You are on page 1of 26

VỀ ĐÍCH TỐI ƯU ĐIỂM SỐ

TÓM TẮT LÝ THUYẾT HÓA HỌC 12

CHUYÊN ĐỀ 1: ESTE – LIPIT


A. ESTE
1. Khái niệm: Este là hợp chất hữu cơ tạo thành khi thay thế nhóm OH trong nhóm COOH
bằng nhóm OR’.
2. Công thức
 R lµ H hoÆc gèc hi®rocacbon
R  C  O  R' 
Este đơn chức: ||  RCOOR'  R ' lµ gèc hi®rocacbon
ViÕt gän

O  Chøc este :  COO  (1,2O)



Este no, đơn, hở: CnH2nO2 (n ≥ 2)
Este không no, 1C=C, đơn chức, mạch hở: CnH2n-2O2 (n ≥ 3).
3. Tên gọi: Tên este = Tên R’ + tên RCOO- (đuôi at)
Tên R’ Tên RCOO-
CH3-: metyl HCOO-: fomat
C2H5-: etyl CH3COO-: axetat
CH3–CH2–CH2-: propyl C2H5COO-: propionat
(CH3)2CH-: isopropyl CH3CH2CH2COO-: butirat
(CH3)2CH – CH2 – CH2-: isoamyl CH2=CH–COO-: acrylat
CH2=CH-: vinyl CH2=C(CH3)-COO-: metacrylat
CH2=CH – CH2-: anlyl C6H5COO-: benzoat
C6H5-: phenyl (COO-)2: oxalat
C6H5-CH2-: benzyl
4. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.
- Nhiệt độ sôi: Hợp chất ion > Axit > ancol > este, anđehit > hiđrocacbon.
- Có mùi thơm của hoa quả chín: Isoamyl axetat (mùi chuối chín); benzyl axetat (mùi hoa nhài);
etyl propionat hoặc etyl butirat (mùi dứa chín).
5. Tính chất hóa học
(a) Thủy phân trong môi trường axit (phản ứng thuận nghịch):
H  ,t o
RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH
(b) Thủy phân môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hóa – phản ứng một chiều):
RCOOR’ + NaOH 
 RCOONa + R’OH
to

Chú ý: R’OH sinh ra có thể phản ứng với môi trường (nếu là phenol) hoặc không bền chuyển
hóa thành anđehit, xeton.
 Este + NaOH → Muối + anđehit: RCOOCH=CHR’ + NaOH 
 RCOONa + R’CH2CHO to

 Este + NaOH → Muối + xeton: RCOOC(R’’)=CHR’ + NaOH 


 RCOONa + R’CH2COR’’ to

 Este + NaOH → 2Muối + H2O: RCOOC6H4R’ + NaOH 


 RCOONa + R’C6H4ONa + H2O
to

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 1


(c) Phản ứng ở gốc hiđrocacbon: phản ứng cộng (H2, Br2), phản ứng trùng hợp, phản ứng tráng
bạc (este của axit fomic), …
(d) Phản ứng cháy → CO2 + H2O. Đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở ⇔ nCO2  nH2O
H2SO4 ®Æc,t o
6. Điều chế: Este của ancol (phản ứng este hóa): RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
7. Ứng dụng: Chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Dung môi, chất dẻo.
B. LIPIT
1. Khái niệm
- Lipit bao gồm: chất béo, steroit, sáp, …
- Axit béo là những axit cacboxylic đơn chức, mạch thẳng, có số nguyên tử cacbon chẵn (12 -
24C).
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo còn gọi là triglixerit hay triaxylglixerol.
2. Công thức

3. Tên gọi: Tên chất béo = Tri + tên axit béo (bỏ axit, đổi ic → in)
Axit béo Tên axit béo Chất béo Tên chất béo
C15H31COOH Axit panmitic (C15H31COO)3C3H5 Tripanmitin
C17H35COOH Axit stearic (C17H35COO)3C3H5 Tristearin
C17H33COOH Axit oleic (C17H33COO)3C3H5 Triolein
C17H31COOH Axit linoleic (C17H31COO)3C3H5 Trilinolein
4. Tính chất vật lí
- Là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong
dung môi hữu cơ.
+ Chất béo lỏng (dầu): Chứa gốc hiđrocacbon không no. VD: Triolein, trilinolein, …
+ Chất béo rắn (mỡ): Chứa gốc hiđrocacbon no. VD: Tripanmitin, tristearin,…
⇒ Để chuyển chất béo lỏng (dầu thực vật) thành chất béo rắn (bơ nhân tạo) dùng phản ứng
hiđro hóa.
5. Tính chất hóa học
(a) Thủy phân trong môi trường axit (phản ứng thuận nghịch):
H ,to
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + C3H5(OH)3
(b) Thủy phân môi trường bazơ (phản ứng xà phòng hóa – phản ứng một chiều):
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 
 3RCOONa + C3H5(OH)3
to

(c) Phản ứng hiđro hóa (chất béo lỏng → rắn)


Ni,t o
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 
 (C17H35COO)3C3H5
Ni,t o
(C17H31COO)3C3H5 + 6H2 
 (C17H35COO)3C3H5
6. Ứng dụng: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn dinh dưỡng quan trọng
và cung cấp một lượng đáng kể năng lượng cho cơ thể hoạt động. Trong công nghiệp, một
lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol, …

2 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


CHUYÊN ĐỀ 2: CACBOHIĐRAT
A. KHÁI QUÁT VỀ CACBOHIĐRAT
1. Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là
Cn(H2O)m, trong đó luôn chứa nhóm chức ancol.
2. Phân loại
Phân loại Khái niệm Ví dụ
Là nhóm cacbohidrat đơn giản nhất,
Monosaccarit C6H12O6: Glucozơ, Fructozơ
không thể thủy phân được.
Là nhóm cacbohidrat mà khi thủy phân
Đisaccarit C12H22O11: Saccarozơ
mỗi phân tử sinh ra 2 monosaccarit.
Là nhóm cacbohidrat phức tạp mà khi
(C6H10O5)n
Polisaccarit thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra
Tinh bột, Xenlulozơ
nhiều monosaccarit.
B. GLUCOZƠ – C6H12O6 (M = 180 đvC)
1. Tính chất vật lí – Trạng thái tự nhiên
- Glucozơ là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt
bằng đường mía.
- Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,… và nhất là trong quả chín.
- Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho.
- Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%).
- Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%.
2. Cấu tạo phân tử
Thí nghiệm Cấu tạo
Glucozơ phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom phân tử chứa nhóm -CHO
phân tử chứa nhiều nhóm –OH
Glucozơ tác dụng Cu(OH)2 cho dd mà xanh lam
liền kề
Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO phân tử chứa 5 nhóm -OH
phân tử chứa 6C tạo thành mạch
Khử glucozơ 
 Hexan
cacbon không phân nhánh.
- CTCT dạng mạch hở: CH2OH-(CHOH)4-CHO
- Thực tế, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng α-glucozơ và β-glucozơ
3. Tính chất hóa học
(a) Tác dụng với Cu(OH)2: Ở nhiệt độ thường, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch
màu xanh lam tương tự như glixerol (do có các nhóm OH liền kề):
2C 6 H12 O6 + Cu(OH)2 
 (C 6 H11O6 )2 Cu + 2H 2 O
phøc ®ång glucoz¬

