You are on page 1of 96

TN 1:

Câu 1. Có những cơ quan nào của Nhà nước tiến hành hoạt động tố
tụng?

A. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án.

B. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Tổ
chức luật sự.

C. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án, Tổ
chức giám định tư pháp.

D. Cơ quan điều tra, VKSND. Toà án nhân dân. Cơ quan thi hành án. Cơ
quan công chứng.

Câu 2. Có những tổ chức nào không thuộc Nhà nước tham gia các
hoạt động tố tụng.

A. Tổ chức luật sư. Các tổ chức, đoàn thể xã hội.

B. Tổ chức luật sư. Cơ quan công chứng. Các tổ chức, đoàn thể xã hội.

C. Cơ quan công chứng. Tổ chức giám định tư pháp. Đoàn thanh niên.

D. Tổ chức luật sư. Hội liên hiệp phụ nữ. Sở tư pháp.

Câu 3. Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hành
chính tại toà án.

A. Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc
thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.

B. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám
đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.

C. Khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử phúc thẩm, xét xử theo
trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.

D. Xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm,
xét xử theo trình tự tái thẩm.

Câu 4. Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hình
sự.
A. Khởi tố vụ án hìmh sự, điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét
xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm, thi hành án.

B. Điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám
đốc, xét xử theo trình tự tái thẩm.

C. Khởi động vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử
theo trình tự giám đốc thẩm xét xử theo trình tự tái thẩm.

D. Khởi tố vụ án hình sự, điều tra, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự
giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.

Câu 5. Thế nào là xét xử sơ thẩm?

A. Là xét xử vụ án về nội dung.

B. Là xét xử lần đầu vụ án.

C. Là xét xử sơ bộ vụ án.

D. Là xét xử vụ án ở cấp thứ nhất.

Câu 6. Thế nào là xét xử phúc thẩm?

A. Là xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo,
kháng nghị.

B. Là xét xử lần thứ 2 đối với vụ án.

C. Là xét xử lại vụ án theo yêu cầu của một bên.

D. Là xét xử lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Câu 7. Thế nào là xét xử giám đốc thẩm?

A. Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng nghị.

B. Là xét xử lại bản án ở cấp thứ 3.

C. Là xét xử lại các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

D. Là xét xử lại các bản án có khiếu nại của một trong các bên.

Câu 8. Thế nào là xét xử tái thẩm?


A. Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật nhưng bị kháng nghị do có những tình tiết mới.

B. Là việc toà án cấp trên xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị sai sót.

C. Là việc toà án tự khắc phục si sót trong bản án trước của mình.

D. Là việc xét lại bản án, quyết định có kháng caó, kháng nghị.

Câu 9. Cấp toà án nào có quyền xét xử giám đốc thẩm?

A. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà
hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao.

B. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, toà phúc thẩm TAND tối cao, toà hình
sự TAND tối cao.

C. TAND tỉnh, TAND huyện, các toà chuyên trách TAND tối cao.

D. TAND tối cao, TAND tỉnh.

Câu 10. Cấp tòa án nào có quyền xét xử tái thẩm?

A. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà
hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao.

B. TAND huyện, TAND tỉnh, toà án quân sự.

C. TAND tối cao, Uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh.

D. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà chuyên trách TAND tối cao.
Toà chuyên trách TAND tỉnh.

Câu 11. Trình bày các loại giám định tư pháp?

A. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần) giám định kế toán – tài
chính. Giám định văn hoá – nghệ thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật.

B. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài
chính. Giám định văn hoá – nghệ thuật.

C. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định kế toán – tài
chính. Giám định khoa học – kỹ thuật.
D. Giám định pháp y (kể cả pháp y tâm thần). Giám định văn hoá – nghệ
thuật. Giám định khoa học – kỹ thuật.

Câu 12. Cơ quan công chứng thực hiện những nhiệm vụ gì?

A. Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng thực.

B. Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng nhận.

C. Thực hiện việc công nhận. Thực hiện việc công chứng.

D. Thực hiện dịch vụ công. Thực hiện trợ giúp pháp lý.

Câu 13. Cơ quan nào của Nhà nước có quyền công chứng?

A. Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

B. Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp huyện.

C. Phòng công chứng ở các tỉnh, UBND cấp xã.

D. UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

Câu 14. Các loại tranh chấp kinh tế mà luật tố tụng kinh tế điều
chỉnh:

A. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa
công ty với các thành viên của công ty giữa các thành viên của công ty
với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty. Các tranh chấp
liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

B. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể
công ty. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

C. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp liên
quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

D. Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Các tranh chấp giữa
công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty
với nhau liên quan đến việc thành lập, giải thể công ty.
Câu 15. Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế:

A. Những vụ án được quy định tại điều 12 của pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế trừ những việc của toà án nhân dân huyện. Những
vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân huyện nhưng toà án nhân
dân tỉnh thấy cần lấy lên để xét xử.

B. Những vụ án có nhân tố nước ngoài.

C. Những vụ án có nhân tố nước ngoài. Những vụ án mà giá trị tranh


chấp là 300 triệu đồng trở lên.

D. Những vụ án không thuộc thẩm queyèn của Toà án nhân dân huyện.
Những vụ án mà giá trị tranh chấp trên 100.000.000đ (một trăm triệu
đồng).

Câu 16. Nội dung đơn kiện về tranh chấp kinh tế gửi đến toà án gồm
những điều gì?

A. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên
của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.
Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu cầu đề nghị toà án xem xét
giải quyết.

B. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên
của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.
Quá trình thương lượng của các bên.

C. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên
của nguyên đơn, bị đơn. Quá trình thương lượng của các bên. Các yêu
cầu đề nghị toà án xem xét giải quyết.

D. Ngày, tháng, năm viết đơn. Toà án đưa yêu cầu giải quyết vụ án. Tên
của nguyên đơn, bị đơn. Tóm tắt nội dung tranh chấp, giá trị tranh chấp.

Câu 17. Các điều kiện để toà án có thể thụ lý (tiếp nhận đơn kiện) các
vụ tranh chấp kinh tế.

A. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện.
Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng
bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải
giải quyết theo thủ tục trọng tài.

B. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện.
Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí.

C. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp
tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết
định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác,
Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ
tục trọng tài.

D. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện.
Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng
bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác.

Câu 18. Thủ tục hoà giải trong các vụ tranh chấp kinh tế được toà án
quy định như thế nào?

A. Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ
tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà án tiến hành hoà giải. Nếu
các bên thoả thuận được với nhau thì toà án lập biên bản hoà giải thành.

B. Hoà giải không phải là thủ tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Hoà giải
được tiến hành khi mở phiên toà. Hoà giải không cần sự có mặt của
đương sự.

C. Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ
tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan phải có mặt trong khi toà tiến hành hoà giải.

D. Hoà giải được tiến hành trước khi mở phiên toà. Hoà giải là một thủ
tục bắt buộc của tố tụng kinh tế. Nếu các bên thoả thuận được với nhau
thì toà án lập biên bản hoà giải thành.

Câu 19. Nếu hoà giải các vụ tranh chấp kinh tế không có kết quả thì
toà án quyết định như thế nào?

A. Lập biên bản hoà giải không thành. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
B. Lập biên bản hoà giải không thành. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét
xử.

C. Ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Giao hồ sơ cho viện kiểm sát.

D. Ra quyết định tiếp tục hoà giải. Giao hồ sơ cho toà án cấp trên xét xử.

Câu 20. Phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ tranh chấp kinh tế sẽ bị
hoãn trong trường hợp nào?

A. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên
vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người
làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại
phiên toà). Thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà,
người giám định phiên toà, người phiên dịch bị thay đổi mà không có
người thay thế.

B. Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hặc xác minh lại lời
khai tại phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký
phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người
thay thế.

C. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên
vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Thành
viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định
phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế.

D. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên
vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người
làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại
phiên toà).

Câu 21. Khi xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế, thủ tục bắt đầu phiên
toà có những việc gì?

A. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có
mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ
biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội
đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người
phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng
cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại
diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về
triệu tập người làm chứng.
B. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát
viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích
cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự
thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc
cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng.

C. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có
mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ
biết quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật.
Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung
cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng.

D. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có
mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ
biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội
đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người
phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng
cam đoan khai

Câu 22. Thủ tục tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm một vụ án
kinh tế có những việc gì?

A. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ
án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham
gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình
bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này.
Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.

B. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác,
Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà
giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.

C. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ
án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Kiểm sát viên
trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần
này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.

D. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ
án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham
gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Các bên vẫn có thể
tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét
xử sẽ

Câu 23. Thế nào là nghị án trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án
kinh tế?

A. Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà
nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm
nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử
quyết định theo đa số.

B. Khi nghị án. Hội thẩm nhân dân chủ trù. Có đại diện viện kiểm sát
tham dự. Thẩm phán quyết định cuối cùng.

C. Thẩm phán chủ trì việc nghị án. Người làm chứng được tham gia nghị
án. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.

D. Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà
nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm
nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử
quyết định theo đa số. Đại diện viện kiểm sát có ý kiến sau cùng.

Câu 24. Thế nào là tuyên án trong phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ án
kinh tế?

A. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ
phiên toà công bố trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về
quyền kháng cao cũng như nghĩa vụ chấp hành bản án.

B. Sau khi nghị án, hội đồng xét xử trở lại phiên toà để tuyên án. Chủ toạ
phiên toà công bố trước bản án, đồng thời giải thích cho đương sự về
quyền kháng cáo cũng như nghĩa vụ chấp hành án. Hội thẩm nhân dân
tiếp tục giải thích các quyền và nghĩa vụ khác cho bị cáo.

C. Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và
nghĩa vụ chấp hành bản án. Kiểm sát viên phát biểu.

D. Chủ toạ phiên toà đọc bản án. Hội thẩm nhân dân giải thích quyền và
nghĩa vụ chấp hành bản án. Kiểm sát viên phát biêủ. Người làm chứng
phát biểu sau cùng.

Câu 25. Ai có quyền kháng cáo (chống án) bản án hoặc quyết định sơ
thẩm về vụ án kinh tế của toà án?
A. Đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và lợi ích liên quan
đến vụ án). Người đại diện của đương sự.

B. Nguyên đơn. Người bào chữa. Người làm chứng.

C. Bị đơn. Người phiên dịch.

D. Nguyên đơn, bị đơn. Tổ chức đoàn thể xã hội. Uỷ ban nhân dân cấp
huyện.

Câu 26. Ai có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm về
kinh tế của Toà án?

A. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện trưởng viện kiểm
sát nhân dân trên một cấp.

B. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh.

C. Viện kiểm sát quân sự. Giám định viên.

D. Chủ nhiệm đoàn luật sư. Người phiên dịch.

Câu 27. Những tổ chức, cá nhân nào có quyền tham gia phiên toà
phúc thẩm về kinh tế?

A. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị. Người giám định, người làm chứng khi được toà
án triệu tập. Đại diện viện kiểm sát.

B. Người giám định, người làm chứng khi được toà án triệu tập. Đại diện
viện kiểm sát.

C. Đương sự kháng caó, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị. Đại diện viện kiểm sát.

D. Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị. Người giám định, người làm chứng khi được toà
án triệu tập.

Câu 28. Quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm khi xét xử các vụ án
kinh tế:

A. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm
(y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định
sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại
khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc
giải quyết vụ án.

B. Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ
thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại
khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc
giải quyết vụ án.

C. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm
(y án). Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại
khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc
giải quyết vụ án.

D. Bác kháng cáo, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi
một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ
bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết
vụ án.

Câu 29. Các nguyên tắc đặc thù của tố tụng dân sự:

A. Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu
thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên
đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các bên đương sự hoà
giải với nhau.

B. Đương sự có nghĩa vụ thu thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng
quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án
để giúp các bên đương sự hoà giải với nhau.

C. Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Bình đẳng quyền và nghĩa
vụ của các bên đương sự. Trách nhiệm hoà giải của toà án để giúp các
bên đương sự hoà giải với nhau.

D. Nguyên tắc tự định đoạt của các đương sự. Đương sự có nghĩa vụ thu
thập và cung cấp chứng cứ. Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của các bên
đương sự.

Câu 30. Những cơ quan nào tiến hành tố tụng dân sự?

A. Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân.

B. Cơ quan công an. Viện kiểm sát.


C. Cơ quan công chứng, chứng thực, Toà án nhân dân.

D. Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 1

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 A Câu 16 A
Câu 2 A Câu 17 A
Câu 3 D Câu 18 A
Câu 4 A Câu 19 A
Câu 5 D Câu 20 A
Câu 6 A Câu 21 A
Câu 7 A Câu 22 A
Câu 8 A Câu 23 A
Câu 9 A Câu 24 A
Câu 10 A Câu 25 A
Câu 11 A Câu 26 A
Câu 12 A Câu 27 A
Câu 13 B Câu 28 A
Câu 14 A Câu 29 A
Câu 15 A Câu 30 A

TN 2:

Câu 1. Các bên tranh chấp lao động (người lao động, người sử dụng
lao động) có những quyền gì?

A. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải
quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đỏi nội dung tranh chấp. Yêu cầu
thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp.

B. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người
trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp.
C. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải
quyết tranh chấp. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiến hành giải quyết
tranh chấp.

D. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình để tham gia giải
quyết tranh chấp. Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp.

Câu 2. Các bên tranh chấp lao động có những nhiệm vụ gì?

A. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải
quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng
như bản án, quyết định của toà án.

B. Nghiêm chỉ chấp hành các thoả thuận đã được cũng như bản án, quyết
định của toà án.

C. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải
quyết chanh chấp.

D. Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan giải
quyết tranh chấp. Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã được cũng
như bản án, quyết định của toà án. Chịu án phí cho bên kia.

Câu 3. Các cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động?

A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng
trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân.

B. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án
nhân dân.

C. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hội đồng trọng tài lao động cấp
tỉnh. Toà án nhân dân.

