You are on page 1of 7

KHỐI 10 - ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II –

NĂM HỌC 2023-2024

PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN (50 câu)

A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam (15 câu)
Câu 1: Nhà nước đầu tiên được hình thành trên lãnh thổ Việt Nam có tên gọi là
A. Văn Lang B. Lâm Ấp C. Chăm pa D. Phù Nam
Câu 2: Điều kiện tự nhiên nào sau đây tạo thuận lợi cho cư dân Văn Lang – Âu Lạc phát triển ngành nông nghiệp
lúa nước?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú B. Khí hậu khô hạn, lượng nhiệt lớn
C. Hệ thống đất phù sa màu mỡ D. Tiếp giáp với các nền văn minh lớn
Câu 3: Nội dung nào sau đây là cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội
B. Nhu cầu xâm lược, mở rộng lãnh thổ trở nên bức thiết
C. Hoạt động thủ công nghiệp đạt trình độ phát triển cao
D. Công cụ lao động bằng kim khí được sử dụng phổ biến
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Kĩ thuật luyện kim, đúc đồng đạt trình độ cao. B. Thương nghiệp đường biển phát triển vượt bậc
C. Kĩ thuật đóng gạch xây tháp đạt mức hoàn mĩ D. Làm chủ nhiều vùng rộng lớn ở Đông Nam Á.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?
A. Tiếp thu đạo Phật và đạo Hinđu từ Ấn Độ B. Âm nhạc, ca múa đóng vai trò quan trọng.
C. Thờ cúng người có công với cộng đồng D. Nghệ thuật điêu khắc đạt trình độ thẩm mĩ cao
Câu 6: Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Các tỉnh vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
Câu 7: Nội dung nào sau đây là cơ sở kinh tế dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm - pa?
A. Hoạt động buôn bán với phương Tây đặc biệt phát triển
B. Bắt đầu xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ và Ai Cập
D. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp tương đối phát triển
Câu 8: Văn minh Chăm – pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào sau đây?
A. Sa Huỳnh B. Óc Eo C. Đông Sơn D. Phùng Nguyên
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Chăm - pa?
A. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng
B. Âm nhạc và ca múa hát, lễ hội đặc biệt phát triển
C. Đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua thuyền, bè
D. Nhà ở chủ yếu là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá
Câu 10: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư
dân Chăm-pa?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo. B. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên D. Sớm sáng tạo ra chữ viết riêng
Câu 11: Nội dung nào sau đây là cơ sở kinh tế dẫn đến sự hình thành nền văn minh Phù Nam?
A. Hoạt động buôn bán bằng đường biển đặc biệt phát triển
B. Bắt đầu xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ và Ai Cập
D. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm ngày càng bức thiết
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời của văn minh Phù Nam?
A. Sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh Ấn Độ
B. Xuất hiện sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo
C. Sự đoàn kết, cộng cư của các cộng đồng cư dân Việt cổ.
D. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 13: Nhà nước cổ đại nào sau đây ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I?
A. Văn Lang B. Âu Lạc C. Phù Nam D. Chăm - pa
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh sự phát triển kinh tế của vương quốc Phù Nam?
A. Tiếp thu kĩ thuật làm đồng hồ, thuốc súng từ phương Tây.
B. Sản phẩm thủ công nghiệp đã phục vụ cho việc xuất khẩu.
C. Nông nghiệp lúa nước phát triển và đóng vai trò chủ đạo.
D. Kĩ thuật luyện kim và đúc đồng đạt đến trình độ hoàn mĩ.
Câu 15: Một trong những điểm giống nhau trong đời sống tinh thần của cư dân Chăm – pa và Phù Nam là
A. sống trong các nhà sàn B. sớm có chữ viết riêng
C. không duy trì tín ngưỡng D. thích dùng đồ trang sức
B. Văn minh Đại Việt (25 CÂU)
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng về khái niệm văn minh Đại Việt.
A. Là những sáng tạo vật chất và tinh thần từ sau thời Bắc thuộc đến trước khi Pháp đô hộ.
B. Là những sáng tạo vật chất và tinh thần từ nhà Ngô đến nhà Nguyễn.
C. Là những sáng tạo vật chất và tinh thần trong triều đại Lý và Hồ.
D. Là những sáng tạo vật chất và tinh thần từ nhà Ngô đến trước khi Pháp đô hộ.
Câu 2. Chọn tập hợp đúng về cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt?
A. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc; chống ngoại xâm, thích ứng và cải tạo tự nhiên qua các triều đại phong kiến;
tiếp thu có chọn lọc văn minh bên ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ).
B. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc; văn minh Phù Nam; chống ngoại xâm, thích ứng và cải tạo tự nhiên qua các
triều đại phong kiến.
C. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc; văn minh Champa, văn minh Phù Nam; tiếp thu có chọn lọc văn minh bên ngoài
(Trung Quốc, Ấn Độ).
D. Chống ngoại xâm, thích ứng và cải tạo tự nhiên qua các triều đại phong kiến; tiếp thu có chọn lọc văn minh bên
ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ).
Câu 3. Đặc trưng nổi bật cũng là cơ sở phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt dưới thời Lê sơ là
A. Độc tôn Nho giáo.
B. Tam giáo đồng nguyên.
C. Độc tôn Phật giáo.
D. Độc tôn Đạo giáo.
Câu 4. Thiết chế chính chị quân chủ trung ương tập quyền đạt đỉnh cao dưới triều đại
A. Lý
B. Trần
C. Hồ
D. Lê sơ
Câu 5. Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê sơ.
D. Nguyễn.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không khuyến khích nghề nông phát triển của văn minh Đại Việt?
A. Thành lập các phường thủ công chuyên trách.
B. Lễ cày Tịch điền.
C. Đặt chức quan Khuyến nông sứ.
D. Cấm giết mổ trâu bò.
Câu 7. Cục Bách tác là gì?
A. Tên các xưởng thủ công của nhà nước.
B. Tên các xưởng thủ công của nhân dân.
C. Tên một đơn vị hành chính trung ương.
D. Tên một đơn vị hành chính ở địa phương.
Câu 8. Những đô thị đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc buôn bán của nền văn minh Đại Việt
là?
A. Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà.
B. Hội An, Sài Gòn, Hưng Hóa.
C. Mỹ Tho, Biên Hòa, Quảng Trị.
D. Thanh Hà, Quảng Trị, Kỳ Anh.
Câu 9. “Lật thuyền mới biết dân như nước” câu thơ của Nguyễn Trãi phản ánh tư tưởng nào của nền văn
minh Đại Việt?
A. Lấy dân làm gốc.
B. Nhân nghĩa.
C. Yêu nước.
D. Thuần phục giả vờ.
Câu 10. “Tam giáo đồng nguyên” là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.
B. Nho giáo – Phật giáo – Công giáo.
C. Phật giáo – Ấn Độ giáo – Công giáo.
D. Phật giáo – Bà La Môn giáo – Nho giáo.
Câu 11. Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Tính đa dạng.
B. Tính thống nhất.
C. Tính bản địa.
D. Tính vùng miền.
Câu 12: Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến gồm
A. văn học nhà nước và văn học dân gian.
B. văn học viết và văn học truyền miệng.
C. văn học nhà nước và văn học tự do.
D. văn học dân gian và văn học viết.
Câu 13: Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống dưới triều đại phong kiến nào của nước ta?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Lê sơ.
D. Tây Sơn.
Câu 14: Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của các triều đại phong
kiến Việt Nam?
A. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
B. Ghi danh những anh hùng có công với nước.
C. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
D. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về hạn chế của văn minh Đại Việt?
A. Xuất phát từ nghề nông lúa nước nên chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp.
B. Không khuyến khích thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
C. Chỉ đề cao vị thế của Nho giáo nhằm giữ vững kỷ cương, ổn định xã hội.
D. Việc phát minh khoa học - kỹ thuật không được chú trọng phát triển.
Câu 16: Cải cách hành chính của vua Minh Mạng (1831 – 1832) và vua Lê Thánh Tông (vào những năm 60 của
thế kỷ XV) có điểm chung là
A. đều chia nước ta thành nhiều tỉnh để thuận lợi trong việc quản lý.
B. nhằm củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế.
C. không lập Hoàng hậu và không phong tước Vương cho người ngoài họ.
D. bãi bỏ cấp trung gian, không lập Tể tướng và không lấy đỗ Trạng nguyên.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
A. Văn minh Đại Việt không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài vào.
B. là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
C. Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á.
D. Trong kỷ nguyên Đại Việt, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa đều phát triển.
Câu 18. Tác phẩm Hổ trướng khu cơ (Đào Duy Từ) thuộc lĩnh vực
A. quân sự. B. văn học. C. toán học. D. lịch sử.
Câu 19. Bộ bản đồ địa lý đầu tiên của quốc gia Đại Việt là
A. Dư địa chí. B. An Nam hình thăng đồ.
C. An Nam dư địa chí. D. Hồng Đức bản đồ.
Câu 20. Vào đầu thế kỉ XI, sự kiện nào được coi là một bước tiến mới với sự phát triển mọi mặt của quốc
gia Đại Việt?
A. Xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi học tập cho con em quý tộc, quan lại.
B. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
C. Chữ quốc ngữ ra đời từ sự cải tiến bảng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt.
D. Dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La và đổi là Thăng Long (Hà Nội).
Câu 21. Tác phẩm văn học nào sau đây được viết bằng chữ Nôm?
A. Quốc âm thi tập. B. Ức Trai thi tập.
C. Bạch Vân am thi tập. D. Nam quốc sơn hà.
Câu 22. Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Lê sơ.
D. Nhà Nguyễn.
Câu 23. Bộ quốc sử tiêu biểu của nước ta dưới thời Lê sơ là
A. Đại Việt sử ký.