(b) Phản ứng tạo este: Glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc CH3COO trong phân tử khi tham gia
phản ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O, có mặt piriđin
o
(c) Phản ứng với H2: HOCH2 [CHOH]4 CHO + H2 
Ni, t
 HOCH2 [CHOH]4 CH2OH (sobitol)

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 3


(d) Phản ứng tráng bạc:
o
HOCH 2 [CHOH]4 CHO + 2AgNO 3 + 3NH 3 + H 2 O 
t

 HOCH2 [CHOH]4 COONH4 (amoni gluconat) + 2Ag  + 2NH 4 NO 3

(e) Phản ứng lên men: C6 H12 O6 


enzim
30  35o C
 2C2 H5OH + 2CO2 

4. Điều chế: Thủy phân tinh bột, xenlulozơ



(C6 H10 O5 )n + nH2 O 
H
 nC6 H12 O6
TB (XLL)

5. Ứng dụng
- Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người
ốm.
- Trong công nghiệp, glucozơ được chuyển hóa từ saccarozơ dùng để tráng gương, tráng ruột
phích.
- Là sản phẩm trung gian sản xuất ancol etylic từ các nguyên liệu có tinh bột và xenlulozơ.
C. FRUCTOZƠ – C6H12O6 (M = 180 đvC)
1. Cấu tạo: Đồng phân của glucozơ là fructozơ có công thức cấu tạo:
- Dạng mạch hở: CH2OH-(CHOH)3-CO-CH2OH
- Thực tế, fructozơ tồn tại chủ yếu dưới dạng mạch vòng α-fructozơ và β-fructozơ.
2. Tính chất
(a) Tính chất vật lí – Trạng thái tự nhiên
- Fructozơ là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều
trong quả ngọt như dứa, xoài,…
- Trong mật ong có tới 40% fructozơ làm cho mật ong có vị ngọt sắc.
(b) Tính chất hóa học
- Fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
- Fructozơ tác dụng hiđro cho poliancol.
- Trong môi trường bazơ, frucotozơ và glucozơ chuyển hóa lẫn nhau:
OH 
Frucotozơ Glucozơ 
 Fructozơ tham gia phản ứng tráng gương tương tự glucozơ.

D. SACCAROZƠ – C12H22O11 (M = 342 đvC)


1. Tính chất vật lí – Trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn, kết tinh, không màu, có vị ngọt, tan tốt trong nước, …
- Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt
nốt.
2. Cấu tạo phân tử: Saccarozơ là một đissaccarit được cấu tạo từ 1 gốc α–glucozơ và 1 gốc
β–fructozơ.
3. Tính chất hóa học

(a) Phản ứng thủy phân: C12 H 22 O11 + H 2 O   C 6 H12 O6 + C 6 H12 O6
o
t ,H

Glucoz¬ Fructoz¬

(b) Phản ứng với Cu(OH)2: Trong dung dịch, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch
đồng saccarozơ màu xanh lam

4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


2C12 H 22 O11 + Cu(OH)2 
 (C12 H 21O11 )2 Cu + 2H 2O
4. Ứng dụng:
- Saccarozơ là thực phẩm quan trọng của con người.
- Trong công nghiệp thực phẩm, saccarozơ là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát, đồ
hộp.
- Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
- Saccarozơ còn là nguyên liệu để thuỷ phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kĩ thuật
tráng gương, tráng ruột phích.
E. TINH BỘT – (C6H10O5)n
1. Tính chất vật lí – Trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước.
- Trong nước nóng, tinh bột ngậm nước tạo thành dung dịch keo (hồ tinh bột).
- Tinh bột có trong các hạt ngủ cốc, các loại củ.
- Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quan hợp.
2. Cấu tạo phân tử: Tinh bột thuộc loại polisaccarit. Gồm hai dạng:
+ Amilozơ: Các gốc α-glucozơ liên kết lại với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit tạo mạch không
phân nhánh.
+ Amilopectin: Các gốc α-glucozơ liên kết lại với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit và liên kết
α-1,6-glicozit tạo thành mạch phân nhánh.
3. Tính chất hóa học

(a) Phản ứng thủy phân: (C 6 H10 O 5 )n + nH 2 O   n C 6 H12 O 6
o
t ,H

Glucoz¬

(b) Phản ứng màu với iot: Khi nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, xuất hiện
màu xanh tím. Phản ứng này để nhận biết dung dịch hồ tinh bột.
4. Ứng dụng:
- Tinh bột là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.
- Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
- Trong cơ thể người, tinh bột bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim trong nước bọt và ruột
non.
F. XENLULOZƠ – (C6H10O5)n
1. Tính chất vật lí – Trạng thái tự nhiên
- Là chất rắn dạng sợi, màu trắng, …
- Không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ như etanol, ete, benzen, …
- Tan nhiều trong nước Svayde (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong NH3).
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.
- Trong bông nõn có gần 98% xenlulozơ; trong gỗ chiếm khoảng 40 – 50%,…
2. Cấu tạo phân tử: Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với
nhau tạo thành mạch kéo dài, không phân nhánh.
3. Tính chất hóa học

(a) Phản ứng thủy phân: (C 6 H10 O 5 )n + nH 2 O   n C 6 H12 O 6
o
t ,H

Glucoz¬

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 5


(b) Phản ứng với axit HNO3:
0
[C 6 H 7 O2 (OH)3 ]n + 3nHNO3 
H 2 SO 4 ®Æc, t
 [ C 6 H 7O 2 (O NO 2 )3 ]n + 3nH 2 O
Xenluloz¬ trinitrat

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói nên dùng làm thuốc súng
không khói.
4. Ứng dụng:
- Những nguyên liệu chứa xenlulozơ (bông, đay, gỗ,...) thường được dùng trực tiếp (kéo sợi dệt
vải, trong xây dựng, làm đồ gỗ,...) hoặc chế biến thành giấy.
- Xenlulozơ còn là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat và chế tạo thuốc
súng không khói.
- Từ xenlulozơ tạo xenlulozơ triaxetat dùng sản xuất tơ axetat, tơ visco hoặc phim ảnh.

