You are on page 1of 1

ĐƯỜNG ĐỐI TRUNG VÀ ĐIỂM LEMOINE (BUỔI 2)

Bài 6 (Trần Minh Ngọc): Cho ▲ABC nội tiếp (O). Gọi T là giao điểm hai tiếp tuyến tại B, C của
(O). Từ D thuộc BC, L thuộc AT, vẽ (CLD), (BLD) tương ứng cắt lại CA, AB tại E, F
a) Chứng minh: DL chia đôi EF
b) Chứng minh: L là trọng tâm ▲DEF ↔ L là điểm Lemoine của ▲ABC
Bài 7: Cho ▲ABC nội tiếp (O) có đường cao AK, L là điểm Lemoine . Gọi M, N là trung điểm
BC, AK
a) (Học thuộc) Chứng minh: L, M, N thẳng hàng
b) (Trần Minh Ngọc) Gọi H là trực tâm ▲ABC. Từ D thuộc BC, (CDH), (BDH) cắt lại CA, AB
tại E, F. (DEF) cắt lại BC tại X. Gọi Y là trung điểm AD. Chứng minh: XY luôn đi qua điểm cố
định khi D thay đổi
Bài 8 (Trần Minh Ngọc): Cho ▲ABC. Gọi M, N, P là trung điểm BC, CA, AB; D, E, F là hình
chiếu của A, B, C lên NP, PM, MN
a) Chứng minh: MD, NE, PF đồng quy tại L
b) Gọi I, J lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp ▲ABC, ▲MNP. (J) tiếp xúc NP, PM, MN tại X,
Y, Z. AX, BY, CZ đồng quy tại K. Chứng minh: I, L, K thẳng hàng
Bài 9 (Điểm Mittenpunkt): Cho ▲ABC có X, Y, Z là tâm đường tròn bàng tiếp góc A, B, C. Gọi
D, E, F lần lượt là hình chiếu của X, Y, Z lên BC, CA, AB.
a) Chứng minh các đường trung tuyến của ▲AYZ, ▲BZX, ▲CZY đồng quy tại K
b) Chứng minh: K là điểm Lemoine của ▲XYZ
Bài 10 (Trần Minh Ngọc): Cho ▲ABC nội tiếp (O) có G là trọng tâm, L là điểm Lemoine. AG,
BG, CG cắt lại (O) tại M, N, P. Gọi x là đường thẳng qua A song song NP. Tương tự y, z. y cắt
z tại X. Tương tự Y, Z
a) Chứng minh: MX là đối trung ▲MNP
b) Chứng minh: MX, NY, PZ, GL đồng quy tại K

You might also like