B. Đại Việt sử ký toàn thư.
C. Đại Nam thực lục.
D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Câu 24. Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là
A. Dư địa chí.
B. Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
C. Hồng Đức bản đồ.
D. Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Câu 25. Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là
A. Phan Huy Chú.
B. Đào Duy Từ.
C. Lý Thời Trân.
D. Hải Thượng Lãn Ông.
C. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (10 câu)
Câu 1. Khái niệm “dân tộc Việt Nam” thuộc nghĩa khái niệm nào?
A. Dân tộc – tộc người. B. Dân tộc – quốc gia.
C. Dân tộc đa số. D. Dân tộc thiểu số.
Câu 2. Những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc được gọi là
A. Dân tộc – tộc người. B. Dân tộc –quốc gia.
C. Dân tộc đa số. D. Dân tộc thiểu số.
Câu 3. Thành phần các dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm.
Câu 4. 54 dân tộc ở Việt Nam được phân chia thành bao nhiêu ngữ hệ?
A. 54 ngữ hệ. B. 5 ngữ hệ. C. 8 ngữ hệ. D. 10 ngữ hệ.
Câu 5. Hoạt động kinh tế chính của người Kinh và một số dân tộc thiểu số là gì?
A. Thương nghiệp. B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp trồng lúa nước. D. Dịch vụ và thủ công.
Câu 6. Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp của người Kinh có điểm gì khác so với dân tộc thiểu số?
A. Người Kinh làm nhiều nghề thủ công khác nhau.
B. Nghề gốm, rèn, đúc,…ra đời sớm nhưng ít phổ biến.
C. Tạo ra sản phẩm của các ngành nghề rất tinh xảo.
D. Sản phẩm đa dạng, nhiều sản phẩm được xuất khẩu với giá trị cao.
Câu 7. Ý nào dưới đây không phản ánh điểm chung trong bữa ăn truyền thống của dân tộc Kinh và một số dân tộc
thiểu số?
A. Chủ yếu ăn cơm với rau và cá.
B. Có nhiều món ăn đuọc chế biến từ thịt gia súc, gia cầm.
C. Các thực phẩm từ chăn nuôi không đều, chủ yếu dành cho các dịp lễ hội.
D. Bữa ăn truyền thống mang đậm bản sắc vùng miền, dân tộc.
Câu 8. Nhà ở truyền thống của người Kinh là loại nhà nào?
A. Nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
B. Nhà nữa sàn, nữa trệt.
C. Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa.
D. Nhà nhiều tầng.
Câu 9. Điểm khác nhau trong trang phục của các dân tộc thiểu số so với dân tộc Kinh là gì?
A. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
B. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
C. Trang phục chủ yếu là áo và quần/váy.
D. Ưa thích dùng đồ trang sức.
Câu 10. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân chia các dân tộc – tộc người ở Việt Nam?
A. Theo dân số và địa bàn phân bố. B. Theo ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ.
C. Theo ngữ hệ và địa bàn phân bố. D. Theo dân số và ngữ hệ.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (10 câu)
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây
“Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn thực chất là một nền văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng xóm làng và một cơ cấu chính trị nhà nước phôi thai; không
những đã vươn tới một trình độ phát triển khá cao, mà còn xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam, đặt
cơ sở vững chắc cho toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc sau đó”.
(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch Sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 173)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về quá trình xác lập các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. ĐÚNG
b. “Nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn” được nhắc đến trong đoạn tư liệu
chính là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. ĐÚNG
c. Bản chất của “nền văn minh của người Việt cổ với biểu tượng trống đồng Đông Sơn” là một nền văn minh lấy
kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo với bộ máy chính quyền đơn giản, sơ khai. ĐÚNG
d. Toàn bộ sự tồn tại và phát triển của quốc gia - dân tộc Việt Nam sau này phụ thuộc hoàn toàn vào nền văn
minh đầu tiên của người Việt cổ. SAI
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây
“Trong thời đại kim khí gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước, tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến lúc
bấy giờ là sùng bái tự nhiên như thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi…và phồn thực với những nghi lễ cầu
mong được mùa, các giống loài sinh sôi nảy nở, con lũ cháu đàn… Chính giữa mặt trống đồng Đông Sơn là hình
tượng Mặt Trời như ngôi sao nhiều cánh và đan xen gữa các cánh là hình tượng sinh thực khí nam, nữ cách điệu
hóa. Trống đồng còn được gọi là “trống sấm”, trống cầu mưa và trên mặt một số trống có tượng cóc gắn liền với
quan niệm cổ truyền “con cóc là cậu ông trời”.
(Phan Huy Lê, Lịch sử và văn hóa Việt Nam tiếp cận bộ phận, NXB giáo dục, 2007, tr.90)

a. Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. ĐÚNG
b. Các “hình tượng sinh thực khí nam, nữ cách điệu hóa” được in trên mặt trống đồng Đông Sơn chính là biểu hiện
của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. ĐÚNG
c. Tín ngưỡng phồn thực là một trong những tín ngưỡng xuất phát từ nhu cầu phát triển nông nghiệp lúa nước của
cư dân Việt cổ. ĐÚNG

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây


“Các kiến trúc cung đình tập trung ở kinh thành Thăng Long, nhất là trong Cấm Thành. Từ thời nhà Lý, nhiều
cung điện, trung tâm là điện Càn Nguyên, đã được xây dựng. Tại Di tích Hoàng thành Thăng Long (phát lộ năm
2003 – 2004), đã tìm thấy di tích cung điện, các móng trụ, giếng nước, hệ thống cống thoát nước, cùng rất nhiều
vật liệu xây dựng như: các loại gạch, ngói, đá kê chân cột và những đồ đất nung trang trí rất đẹp,…
(Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.594)

a. Đoạn tư liệu phản ánh thành tựu về kĩ thuật xây dựng của cư dân Đại Việt dưới thời kì nhà Lý. ĐÚNG
b. Kinh thành Thăng Long là một công trình kiến trúc tiêu biểu của văn minh Đại Việt thuộc dòng kiến trúc cung
đình. ĐÚNG
c. Sự phát triển của kinh thành Thăng Long chỉ có thể được phục dựng lại thông qua các di tích tìm thấy tại Hoàng
thành Thăng Long. SAI
d. Trung tâm của kinh thành Thăng Long là điện Càn Nguyên, bắt đầu được xây dựng từ thời kì nhà Lý. ĐÚNG

You might also like