6 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


CHUYÊN ĐỀ 3: AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT – PROTEIN
A. AMIN
1. Khái niệm: Amin là hợp chất hữu cơ tạo thành khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong
phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
2. Phân loại
Cơ sở Amin Ví dụ
Amin mạch hở CH3NH2; C2H5NH2; CH3-NH-CH3
Gốc hiđrocacbon
Amin thơm C6H5NH2; CH3C6H4-NH2
Amin bậc I C2H5NH2; C6H5NH2
Bậc Amin = Số gốc R liên kết
Amin bậc II CH3-NH-CH3; CH3-NH-C6H5
với nguyên tử N
Amin bậc III (CH3)3N
- Amin no, đơn chức, mạch hở (k = 0): CnH2n+3N (n ≥ 1);
- Amin no, hai chức, mạch hở (k = 0): CnH2n+4N2 (n ≥ 1);
3. Danh pháp
Tên gốc – chức Tên thay thế (amin bậc I)
Công thức
(tên gốc HC + amin) (tên HC tương ứng + vị tí NH2 + amin)
CH3NH2 Metylamin Metanamin
C2H5NH2 Etylamin Etanamin
CH3-CH2-CH2-NH2 Propylamin Propan-1-amin
CH3-CH(NH2)-CH3 Isopropylamin Propan-2-amin
H2N-(CH2)6-NH2 Hexametylenđiamin Hexan-1,6-điamin
C6H5NH2 (anilin) Phenylamin Benzenamin
4. Tính chất vật lí
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan
nhiều trong nước.
- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần
theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các amin thơm là chất lỏng hoặc chất rắn và dễ bị oxi hóa. Để lâu trong không khí, các amin
thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen vì bị oxi hoá.
- Các amin đều rất độc.
5. Tính chất hóa học
(a) Tính bazơ: Amin thơm < NH3 < amin no
 Đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím → xanh, phenolphtalein → hồng (anilin không làm đổi màu).
 Tác dụng với axit → Muối amoni. R(NH2)a + aHCl → R(NH3Cl)a
 Tác dụng với dung dịch muối → Muối mới + Bazơ mới (kết tủa)
3R-NH2 + 3H2O + FeCl3 → 3R-NH3Cl + Fe(OH)3↓
(b) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đã đựng sẵn
1 ml dung dịch anilin, thấy dung dịch vẩn đục (kết tủa trắng)
NH2 NH2
H2O Br Br + 3HBr
+ 3Br2
Br (T)

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 7


B. AMINO AXIT
1. Khái niệm: Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm
amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH) 
 CT Amino axit: (H2 N)x R (COOH)y
2. Danh pháp
(a) Danh pháp bán hệ thống: Axit + số chỉ vị trí (α, β,…) + amino + tên thường axit tương ứng
(b) Danh pháp thay thế: Axit + số chỉ vị trí (2, 3,…) + amino + tên HC tương ứng + oic (đioic)
Công thức Tên thay thế Tên bán hệ thống Kí hiệu
H2NCH2COOH Axit 2-aminoetanoic Axit aminoaxetic Gly
H2NCH(CH3)COOH Axit 2-aminopropanoic Axit α-aminopropionic Ala
(CH3)2CH(NH2)COOH Axit 2-amino-3-metylbutanoic Axit α-aminoisovaleric Val
H2N(CH2)4CH(NH2)COOH Axit 2,6-điaminohexanoic Axit α, ε-điaminocaproic Lys
H2NC3H5(COOH)2 Axit 2-aminopentan-1,5-đioic Axit α-aminoglutaric Glu


 H 3 N  R  COO 
3. Cấu tạo: H 2 N  R  COOH 

d¹ng ph©n tö d¹ng ion l­ìng cùc

4. Tính chất vật lí: Do các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở điều
kiện thường là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao
(phân hủy khi nóng chảy).
5. Tính chất hóa học
(a) Tính lưỡng tính
 Tác dụng với axit: H 2 N  CH 2  COOH + HCl 
 ClNH 3  CH 2 COOH
 Tác dụng với bazơ: H 2 N  CH 2  COOH + NaOH 
 H 2 N  CH 2 COONa + H 2 O
(b) Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit
x = y 
 m«i tr­êng trung tÝnh (Gly, Ala, Val)

Amino axit: (H 2 N)x R(COOH)y  x > y 
 m«i tr­êng baz¬ (Lys)
x < y 
 m«i tr­êng axit (Glu)

(c) Phản ứng riêng của nhóm –COOH: Phản ứng este hóa
H2 N  CH2  COOH + C2 H5OH   H2 N  CH2  COOC2 H5 + H2 O
(k) HCl


Thực ra, este hình thành dưới dạng muối: Cl  H3 N  CH2  COOC 2 H5

(d) Phản ứng trùng ngưng: Khi đun nóng, các - và -amino axit tham gia phản ứng trùng
ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit.
nH2 N  [CH 2 ]5  COOH   ( NH  [CH 2 ]5  CO ) n + nH2 O
0
t

axit  -aminocaproic policaproamit

6. Ứng dụng
- Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên
các loại protein của cơ thể sống.
- Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic
dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc thần kinh,
methionin là thuốc bổ gan.

8 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


- Axit 6-aminohexanoic (-aminocaproic) và axit 7-aminoheptanoic (-aminoenantoic) là nguyên
liệu để sản xuất tơ nilon như nilon-6, nilon-7, ...
C. PEPTIT – PROTEIN
Peptit Protein
- Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến Protein là những polipeptit cao phân tử
50 gốc a-amino axit liên kết với nhau có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài
Khái niệm bởi các liên kết peptit. triệu.
- Liên kết peptit là liên kết –CO–NH–
giữa hai đơn vị -amino axit.
Biểu diễn công thức cấu tạo của các
peptit bằng cách ghép từ tên viết tắt
của các gốc -amino axit theo trật tự
của chúng. Ví dụ: Phân tử protein được tạo bởi nhiều gốc -
+ Gly – Ala amino axit nối với nhau bằng liên kết
Cấu tạo
H 2 N-CH 2 CO  NH-CH(CH3 )COOH peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn,
amino axit ®Çu N (NH2 ) amino axit ®Çu C (COOH) phức tạp hơn.
+ Ala – Gly
H 2 N-CH(CH3 )CO  NH-CH 2 COOH
amino axit ®Çu N (NH 2 ) amino axit ®Çu C (COOH)

- Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4,...  -amino axit, thí


- Protein đơn giản 
gốc -amino axit được gọi là đi, tri, dụ như anbumin của lòng trắng trứng,
tetrapeptit, … fibroin của tơ tằm,...
Phân loại
- Những phân tử peptit chứa từ nhiều - Protein phức tạp là loại protein được cấu
gốc -amino axit (trên 10) được gọi là thành từ protein đơn giản cộng với thành
polipeptit. phần "phi protein".
- Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và đông tụ lại khi
Tính chất đun nóng.
vật lí - Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit, bazơ và một số muối vào
dung dịch protein.
(a) Phản ứng thủy phân: Peptit (protein) bị thuỷ phân nhờ xúc tác axit hoặc bazơ
hoặc enzim sinh ra các peptit và cuối cùng thành các -amino axit.
 Thủy phân hoàn toàn peptit
Xn + (n  1)H2O 
 n -Amino Axit
 Thủy phân không hoàn toàn peptit: Khi thủy phân không hoàn toàn peptit thì thu
Tính chất được hỗn hợp các peptit có mạch ngắn hơn và các α-amino axit.
hóa học Ví dụ:
Gly  Gly  Gly + H2O 
 Gly  Gly + Gly
- Thủy phân trong môi trường axit: Xét phản ứng thủy phân peptit mạch hở X chứa
n gốc α-amino axit (1NH2) với dung dịch HCl (đun nóng):
Xn + (n  1)H2O + nHCl 
 nClNH3RCOOH
- Thủy phân trong môi trường bazơ: Xét phản ứng thủy phân peptit mạch hở X

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 9


chứa n gốc α-amino axit (1COOH) với dung dịch NaOH:
X n + nNaOH  nH 2 NRCOONa + H 2 O
(b) Phản ứng màu biure: Trong môi trường kiềm, Cu(OH)2 tác dụng với peptit
(protein) cho màu tím. Đó là màu của hợp chất phức đồng với peptit có từ 2 liên
kết peptit trở lên.