D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng
trọng tài lao động cấp tỉnh.

Câu 4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án:

A. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không
thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử
dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng
tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà
không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

B. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử
dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng
tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà
không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

C. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không
thành. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không
phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi
thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

D. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không
thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử
dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng
tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà
không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Các tranh chấp về
kinh doanh bảo hiểm.

Câu 5. Những cá nhân, tổ chức nào có quyền khởi kiện vụ tranh


chấp lao động trước toà án?

A. Người lao động. Tập thể lao động. Người sử dụng lao động.

B. Tập thể lao động. Người sử dụng lao động.

C. Người lao động, Người sử dụng lao động.

D. Người lao động. Tập thể lao động.

Câu 6. Thời hiệu khởi kiện vụ tranh chấp lao động trước toà án được
quy định như thế nào?

A. Thời hiệu yêu cầu khởi kiện là: Một năm đối với tranh chấp cá nhân
về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại
cho người sử dụng lao động, 6 tháng đối với tranh chấp lao động cá nhân
khác kể từ một trong những bên bất kỳ bị vi phạm. Thời hiệu khởi kiện
tuỳ theo từng việc: 1 năm, 6 tháng, 3 tháng.

B. Thời hiệu khởi kiện là: 2 năm, 6 tháng, 9 tháng. Kể từ ngày hoà giải
không thành.
C. Thời hiệu khởi kiện 1 năm, 9 tháng, 1 tháng.

D. Thời hiệu khởi kiện 2 năm, 1 tháng, 6 tháng.

Câu 7. Trong việc chuẩn bị xét xử 1 vụ án tranh chấp lao động. Toà
án phải tiến hành những công việc gì?

A. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập
chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải
thành thì gia quyết định hoà giải thành.

B. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án
tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.
Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia
quyết định hoà giải thành.

C. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Tiến
hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết
định hoà giải thành.

D. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án
tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.

Câu 8. Sau khi chuẩn bị xong việc xét xử tranh chấp lao động. Toà
án phải ra những quyết định gì?

A. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

B. Đưa vụ án ra xét xử. Đình chỉ việc giải quyết vụ án.

C. Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Đình chỉ việc
giải quyết vụ án.

D. Đưa vụ án ra xét xử. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Câu 9. Phiên toà sơ thẩm xét xử các tranh chấp lao động có thể bị
hoãn trong trường hợp nào?

A. Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát
viên. Thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà,
người giám định người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay.

B. Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát
viên. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng.
C. Vắng mặt đại diện của Công đoàn đã khởi kiện, vắng mặt kiểm sát
viên. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của
Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người
phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay.

D. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng. Thành viên của Hội
đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định người
phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay.

Câu 10. Trình bày thủ tục xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp lao động?

A. Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà.

B. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.

C. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà. Tranh luận tại phiên toà.
Nghị án và tuyên án.

D. Thủ tục bắt đầu phiên toà. Hoà giải tại phiên toà. Xét hỏi tại phiên toà.
Tranh luận tại phiên toà. Nghị án và tuyên án.

Câu 11. Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.

A. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của
Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân tối cao.

B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại, trừ một số tranh chấp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại.

D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm tất cả những tranh chấp
về kinh doanh, thương mại.

Câu 12. Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

A. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm những tranh chấp lao
động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động tập thể
giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.

C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp lao động cá nhân
giữa người lao động và người sử dụng lao động.

D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động cá
nhân và tranh chấp lao động tạp thể.

Câu 13. Thẩm quyền toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

A. Giải quyết thủ tục sơ thẩm những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà
án nhân dân cấp huyện nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự ở Việt Nam ở nước
ngoài, cho toà án nước ngoài.

B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Tát cả những tranh chấp lao động tập
thể, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân
cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lên để giải quyết.

C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp lao động tập
thể và tranh chấp lao động cá nhân.

D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, tát cả những tranh chấp lao động tập
thể, những tranh chấp thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện
nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư
pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho toà án nước
ngoài, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân
cấp huyện mà toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Câu 14. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh
doanh, thương mai, lao động được quy định như thế nào?

A. 1 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 15
ngày.

B. 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 1
tháng.

C. 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá 30
ngày.
D. 2 tháng rưỡi kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn nhưng không quá
15 ngày.

Câu 15. Các tranh chấp về kinh doanh giữa 2 công ty được giải quyết
theo trình tự tố tụng nào?

A. Tố tụng dân sự.

B. Tố tụng kinh doanh và thương mại.

C. Tố tụng thương mại.

D. Tố tụng kinh doanh.

Câu 16. Các tranh chấp về mua bán tài sản giữa 1 bên là công ty, 1
bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?

A. Tố tụng dân sự

B. Tố tụng kinh tế

C. Tố tụng thương mại

D. Tố tụng lao động.

Câu 17. Các tranh chấp về nợ giữa ngân hàng với 1 doanh nghiệp
được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?

A. Tố tụng kinh tế.

B. Tố tụng hành chính.

C. Tố tụng trọng tài.

D. Tố tụng dân sự.

Câu 18. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa 1 bên là doanh
nghiệp liên doanh, 1 bên là công dân được giải quyết theo trình tự tố
tụng nào?

A. Tố tụng hành chính.

B. Tố tụng dân sự.

C. Tố tụng kinh tế.


D. Tố tụng thương mại.

Câu 19. Khi toà án thụ lý vụ án về 1 doanh nghiệp đang lâm vào tình
trạng phá sản, được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?

A. Pháp lệnh trọng tài thương mại.

B. Bộ luật tố tụng hình sự.

C. Bộ luật tố tụng dân sự.

D. Luật phá sản.

Câu 20. Cơ quan công an tham gia vào quá trình xét xử các vụ kiện
đòi nợ giữa công dân với công dân như thế nào?

A. Được tham gia.

B. Tham gia một phần.

C. Nếu được mời sẽ tham gia.

D. Không có tư cách tham gia tố tụng.

Câu 21. Các tranh chấp về quyền thương hiệu do toà án cấp nào xét
xử?

A. Toà án nhân dân tối cao.

B. Cấp thành phố thuộc tỉnh.

C. Cấp tỉnh.

D. Cấp huyện.

Câu 22. Việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ giữa
các doanh nghiệp được tiến hành theo thủ tục nào?

A. Tố tụng hành chính.

B. Tố tụng thương mại.

C. Tố tụng kinh tế.

D. Tố tụng dân sự.


Câu 23. Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là vụ án dân
sự?

A. Vụ án dân sự là việc đương sự yêu cầu. Toà án công nhận cho mình
một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình \, kinh doanh, thương mại, lao
động.

B. Vụ án dân sự là những tranh chấp trước toà án về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động giữa các bên đương sự.

C. Vụ án dân sự là những vụ việc mà cá nhân, tổ chức khởi kiện để yêu


cầu toà án bảo vệ quyền dân sự của mình.

D. Vụ án dân sự là những tranh chấp được toà án thụ lý giải quyết.

Câu 24. Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là việc dân
sự?

A. Việc dân sự là việc tranh chấp giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức liên
quan đến một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại.

B. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án
công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.

C. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận
một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ quân sự của
mình.

D. Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc
không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,
yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Câu 25. Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về kinh
doanh, thương mại bao gồm:

A. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa công ty với
các thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên
quan đến việc thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển
đổi hình thức tổ

B. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, tranh chấp giữa
công ty với các thành viên của công ty.

C. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao công nghệ.

D. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau, tranh chấp về phá sản doanh nghiệp.

Câu 26. Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về dân sự
bao gồm:

A. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam, về quyền sở hữu tài sản, về hợp
đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có
mục đích lợi nhuận, về thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tanh chấp liên
quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí.

B. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ, vừa thừa kế tài sản, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.

C. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về hợp đồng dân sự, về quyền sở
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ không có mục đích lợi nhuận, về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

D. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam, về hợp
đồng dân sự, về quyền sở hữu trí tuệ, về thừa kế tài sản.

Câu 27. Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, tranh chấp về lao
động bao gồm chủ thể nào?

A. Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động đã được
hoà giải nhưng không thành

B. Tranh chấp liên quan đến việc hiện hợp đồng lao động giữa người lao
động với người sử dụng lao động.
C. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng
lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa công đoàn với người sử
dụng lao động.

D. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng
lao động và tranh chấp lao động giữa tập thể lao động với người sử dụng
lao động.

Câu 28. Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp về
kinh doanh, thương mại trong vận chuyển hàng hoá, hành khách
bằng đường không, đường biển do toà án cấp nào giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm?

A. Toà án nhân dân cấp tỉnh

B. Toà án nhân dân cấp huyện.

C. Toà án nhân dân tối cao.

D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.

Câu 29. Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp
giữa các thành viên trong một công ty về tổ chức lại công ty do toà án
cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?

A. Toà án nhân dân tối cao.

B. Toà án nhân dân cấp tỉnh.

C. Toà án nhân dân cấp huyện.

D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.

Câu 30. Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp về
đầu tư, thăm dò khai thác do toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm?

A. Toà án nhân dân tối cao.

B. Toà án nhân dân cấp tỉnh.

C. Toà án nhân dân cấp huyện.

D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 2

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 A Câu 16 A
Câu 2 A Câu 17 D
Câu 3 A Câu 18 B
Câu 4 A Câu 19 D
Câu 5 A Câu 20 D
Câu 6 A Câu 21 C
Câu 7 B Câu 22 D
Câu 8 C Câu 23 B
Câu 9 C Câu 24 D
Câu 10 D Câu 25 A
Câu 11 B Câu 26 A
Câu 12 C Câu 27 D
Câu 13 D Câu 28 A
Câu 14 B Câu 29 B
Câu 15 A Câu 30 B

TN 3:

Câu 1. Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, những tranh chấp nào
về mua bán hàng hoá giữa 2 công ty và đều có mục đích lợi nhuận do
toà án cấp nào giải quyết theo thủ tục sơ thẩm?

A. Toà án nhân dân tối cao.

B. Toà án nhân dân cấp tỉnh.

C. Toà án nhân dân cấp huyện.

D. Cả toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện.
Câu 2. Ai có quyền vay vốn tại các tổ chức tín dụng Việt Nam bằng
cách thế chấp giá trị quyền sử dụng đất?

A. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.

B. Cá nhân, các loại pháp nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.

C. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế.

D. Hộ gia đình, pháp nhân, cá nhân, tổ chức.

Câu 3. Cá nhân, tổ chức nào được góp vốn kinh doanh bằng giá trị
quyền sử dụng đất?

A. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.

B. Các tổ chức, pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình.

C. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp liên doanh.

D. Các tổ chức, pháp nhân, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế nước
ngoài ở Việt Nam.

Câu 4. Cá nhân, hộ gia đình nông nghiệp, muốn cho thuê đất phải có
điều kiện gì?

A. Chuyển sang làm nghề khác.

B. Gia đình gặp khó khăn.

C. Thiếu sức lao động.

D. Gặp nhiều rủi ro.

Câu 5. Cá nhân, hộ gia đình thuê đất nông nghiệp muốn cho thuê lại
phải có điều kiện gì?

A. Đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.

B. Đã trả tiền thuê đất cho một nửa thời gian thuê.

C. Đã trả tiền thuê đất cho 3/4 thời gian thuê.

D. Đã trả tiền thuê đất cho 1/4 thời gian thuê.


Câu 6. Tổ chức kinh tế muốn cho thuê đất phải có điều kiện gì?

A. Đất mà tổ chức kinh tế đang sử dụng.

B. Đất do Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế có thu tiền.

C. Đất mà tổ chức kinh tế đang thuê của Nhà nước.

D. Đất mà tổ chức kinh tế đang được Nhà nước cấp.

Câu 7. Tổ chức kinh tế thuê đất của Nhà nước, muốn cho thuê lại
phải có điều kiện gì?

A. Đất do Nhà nước cho thuê nhưng tổ chức kinh tế không muốn dùng
đến nữa.

B. Đất do Nhà nước cho thuê nhưng sử dụng không có hiệu quả.

C. Đất do Nhà nước cho thuê mà tổ chức kinh tế đã trả hết tiền thuê đất.

D. Đất do Nhà nước cho thuê nhưng có người muốn thuê lại.

Câu 8. Cơ quan nào có thẩm quyền giao đất ở trong khu dân cư nông
thôn?

A. UBND xã.

B. Cơ quan địa chính cấp huyện, quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh xem xét
đơn của các gia đình rồi ra quyết định.

C. UBND xã xác nhận đơn của các gia đình xin đất ở rồi đưa lên UBND
huyện ra quyết định.

D. UBND tỉnh quyết định.

Câu 9. Thế nào là đất đô thị?

A. Là đất của cộng đồng người sống tập trung, hoạt động trong những
khu vực kinh tế phi nông nghiệp.

B. Là đất trong một thị trấn, thị xã, thành phố được sử dụng để xây dựng
nhà, ở, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ
lợi ích công cộng.
C. Là đất dùng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng như cầu cống, bệnh viện,
chợ, công viên, khu vui chơi, sân vận động.

D. Là đất dùng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, trung tâm thương mại,
công trình văn hoá, an ninh quốc phòng, các khu vui chơi giải trí.

Câu 10. Thế nào là đất chuyên dùng?

A. Đường giao thông, đê điều, thăm dò khai thác khoáng sản, công trình
an ninh quốc phòng, đất làm muối, làm nghĩa trang.

B. Là đất được sử dụng vào việc xây dựng các công trình chuyên môn
không đúng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng nhà ở.

C. Là đất được sử dụng vào mục đích không phải nông nghiệp, lâm
nghiệp, nhà ở.

D. Là đất được sử dụng để xây dựng các công trình công nghiệp, khoa
học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng, đê điều thuỷ lợi, thăm dò khai thác
khoáng sản, đất làm muối, làm nghĩa trang, làm công trình văn hoá.

Câu 11. Tổ chức kinh tế được phép chuyển nhượng quyền sử dụng
đất những loại đất nào?

