Các khác biệt
chính giữa các hệ thống TVRO (TV recieve only: chỉ thu TV) băng Ku và băng C là ở
tần số công tác của khối ngoài trời và các vệ tinh dành cho DBS ở băng Ku có EIRP
(công suất phát xạ đẳng hướng tương đương) cao hơn nhiều so với băng C.
Chươn 4. Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh
Hình 4.1 cho thấy các khối chính trong một hệ thống thu DBS của đầu cuối gia
đình. Tất nhiên cấu trúc này sẽ thay đổi trong các hệ thống khác nhau, nhưng sơ đồ
này sẽ cung cấp các khái niệm cơ sở về máy thu TV tương tự (FM). Hiện nay TV số
trực tiếp đến gia đình đang dẫn thay thế các hệ thống tương tự, nhưng các khối ngoài
trời vẫn giống nhau cho cả hai hệ thống.

Hình 4.1. Sơ đồ khối đầu cuối thu thu DBS TV/FM gia đình

4.1.2. Khối ngoài trời

Khối này bao gồm một anten thu tiếp sóng trực tiếp cho tổ hợp khuếch đại tạp
âm nhỏ/ biến đổi hạ tần. Thông thường bộ phản xạ parabol được sử dụng với loa thu
đặt ở tiêu điểm. Bình thường thiết kế có tiêu điểm đặt ngay trước bô phản xạ, nhưng
trong một số trường hợp để loại bỏ nhiễu tốt hơn, bộ tiếp sóng (Feed) có thể được đặt
lệch như thấy trên hình vẽ.

Kinh nghiệm cho thấy rằng có thể thu chất lượng đảm bảo bằng các bộ phản xạ
có đường kính từ 0,6 đến 1,6m (1,97-5,25 ft) và kích thước chỉ dẫn thông thường là
0,9m (2,95ft) và 1,2m (3,94 ft). Trái lại đường kính bộ phản xạ băng C (4GHz) thường
vào khoảng 3m (9,84 ft). Lưu ý rằng hệ số khuếch đại anten tỷ lệ thuận với (D/ )2. So
Chươn 4. Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh
sánh khuếch đại của chảo 3m tại 4GHz với chảo 1m tại 12 GHz, ta thấy trong cả hai
trường hợp tỷ số D/=40, vì thế khuếch đại của chúng bằng nhau. Tuy nhiên mặc dù
suy hao truyền sóng tại 12 GHz cao hơn nhiều so với 4GHz, nhưng ta không cần anten
thu có khuếch đại cao hơn vì các vệ tinh quảng bá trực tiếp làm việc ở công suất phát
xạ đẳng hướng tương đương cao hơn nhiều.

Băng tần đường xuống dải 12,2 đến 12,7 GHz có độ rộng 500 MHz cho phép
32 kênh TV với mỗi kênh có độ rộng là 24 MHz. Tất nhiên các kênh cạnh nhau sẽ
phần nào chồng lấn lên nhau, nhưng các kênh này được phân cực LHC và RHC đan
xen để giảm nhiễu đến các mức cho phép. Sự phân bố tần số như vậy được gọi là đan
xen phân cực. Loa thu có thể có bộ lọc phân cực được chuyển mạch đến phân cực
mong muốn dưới sự điều khiển của khối trong nhà.

Loa thu tiếp sóng cho khối biến đổi tạp âm nhỏ (LNC: low noise converter) hay
khối kết hợp khuếch đại tạp âm nhỏ (LNA: low noise amplifier) và biến đổi (gọi chung
là LNA/C). Khối kết hợp này được gọi là LNB (Low Noise Block: khối tạp âm nhỏ).
LNB đảm bảo khuếch đại tín hiệu băng 12 GHz và biến đổi nó vào dải tần số thấp hơn
để có thể sử dụng cáp đồng trục giá rẻ nối đến khối trong nhà. Dải tần tín hiệu sau hạ
tần là 950-1450 MHz (xem hình 4.1). Cáp đồng trục hoặc cáp đôi dây được sử dụng để
truyền công suất một chiều cho khối ngoài trời. Ngoài ra cũng có các dây điều khiển
chuyển mạch phân cực.

Khuếch đại tạp âm nhỏ cần được thực hiện trước đầu vào khối trong nhà để
đảm bảo tỷ số tín hiệu trên tạp âm yêu cầu. Ít khi bộ khuếch đại tạp âm nhỏ được đặt
tại phía đầu vào khối trong nhà vì nó có thể khuếch đại cả tạp âm của cáp đồng trục.
Tất nhiên khi sử dụng LNA ngoài trời cần đảm bảo nó hoạt động được trong điều kiện
thời tiết thay đổi và có thể bị phá hoại hoặc đánh cắp.