10 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


CHUYÊN ĐỀ 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
1. Khái niệm – danh pháp
- Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo thành.
- Tên polime = poli + tên monome
2. Phân loại polime
Polime tổng hợp Polime bán tổng hợp (nhân tạo) Polime tự nhiên
- Do con người tổng hợp. - Tạo nên từ polime thiên nhiên. - Có sẵn trong thiên nhiên.
VD: PE, PVC, Cao su buna, VD: Tơ visco, tơ axetat, cao su VD: Tinh bột, xenlulozơ,
nilon – 6, nilon – 7, … lưu hóa. bông, len, tơ tằm, cao su thiên
nhiên.
Mạch thẳng Mạch nhánh Mạng không gian
Còn lại: PE, PVC, PMMA, … Amilopectin, glicozen. Rezit (bakelit), cao su lưu hóa.
3. Phương pháp điều chế
Trùng hợp Trùng ngưng
Là quá trình kết hợp nhiều phân Là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ
tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự thành phân tử lớn (polime) đồng thời
Định nghĩa nhau (monome) thành phân tử giải phóng các phân tử nhỏ khác như
lớn (polime). nMonome → H2O.
Polime nMonome → Polime + H2O
Điều kiện Có ít nhất hai nhóm chức có khả năng
Có liên kết đôi hoặc vòng kém bền
monome phản ứng (- OH, - NH2, -COOH).
4. Vật liệu polime
Phân loại Tên gọi Monome Công thức
Polietilen (PE) etilen

Polistiren (PS) stiren


Chất dẻo
(Hầu hết là Poli(vinyl clorua) (PVC) vinylclorua
trùng hợp trừ
PPF) Poli(metyl metacrylat) metyl metacrylat

Teflon CF2=CF2 -(-CF2 – CF2-)n-


Poli(phenol–fomanđehit) phenol và fomanđehit (nhựa novolac, rezol, rezit)
Cao su buna buta–1,3–đien

Cao su isopren isopren


Cao su
(Tất cả đều là buta–1,3–đien và
Cao su buna–N
trùng hợp) vinyl xianua
buta–1,3–đien và
Cao su buna–S
stiren

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 11


Tơ nilon–6 (tơ capron) Xem ở ứng dụng
Tơ nilon–7 (tơ enang) bài amino axit

Tơ (Hầu hết là hexametylenđiamin


Tơ nilon–6,6
trùng ngưng và axit ađipic

trừ tơ nitron) Tơ lapsan axit terephtalic và – (–OC–C6H4–COOCH2-CH2O –)n–


Poli(etylen – terephtalat) etilen glicol

Tơ nitron (hay olon) acrilonitrin

5. Tính chất – Ứng dụng


(a) Polietilen (PE) là chất dẻo mềm, nóng chảy ở trên 110oC, có tính “trơ tương đối” của ankan
mạch không nhánh, được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện.
(b) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện,
ống dẫn nước, vải che mưa, ...
(c) Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt (gần
90%) nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
(d) Tơ nilon-6,6 cũng như nhiều loại tơ poliamit khác dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp
xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới, ... và kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
(e) Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước,
không tan trong nước, etanol, axeton,... nhưng tan trong xăng, benzen.
(f) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
(g) Cao su buna-S có tính đàn hồi cao và cao su buna-N có tính chống dầu khá cao.

12 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


CHUYÊN ĐỀ 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
A. VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
1. Vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn
- Kim loại thuộc nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ B) và một phần nhóm IVA, VA, VIA.
- Các nguyên tố nhóm B.
2. Tính chất vật lí
- Tính chất chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim do các electron tự do gây ra.
+ Dẻo nhất: Au; dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Ag (sau đó đến Cu, Au, Al, Fe …)
- Tính chất riêng: Khối lượng riêng (nhỏ nhất: Li, lớn nhất: Os); nhiệt độ nóng chảy (thấp nhất:
Hg, cao nhất: W), tính cứng (cứng nhất: Cr, mềm nhất: Cs)
3. Tính chất hóa học: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
(a) Tác dụng với phi kim
Tác dụng với Cl2 Tác dụng với O2 Tác dụng với S
Hg + S 
 HgS
o o
2Fe + 3Cl 2 
t
 2FeCl 3 4Al + 3O2 
t
 2Al 2O3
(b) Tác dụng với axit
 Axit HCl và H2SO4 loãng
HCl H2SO4 loãng
Kim loại đưng trước H có thể khử ion H+ trong các dung dịch axit trên thành H2
2R + 2nH 
 2R n + H2
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2 Fe + H2 SO4( l ) 
 FeSO4 + H2
 Axit HNO3 và H2SO4 đặc
HNO3 H2SO4 đặc
- Hầu hết kim loại (trừ Pt, Au) khử được N+5 (trong HNO3) và S+6 (trong H2SO4 ) xuống số
oxi hoá thấp hơn.
- HNO3, H2SO4 đặc, nguội làm thụ động hoá Al, Fe, Cr, ...
3Cu + 8HNO3 
 3Cu(NO3 )2 + 2NO + 4H2 O Cu + 2H 2 SO 4(® )   CuSO 4 + SO2 + 2H 2 O
o
t

HNO3: R + HNO3 
 R(NO3 )n + NO2 ; NO; N2O; N2 ; NH4 NO3 + H2O

H2SO4 đặc: R + H 2 SO 4(®Æc)   R2 (SO4 )n + SO2 ; S; H 2S + H 2 O


0
t

(c) Tác dụng với nước: Các kim loại ở nhóm IA và IIA của bảng tuần hoàn (trừ Be, Mg) do có
tính khử mạnh nên có thể khử được H2O ở nhiệt độ thường thành hiđro
2Na + 2H2O 
 2NaOH + H2
(d) Tác dụng dung dịch muối: Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn
trong dung dịch muối thành kim loại tự do
Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu
B. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI – QUY TẮC 𝜶
1. Dãy điện hóa của kim loại

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 13


2. Qui tắc  - dự đoán chiều phản ứng

2 Ag + + Cu 
 2 Ag + Cu2
C.OXH m C.K m C.K y C.OXH y

C. ĂN MÒN KIM LOẠI


1. Khái niệm: Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất
trong môi trường xung quanh.
2. Các dạng ăn mòn kim loại
Ăn mòn hóa học Ăn mòn điện hóa
Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá - Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá - khử,
khử, trong đó các electron của kim loại trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của
được chuyển trực tiếp đến các chất trong dung dịch chất điện li và tạo nên dòng
môi trường. electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
3. Ăn mòn điện hóa
(a) Thí nghiệm: Nối thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung
dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm với thanh đồng bằng dây dẫn đi qua một điện kế.