A. Đất do Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê
đất.

B. Đất do Nhà nước giao không thu tiền, giao có thu tiền hoặc cho thuê
đất.

C. Đất do Nhà nước cho thuê mà đã trả đủ tiền thuê đất.

D. Đất do mua lại của cá nhân, hộ gia đình.

Câu 12. Những loại đất nào, tổ chức kinh tế được phép cho thuê
quyền sử dụng?

A. Đất do Nhà nước cho thuê đã trả đủ tiền thuê đất do Nhà nước giao có
thu tiền.

B. Đất do Nhà nước giao có thu tiền, đất do nhận chuyển nhượng hợp
pháp, đất đã có cơ sở hạ tầng.
C. Đất đã có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất do Nhà nước giao có thu
tiền, đất thuê của Nhà nước đã trả đủ tiền thuê, đất chuyển nhượng hợp
pháp.

D. Đất nhận chuyển nhượng hợp pháp, đất thuê của Nhà nước, đất đã đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Câu 13. Những cá nhân, tổ chức nào được thế chấp giá trị quyền sử
dụng đất?

A. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

B. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế.

C. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.

D. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội,
lực lượng vũ trang.

Câu 14. Những loại đất nào được phép đem đi thế chấp?

A. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất thuê của Nhà nước đã trả
tiền thuê đất.

B. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền
thuê đất.

C. Đất nông nghiệp, đất thuê của Nhà nước đã trả tiền thuê đất, đất ở, đất
chuyên dùng.

D. Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất thuê cuả
Nhà nước đã trả tiền thuê đất.

Câu 15. Có thể khởi tố về hình sự một nhà kinh doanh vi phạm pháp
luật nhưng vi phạm này không được quy định trong Bộ Luật Hình
sự?

A. Không thể.

B. Không thể, trừ trường hợp hành vi rất nguy hiểm cho xã hội nghiêm
trọng.

C. Không thể, trừ trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng.

D. Không thể, trừ trường hợp vi phạm này tái phạm nhiều lần.
Câu 16. Theo luật thương mại và Luật Hình sự, những hành vi sau
đây của nhà kinh doanh có phải là tội phạm không?

A. Buôn lậu, trốn thuế, đổ rác ra vỉa hè, quảng cáo dối trá.

B. Buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, quảng cáo dối trá.

C. Buôn lậu, trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè, quảng cáo dối trá.

D. Có ý làm trái, buôn lậu, trốn thuế, lấn chiếm vỉa hè, quảng cáo dối trá.

Câu 17. Căn cứ để phân biệt hành vi vi phạm hành chính với hành vi
tội phạm trong hoạt động kinh doanh.

A. Căn cứ vào người vi phạm (chủ thể là cá nhân hay pháp nhân), vào
mức độ vi phạm nhẹ hay nặng, vào nhành luật điều chỉnh, vào cơ quan có
thẩm quyền xử lý.

B. Căn cứ vào người vi phạm (chủ thể là cá nhân hay pháp nhân), vào
mức độ vi phạm nhẹ hay nặng, vào nhành luật điều chỉnh.

C. Căn cứ vào người vi phạm (chủ thể là cá nhân hay pháp nhân), vào
mức độ vi phạm nhẹ hay nặng, vào nhành luật điều chỉnh, vào cơ quan có
thẩm quyền xử lý, vào hính thức chế tài.

D. Một bên Luật Hành chính điều chỉnh, một bên Luật Hình sự điều
chỉnh.

Câu 18. Những cơ quan hành chính nào có quan hệ nhiều với doanh
nghiệp?

A. Cơ quan thuế, lao động, địa chính, đất đai, bảo vệ môi trường.

B. Cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế lao động, địa chính, bảo vệ môi
trường, quản lý thị trường.

C. Các sở của tỉnh, thành phố, cơ quan thuế, uỷ ban nhân dân các cấp.

D. Cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, bảo vệ môi trường địa
chính, quản lý thị trường, đo lường tiêu chuẩn.

Câu 19. Quyền của cơ quan hành chính đối với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp:
A. Cấp phép, đăng ký, chứng thực, chứng nhận, ra lệnh, bác bỏ, thanh tra,
cưỡng chế.

B. Cấp phép, đăng ký, thanh tra, cưỡng chế, đỏi hỏi doanh nghiệp phải
báo cáo tình hình tài chính.

C. Cấp phép, đăng ký, thanh tra, cưỡng chế, tiến hành kiểm toán.

D. Cấp phép, đăng ký, chứng thực, chứng nhận, công chứng, thanh tra,
cưỡng chế, tiến hành kiểm toán, thu thuế.

Câu 20. Nếu cơ quan hành chính có thẩm quyền không đăng ký cho
lập doanh nghiệp, công dan có quyền kiện hay không? kiện ở đâu?

A. Kiện với cơ quan cấp trên của cơ quan hành chính đó.

B. Kiện tại Viện kiểm sát nhân dân.

C. Kiện tại Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

D. Kiện tại Toà án hành chính.

Câu 21. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thẩm quyền không đăng ký
cho lập doanh nghiệp, công dân có quyền kiện hay không? Kiện ở
đâu?

A. Kiện tại cơ quan thuế cấp trên.

B. Kiện tại Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

C. Kiện tại. Viện kiểm sát nhân dân.

D. Kiện tại Toà án hành chính.

Câu 22. Doanh nghiệp có quyền kiện một quyết định đình chỉ kinh
doanh của cơ quan hành chính đối với doanh nghiệp mình hay
không? Kiện ở đâu?

A. Kiện tại cơ quan cấp đăng ký kinh doanh.

B. Kiện tại Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

C. Kiện tại Viện kiểm sát nhân dân

D. Kiện tại Toà án hành chính.


Câu 23. Nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hoạt động, phải báo cho cơ
quan nào, ở cấp nào?

A. Báo cho cơ quan đã cấp cho mình.

B. Báo cho cơ quan đã cấp đăng ký và toà án.

C. Báo cho cơ quan đã cấp đăng ký và uỷ ban nhân dân.

D. Báo cho cơ quan đã cấp đăng ký và Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 24. Doanh nghiệp có quyền kiện cơ quan hành chính trước toà
án hành chính về những việc gì?

A. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, phạt về bảo vệ môi trường.

B. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, phạt hành chính, quyết định trưng
dụng tài sản của doanh nghiệp.

C. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, tháo dỡ công trình.

D. Đánh thuế, đình chỉ kinh doanh, tháo dỡ công trình, phạt hành chính,
quyết định trưng dụng tài sản của doanh nghiệp.

Câu 25. Thế nào là chế tài hành chính?

A. Là biện pháp cưỡng chế của cơ quan hành chính đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính.

B. Là biện pháp phạt những hành vi vi phạm pháp luật về hành chính.

C. Là biện pháp cưỡng chế đối với những hành vi vi phạm nhẹ.

D. Là biện pháp trừng phạt bắt buộc đối vứi cá nhân vi phạm pháp luật
hành chính.

Câu 26. Cơ quan hành chính gồm:

A. Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan
thuộc uỷ ban nhân dân các cấp.

B. Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh, thành phố
thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xã, phường,
thị trấn.
C. Chính phủ, Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và
các cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân các cấp.

D. Bộ, Chính phủ, Tổng cục, Uỷ ban nhân dân các cấp từ Trung ương đến
địa phương.

Câu 27. Các hình thức cưỡng chế hành chính đối với doanh nghiệp vi
phạm hành chính:

A. Xử phạt hành chính, ngăn chặn hành chính, cảnh cáo, phạt tiền.

B. Phòng ngừa hành chính, ngăn chặn hành chính, xử phạt hành chính.

C. Phạt tiền, tịch thu tang vật.

D. Cảnh cáo, tịch thu, phạt tiền.

Câu 28. Các hình thức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi
phạm hành chính:

A. Phạt tiền, cảnh cáo và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

B. Phạt tiền, cảnh cáo, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép,
buộc khôi phục lại tình trạng mất trật tự.

C. Phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

D. Cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu, buộc thực hiện các biện pháp cần thiết để
khôi phục trật tự công cộng.

Câu 29. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bao
gồm:

A. Vi phạm các quy định về: ghi chép sổ sách, tài khoản kế toán, báo cáo
tài chính, kiểm tra bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, kiểm kê tài sản, tổ
chức bộ máy, hành nghề, áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy
định khác.

B. Vi phạm quy định về chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán, về báo cáo
tài chính và công khai báo cáo tài chính, về kiểm tra, bảo quản, lữu trữ tài
liệu kế toán, về kiểm kê tài sản, về tổ chức bộ máy và bố trí ngời làm kế
toán, hành nghề về áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định
khác.
C. Vi phạm quy định về chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán, bút toán,
báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chính, lữu trữ tài liệu kế toán,
kiểm kê tài sản, hành nghề, áp dụng áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán
và các quy định khác.

D. Vi phạm các quy định về: Kiểm toán, chứng từm sổ sách, tài khoản kế
toán, báo cáo tài chính và công khai báo cáo tài chinh, lưu trữ tài liệu kế
toán, kiểm kê tài sản, tổ chức bộ máy, hành nghề, áp dụng chế độ kế toán
và các quy định khác.

Câu 30. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh bao
gồm:

A. Vi phạm các quy định về kiểm tra hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh
tranh không lành mạnh, các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

B. Vi phạm các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh
tranh không lành mạnh, các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

C. Vi phạm các quy định về hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành
mạnh, các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

D. Vi phạm các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
thương mại, dịch vụ các quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 3

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 D Câu 16 A
Câu 2 C Câu 17 C
Câu 3 A Câu 18 D
Câu 4 C Câu 19 A
Câu 5 A Câu 20 D
Câu 6 B Câu 21 D
Câu 7 C Câu 22 D
Câu 8 C Câu 23 A
Câu 9 B Câu 24 D
Câu 10 D Câu 25 A
Câu 11 A Câu 26 C
Câu 12 C Câu 27 B
Câu 13 B Câu 28 D
Câu 14 A Câu 29 B
Câu 15 A Câu 30 B

TN 4:

Câu 1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại bao
gồm:

A. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập
và hoạt động của văn phòng đại diện, lưu thông, kinh doanh, hàng hoá,
dịch vụ trên thị trường, xúc tiến thương mại, và các hoạt động thương mại
khác.

B. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thành lập
và hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài
tại Việt Nam, lưu thông, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ trên thị trường,
xúc tiến thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoám dịch vụ và liên
quan đến xuất khẩu hàng hoá.

C. Vi phạm quy định về cấp đăng ký kinh doanh, thành lập và hoạt động
của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, lưu thông, kinh doanh, hàng hoá,
dịch vụ trên thị trường, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá, dịch vụ.

D. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của văn
phòng đại diện, chi nhánh, tổ chức thương nhân nước ngoài tại Việt Nam,
lưu thông, kinh doanh, dịch vụ trên thị trường, xúc tiến thương mại, xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động thương mại khác.

Câu 2. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng quản lý
nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm:

A. Vi phạm các quy định về xây dựng các công trình mới, công trình cải
tạo, sửa chữa, quản lý nhà tại các điểm dân, đô thị, quản lý, bảo vệ các
công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, vi phạm về quản lý xây dựng.

B. Vi phạm các quy định về cấp phép xây dựng các công trình mới, công
trình cải tạo, sửa chữa, quản lý nhà tại các khu chung cư quản lý, bảo vệ
các công trình kỹ thuật hạ tần đô thị.
C. Vi phạm các quy định về quản lý xây dựng các công trình mới, quản lý
nhà tại các điểm dân cư, đô thị, quản lý, bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ
tầng đô thị.

D. Vi phạm các quy định về cấp phép xây dựng các công trình mới, công
trình cải tạo, sửa chữa, quản lý nhà tại các khu đô thị, quản lý, bảo vệ các
khu đô thị, quản lý, bảo vệ các công trình cầu, đường.

Câu 3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế bao gồm:

A. Vi phạm các quy định về đăng ký thuế, nộp quyết toán thuế, thu, nộp
tiền thuê, kiểm tra giám sát các hoạt động thu thuế của doanh nghiệp.

B. Vi phạm các quy định về đăng ký, kê khai thuế, lập, nộp quyết toán
thuế, kiểm tra, thanh tra về thuế, thời hạn nộp thuế, hành vi trốn thuế.

C. Vi phạm các quy định về đăng ký mã số thuế, thu, nộp tiền thuế, tiền
phạt, kiểm tra, thanh tra về thuế, thời hạn nộp thuế của mọi cá nhân.

D. Vi phạm các quy định về đăng ký, kê khai, lập, nộp quyết toán thuế,
về thu, nộp tiến thuế, tiền phạt, kiểm tra, về thanh tra về thuế về các hành
vi trốn thuế.

Câu 4. Thế nào là đối tượng chịu thuế?

A. Là mọi hàng hoá, dịch vụ phải chịu thuế.

B. Là loại hàng hoá, dịch vụ nào phải chịu đóng thuế, loại nào không bị
đánh thuế.

C. Là mọi hàng hoá dùng cho sản xuất, kinh doanh phải đóng thuế.

D. Là mọi hàng hoá dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phải
đóng thuế.

Câu 5. Thế nào là đối tượng nộp thuế?

A. Là những cá nhân, tổ chức nào có nghĩa vụ nộp hoặc không phải nộp
một loại thuế nhất định.

B. Là những cá nhân, tổ chức nào có nghĩa vụ nộp thuế.

C. Là những cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp các loại thuế.

D. Là những cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp hoặc không nộp thuế.


Câu 6. Thế nào là thuế suất?

A. Là linh hồn của một sắc thuế.

B. Các mức tiền trong một sắc thuế mà các đối tượng phải nộp.

C. Là mức tiền mà Nhà nước quy định cho các đối tượng phải nộp.

D. Là mức độ động viên của Nhà nước đối với xã hội.

Câu 7. Thế nào là thuế suất luỹ từng phần?

A. Là mức tiền quy định trong một sắc thuế được tính tăng lên từng phần
theo từng bậc thu nhập của đối tượng phải nộp thuế.