4.1.2. Khối trong nhà cho TV tương tự (FM)

Tín hiệu cấp cho khối trong nhà thường có băng tần rộng từ 950 đến 1450 MHz.
Trước hết nó được khuếch đại rồi chuyển đến bộ lọc bám để chọn kênh cần thiết (xem
hình 4.1). Như đã nói, đan xen phân cực được sử dụng vì thế khi thiết lâp một bộ lọc
phân cực ta chỉ có thể thu được một nửa số kênh 32 MHz. Điều này giảm nhẹ hoạt
động của bộ lọc bám vì bây giờ các kênh đan xen được đặt cách xa nhau hơn.
Sau đó kênh được chọn được biến đổi hạ tần: thường từ dải 950 MHz vào 70
MHz, tuy nhiên cũng có thể chọn các tần số khác trong dải VHF. Bộ khuếch đại 70
MHz khuếch đại tín hiệu đến mức cần thiết cho giải điều chế. Sự khác biệt chính giữa
DBS và TV thông thường ở chỗ DBS sử dụng điều tần còn TV thông thường sử dụng
điều biên (AM) ở dạng đơn biên có nén (VSSB: Vestigal Single Sideband). Vì thế cần
giải điều chế sóng mang 70 MHz và sau đó tái điều chế AM để tạo ra tín hiệu VSSB
Chươn 4. Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh
trước khi tiếp sóng cho các kênh VHF/UHF của máy TV tiêu chuẩn.

Máy thu DBS còn cung cấp nhiều chức năng không được thể hiện trên hình 5.1.
Chẳng hạn các tín hiệu Video và Audio sau giải điều chế ở đầu ra V/A có thể cung cấp
trực tiếp cho các đầu V/A của máy thu hình. Ngoài ra để giảm nhiễu người ta còn bổ
sung vào sóng mang vệ tinh một dạng sóng phân tán năng lượng và máy thu DBS có
nhiệm vụ loại bỏ tín hiệu này. Các đầu cuối cũng có thể được trang bị các bộ lọc IF để
giảm nhiễu từ các mạng TV mặt đất và có thể phải sử dụng bộ giải ngẫu nhiên hoá
(giải mã) để thu một số chương trình.

4.1.2. Hệ thống TV anten chủ

Hệ thống TV anten chủ (MATV: Master- Antena TV) đảm bảo thu các kênh
DBS/TV cho một nhóm người sử dụng, chẳng hạn cho các người thuê căn hộ trong toà
nhà. Hệ thống này gồm một khối ngoài trời (anten và LNA/C) tiếp sóng cho nhiều
khối trong nhà (xem hình 4.2). Hệ thống này căn bản giống như hệ thống gia đình đã
trình bầy ở trên nhưng cho phép từng người sử dụng truy nhập độc lập đến tất cả các
kênh. Ưu điểm của hệ thống này là chỉ cần một khối ngoài trời, nhưng phải có các
LNA/C và cáp tiếp sóng riêng cho từng phân cực. So với hệ thống một người sử dụng,
cần có anten lớn hơn (đường kính 2 đến 3 m) để đảm bảo tỷ số tín hiệu trên tạp âm cho
tất cả các khối trong nhà.

Hình 4.2. Cấu trúc hệ thống anten TV chủ (MATV)


Chươn 4. Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh
4.1.2. Hệ thống TV anten tập thể

Hệ thống TV anten tập thể (CATV: Community Atenna TV) sử dụng một khối
ngoài trời với các tiếp sóng riêng cho từng phương phân cực giống như hệ thống
MTAV để có thể cung cấp tất cả các kênh đồng thời tại máy thu trong nhà. Thay vì sử
dụng một máy thu riêng cho từng người sử dụng, tất cả các sóng mang đều được giải
điều chế tại một hệ thống lọc-thu chung như ở hình 5.3. Sau đó tất cả các kênh được
kết hợp vào một tín hiệu ghép chung để truyền dẫn theo cáp đến các thuê bao. Đối với
các vùng xa, thay vì dùng cáp phân phối, người ta có thể phát lại quảng bá tin hiệu
bằng một đài phát TV ở xa với sử dung anten đường kính 8m (26,2 ft) để thu tín hiệu
vệ tinh trong băng C.

Cũng có thể phân phối chương trình thu từ vệ tinh bằng hệ thống CATV.

Hình 4.3. Thí dụ cấu trúc khối trong nhà cho hệ thống TV anten tập thể (CATV)
Chươn 4. Phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh

4.4. CÁC TRẠM MẶT ĐẤT PHÁT THU

You might also like