- Hiện tượng: Kim vôn kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua. Thanh Zn bị mòn dần, bọt khí
H2 thoát ra cả ở thanh Cu.
- Giải thích:
Điện cực âm (Anot) Điện cực dương (Catot)
 Zn2 + 2e
Zn  2H + 2e 
 H2
Ion Zn2+ đi vào dung dịch, còn electron Ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến
theo dây dẫn sang điện cực đồng. thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra.

(b) Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt (Fe – C) trong không khí ẩm

14 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


- Gang có thành phần chính là sắt và cacbon cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin
rất nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.
Điện cực âm (Anot) Điện cực dương (Catot)
 Fe2 + 2e
Fe   4OH
O2 + 2H2O + 4e 
Các electron được chuyển dịch đến catot O2 hoà tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit
- Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li đến vùng catot và kết hợp với ion
OH để tạo thành sắt(II) hiđroxit.
- Sắt(II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hoá bởi oxi của không khí thành sắt(III) hiđroxit, chất này lại
phân huỷ thành sắt(III) oxit.
4. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa
- Các điện cực phải khác chất nhau, có thể là cặp 2 kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi
kim. Trong đó kim loại có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot) và bị ăn mòn.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
5. Chống ăn mòn kim loại
Phương pháp bảo vệ bề mặt Phương pháp điện hóa
- Dùng những chất bền vững đối với môi - Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt
trường để phủ ngoài mặt những đồ vật động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt
bằng kim loại như bôi dầu mỡ, sơn, mạ, động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.
tráng men,... - Ví dụ: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép và vỏ
- Sắt tây là sắt được tráng thiếc, tôn là sắt tàu (phần chìm dưới nước) người ta lắp vào mặt
được tráng kẽm ngoài của thép những khối kẽm. Kết quả là kẽm bị
nước biển ăn mòn thay cho thép.
D. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
1. Nguyên tắc: Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử:
Mn + ne 
M
2. Phương pháp
Phương pháp nhiệt luyện Phương pháp thủy luyện
(a) Cơ sở phương pháp: Khử ion kim loại (a) Cơ sở phương pháp: Khử những ion
trong hợp chất (thường là oxit) ở nhiệt độ kim loại (trong dung dịch) bằng kim loại
cao bằng các chất khử thông thường như C, có tính khử mạnh như Fe, Zn, ...
CO, H2. (b) Phương pháp này được dùng để điều
(b) Phương pháp này được dùng để sản xuất chế kim loại có độ hoạt động trung bình
kim loại có độ hoạt động trung bình và yếu. và yếu.
(c) Ví dụ: Fe + Cu2 
 Fe2 + Cu
o
(c) Ví dụ: Fe2 O3 + 3CO 
t
 2Fe + 3CO2

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 15


Phương pháp điện phân
Điện phân hợp chất nóng chảy Điện phân dung dịch
Cơ sở phương pháp: Khử ion kim loại trong hợp chất bằng dòng điện 1 chiều.
Phương pháp này được dùng để điều chế các Phương pháp này được dùng để điều chế
kim loại hoạt động mạnh: IA, IIA và Al. kim loại có độ hoạt động trung bình và yếu.
Điện phân Al2O3 nóng chảy để điều chế Al. Điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế Cu
3
- Catot (cực âm): Al + 3e 
 Al - Catot (cực âm): Cu2 + 2e 
 Cu
- Anot (cực dương): 2O2 
 O2 + 4e - Anot (cực dương): 2Cl 
 Cl2 + 2e
2Al 2 O3 
®pnc
 4Al + 3O 2 CuCl 2 
®pdd
 Cl 2 + Cu

16 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


CHUYÊN ĐỀ 6: KIM LOẠI KIỀM – KIỀM THỔ – NHÔM
A. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn: Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các
nguyên tố liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr).
2. Tính chất vật lí: Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ
nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
3. Tính chất hóa học: Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ liti đến xesi.
Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa +1.
(a) Tác dụng với phi kim
O2 Cl2
2Na + O2 
 Na2O2 (natri peoxit)
2K + Cl 2 
 2KCl
4Na + O2 
 2Na 2O (natri oxit)
(b) Tác dụng với axit: 2Na + 2HCl 
 2NaCl + H2
Phản ứng xảy ra rất mãnh liệt. Tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với axit.
(c) Tác dụng với H2O: 2R + H2O 
 ROH + H2
- Từ Li 
 Cs khả năng phản ứng với nước xảy ra ngày càng mãnh liệt.
- Vì các kim loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi không khí nên để bảo quản, người ta ngâm
chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa.
4. Ứng dụng
- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Thí dụ, hợp kim natri - kali có nhiệt độ
nóng chảy là 70 oC dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.
- Hợp kim liti - nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
- Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
5. Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên, các kim loại kiềm không có ở dạng đơn chất mà chỉ tồn
tại ở dạng hợp chất.
6. Điều chế: Muốn điều chế kim loại kiềm từ các hợp chất, cần phải khử các ion của chúng bằng
phương pháp điện phân nóng chảy: điện phân muối halogenua, …
7. Một số hợp chất quan trọng
(a) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3)
 Tính chất vật lí: chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
 Tính chất hóa học:
o
- Dễ nhiệt phân: NaHCO3 
t
 Na 2CO3 + CO2 + H2O
  
HCO3 + H   CO2 + H2 O
- Tính lưỡng tính:   
HCO3 + OH 
  CO32  + H2 O
 Ứng dụng: NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày, ...) và
công nghiệp thực phẩm (làm bột nở, ...).
(b) Natri cacbonat (Na2CO3)
 Tính chất vật lí: chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
- Natri cacbonat (Na2CO3) là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 17


- Ở nhiệt độ thường, natri cacbonat tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O, ở nhiệt độ
cao muối này mất dần nước kết tinh trở thành natri cacbonat khan.
 Tính chất hóa học: Na2CO3 là muối của axit yếu (axit cacbonic) nên dung dịch có tính bazơ.
 Ứng dụng: Na2CO3 là hoá chất quan trọng trong công nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm
nhuộm, giấy, sợi, ...
(c) Natri hiđroxit (NaOH)
 Tính chất vật lí: chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
- Natri hiđroxit (NaOH) hay xút ăn da là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh (dễ
chảy rữa).
- Tan nhiều trong nước và toả ra một lượng nhiệt lớn nên cần phải cẩn thận khi hoà tan NaOH
trong nước.
 Tính chất hóa học: Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ mạnh
 Ứng dụng: Natri hiđroxit được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh
chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ,...
8. Một số PTHH cần nhớ
(1) Na + Cl2   NaCl
o
t
(5) CO2 + NaOH → NaHCO3
(2) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (6) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(3) 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 (7) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(4) 2NaCl 
 2Na + Cl2 (8) 2NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O
o
®pnc t

B. KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT


1. Vị trí trong bảng tuần hoàn: Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, gồm các
nguyên tố beri (Be), magie (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba) và rađi (Ra).
2. Tính chất vật lí: Các kim loại kiềm thổ có màu trắng bạc, có thể dát mỏng. Nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ tuy cao hơn các kim loại kiềm nhưng vẫn tương
đối thấp
3. Tính chất hóa học: Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ beri đến bari.
Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa +2.
o
(a) Tác dụng với phi kim: 2Mg + O2 
t
 2MgO
(b) Tác dụng với axit
HCl và H2SO4 loãng HNO3 và H2SO4 đặc
5
Kim loại kiềm thổ khử mạnh ion H +
Kim loại kiềm thổ có thể khử N trong HNO3 loãng
trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng x 6 y

thành khí H2. xuống N ; S trong H2SO4 đặc xuống S .


M + 2HCl 
 MCl2 + H2 4Mg + 10HNO3 
 4Mg(NO3 )2 + NH4 NO3 + 3H2O

(c) Tác dụng với H2O: Ở nhiệt độ thường, Be không khử được nước, Mg khử chậm. Các kim loại
còn lại khử mạnh nước giải phóng khí hiđro.
Ca + 2H2O 
 Ca(OH)2 + H2
4. Một số hợp chất quan trọng
(a) Canxi sunfat
 Tính chất vật lí - Ứng dụng

18 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


- Trong tự nhiên, canxi sunfat (CaSO4) tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là
thạch cao sống.
- Khi đun nóng đến 160 oC, thạch cao sống mất một phần nước biến thành thạch cao nung
CaSO4.H2O.
- Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào bột đó với nước tạo
thành một loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh.
- Thạch cao khan là CaSO4. Loại thạch cao này được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở
nhiệt độ 350 oC.
- Một lượng lớn thạch cao được trộn vào clanhke khi nghiền để làm cho xi măng chậm đông
cứng.
- Thạch cao nung còn được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.
(b) Canxi cacbonat (CaCO3)
 Tính chất vật lí - Ứng dụng
- Canxi cacbonat (CaCO3) là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
- Trong tự nhiên, canxi cacbonat tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn và là thành phần chính
của vỏ và mai các loài sò, hến, mực,...
- Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thuỷ tinh, ...
- Đá hoa dùng làm các công trình mĩ thuật (tạc tượng, trang trí, ...).
- Đá phấn dễ nghiền thành bột mịn làm phụ gia của thuốc đánh răng, ...
 Tính chất hóa học:
o
- Nhiệt phân ở 1000 oC: CaCO3 
t
 CaO + CO2
Phản ứng trên xảy ra trong quá trình nung vôi.
- Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hoà tan khí CO2 tạo ra canxi hiđrocacbonat,
chất này chỉ tồn tại trong dung dịch: CaCO3 + CO2 + H2O 
 Ca(HCO3)2
- Khi đun nóng, Ca(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra CaCO3 kết tủa.
o
Ca(HCO3)2 
t
 CaCO3 + CO2 + H2O
Các phản ứng trên giải thích sự tạo thành thạch nhũ (CaCO3) trong các hang đá vôi, cặn trong ấm nước

(c) Canxi hiđroxxit (Ca(OH)2)


 Tính chất vật lí:
- Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước.
- Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.
- Ca(OH)2 là một bazơ mạnh, lại rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công
nghiệp: sản xuất xút NaOH, amoniac NH3, clorua vôi CaOCl2, ...
 Tính chất hóa học: Ca(OH)2 hấp thụ dễ dàng khí CO2:
Ca(OH)2 + CO2 
 CaCO3 + H2O
5. Nước cứng
Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Mg2+ và Ca2+. Nước chứa ít hoặc không chứa Mg2+ và Ca2+
là nước mềm.
Phân loại Nước cứng tạm thời Nước cứng vĩnh cửu Nước cứng toàn phần
Thành phần Ca2+, Mg2+, HCO3- Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl- Ca2+, Mg2+, HCO3-,

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 19


Cl-, SO42-
Đun nóng; dùng NaOH,
Dùng Dùng
PP làm mềm Ca(OH)2 vừa đủ hoặc
Na2CO3, Na3PO4 Na2CO3, Na3PO4
dùng (Na2CO3, Na3PO4,…)
6. Một số PTHH cần nhớ
(6) Ca(HCO3)2   CaCO3 + CO2 + H2O
o
t
(1) Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
(7) CaCO3   CaO + CO2
o
t
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(3) 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (8) CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
(4) Ca(HCO3)2 + 2NaOH dư → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
(5) Ca(HCO3)2 dư + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O
C. NHÔM VÀ HỢP CHẤT
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn – Cấu hình electron nguyên tử
- Nhôm (Al) ở ô số 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p63s23p1 ; viết gọn là [Ne]3s23p1.
2. Tính chất vật lí
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 660 oC, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng. Có
thể dát được những lá nhôm mỏng 0,01 mm dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá,...
- Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), dẫn điện tốt (gấp 3 lần sắt, bằng 2/3 lần đồng) và dẫn
nhiệt tốt (gấp 3 lần sắt).
3. Tính chất hóa học: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ,
nên dễ bị oxi hoá thành ion dương.
 Al 3 + 3e
Al 
(a) Tác dụng với phi kim
Cl2 O2
Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc Khi đốt, bột nhôm cháy trong không khí với
với các halogen ngọn lửa sáng chói, toả nhiều nhiệt
2Al + 3Cl 2 
 2AlCl 3
o
4Al + 3O2 
t
 2Al 2O3
(b) Tác dụng với axit
HCl và H2SO4 loãng HNO3 và H2SO4 đặc
Nhôm khử dễ dàng ion H+ trong Trong các phản ứng này, Al khử N+5 hoặc S+6
dung dịch HCl và H2SO4 loãng xuống số oxi hoá thấp hơn.
thành khí H2. Al + 4HNO3 
 Al(NO3 )3 + NO + 2H2O
2Al + 6HCl 
 2AlCl3 + 3H2 2Al + 6H 2SO4(®Æc) 
t
 Al 2 (SO4 )3 + 3SO2 + 6H 2 O
0

Nhôm bị thụ động với các dung dịch axit HNO3 và


H2SO4 đặc, nguội. Vì vậy, có thể dùng thùng nhôm
để chuyên chở những axit đặc và nguội nói trên.
(c) Tác dụng với kim loại (phản ứng nhiệt nhôm): Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại
trong oxit.
2Al + Fe2O3   2Fe + Al2O3
o
t

