You are on page 1of 2

Bài 3.

Công thức tính xác suất

1. Công thức cộng xác suất

Cho A và B là hai biến cố trong cùng một không gian mẫu.

Khi đó đẳng thức sau luôn đúng

P A  B P A P B P A.B

Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì

P A  B P A P B

Xét trường hợp A, B, C là ba biến cố ngẫu nhiên P

A  B  C   P A P B P C  P A.B P B.C  P A.C  P A.B.C .

Nếu A, B, C là ba biến cố đôi một xung khắc thì

P A  B  C P A P B P C .

Chú ý: P A.B  P A P A.B.

Ví dụ 1. Trong một vùng dân cư tỉ lệ người mắc bệnh tim là 0,09; mắc bệnh phổi là 0,12 và mắc cả
hai bệnh là 0,07. Khám ngẫu nhiên một người trong vùng đó, tính xác suất người đó không mắc cả
hai bệnh trên. ĐS: 0,86.

Ví dụ 2. Một nhóm có 10 bạn sinh viên, trong đó có 6 sinh viên học giỏi toán. Chọn ngẫu nhiên 6
bạn sinh viên, tính xác suất để chọn được số sinh viên giỏi toán nhiều hơn không giỏi toán ? ĐS:
23/42.

Ví dụ 3 (BTN). Một lớp học có 80 sinh viên, trong đó có 50 sinh viên giỏi Tin học, 30 sinh viên giỏi
Anh văn, 10 sinh viên giỏi cả Tin học và Anh văn. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên trong lớp đó. Tính
xác suất : a)Sinhviên này giỏi ít nhất một trong hai môn Tin học và Anh văn? b)Sinh viên này không
giỏi môn nào hết c)Sinh viên này chỉ giỏi đúng Anh văn d)Sinh viên này chỉ giỏi đúng một môn

VD 4. Công ty du lịch có 60 nhân viên. Trong đó có 20 người thạo tiếng Anh, 25 người thạo tiếng
Pháp, 14 người thạo tiếng Nhật. Trong số những người này có 12 người thạo tiếng Anh và Pháp, 8
người thạo tiếng Anh và Nhật, 4 người thạo tiếng Pháp và Nhật. Giữa những người này có 2 người
thạo ba thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật. Bạn đến công ty,tình cờ gặp một người. Tìm xác suất để người
đó thạo ít nhất một trong ba thứ tiếng.
Ví dụ 5 (BTN). Một cửa hàng cần bán 50 sản phẩm, trong đó có 15 sản phẩm không đạt trọng
lượng, 10 sản phẩm không đạt chất lượng và 5 sản phẩm không đạt cả chất lượng và trọng lượng.
Khách hàng vào chọn mua ngẫu nhiên 1 sản phẩm.

a.Tính xác suất chọn phải sản phẩm không đạt ít nhất một trong hai chuẩn trên?

b. Tính xác suất chọn được sản phẩm không vi phạm cả hai tiêu chuẩn?

c.Tính xác suất chọn sản phẩm đạt chất lượng nhưng không đạt trọng lượng?

d. Tính xác suất chọn sản phẩm không đạt chất lượng nhưng đạt trọng lượng?

e. Tính xác suất chọn phải sản phẩm chỉ vi phạm 1 tiêu chuẩn?

2. Công thức xác suất có điều kiện Xét đến trường hợp A và B không độc lập, nghĩa là nếu biết
trước biến cố B đã xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến sự xảy ra của biến cố A. Xác suất của biến cố A khi
biết biến cố B đã xảy ra trước đó gọi là xác suất có điều kiện và kí hiệu là P(A/B).

Công thức tính xác suất có điều kiện như sau:

P(A/B)= P(A.B) / P(B) ,P(B)>0 .Trường hợp không gian mẫu có số biến cố sơ cấp hữu hạn và đồng
khả năng thì P(A/B)= nAB / nB

Các phát biểu sau đây nói về xác suất P(A/B):

- xác suất của A trong trường hợp B đã xảy ra;

- xác suất của A biết rằng B đã xảy ra;

- xác suất của A nếu như B đã xảy ra;

- xác suất của A giả sử B đã xảy ra

You might also like