B. Là mức tiền phải nộp được tính tăng lên từng phần.

C. Là mức tiền phải nộp tính theo từng bậc thu nhập.

D. Là mức tiền phải nộp tính từ thấp lên cao.

Câu 8. Thế nào là thuế suất luỹ tiền toàn phần?

A. Là mức tiền được tính toàn bộ trong một sắc thuế mà đối tượng phải
nộp.

B. Là mức tiền được tính gộp lại các phần luỹ tiến trong một sắc thuế.

C. Là mức tiền được tính chung trên toàn bộ đối tượng tính thuế trong
một sắc thuế mà đối tượng phải nộp.

D. Là mức tiền gộp lại tất cả các mức phải nộp.

Câu 9. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng miễn thuế trong
những trường hợp nào?

A. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập trong hai năm.

B. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập ở các vùng xa xôi,
hẻo lánh trong hai năm.

C. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập trong hai năm nếu
có gặp khó khăn về sản xuất, kinh doanh từ khi thành lập.
D. Miễn cho doanh nghiệp trong nước mới thành lập trong hai năm nếu
doanh nghiệp chưa có thu nhập.

Câu 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại đối với doanh nghiệp
Nhà nước (không tính thuế mới được áp dụng tháng 7/2004) quy
định thuế suất chung, thuế suất thấp nhất, cao nhất là bao nhiêu?

A. Thuế suất chung 32%, thấp nhất 15%, cao nhất 50%.

B. Thuế suất chung 32%, thấp nhất 10%, cao nhất 50%.

C. Thuế suất chung 32%, thấp nhất 25%, cao nhất 50%.

D. Thuế suất chung 32%, thấp nhất 20%, cao nhất 50%.

Câu 11. Thuế VAT hiện tại (không tính thuế mới được áp dụng
tháng 7/2004) có mấy thuế suất, loại thấp nhất, loại cao nhất?

A. Bốn thuế suất, thấp nhất 0%, cao nhất 30%.

B. Bốn thuế suất, thấp nhất 0%, cao nhất 25%.

C. Bốn thuế suất, thấp nhất 0%, cao nhất 20%.

D. Bốn thuế suất, thấp nhất 0%, cao nhất 15%.

Câu 12. Hành vi vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt gồm hành vi
nào?

A. Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, kê khai, chậm nộp thuế,
khai man, không nộp thuế.

B. Không thực hiện đúng quy định về đăng ký, kê khai, chậm nộp thuế,
khai man, không nộp thuế, nộp phạt về thuế.

C. Khai man, trốn thuế, chậm nộp thuế.

D. Khai man, trốn thuế, chậm nộp thuế, chậm nộp tiền phạt về thuế.

Câu 13. Hành vi vi phạm Luật thuế xuất nhập khẩu gồm hành vi
nào?

A. Khai man, trốn thuế, không nộp thuế.

B. Khai man, trốn thuế, không nộp thuế, chậm nộp thuế.
C. Khai man, trốn thuế, không nộp thuế, chậm nộp thuế, chậm nộp tiền
phạt về thuế.

D. Khai man, trốn thuế.

Câu 14. Hành vi vi phạm Luật thuế thu nhập cá nhân có thu nhập
cao gồm hành vi nào?

A. Không kê khai, lập sổ sách, chứng từ, khai man, trốn thuế, nộp chậm
tiền thuế.

B. Không lkập chứng từ về thuế thu nhập, không kê khai, lập sổ sách,
khai man, dây chưa nộp thuế.

C. Không kê khai, lập sổ sách, chứng từ về thuế thu nhập, khai man, trốn
thuế, nộp chậm, dây dưa nộp thuế.

D. Trốn thuế, khai man không lập chứng từ về thuế dây dưa nộp thuế.

Câu 15. Thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh vào những loại đất nào?

A. Đất chăn nuôi, đất nuôi trồng thuỷ sản.

B. Đất trồng trọt, đất trồng rừng, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đất
chăn nuôi.

C. Đất trồng trọt, đất chăn nuôi, đất trồng rừng.

D. Đất trồng trọt, đất chăn nuôi, đất trồng cỏ tự nhiên.

Câu 16. Luật thương mại hiện hành qui định hàng hoá bao gồm
những loại nào?

A. Tất cả các sản phẩm được phép mua bán, trao đổi lưu thông trên thị
trường, kể cả đất đai, công trình, nhà ở cho thuê, mua bán.

B. Tất cả những tài sản gồm động sản và bất động sản như máy móc, thiết
bị, nguyên vật liệu, vật liệu, nhà ở cho thuê, mua bán.

C. Một số hàng hoá được phép lưu thông trên thị trường như máy móc,
thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, nhà ở cho thuê, mua bán.

D. Gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động
sản khác lưu thông trên thị trường, nhà ở cho thuê, mua bán.
Câu 17. Phân biệt khái niệm hành vi thương mại theo Luật thương
mại với hành vi kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp?

A. Hành vi thương mại theo Luật Thương mại là hành vi của cá nhân, tổ
chức có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hành vi kinh doanh theo
luật doanh nghiệp là hành vi của nhà kinh doanh nhằm mục đích kiếm
lời.

B. Hành vi thương mại theo luật thương mại là hành vi của thương nhân
trong hoạt động thương mại, hành vi kinh doanh theo luật doanh nghiệp
là hành vi của nhà sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.

C. Hành vi thương mại theo luật Thương mại là hành vi của thương nhân
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hành vi kinh doanh theo luật
doanh nghiệp là hành vi của doanh nhân nhằm mục đích kiếm lời.

D. Hành vi thương mại theo luật thương mại là hành vi của cá nhân, tổ
chức có kinh doanh thương mại, hành vi kinh doanh theo luật doanh
nghiệp là hành vi của nhà kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.

Câu 18. Thế nào là hành vi xúc tiến thương mại?

A. Các hoạt động quảng cáo, marketing nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội
bán hàng và cung cấp dịch vụ.

B. Các hoạt động trước khi bán hàng nhằm làm cho người tiêu dùng hiểu
hàng hoá, dịch vụ của mình.

C. Hoạt động nhằm tìm kiến, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung cấp dịch
vụ thương mại.

D. Hoạt động quảng bá sản phẩm ra công chúng nhằm tìm kiếm cơ hội
kinh doanh.

Câu 19. Một cá nhân muốn hành nghề thương mại phải có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ. Thế nào là hành vi dân sự đầy đủ?

A. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có giấy phép kinh doanh.

B. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường.

C. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không tâm thần.

D. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không bị tước quyền kinh doanh.


Câu 20. Trình bày những thủ tục chủ yếu cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp thương mại?

A. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư, nộp bộ hồ sơ
tại Bộ kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ
hợp lệ.

B. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đâù tư, nộp bộ hồ sơ
tại Sở kế hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ
hợp lệ.

C. Làm đơn và kê khai theo mẫu của UBND tỉnh, nộp bộ hồ sơ tại Sở kế
hoạch và đầu tư, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ.

D. Làm đơn và kê khai theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư, nộp bộ hồ sơ
tại Sở Thương mại, 15 ngày sau sẽ có giấy chứng nhận, nếu hồ sơ hợp lệ.

Câu 21. Quyền sở hữu hàng hoá chuyển từ người bán sang người
mua được tính từ thời điểm nào?

A. Từ thời điểm ký kết hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.

B. Từ thời điểm trả tiền, nếu không có thoả thuận khác.

C. Từ thời điểm giao hàng, nếu không có thoả thuận khác.

D. Từ thời điểm thanh toán, nếu không có thoả thuận khác.

Câu 22. Thời hạn khiếu nại về tranh chấp thương mại được qui định
như thế nào?

A. Bốn tháng kêt từ ngày giao hàng đối với khiến kiện về chất lượng; ba
tháng đối với các trường hợp khác theo qui định của Luật thương mại,
nếu các bên không có thoả thuận trong hợp đồng.

B. Sau tháng kể từ ngày trả tiền xong đối với khiếu kiện về chất lượng, ba
tháng đối với các trường hợp khác theo qui định của Luật Thương mại,
nếu các bên không có thoả thuận trong hợp đồng.

C. Sáu tháng kể từ ngày các bên phát sinh tranh chấp đối với khiếu kiện
về chất lượng, ba tháng đối với các trường hợp khác theo qui định của
Luật Thương mại, nếu các bên không có thoả thuận trong hợp đồng.
D. Do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo qui định của Luật
Thương mại, sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu kiện về chất
lượng, ba tháng đối với các trường hợp khác.

Câu 23. Thế nào là thời hiệu tố tụng áp dụng trong việc giải quyết
các tranh chấp thương mại?

A. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ
khi khiếu nại phát sinh.

B. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ
khi tranh chấp phát sinh.

C. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ
khi ký kết hợp đồng.

D. Thời hiệu tố tụng là hai năm áp dụng cho các hành vi thương mại kể từ
khi các bên nhận biết được tranh chấp.

Câu 24. Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp
thực hiện đúng hợp đồng có những nội dung gì?

A. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và thực hiện đúng các cam
kết khác, hoặc dùng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện.

B. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng hoặc dùng biện pháp khác
để hợp đồng được thực hiện.

C. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng hoặc dùng biện pháp khác
để hợp đồng có thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.

D. Là việc bên có quyền bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng
tất cả các điều khoản ghi tỏng hợp đồng hoặc biện pháp khác để hợp đồng
được thực hiện hoặc dùng hàng khác để thay thế và bên vi phạm phải
chịu phí tổn phát sinh.

Câu 25. Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp
vi phạm có những nội dung gì?
A. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong trường hợp có
thoả thuận hoặc pháp luật có qui định.

B. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có
thoả thuận.

C. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, nếu pháp luật có qui định.

D. Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một
khoản tiền phạt nhất định hoặc trả bằng hiện vật do vi phạm hợp đồng,
nếu trong hợp đồng có thoả thuận hoặc pháp luật có qui định.

Câu 26. Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp
bồi thường thiệt hại cần có những yếu tố gì?

A. Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ trực tiếp
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, bên vi phạm có lỗi.

B. Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mỗi quan hệ trực tiếp
giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, bên vi phạm cố ý vi phạm.

C. Có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại vật chất và tinh thần, có mối
quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất, bên
vi phạm hợp đồng có lỗi.

D. Có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại vật chất, có mối quan hệ
trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất, bên vi phạm
hợp đồng có lỗi.

Câu 27. Xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá bằng biện pháp
huỷ hợp đồng có những nội dung chủ yếu gì?

A. Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng. Bên
huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết.

B. Bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có quyền tuyên bố huỷ hợp
đồng, nếu vi phạm các điều kiện mà các bên đã thoả thuận ghi trong hợp
đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết.
C. Bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có quyền tuyên bố huỷ hợp
đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không
thông báo ngay mà gây thiệt hại thì bên huỷ hợp đồng phải bồi thường.

D. Bên có quyền lợi bị vi phạm hợp đồng có quyền tuyên bố huỷ hợp
đồng, nếu có vi phạm các điều kiện mà các bên đã có thoả thuận ghi trong
hợp đồng. Bên huỷ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Bên
bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường.

Câu 28. Theo Luật thương mại, thế nào là tranh chấp thương mại?

A. Là tranh chấp giữa bên mua và bên bán do thực hiện không đúng các
điều khoản của hợp đồng.

B. Là tranh chấp giữa bên mua và bên bán do thực hiện không đúng các
điều khoản của hợp đồng trong hoạt động thương mại.

C. Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.

D. Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại và các tranh chấp khác.

Câu 29. Trình bày các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại:

A. Thương lượng, hoà giải, hoặc giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.

B. Trước hết lưu thông qua thương lượng, hoà giải, hoặc giải quyết bằng
Trọng tài hoặc toà án.

C. Thương lượng các bên có thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc
cá nhân làm trung gian hoà giải thông qua hoà giải, hoặc tranh chấp
thương mại được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.

D. Trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, các bên có
thể thoả thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân làm trung gian
hoà giải thông qua hoà giải, nếu thương lượng, hoà giải không đạt kết quả
thì tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài hoặc toà án.

Câu 30. Các cơ quan Nhà nước quản lý về thương mại gồm:

A. Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính
phủ.
B. Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính
phủ, UBND các cấp.

C. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, bộ thương mại, các cơ
quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm quản lý về thương mại
trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, UBND các cấp, thanh tra
thương mại.

D. Chính phủ thống nhất quản lý về thương mại, bộ thương mại, các cơ
quan thành viên của Chính phủ có trách nhiệm quản lý về thương mại
trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, UBND các cấp, thanh tra
thương mại, cơ quan quản lý thị trường.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 4

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 B Câu 16 D
Câu 2 A Câu 17 B
Câu 3 D Câu 18 C
Câu 4 B Câu 19 B
Câu 5 A Câu 20 B
Câu 6 B Câu 21 C
Câu 7 A Câu 22 D
Câu 8 C Câu 23 A
Câu 9 A Câu 24 C
Câu 10 A Câu 25 D
Câu 11 C Câu 26 D
Câu 12 B Câu 27 D
Câu 13 C Câu 28 C
Câu 14 C Câu 29 D
Câu 15 B Câu 30 C

TN 5:

Câu 1. Cơ quan thanh tra thương mại có những hoạt động gì?
A. Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luạt,
phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến
nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về pháp luật thương mại
(ví dụ: Viện kiểm sát).

B. Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, kiểm tra chấp hành pháp luật
thương mại, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm và xử lý theo thẩm
quyền, hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về pháp
luật thương mại (ví dụ: Viện kiểm sát).

C. Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
Thương mại, phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm và xử lý theo thẩm
quyền, hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về pháp
luật thương mại (ví dụ: Viện kiểm sát) hoặc kiến nghị các biện pháp bảo
đảm thi hành pháp luật Thương mại và hoàn thiện pháp luật Thương mại.

D. Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
phát hiện ngăn chặn hành vi vi phạm và xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến
nghị với cơ quan có thaqảm quyền xử lý vi phạm về pháp luật thương mại
(ví dụ: Viện kiểm sát) hoặc kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành
pháp Luật thương mại và hoàn thiện pháp luật thương mại.

Câu 2. Quyền hạn của thanh tra thương mại theo Luật Thương mại:

A. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ
và trả lời những vấn đề có liên quan đến việc thanh tra, yêu cầu giám định
trong trường hợp cần thiết, lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp
giải quyết, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm và xử lý vi phạm
theo pháp luật.

B. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ
và vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc tranh tra, yêu câù giám
định trong trwongf hợp cần thiết, lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện
pháp giải quyết, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm và xử lý vi
phạm theo pháp luật.

C. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ
và trả lời những vấn đề có liên quan đến việc thanh tra, yêu cầu giám định
trong trường hợp cần thiết, lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp
giải quyết, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm và xử lý bằng các
hình thức theo pháp luật.

D. Yêu cầu đương sự và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ
và trả lời những vấn đề có liên quan đến việc thanh tra, yêu cầu giám định
trong trường hợp cần thiết, lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp
giải quyết, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm bằng biện pháp
hành chính, dân sự, hình sự.

Câu 3. Quyền của thương nhân khi bị thanh tra về thương mại theo
luật thương mại:

A. Yêu cầu thanh tra báo trước nội dung tranh tra, xuất trình quyết định
thanh tra, thẻ thanh tra viên, thực hiện đúng pháp luật về thanh tra, khiếu
nại, tố cáo các thanh tra viên nếu có vi phạm pháp luật.

B. Yêu cầu thanh tra báo trước nội dung tranh tra, xuất trình quyết định
thanh tra, thẻ thanh tra viên, thực hiện đúng pháp luật về thanh tra, khiếu
nại, tố cáo các thanh tra viên nếu có vi phạm pháp luật, yêu cầu bồi
thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của thanh
tra viên gây ra.

C. Yêu cầu thanh tra viên xuât trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra
viên, và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo các thanh
tra viên nếu có vi phạm pháp luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại do các
biện pháp xử lý không đúng pháp luật của thanh tra viên gây ra.

D. Yêu cầu thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra
viên, và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo các thanh
tra viên nếu có vi phạm pháp luật, yêu cầu bồi thường thiệt hại do vật
chất, tinh thần và các khoản khác, các biện pháp xử lý không đúng pháp
luật của thanh tra viên gây ra.

Câu 4. Nghĩa vụ của thương nhân khi bị thanh tra về thương mại:

A. Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra, thực
hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại.

B. Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra, thực
hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại, xuất trình các
loại giấy tờ có liên quan.

C. Thực hiện các yêu cầu của thanh tra viên về nội dung thanh tra: thực
hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại, xuất trình chứng
cứ cho thanh tra viên.

D. Thực hiện các thủ tục của thanh tra viên về nội dung thanh tra, thực
hiện các quyết định xử lý của thanh tra viên thương mại.
Câu 5. Những hành vi nào là hành vi vi phạm Luật Thương mại?

A. Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kinh
doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động thương mại
sau khi đã bị đình chỉ hoặc tước giấy phép, không có trụ sở, cửa hàng,
không có biển hiệu, kinh doanh hàng cấm.

B. Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kinh
doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động thương mại
sau khi đã bị đình chỉ hoặc tước giáy phép, không có trụ sở, cửa hàng,
không có biểu hiện, kinh doanh hàng cấm, không niêm yết giá.

C. Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
hoạt động thương mại khi đã bị đình chỉ hoặc tước quyền, không có trụ
sở, cửa hàng, không có biểu hiện, kinh doanh hàng cấm, kinh doanh hàng
không đủ điều kiện.

D. Kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
hoạt động thương mịa khi bị đình chỉ hoặc tước quyền, không có trụ sở,
cửa hàng, không có biểu hiện, kinh doanh hàng cấm, kinh doanh hàng
không đủ điều kiện, không báo cáo cơ quan chủ quản.

Câu 6. Trình bày về phạm vi quy định cảu Luật Thương mại nước
ta:

A. Luật Thương mại qui định những hành vi thương mại của tất cả cá
nhân, doanh nghiệp tham gia buôn bán trên thương trường.

B. Luật Thương mại qui định tất cả các hoạt động thương mại của công
dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

C. Luật Thương mại là một bộ phận pháp luật qui định hoạt động thương
mại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời quy định hoạt động
thương mại cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

D. Luật Thương mại qui định tất cả các hành vi thương mại của thương
nhân tại nước Việt Nam.

Câu 7. Trình bày khái niệm hành vi thương mại theo pháp luật nước
ta:
A. Là hành vi của cá nhân có đăng ký kinh doanh cuả công ty thương mại
trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau.

B. Là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân
với các bên có liên quan.

C. Là hành vi của thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
trong hoạt động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các
thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan.

D. Là hành vi của cá nhân, pháp nhân có đăng ký hoạt động thương mại ở
lãnh thổ Việt Nam, hoặc hoạt động thương mại ở nước ngoài.

Câu 8. Trình bày khái niệm hoạt động thương mại theo pháp luật
nước ta:

A. Là những hoạt động trong lĩnh vực thương mại như mua bán, trao đổi
hàng hoá, cung ứng dịch vụ hàng hoá, môi giới kinh doanh nhằm mục
đích kiếm lời, hoặc phục vụ cho việc thực hiện chính sách kinh tế – xã
hội cuả Nhà nước.

B. Là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân
bao gồm mua bán, trao đổi hàng hoá, trưng bày giới thiệu sản phẩm,
những hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích kiếm lời.

C. Là việc thực hiện các công đoạn của quá trình kinh doanh từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, hoạt động môi giới hàng hoá, hoạt
động dịch vụ sau bán hàng nhằm mục đích kiếm lời, hoặc nhằm thực hiện
các chính sách kinh tế – xã hội.

D. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương
mại của thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
thương mại, và hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích kiếm lời
hoặc nhằm các chính sách kinh tế – xã hội.

Câu 9. Theo luật thương mại hiện hành, thương nhân gồm những ai?

A. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh
thương mại.

B. Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp liên quan có đăng ký kinh doanh thương mại.
C. Doanh nghiệp nước ngoài, hợp tác xã, các doanh nghiệp, cá nhân có
đăng ký kinh doanh thương mại.

D. Cá nhân, hộ gia đình, việt kiều đã về nước, doanh nghiệp nước ngoài,
các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thương mại.

Câu 10. Những dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá là những dịch
vụ nào?

A. Dịch vụ quảng cáo sản phẩm, khuyến mãi, dịch vụ giao hàng tại nhà,
bảo hành, giám định, hàng hoá, đấu thầu hàng hoá.

B. Dịch vụ trước khi bán hàng như quảng cáo, khuyến mại và dịch vụ sau
khi bán hàng như sửa chữa, bảo hành.

C. Dịch vụ giao nhận hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, đấu giá hàng hoá,
quảng cáo, khuyến mại.

D. Dịch vụ như giám định hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, đấu giá hàng
hoá, môi giới thương mại…

Câu 11. Luật thương mại được áp dụng cho những cá nhân, tổ chức
nào?

A. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại ở trong nước
Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt cá nhân, tổ chức
đó thuộc thành phần kinh tế Nhà nước hay thành phần kinh tế tư nhân.

B. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức là thương nhân có hoạt động thương
mại tại Việt Nam không phân biệt thành phần kinh tế, phương thức hoạt
động.

C. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức của Việt Nam hoạt động thương mại
tại Việt Nam, không phân biệt ngành nghề kinh doanh, qui mô và phương
thức hoạt động.

D. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức là thương nhân có hoạt động thương
mại ở Việt Nam và hoạt động thương mại ở nước ngoài không phân biệt
ngành nghề kinh doanh, qui mô và phương thức kinh doanh.

Câu 12. Có bao nhiêu lọai hình công ty?

A. Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên


B. Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Công ty
hợp danh

C. Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Công ty
hợp danh, Nhóm Công ty

D. Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên trở lên, Công ty
hợp danh, Nhóm Công ty và các DNTN

Câu 13. Lọai cổ phần nào được chuyển nhượng tự do?

A. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi

B. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi biểu
quyết

C. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi cổ tức

D. Cổ phần phổ thông, các lọai cổ phần ưu đãi trừ cổ phần ưu đãi hoàn lại

Câu 14. Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh, cơ quan đăng kí kinh doanh phải thông
báo nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đó cho cơ quan
thuế, thống kê:

A. 7 ngày

B. 15 ngày

C. 20 ngày

D. 30 ngày

Câu 15. Mỗi cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp
tư nhân?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Tùy ý

Câu 16. Lọai hình DN nào có quyền phát hành các lọai cổ phiếu:
A. Công ty TNHH

B. Công ty hợp danh

C. Công ty cổ phần

D. Doanh nghiệp Tư nhân

Câu 17. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân khi:

A. Đăng kí kinh doanh

B. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

C. Khi nộp đơn xin thành lập Công ty

D. A, B, C đều sai

Câu 18. Điểm khác biệt giữa thành viên hợp danh (TVHD) và thành
viên góp vốn (TVGV):

A. TVHD phải chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của Công ty còn TVGV chỉ chịu trác nhiệm bằng số vốn mình
góp vào Công ty

B. TVHD có quyền điều hành quản lí Công ty còn TVGV thì không

C. TVHD không được làm chủ DNTN khác hoặc làm TVHD của Công ty
Hợp danh khác còn TVGV thì được

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 19. Tổ chức kinh doanh nào sau đây không có tư cách pháp
nhân:

A. Công ty cổ phần

B. Công ty hợp danh

C. Doanh nghiệp tư nhân

D. Cả 3 câu đều sai

Câu 20. Vốn điều lệ là gì?


A. Số vốn tối thiểu theo qui định pháp luật để doanh nghiệp họat động
kinh doanh

B. Số vốn do các thành viên của doanh nghiệp góp vào

C. Số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong 1 thời
hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty

D. B và C đúng

Câu 21. Việc bảo đảm của nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở
hữu doanh nghiệp thể hiện ở:

A. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình
doanh nghiệp được qui định trong luật nảy, bảo đảm sự bình đẳng trước
pháp luật của các doanh nghiệp

B. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản,vốn đầu tư,quyền lợi ích
hợp pháp khác của DN và chủ sở hữu DN

C. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của DN và chủ sở hữu DN không bị
quốc hữu hóa

D. Tất cả đều đúng

Câu 22. Các quyền cơ bản, quan trọng nhất của DN:

A. Tự chủ KD, chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh
doanh, đầu tư, chủ động mở rộng qui mô và ngành nghề kinh doanh

B. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động phân bố và sử dụng vốn

C. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng

D. Trực tiếp thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng
theo qui định của pháp luật

Câu 23. Nghĩa vụ của doanh nghiệp:

A. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh

B. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của DN

C. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo qui định của pháp
luật về lao động
D. Khiếu nại tố cáo theo qui định.

Câu 24. Các hành vi nào là bị cấm đối với DN:

A. Sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ không theo đúng chất lượng
và số lượng

B. Không đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho khách hàng

C. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung, hồ sơ đăng kí
kinh doanh hoặc không kịp thời với những thay đổi của hồ sơ đăng kí
kinh doanh

D. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật qui
định

Câu 25. Trường hợp nào thì được cấp lại giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh:

A. Khi thay đổi tên,địa chỉ trụ sở chính,chi nhánh văn phòng

B. Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

C. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh bị mất,rách,cháy hoặc tiêu hủy
dưới các hình thức

D. B và C đúng

Câu 26. Điều lệ công ty là:

A. Bảng cam kết về việc thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật

B. Bảng cam kết của tất cả các thành viên về việc thành lập tổ chức,quản
lí và hoạt động của công ty

C. Bảng cam kết giữa các thành viên của DN trong việc chia tỉ lệ lợi
nhuận

D. Bảng cam kết đối với khách hàng

Câu 27. Tư cách chấm dứt thành viên của DN trong các trường hợp
nào?

A. Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp của mình cho người khác
B. Thành viên chết

C. Khi điều lệ DN qui định

D. Tất cả đều đúng

Câu 28. Số lượng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

A. Tối thiểu là 2

B. Không giới hạn

C. Tối thiểu là 2,tối đa là 50

D. Tất cả đều sai

Câu 29. Quyết định của HĐQT được thông qua tại cuộc họp khi:
(trong Cty TNHH 2 thành viên)

A. Số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự
họp chấp thuận

B. Số phiếu đại diện ít nhất 50% tổng số vốn điều lệ

C. Số phiếu đại diện ít nhất 48.75% tổng số vốn điều lệ

D. Cả A và C đều đúng

Câu 30. Theo quyết định của Hội Đồng thành viên trong Cty TNHH
2 thành viên trở lên thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình
thức nào sau đây:

A. Tăng vốn góp của thành viên,tiếp nhận vốn góp của thành viên mới

B. Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên
của công ty

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 5

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 C Câu 16 C
Câu 2 B Câu 17 B
Câu 3 C Câu 18 D
Câu 4 A Câu 19 C
Câu 5 C Câu 20 C
Câu 6 C Câu 21 D
Câu 7 B Câu 22 A
Câu 8 D Câu 23 C
Câu 9 A Câu 24 C
Câu 10 D Câu 25 D
Câu 11 B Câu 26 A
Câu 12 C Câu 27 D
Câu 13 B Câu 28 C
Câu 14 A Câu 29 A
Câu 15 A Câu 30 C

TN 6:

Câu 1. Lọai hình doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm vô hạn về số
vốn:

A. Công ty TNHH

B. Doanh nghiệp tư nhân

C. Nhóm Công ty

D. Công ty hợp danh

Câu 2. Loại hình doanh nghiệp nào không được thay đổi vốn điều
lệ(nếu thay đổi phải thay đổi loại hình công ty):

A. Công ty TNHH 1 thành viên

B. Công ty TNHH 2 thành viên


C. Công ty hợp danh

D. Doanh nghiệp tư nhân

Câu 3. Công ty hợp danh có ít nhất bao nhiêu thành viên là chủ sở
hữu công ty:

A. 2 thành viên

B. 3 thành viên

C. 4 thành viên

D. 5 thành viên

Câu 4. Công ty cổ phần có ít nhất bao nhiêu thành viên:

A. 2 thành viên

B. 3 thành viên

C. 4 thành viên

D. 5 thành viên

Câu 5. Trong Công ty cổ phần, các cổ đông sáng lập phải đăng kí ít
nhất:

A. 10% tổng số cổ phần phổ thông

B. 20% tổng số cổ phần phổ thông

C. 30% tổng số cổ phần phổ thông

D. 50% tổng số cổ phần phổ thông

Câu 6. Trong các DN sau đây, loại hình DN nào không được thuê
giám đốc:

A. Công ty TNHH 1 thành viên

B. Công ty TNHH 2 thành viên

C. Công ty hợp danh


D. Doanh nghiệp tư nhân

Câu 7. Những loại hình DN nào sau đây có thể chuyển đổi lẫn nhau:

A. Công ty TNHH và Công ty cổ phần

B. Công ty TNHH và Công ty hợp danh

C. Công ty hợp danh và Công ty cổ phần

D. Công ty hợp danh và nhóm Công ty

Câu 8. Đối với Công ty TNHH 1 thành viên,chủ tịch hội đồng thành
viên do:

A. Chủ sở hửu Công ty chỉ định

B. Hội đồng thành viên chỉ định

C. Ban kiểm soát chỉ định

D. Tất cả đều đúng

Câu 9. Công ty TNHH 1 thành viên sửa đổi điều lệ Công ty, chuyển
nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ thì phải thông qua:

A. 1/2 số thành viên dự họp chấp nhận

B. 3/4 số thành viên dự họp chấp nhận

C. 4/5 số thành viên dự họp chấp nhận

D. 100% số thành viên dự họp chấp nhận

Câu 10. Kiểm soát viên của Công ty TNHH 1 thành viên có số lượng
tử:

A. 1 → 3 thành viên

B. 2 → 4 thành viên

C. 3 → 6 thành viên

D. 5 → 10 thành viên
Câu 11. Công ty TNHH 2 thành viên có thể có bao nhiêu thành viên:

A. 2 → 30 thành viên

B. 2 → 40 thành viên

C. 2 → 45 thành viên

D. 2 → 50 thành viên

Câu 12. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên theo điều 41 khoản 2
thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên .?. vốn điều lệ hoặc
một tỷ lệ khác nhỏ hơn do công ty quy định (trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 điều 41) có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng
thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

A. 25%

B. 35%

C. 45%

D. 55%

Câu 13. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có trên bao nhiêu thành
viên mới thành lập Ban kiểm soát?

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức ở


mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông.

B. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết,


không có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông, không có quyền đề cử
người vào HĐQT và ban kiểm soát.
C. Cổ đông phổ thông có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.

D. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông
sáng lập đều được bãi bỏ.

Câu 15. Cổ đông sở hữu từ .?. tổng số cổ phiếu trở lên phải được
đăng ký với cơ quan ĐKKD có thẩm quyền trong thời hạn .?. làm
việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.

A. 5% - 7 ngày

B. 10%- 15 ngày

C. 15%- 7 ngày

D. 20%- 15 ngày

Câu 16. Công ty không được phát hành trái phiếu trong trường hợp
sau đây:

A. Không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn
trong 1 năm liên tiếp trước đó.

B. Không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn
trong 2 năm liên tiếp trước đó.

C. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của 3 năm liên tiếp trước đó
không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.

D. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của 4 năm liên tiếp trước đó
không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây về việc mua lại cổ phần là sai?

A. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty có
quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.

B. Công ty mua lại cổ phần của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được
tính theo nguyên tắc quy định tại điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu.
C. Công ty thanh toán cổ phần trái quy định thì tất cả thành viên hđqt
phải hoàn trả cho công ty số tiền đó, trường hợp không hoàn trả được thì
tất cả thành viên HĐQT phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tiền, tài sản chưa hoàn trả
được.

D. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông
nếu sau khi thanh toán hết số cổ phiếu được mua lại, công ty vẫn đảm bảo
thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Câu 18. Cuộc họp đại hội đồng CĐ triệu tập lần 2 được tiến hành khi
có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất bao nhiêu % tổng số cổ đông có
quyền biểu quyết?

A. 45%

B. 50%

C. 51%

D. 75%

Câu 19. Nhiệm kỳ của giám đốc, tổng giám đốc công ty cổ phần
không quá 5 năm, với số nhiệm kỳ là:

A. 1 nhiệm kỳ

B. 3 nhiệm kỳ

C. 5 nhiệm kỳ

D. Không hạn chế

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thành viên hợp danh không được làm chủ DNTN.

B. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn
bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

C. Thành viên góp vốn có quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh
người khác tiến hành kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký của công ty.
D. Thành viên góp vốn được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công
ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải
thể hoặc phá sản.

Câu 21. Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại:

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. tùy điều lệ công ty.

Câu 22. Công ty TNHH 1 thành viên: Cuộc họp của Hội đồng thành
viên được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu thành viên dự họp?

A. 100%

B. Ít nhất là 1/2

C. Ít nhất là 3/4

D. Ít nhất là 2/3

Câu 23. Công ty giải thể khi công ty không đủ số lượng thành viên tối
thiểu theo quy định của luật doanh nghiệp khi kéo dài tình trạng này
liên tục trong thời hạn:

A. 5 tháng

B. 6 tháng

C. 7 tháng

D. 8 tháng

Câu 24. Phát biểu về công ty cổ phần nào sau đây là sai?

A. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không có quyền chuyển


nhượng cổ phần đó cho người khác.

B. Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông


là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm
soát.
C. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam;
trường hợp vắng mặt trên 15 ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng
văn bản cho người khác.

D. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ
phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định
của Đại hội đồng cổ đông.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây về công ty là sai?

A. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.

B. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn
bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự
chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

C. Muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thực hiện bằng cách
tăng hoặc giảm phần vốn góp của các thành viên hợp danh hoặc thành
viên góp vốn.

D. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số
công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa
số.

Câu 26. Cơ quan nào sau đây có khả năng tiếp nhận hồ sơ đăng kí
kinh doanh:

A. Phòng đăng kí kinh doanh trong sở kế hoạch và đầu tư.

B. Phòng đăng kí kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện.

C. Phòng tài chính kế toán thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện.

D. Cả 3 cơ quan trên

Câu 27. Loại giấy tờ nào sau đây không cần có trong hồ sơ đăng kí
kinh doanh:

A. Điều lệ công ty.

B. Sổ đỏ.

C. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.


D. Cả A và B

Câu 28. Chọn câu sai:

A. Công ty đối nhân là một loại hình công ty kinh doanh mà việc thành
lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ, quen biết, tin cậy lẫn nhau.

B. Các thành viên của công ty đối nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các
khoản nợ của công ty.

C. Các thành viên của công ty đối vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi vốn điều lệ.

D. Công ty đối nhân luôn được công nhận là pháp nhận.

Câu 29. Loại công ty nào bắt buộc tất cả các thành viên phải có
chứng chỉ hành nghề:

A. Công ty TNHH 1&2 thành viên

B. Công ty hợp danh

C. Công ty cổ phần

D. B và C đúng

Câu 30. Sau khi toà án ra quyết định công nhận phiên hoà giảI thành
,người khởi kiện có quyền kháng nghị theo thủ tục nào sau đây?

A. Thủ tục phúc thẩm

B. Theo thủ tục giám đốc thẩm

C. Thủ tục tái thẩm

D. Không có quyền kháng nghị

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 6

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 B Câu 16 C
Câu 2 A Câu 17 C
Câu 3 A Câu 18 C
Câu 4 B Câu 19 D
Câu 5 B Câu 20 B
Câu 6 C Câu 21 D
Câu 7 A Câu 22 D
Câu 8 A Câu 23 B
Câu 9 B Câu 24 C
Câu 10 A Câu 25 A
Câu 11 D Câu 26 D
Câu 12 A Câu 27 D
Câu 13 B Câu 28 D
Câu 14 C Câu 29 B
Câu 15 A Câu 30 A
TN 7:
Câu 1. Các loại hình doanh nghiệp nào sau đây có thể chuyển đổi cho
nhau:

A. Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

B. Công ty cổ phần và công ty TNHH

C. Công ty nhà nước và công ty TNHH 1 thành viên

D. A, B, C đều đúng

Câu 2. Điều 2, pháp luật hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 qui định:
hợp đồng kinh tế được kí kết giữa các bên sau đây:

A. Cá nhân và pháp nhân

B. Pháp nhân và pháp nhân

C. Pháp nhân và cá nhân có đăng kí kinh doanh

D. B, C đúng

Câu 3. Tòa án trả lại đơn kiện khi xảy ra trường hợp nào sau đây:
A. Người khởi kiện không đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền
khởi kiện.

B. Hết thời hạn thông báo mà người khởi kiện không đến toà án làm thủ
tục thụ lý vụ án trừ trường hợp có lý do chính đáng.

C. Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ nhà mà toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện
khởi kiện.

D. A, B đúng

Câu 4. Mỗi công ty chỉ có thể có nhiều nhất bao nhiêu con dấu:

A. 1

B. 2

C. 3

D. Tùy ý

Câu 5. Người nào sau đây có quyền kí 1 hợp đồng mà không cần
người đại diện theo pháp luật:

A. 6 → 15 tuổi

B. 15 → 18 tuổi

C. 18 tuổi trở lên

D. B và C đúng

Câu 6. Đối tượng nào sau đây không có tư cách trở thành thành viên
của công ty:

A. Chi tiền để mua tài sản cho công ty

B. Góp vốn để thành lập công ty

C. Mua phần góp vốn của thành viên công ty

D. Hưởng thừa kế từ người để lại di sản là thành viên công ty

Câu 7. Loại hình công ty nào sau đây không được giảm vốn điều lệ:
A. Công ty TNHH 1 thành viên

B. Công ty TNHH 2 thành viên

C. Công ty CP

D. Công ty hợp danh

Câu 8. Theo điều 17, Bộ luật tố tụng dân sự, bộ phận nào được quyền
tham gia xét xử nhiều lần trong 1 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm:

A. Hội đồng thẩm phán toà àn nhân dân tối cao.

B. UB thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh.

C. A, B đúng.

D. A, B sai.

Câu 9. Hạng mục nào sau đây không thuộc thẩm quyền của hội thẩm
nhân dân.

A. Nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên toà

B. Báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên toà

C. Đề nghị chánh án toà án nhân dân, thẩm phán ra các quyết định cần
thiết thuộc thẩm quyền

D. Tham gia xét xử vụ án

Câu 10. Tên công ty nào sau đây kh được chấp thuận để thành lập
công ty:

A. 2aha!

B. hitler

C. Vô danh

D. Cả 3 tên công ty trên


Câu 11. Một công ty TNHH mới thành lập với 100% vốn nhà nước,
nếu muốn giữ lại chữ “nhà nước” trong tên công ty, ta nên chọn
phương án nào:

A. Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước

B. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên

C. A, B đều đúng

D. A, B đều sai

Câu 12. Hồ sơ đăng kí kinh doanh như thế nào được coi là hợp lệ:

A. Có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của luật Doanh nghiệp

B. Các giấy tờ có ND được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật

C. Phải đảm bảo tính chính xác và trung thực của hồ sơ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 13. Trường hợp nào được coi là giải thể công ty:

A. Kết thúc thời hạn hợp đồng đã ghi trong điều lệ công ty mà vẫn chưa
có quyết định gia hạn thêm.

B. Bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD.

C. Công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu trong vàng 3 tháng
liên tục.

D. Cả a và b.

Câu 14. Trong các loại hình tổ chức sau, loại hình tổ chức nào không
cần có giám đốc:

A. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

B. Công ty TNHH 1 thành viên

C. Doanh nghiệp tư nhân

D. Công ty hợp danh


Câu 15. Hình thức tổ chức nào sau đây được quyền phát hành trái
phiếu:

A. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

B. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

C. Công ty hợp danh

D. Cả A, B và C

Câu 16. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên việc được chuyển
nhượng phần vốn góp của mình cho người không phải là thành viên:

A. Sau khi đã bán được hơn một nửa phần vốn góp của mình cho các
thành viên trong công ty.

B. Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày chào bán mà các thành viên trong
công ty không mua hoặc mua không hết.

C. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán mà các thành viên trong
công ty không mua hoặc mua không hết.

D. Có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác
mà không phải là thành viên của công ty.

Câu 17. Câu nào là câu đúng trong các câu sau:

A. Công ty TNHH (1 hoặc 2 thành viên trở lên )có thể chuyển đổi sang
công ty cổ phần.

B. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi sang công ty TNHH (1 hoặc
2 thành viên trở lên ).

C. Công ty cổ phần có thể chuyển sang công ty TNHH (1 hoặc 2 thành


viên trở lên).

D. Cả A và C.

Câu 18. Đối với công ty hợp danh, thành viên nào chịu trách nhiệm
vô hạn về tài sản:

A. Thành viên góp vốn.

B. Thành viên hợp danh.


C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 19. Trong công ty cổ phần, trong khoảng bao nhiêu người thì
phải thành lập ban kiểm soát:

A. Từ 2-4 người.

B. Từ 5-7 người.

C. Từ 8-11 người.

D. Từ 12 người trở lên.

Câu 20. Trong công ty cổ phần, cổ đông nào có quyền tham gia quản
lý công ty:

A. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.

B. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức.

C. Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông.