(d) Tác dụng với nước


20 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công
- Nhôm không tác dụng với nước, dù ở nhiệt độ cao là vì trên bề mặt của nhôm được phủ kín
một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn, không cho nước và khí thấm qua.
- Nếu phá bỏ lớp oxit đó (hoặc tạo thành hỗn hống Al  Hg), thì nhôm sẽ tác dụng với nước ở
nhiệt độ thường.
2Al + 6H2O 
 2Al(OH)3 + 3H2
(d) Tác dụng với dung dịch kiềm: 2Al + 2NaOH + 2H2O 
 2NaAlO2 + 3H2
4. Ứng dụng – Trạng thái tự nhiên – Điều chế
(a) Ứng dụng
- Nhôm và hợp kim của nhôm có ưu điểm là nhẹ, bền đối với không khí và nước nên được
dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ.
- Nhôm và hợp kim của nhôm có màu trắng bạc, đẹp nên được dùng trong xây dựng nhà cửa
và trang trí nội thất.
- Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng. Do dẫn nhiệt tốt, ít
bị gỉ và không độc nên nhôm được dùng làm dụng cụ nhà bếp.
- Bột nhôm trộn với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng
hàn đường ray.
(b) Trạng thái tự nhiên
- Nhôm là kim loại hoạt động mạnh nên trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
- Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ ba sau oxi và silic về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất. Hợp
chất của nhôm có mặt khắp nơi, như có trong đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), boxit (Al2O3.nH2O),
mica (K2O.Al2O3.6SiO2), criolit (3NaF.AlF3), ...
(c) Điều chế
 Nguyên liệu: quặng boxit (Al2O3.nH2O).
 Phương pháp: điện phân nhôm oxit nóng chảy.
 Vai trò của criolit:
- Nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 rất cao (2050 oC), vì vậy phải hoà tan Al2O3 trong criolit nóng
chảy để hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp xuống 900oC.
- Việc làm này vừa tiết kiệm được năng lượng vừa tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn
Al2O3 nóng chảy.
- Mặt khác, hỗn hợp này có khối lượng riêng nhỏ hơn nhôm, nổi lên trên và bảo vệ nhôm nóng
chảy không bị oxi hoá bởi O2 trong không khí.
 Quá trình điện phân: 2Al 2 O3 
®pnc
 4Al + 3O 2
Catot Anot
Cực âm (catot) của thùng điện phân Cực dương (anot) cũng là những khối than chì lớn.
là một tấm than chì nguyên chất 2O2 
 O2 + 4e
được bố trí ở đáy thùng. Khí O2 ở nhiệt độ cao đốt cháy C thành khí CO và CO2.
Al3 + 3e 
 Al Vì vậy, sau một thời gian phải thay thế điện cực dương.
5. Một số hợp chất quan trọng
(a) Nhôm oxit (Al2O3)
 Tính chất vật lí: Nhôm oxit (Al2O3) là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và không tác
dụng với nước, nóng chảy ở trên 2050 oC.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 21


 Tính chất hóa học:
Al O + 6H   2Al 3 + 3H2 O
Tính lưỡng tính:  2 3 
Al 2 O3 + 2OH  AlO2 + 2H2 O
 Ứng dụng:
- Dạng oxit ngậm nước là thành phần chủ yếu của quặng boxit (Al2O3.2H2O) dùng để sản xuất
nhôm.
- Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể là đá quý.
- Al2O3 dùng để chế xúc tác trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ.
(b) Nhôm hiđroxit (Al(OH)3)
 Tính chất vật lí: Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) là chất rắn, màu trắng, kết tủa ở dạng keo.
 Tính chất hóa học:
 
Al(OH)3 + 3H  Al 3 + 3H2 O
Tính lưỡng tính:  
Al(OH)3 + OH 
  AlO2 + 2H2 O
(c) Nhôm sunfat (Al2(SO4)3)
 Tính chất vật lí: Muối nhôm sunfat khan tan trong nước toả nhiệt làm dung dịch nóng lên do
bị hiđrat hoá.
 Ứng dụng: KAl(SO4)2.12H2O (phèn chua) được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy,
chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước, ...
6. Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch: Dùng dung dịch kiềm để nhận biết muối nhôm.
Hiện tượng: Phản ứng tạo kết tủa sau đó tan nếu kiềm dư.
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
7. Một số PTHH cần nhớ
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (6) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
(2) 8Al + 3Fe3O4   4Al2O3 + 9Fe
o
t
(7) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(8) 2Al(OH)3   Al2O3 + 3H2O
o
t
(3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(4) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
(5) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 + NaCl; Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

22 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


CHUYÊN ĐỀ 7: SẮT – CROM VÀ HỢP CHẤT
A. SẮT
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn – Cấu hình eclectron nguyên tử
- Sắt (Fe) ở ô số 26, thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử Fe: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, có thể viết gọn là [Ar]3d64s2.
2. Tính chất vật lí
- Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có khối lượng riêng lớn, nóng chảy ở 1540 oC.
- Sắt có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Khác với kim loại khác, sắt có tính nhiễm từ.
3. Tính chất hóa học: Sắt là kim loại có tính khử trung bình.
(a) Tác dụng với phi kim
Cl2 O2 S
o o o
2Fe + 3Cl 2 
t
 2FeCl 3 3Fe + 2O2 
t
 Fe3O4 Fe + S 
t
 FeS
(b) Tác dụng với axit
HCl và H2SO4 loãng HNO3 và H2SO4 đặc
5 x 6
Fe khử ion H+ của các dung dịch
Fe khử khử N trong HNO3 loãng xuống N ; S trong
axit HCl, H2SO4 loãng thành H2, Fe y

bị oxi hoá đến số oxi hoá +2. H2SO4 đặc xuống S , Fe bị oxi hoá đến số oxi hoá +3.
Fe + 2HCl 
 FeCl2 + H2 Fe + 4HNO3 
 Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O
Fe bị thụ động với các axit HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
(c) Tác dụng với muối: Fe có thể khử được ion của các kim loại đứng sau nó trong dãy điện hoá
của kim loại. Trong các phản ứng này, Fe thường bị oxi hoá đến số oxi hoá +2.
Fe + CuSO4 
 FeSO4 + Cu
4. Trạng thái tự nhiên
- Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ hai trong các kim loại (sau Al).
- Trong thiên nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
- Quặng sắt quan trọng là: quặng manhetit (Fe3O4), hiếm có trong tự nhiên), quặng hematit
(Fe2O3), quặng xiđerit (FeCO3) ; quặng pirit (FeS2).
- Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
- Những thiên thạch từ khoảng không của vũ trụ rơi vào Trái Đất có chứa sắt tự do.
B. HỢP CHẤT CỦA SẮT
Hợp chất sắt(II) Hợp chất sắt(III)
Ví dụ
- Sắt(II) oxit: FeO - Sắt(III) oxit: Fe2O3
- Sắt(II) hiđroxit: Fe(OH)2 - Sắt(III) hiđroxit: Fe(OH)3
- Muối sắt(II): - Muối sắt(III):
+ Sắt(II) sunfat: FeSO4; + Sắt(III) sunfat: Fe2(SO4)3;
+ Sắt(II) nitrat: Fe(NO3)2; + Sắt(III) nitrat: Fe(NO3)3;
+ Sắt(II) clorua: FeCl2;… + Sắt(III) clorua: FeCl3;…
Điều chế
o
- FeO: Fe2 O3 + CO   2FeO + CO2 - Fe2O3: 2Fe(OH)3   Fe2 O3 + 3H2O
0
t t