D. Cả A và C.

Câu 21. Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần họp ít nhất:

A. 1 lần 1 năm.

B. 2 lần 1 năm.

C. 3 lần 1 năm.

D. 4 lần 1 năm.

Câu 22. Đối với các loại hình công ty sau, loại hình nào chỉ được tăng
mà không được giảm vốn điều lệ:

A. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

B. Công ty TNHH 1 thành viên.

C. Công ty cổ phần.
D. Công ty hợp danh.

Câu 23. Thành viên trong công ty TNHH 1 thành viên có thể là:

A. Tổ chức.

B. Tổ chức và cá nhân khác nhau hoàn toàn.

C. Cá nhân.

D. Tổ chức hay cá nhân đều giống nhau.

Câu 24. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên với điều kiện nào
thì bắt buột phải có ban kiểm soát (BKS):

A. Số thành viên lớn hơn 5 người.

B. Số thành viên lớn hơn 10 người.

C. Số thành viên lớn hơn 15 người.

D. Số thành viên lớn hơn 15 người.

Câu 25. Trong các loại hình tổ chức sau, loại hình nào không có tư
cách pháp nhân:

A. Công ty TNHH 1 thành viên trở lên.

B. Doanh nghiệp tư nhân.

C. Công ty hợp danh.

D. Công ty cổ phần.

Câu 26. Đối với công ty Cổ Phần, cổ đông phổ thông phải thanh toán
đủ số cổ phần cam kết trong thời hạn:

A. 30 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

B. 60 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

C. 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

D. 120 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
Câu 27. Trong công ty Cổ Phần, câu nào là câu sai trong các câu sau:

A. Không được rút vốn công ty đã góp bằng CPPT dưới mọi hình thức.

B. Cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng CPPT của mình cho các cổ
đông sáng lập khác sau 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
ĐKKD.

C. Chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ CPƯĐBQ.

D. Cổ đông sở hữu CPƯĐHL không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội
cổ đông, để cử người vào HĐQT và BKS.

Câu 28. Trong công ty Hợp Danh, câu nào là câu đúng trong các câu
sau:

A. Thành viên hợp danh là cá nhân và phải chịu trách nhiệm vô hạn về
toàn bộ tài sản của mình.

B. Được phép huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng khoáng.

C. Thành viên góp vốn và thành viên hợp danh đều có thể tham gia điều
hành công ty.

D. Cả A và C.

Câu 29. Chọn câu đúng nhất đối với công ty TNHH 1 thành viên:

A. Người đại diện theo pháp luật của công ty vắng mặt quá 30 ngày ở
Việt Nam thì phải uỷ quyền cho người khác bằng văn bảng theo pháp
luật.

B. Đối với tổ chức thì nhiệm kì của hội đồng thành viên không qua 5
năm.

C. Thành viên là tổ chức hay cá nhân đều được thuê giám đốc hoặc phó
giám đốc.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 30. Cổ phần nào trong công ty cổ phần không được chuyển
nhượng trong trường hợp thông thường:

A. Cổ phần phổ thông


B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

C. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

D. Cổ phần ưu đãi cổ tức

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 7

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 D Câu 16 C
Câu 2 D Câu 17 D
Câu 3 D Câu 18 B
Câu 4 B Câu 19 D
Câu 5 D Câu 20 C
Câu 6 A Câu 21 A
Câu 7 A Câu 22 B
Câu 8 C Câu 23 D
Câu 9 B Câu 24 B
Câu 10 D Câu 25 B
Câu 11 D Câu 26 C
Câu 12 D Câu 27 C
Câu 13 D Câu 28 A
Câu 14 C Câu 29 D
Câu 15 D Câu 30 B
TN 8:
Câu 1. Cá nhân, tổ chức nào có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng
thành viên:

A. Chủ tịch hội đồng thành viên

B. Nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ

C. A, B đều đúng

D. A, B đều sai
Câu 2. Công ty cổ phần có ít nhất bao nhiêu cổ đông phải lập ban
kiểm soát:

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 3. Cổ đông sở hữu loại cổ phần nào thì quyền biểu quyết, dự họp
đại hội cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát:

A. Cổ phần ưu đãi cổ tức

B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết

C. Cổ phần ưu đãi hoàn lại

D. Cả a, b, c, đều sai

Câu 4. Doanh nghiệp nào không được thuê giám đốc:

A. Công ty tư nhân

B. Công ty nhà nước

C. Công ty hợp danh

D. Công ty TNHH 1thành viên

Câu 5. Anh B là giám đốc một công ty TNHH 2 thành viên. Trong
quá trình kinh doanh công ty anh B có góp vốn với một số đối tác
nước ngoài và thành lập công ty có tên là TNHH….Với kinh nghiệm
sẵn có anh B được bổ nhiệm làm tổng giám đốc để quản lý và điều
hành công ty. Như vậy anh B có vi phạm pháp luật hay không?

A. Vi phạm

B. Không vi phạm

Câu 6. Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

A. Có tên riêng, có tài sản


B. Có trụ sở giao dịch

C. Có sự độc lập về tài chính

D. A, B đều đúng

Câu 7. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH và công ty
Cổ phần có thể là:

A. Giám đốc, tổng giám đốc

B. Chủ tịch hội đồng quản trị

C. Chủ tịch hội đồng thành viên

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Anh A đang quản lý DNTN vậy anh A có thể chuyển đổi lọai
hình doanh nghiệp của mình từ DNTN thành công ty TNHH được
không?

A. Được

B. Không

Câu 9. Hội đồng thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên
họp ít:

A. 1 tháng 1 lần

B. 3 tháng 1 lần

C. 6 tháng một lần

D. 1 năm một lần

Câu 10. Theo luật doanh nghiệp 2005 Doanh nghiệp nào không có tư
cách pháp nhân:

A. Công ty TNHH 1 thành viên

B. Công ty hợp danh

C. Công ty tư nhân
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai:

A. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền biểu quyết, dự họp
đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào hội đồng quản trị

B. Cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể chuyển nhượng cho người khác

C. Chỉ có tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được
quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

D. A, B đúng

Câu 12. Có bao nhiêu loại công ty theo luật doanh nghiệp Việt Nam:

A. có 5 loại: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
trở lên, công ty trách nhiện hữu hạn 1 thành viên, công ty hợp danh,
nhóm công ty

B. 2 loại: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

C. 3 loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh

D. 4 loại: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty cổ phần, công ty


trách nhiệm hữu hạn

Câu 13. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên gồm bao
nhiêu thành viên:

A. Từ 2 đến 11 người

B. Từ 2 đến 50 người

C. Từ 2 đến 100 người

D. Không giới hạn

Câu 14. Cho các phát biểu sau:

A. I đúng, II, IV sai

B. II, III đúng

C. I, IV đúng, III sai


D. I, II, IV đúng

I. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được giảm vốn điều
lệ

II. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ
phần

III. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên tở lên không được giảm
vốn điều lệ

IV. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên được giảm vốn điều
lệ

Câu 15. Điền vào chỗ trống:

A. (1) chủ sở hữu, (2) cổ phiếu, (3) cổ tức, (4) trái phiếu

B. (1) công ty cổ phần, (2) cổ phiếu, (3) cổ phần phổ thông, (4) cổ phần
ưu đãi

Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của ….(1)…..được thể hiện
dưới hình thức ……(2)…..và có thể bao gồm 2 loại ….(3)….. và …..(4)
…….

C. (1) công ty hợp danh, (2) cổ tức, (3) cổ phần phổ thông, (4) cổ phần ưu
đãi

D. (1) công ty nhà nước, (2) cổ tức, (3) cổ phần phổ thông, (4) cổ phần ưu
đãi

Câu 16. Chọn phát biểu đúng:

A. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký
kinh doanh, cổ đông sang lập có quyền tự do chuyển đổi cổ phần của
mình.

B. Công ty cổ phần không cần bắt buộc có cổ phần phổ thông.

C. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần ưu đãi.

D. Cổ phần phổ thong có thể chuyển thành cổ phần ưu đãi.

Câu 17. Chọn phát biểu đúng:


A. Chủ sở hữu công ty hợp danh phải có ít nhất 3 thành viên trở lên và
được gọi là thành viên hợp danh.

B. Chủ sở hữu công ty hợp danh được goi là thành viên góp vốn.

C. Thành viên hợp danh phải là cá nhân.

D. Thành viên góp vốn phải là cá nhân.

Câu 18. Tìm phát biểu sai:

A. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty.

B. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

C. Công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

D. Thành viên góp vốn có quyền nhân danh công ty thực hiện kinh doanh
cùng ngành.

Câu 19. Cho các phát biểu sau:

V. Công ty cổ phần bắt buộc phải có ban kiểm soát

A. I,II đúng, III,IV,V sai

B. I,V đúng, III, IV,V sai

C. I,III đúng, II,V sai

D. III,IV đúng, I,II,V sai

I. Đối với công ty hợp danh tất cả các thành viên hợp lại thành hội đồng
thành viên

II. Cổ đông sở hữu 10% tổng số cổ phần trở lên phải đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

III. Trong công ty cổ phần, cổ đông có số luợng tối thiểu là 3

IV. Công ty hợp danh có quyền thuê người làm giám đốc

Câu 20. Chọn phát biểu đúng, đối với công ty cổ phần:
A. Hội đồng quản trị bắt buộc phải có 10 thành viên trở lên

B. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát không quá 5 năm

C. Giám đốc hay tổng giám đốc bắt buộc phải là cổ đông

D. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có tổng số cổ đông
dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có biểu quyết

Câu 21. Cuộc họp hội đồng quản trị đuợc tiến hành khi có bao nhiêu
thành viên dự họp:

A. 1/2 tổng số thành viên trở lên

B. 3/4 tổng số thành viên trở lên

C. 4/3 tổng số thành viên trở lên

D. Đầy đủ các thành viên

Câu 22. Tìm phát biểu sai, trong công ty trách nhiệm hữu hạn:

A. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ đuợc là cá
nhân

B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân
không có kiểm soát viên

C. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức,
phải có kiểm soát viên và có số luợng từ 1- 3 người

D. Việc sửa đổi công ty, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại công ty
chuyển nhượng vốn điều lệ công ty phải đuợc ít nhất 3/4 số thành viên
chấp thuận

Câu 23. Đại hội đồng cổ đông gồm những ai?

A. Tất cả những cổ đỗng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty cổ phần.

B. Tất cả các thành viên trong Hội đồng quản trị, là cơ quan quyết định
cao nhất của công ty.
C. Tất cả các cổ đông, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của công ty.

D. Tất cả các thành viên hợp danh, là cơ quan quản lý công ty có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của công ty.

Câu 24. Phát biểu nào sai về tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

A. Tên bằng tiếng Việt củ doanh nghiệp yêu cầu đăng kí được đọc giống
như tên doanh nghiệp đã đăng kí.

B. Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí trùng với tên viết tắt của
doanh nghiệp đã đăng kí.

C. Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí khác với tên của doamh mghiệp
đã đăng kí bởi số tự nhiên, số thứ tự or các chữ cái tiếng Việt (A, B, C
…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

D. Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng kí chỉ kác tên của
doanh nghiệp đã đăng kí bởi kí hiệu “&”.

Câu 25. Nếu người nhận chuyển nhượng là tổ chức nước ngoài hoặc
người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì việc đăng kí
thay đổi được thực hiện khi phần góp vốn của các cổ d0ông nước
ngoài không vượt quá:

A. 30% vốn điều lệ

B. 50% vốn điều lệ

C. 70% vốn điều lệ

D. 75% vốn điều lệ

Câu 26. Doanh nghiệp bị thu hồi giấu chứng nhận đăng kí kinh
doanh trong trường hợp:

A. Không đăng kí mã số thuế trong thời hạn 6 tháng kể từ khi được cấp
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

B. Không hoạt động trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc cứng nhận thay đổi trụ sở chính.
C. Ngừng hoạt động kinh doanh 1 năm liên tục mà không báo cáo cơ
quan đăng kí kinh doanh.

D. Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ
quan đăng kí kinh doanh trong 1 năm liên tiếp.

Câu 27. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên
kèm theo thông báo gửi đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi
doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh theo mẫu MTB-4, khi bổ sung,
thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty phải có thêm bản sao hợp lệ:

A. Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc bổ sung,
thay đổi ngành nghề kinh doanh.

B. Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc bổ sung thay đổi ngành
nghề kinh doanh.

C. Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc bổ sung
thay dổi ngành nghề kinh doanh.

D. Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc bổ
sung thay đổi ngành nghề kinh doanh.

Câu 28. Công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân
hoặc pháp nhân bằng _______?_______, nhằm tiến hành để đạt mục
tiêu chung.

A. Một sự kiện pháp lý

B. Một hợp đồng hay văn bản

C. Cả hai câu A, B đều đúng

D. Cả hai câu A, B đều sai

Câu 29. Điểm khác nhau giữa việc chia công ty và tách công ty:

A. Chia công ty chỉ áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn, tách công
ty áp dụng cho cả công ty cổ phần.

B. Khi chia công ty phải chia thành các công ty cùng loại. Tách công ty
có thể tách thành các công ty khác loại.

C. Chia công ty thì công ty bị chia sẽ chấm dứt sự tồn tại. Tách công ty
thì công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại.
D. Cả hai câu A, B đều đúng

Câu 30. Vốn điều lệ là:

A. Số vốn tối thiểu theo quy định pháp luật để doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh

B. Số vốn do các thành viên doanh nghiêp góp vào

C. Số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong thời
gian nhất định và được ghi vào điều lệ công ty

D. Các câu trên đều sai

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 8

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 C Câu 16 A
Câu 2 C Câu 17 C
Câu 3 B Câu 18 D
Câu 4 C Câu 19 C
Câu 5 B Câu 20 B
Câu 6 C Câu 21 B
Câu 7 D Câu 22 A
Câu 8 B Câu 23 A
Câu 9 D Câu 24 C
Câu 10 B Câu 25 A
Câu 11 D Câu 26 C
Câu 12 A Câu 27 A
Câu 13 B Câu 28 A
Câu 14 D Câu 29 C
Câu 15 B Câu 30 C
TN 9:
Câu 1. Cơ quan nào có quyết định cao nhất trong công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên?
A. Hội đồng thành viên

B. Ban kiểm soát

C. Hội đồng quản trị

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 2. Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải
thông báo nội dung giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan
thống kê?

A. 25 ngày

B. 7 ngày

C. 20 ngày

D. 40 ngày

Câu 3. Thành viên sáng lập của công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty hợp danh là người:

A. Góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào giấy đề nghị
đăng ký kinh doanh

B. Góp vốn, thông qua và ký tên vào bản điều lệ công ty

C. Góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào ban điều lệ đầu
tiên của công ty

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 4. Theo pháp luật quy định, hồ sơ đăng ký kinh doanh nộp tại:

A. Ủy ban nhân dân cấp quận

B. Cơ quan đăng ký kinh doanh của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

D. Sở kế hoạch và đầu tư
Câu 5. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, người đại
diện theo quy định của pháp luật là:

A. Chủ tịch hội đồng thành viên

B. Chủ tịch công ty

C. Giám đốc và phó giám đốc

D. Do điều lệ của công ty quy định

Câu 6. Hội đồng quản trị của công ty cổ phần là:

A. Nhất thiết phải là cổ đông của công ty cổ phần

B. Là cổ đông sở hữu trên 5% cổ phần

C. Không nhất thiết phải là cổ đông của công ty cổ phần

D. Cả ba câu trên đều sai

Câu 7. Hội đồng quản trị KHÔNG phải triệu tập họp bất thường đại
hội đồng cổ đông trong trường hợp sau:

A. Số thành viên hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy
định của pháp luật

B. Theo yêu cầu của ban kiểm soát

C. Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trong quyền của cổ đông

D. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị kết thúc

Câu 8. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, quyết
định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp khi:

A. Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành
viên dự họp chấp thuận

B. Được chủ tịch Hội đồng thành viên chấp thuận

C. Được số phiếu đại diện ít nhất 50% tổng số vốn góp của các thành viên
dự họp chấp thuận

D. Cả ba câu trên đều sai


Câu 9. Loại cổ đông nào không được tự do chuyển nhượng cổ phần
của mình cho người khác?

A. Cổ đông thông thường

B. Cổ đông thông thường

C. Cả 2 đều đúng

D. Cả 2 đều sai

Câu 10. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất
bao nhiêu % tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán:

A. 20

B. 25

C. 30

D. 50

Câu 11. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tối đa bao nhiêu
thành viên?

A. 20

B. 30

C. 50

D. Không quy định

Câu 12. Cuộc hợp hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành
viên trở lên được tiến hành khi có ít nhất bao nhiêu % vốn điều lệ?

A. 65

B. 70

C. 75

D. 80

Câu 13. Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là:
A. 2

B. 3

C. 10

D. 50

Câu 14. Số lượng cổ đông tối đa của công ty cổ phần là:

A. 10

B. 20

C. 100

D. Không giới hạn

Câu 15. Giám đốc hay tổng giám đốc công ty cổ phần nhiệm kì
không quá:

A. 3 năm

B. 5 năm

C. 7 năm

D. không giới hạn

Câu 16. Công ty cổ phần có quyền mua lại tối đa bao nhiêu % tổng
số cổ phần phổ thông đã bán:

A. 20

B. 25

C. 50

D. 30

Câu 17. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được phép:

A. Tăng

B. Giảm
C. Tăng hoặc giảm

D. Không tăng hay giảm

Câu 18. Số lượng tối đa trong hội đồng quản trị là:

A. 5

B. 10

C. 11

D. 15

Câu 19. Cuộc hợp đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số
lượng cổ đông dự hợp đại diện ít nhất:

A. 65% tổng số cổ phần

B. 2/3 tổng số cổ phần

C. 65% cổ phần có quyền biểu quyết

D. 2/3 tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Câu 20. Cổ phần sở hữu từ bao nhiêu % tổng số cổ phần trở lên phải
đăng kí với cơ quan có thẩm quyền:

A. 5

B. 10

C. 20

D. 50

Câu 21. Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực từ ngày:

A. 1/1/2006

B. 1/7/2006

C. 26/11/2005

D. 29/11/2005
Câu 22. Thời hạn tối đa kể từ ngày quyết định tăng hay giảm vốn
điều lệ mà công ty phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan đăng kí
kinh doanh là:

A. 7 ngày

B. 15 ngày

C. 30 ngày

D. 10 ngày

Câu 23. Thời hạn cổ đông phổ thông phải thanh toán đủ số cổ phần
cam kết là bao nhiêu ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh:

A. 15

B. 30

C. 60

D. 90

Câu 24. Vốn pháp định ở VN không quy định ở ngành nghề nào?

A. Chứng khoán

B. Bảo hiểm

C. Kinh doanh vàng

D. Kinh doanh bất động sản

Câu 25. Vốn pháp định nhỏ nhất được quy định ở ngành nghề nào
sau đây?

A. Kinh doanh bất động sản

B. Tự doanh

C. Môi giới chứng khoán

D. Quản lý danh mục đầu tư


Câu 26. Vốn pháp định lớn nhất theo quy định của pháp luật VN là
bao nhiêu?

A. 5 triệu tỷ

B. 50 triệu tỷ

C. 500 triệu tỷ

D. 500 ngàn tỷ

Câu 27. Loại hình công ty nào sau đây là công ty đối nhân?

A. Công ty hợp danh

B. Công ty TNHH 1 thành viên

C. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

D. Công ty cổ phần

Câu 28. Tư cách thành viên công ty hình thành khi:

A. Góp vốn vào công ty

B. Mua lại phần vốn từ thành viên công ty

C. Hưởng thừa kế của người là thành viên công ty

D. Cả 3 đều đúng

Câu 29. Tư cách thành viên sẽ chấm dứt trong các trường hợp:

A. Thành viên chết

B. Khi điều lệ công ty quyết định khai trừ hoặc thu hồi tư cách thành viên

C. A & B đúng

D. A & B sai

Câu 30. Điều Kiện (ĐK) nào là không cân thiết khi thành lập công
ty:

A. ĐK về tài sản
B. ĐK về người thành lập

C. ĐK về con dấu của công ty

D. ĐK về điều lệ công ty

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ 9

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 A Câu 16 D
Câu 2 B Câu 17 C
Câu 3 C Câu 18 C
Câu 4 B Câu 19 C
Câu 5 B Câu 20 A
Câu 6 C Câu 21 B
Câu 7 D Câu 22 A
Câu 8 A Câu 23 D
Câu 9 B Câu 24 D
Câu 10 A Câu 25 D
Câu 11 C Câu 26 C
Câu 12 C Câu 27 A
Câu 13 B Câu 28 D
Câu 14 D Câu 29 C
Câu 15 B Câu 30 D
TN 10:
Câu 1. Các công ty có thể chuyển đổi lẫn nhau:

A. Công ty TNHH → công ty cổ phần

B. Công ty hợp danh → hợp tác xã

C. Công ty cổ phần → công ty hợp danh

D. Tất cả đều đúng

Câu 2. Tách công ty:


A. Áp dụng cho công ty TNHH và công ty cổ phần

B. Công ty bị tách sẽ chấm dứt sự tồn tại

C. Công ty bị tách sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về các khoản nợ chưa
thanh toán

D. A & C đều đúng

Câu 3. Công ty đối vốn không phải là loại công ty có:

A. Thành viên liên kết về vốn để kinh doanh

B. Được công nhận có tư cách pháp nhân

C. Có sự tách bạch về tài sản của công ty

D. Các thành viên phải dùng tài sản riêng để trả nợ khi cần thiết

Câu 4. Công ty được cấp giấy chứng nhận thì cần có đủ những ĐK
sau. Chọn đáp án sai:

A. Ngành nghề đăng ký kinh doanh đúng qui định

B. Tên doanh nghiệp đặt đúng qui định

C. Thành viên đăng ký kinh doanh

D. Thông tin thân nhân của ngưới đại diện pháp luật

Câu 5. Hợp nhất công ty:

A. Áp dụng cho tất cả các loại hình công ty

B. Hai hay 1 số công ty cùng loại hợp nhất thành 1 công ty khác

C. Tất cả công ty bị hợp nhất tiếp tục hoạt động

D. A & B đúng

Câu 6. Các trường hợp giải thể công ty:

A. Kết thúc thời hạn hợp đồng đã gi trong điều lệ công ty


B. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo qui định pháp
luật trong 6 tháng liên tục

C. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

D. Tất cả đều có thể

Câu 7. Trong các loại công ty sau,công ty nào được phát hành cổ
phiếu:

A. Công ty TNHH

B. Công ty hợp danh

C. Công ty cổ phần

D. B & C đều đúng

Câu 8. Công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành cổ phần?

A. Có

B. Không

C. Tùy trường hợp

D. Cả A và C

Câu 9. Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên ở?

A. Bộ kế hoạch-đầu tư

B. Sở kế hoạch-đầu tư

C. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

D. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

Câu 10. Trong công ty cổ phần, nhiệm kì của hội đồng quản trị trong
mấy tháng?

A. 3 tháng

B. 5 tháng
C. 4 tháng

D. 6 tháng

Câu 11. Cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của?

A. Cổ phần phổ thông

B. Cổ phần ưu đãi

C. Công ty cổ phần

D. Công ty hợp danh

Câu 12. Khi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đã đủ 50
thành viên nhưng có một thành viên mới thì công ty đó sẽ chuyển
sang?

A. Công ty hợp danh

B. Công ty cổ phần

C. Nhóm công ty

D. Khác

Câu 13. Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản là
công ty hợp vốn đơn giản và?

A. Công ty cổ phần

B. Công ty hợp danh

C. Công ty trách nhiệm hữu hạn

D. Nhóm công ty

Câu 14. Công ty có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong
nước nhưng không được lập ở nước ngoài?

A. Đúng

B. Sai

C. Luật không quy định


D. Quyền của công ty

Câu 15. Trong các loại hình doanh nghiệp sau loại nào không được
thuệ giám đốc?

A. Doanh nghiệp tư nhân

B. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

C. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

D. Công ty hợp danh

Câu 16. Khi cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành vào lần
thứ I, thứ II không thành thì tỉ lệ số cổ đông dự họp và số cổ phần có
quyền biểu quyết là bao nhiêu phần trăm vào lần thứ III?

A. Ít nhất 65%

B. Quá bán

C. Ít nhất 51%

D. Không phụ thuộc

Câu 17. Quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng
đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần cổ doanh nghiệp khác là do?

A. Hội đồng cổ đông

B. Tổng giám đốc

C. Hội đồng quản trị

D. Giám đốc

Câu 18. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có
trường hợp: Phần góp vốn của thành viên là cá nhân chết mà không
có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị mất
quyền thừa kế thì phần vốn đó được giải quyết theo quy định của?

A. Pháp luật về dân sự

B. Pháp luật về doanh nghiệp


C. Pháp luật về thương mại

D. Pháp luật về di chúc

Câu 19. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có từ bao
nhiêu thành viên trở lên thì phải thành lập ban kiểm soát?

A. 10

B. 11

C. 12

D. 13

Câu 20. Trong các loại hình doanh nghiệp sau loại nào không được
giảm vốn điều lệ?

A. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

B. Công ty hợp danh

C. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

D. Khác

Câu 21. Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ bằng cách?

A. Tăng vốn góp của các thành viên

B. Kết nạp thêm thành viên mới

C. Phát hành chứng khoán

D. Cả A và C

Câu 22. Nếu có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã
góp trái với quy định thì ai phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị
rút?

A. Thành viên hội đồng quản trị

B. Người phải đại diện theo pháp luật của công ty


C. Cả a và c đều sai

D. Cả a và c đều đúng

Câu 23. Cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ
d0ong6 dự họp đại diện ít nhất:

A. 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

B. 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

C. 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

D. 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Câu 24. Công ty nào sau đây không được giảm vốn điều lệ:

A. Công ty cổ phần

B. Công ty TNHH 1 thành viên

C. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

D. Công ty hợp danh

Câu 25. Nếu điều lệ công ty không quy định,cuộc họp của hội đồng
thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được tiến hành
khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất:

A. 65% số vốn điều lệ

B. 75% số vốn điều lệ

C. 50% số vốn điều lệ

D. 60% số vốn điều lệ

Câu 26. Trong công ty cổ phần cổ đông sở hữu cổ phần nào không
được chuyển nhượng cho người khác.

A. Cổ phần phổ thông.

B. Cổ phần ưu đãi cổ tức.

C. Cổ phần ưu đãi biểu quyết.


D. Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Câu 27. Loại hình công ty nào có thể phát hành cổ phiếu để huy động
vốn.

A. Công ty cổ phần

B. Công ty TNHH 1 thành viên

C. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

D. Công ty hợp danh

Câu 28. Số lượng thành viên trong hội đồng quản trị của công ty cổ
phần (nếu điều lệ công ty không có qui định khác).

A. 2 – 7

B. 4 – 10

C. 3 – 11

D. Không giới hạn

Câu 29. Các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần phải cùng nhau
đăng ký mua ít nhất bao nhiêu cổ phần trong tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công
ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

A. 20%

B. 30%

C. 40%

D. 50%

Câu 30. Chọn câu phát biểu sai:

A. Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

B. Thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể là tổ chức
hoặc cá nhân.
C. Thành viên của công ty TNHH 1 thành viên có thể là tổ chức hoặc cá
nhân.

D. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có thể là tổ chức hoặc cá
nhân.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM LUẬT KINH TẾ CÓ ĐÁP ÁN - ĐỀ SỐ


10

Câu Đáp án Câu Đáp án


Câu 1 A Câu 16 D
Câu 2 A Câu 17 C
Câu 3 D Câu 18 A
Câu 4 D Câu 19 D
Câu 5 A Câu 20 C
Câu 6 D Câu 21 D
Câu 7 A Câu 22 D
Câu 8 B Câu 23 B
Câu 9 B Câu 24 B
Câu 10 D Câu 25 B
Câu 11 C Câu 26 C
Câu 12 B Câu 27 A
Câu 13 B Câu 28 C
Câu 14 B Câu 29 A
Câu 15 A Câu 30 D

You might also like