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 23


- Fe(OH)2 - Fe(OH)3
2 
Fe + 2OH 
 Fe(OH)2  (trắng xanh) Fe3 + 3OH  
 Fe(OH)3  (nâu đỏ)
- Muối sắt(II): được điều chế bằng cách cho - Muối sắt(III):
Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với axit HCl + Fe2O3; Fe(OH)3 tác dụng với axit HCl
hoặc H2SO4 loãng: hoặc H2SO4 loãng:
FeO + 2H 
 Fe 2  + H2O Fe 2 O 3 + 6H  
 2Fe 3 + 3H 2O
Fe(OH)2 + 2H 
 Fe 2  + 2H 2O Fe(OH)3 + 3H  
 Fe 3 + 3H 2O
Fe + 2H 
 Fe 2  + H 2 + Fe và hợp chất tác dụng với axit HNO3
hoặc H2SO4 đặc.
Tính chất vật lí
- Sắt(II) oxit (FeO) là chất rắn màu đen, - Sắt(III) oxit (Fe2O3) là chất rắn màu đỏ
không có trong tự nhiên. nâu, không tan trong nước.
- Sắt(II) hiđroxit (Fe(OH)2) nguyên chất là - Sắt(III) hiđroxit (Fe(OH)3) là chất rắn, màu
chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan nâu đỏ, không tan trong nước.
trong nước. - Đa số muối sắt(III) tan trong nước, khi kết
- Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.
tinh thường ở dạng ngậm nước. - Muối FeCl3 được dùng làm chất xúc tác
trong tổng hợp hữu cơ.
Tính chất hóa học
Tính OXH: Fe2 
 Fe3 + 1e
Tính oxi hóa: Fe3 + 1e 
 Fe2
Tính khử: Fe2 + 2e 
 Fe
C. HỢP KIM CỦA SẮT
GANG THÉP
Thành Hợp kim của sắt, có 2 – 5% cacbon và lượng Hợp kim của sắt, có 0,01 - 2% cacbon và
phần nhỏ nguyên tố khác: Si, Mn, S, … lượng nhỏ nguyên tố khác: Si, Mn, Cr, …
- Gang trắng: chứa ít cacbon, chủ yếu ở - Thép thường (thép cacbon):
dạng xementit (Fe3C). Dùng để điều chế Thép mềm (< 0,1% C), thép cứng (> 0,9%C)
thép. - Thép đặc biệt
Phân
- Gang xám: chứa nhiều cacbon hơn gang + Fe – Cr – Ni: Thép inoc không gỉ, chế tạo
loại
trắng. Dùng để đúc các chi tiết máy, ống dụng cụ y tế, vật dụng, …
dẫn nước, …. + Thép Fe – Mn: Rất cứng, dùng để làm
máy nghiền đá.
- Nguyên tắc: Khử quặng sắt oxit bằng - Nguyên tắc: Giảm hàm lượng tạp chất
than cốc trong lò cao. như C, Si, Mn, … bằng cách oxi hóa thành
Sản
- Nguyên liệu: Quặng sắt (hematit: Fe2O3), oxit
xuất
than cốc, chất chảy CaCO3 - Nguyên liệu: Gang, sắt thép phế liệu, khí
oxi, chất chảy CaO.

24 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công


D. CROM
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn – Cấu hình eclectron nguyên tử
- Crom (Cr) ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron của nguyên tử Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1, viết gọn là [Ar]3d5 4s1.
2. Tính chất vật lí
- Crom là kim loại màu trắng xám, có khối lượng riêng lớn (D = 7,2 g/cm3), nóng chảy ở 1890 oC.
- Crom là kim loại cứng nhất, có thể rạch được thuỷ tinh.
3. Tính chất hóa học: Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. Trong các phản ứng hoá học,
crom tạo nên các hợp chất trong đó crom có số oxi hoá từ +1 đến +6.
(a) Tác dụng với phi kim: Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với flo. Ở nhiệt độ cao, crom tác
dụng với oxi, clo, lưu huỳnh, ...
Cl2 O2 S
o
2Cr + 3Cl 2   2CrCl 3
o o
4Cr + 3O2   2Cr2 O3 2Cr + 3S   Cr2S 3
t t t

(b) Tác dụng với nước: Crom có độ hoạt động hoá học kém Zn và mạnh hơn Fe, nhưng crom
bền với nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ. Chính vì vậy, người ta mạ
crom lên sắt để bảo vệ sắt và dùng crom để chế thép không gỉ.
(c) Tác dụng với axit: Vì có màng oxit bảo vệ, crom không tan ngay trong dung dịch loãng và
nguội của axit HCl và H2SO4. Khi đun nóng màng oxit tan ra, crom tác dụng với axit giải phóng
H2 và tạo ra muối crom (II) khi không có không khí.
Cr + 2H   Cr 2 + H2
o
t

Crom không tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội do bị thụ động
hoá giống như nhôm và sắt.
E. HỢP CHẤT CỦA CROM
Hợp chất crom(III) Hợp chất crom(VI)
Tính chất vật lí – Ứng dụng
- Crom(III) oxit (Cr2O3) là chất rắn, màu lục - Crom (VI) oxit (CrO3) là chất rắn, màu đỏ
thẫm, không tan trong nước. thẫm.
- Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ - Muối cromat, như natri cromat (Na2CrO4) và
thuỷ tinh. kali cromat (K2CrO4) chúng có màu vàng của
- Crom(III) hiđroxit (Cr(OH)3) là chất rắn, màu ion cromat.
lục xám, không tan trong nước. - Muối đicromat, như natri đicromat (Na2Cr2O7)
và kali đicromat (K2Cr2O7) chúng có màu da
cam của ion đicromat.
Tính chất hóa học
Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch - CrO3 là một oxit axit:
axit và kiềm đặc. CrO3 + H2O 
 H2CrO4 (axit cromic)
Cr2O3 + 6H 
 2Cr 3 + 3H2O 2CrO3 + H2O 
 H2Cr2O7 (axit đicromic)
Cr2O3 + 2NaOH(®Æc) 
 NaCrO2 + H2O - CrO3 có tính oxi hoá mạnh, Một số chất vô cơ
và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi
tiếp xúc với CrO3.

Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công | 25


- Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính, tan được - Các muối cromat và đicromat có tính oxi hoá
trong dung dịch axit và dung dịch kiềm. mạnh, đặc biệt trong môi trường axit, muối
 3
Cr(OH)3 + 3H 
 Cr + 3H2O crom(VI) bị khử thành muối crom(III).
Cr(OH)3 + OH 
 Cr3 + 2H2O K 2 Cr2 O7 + 7H2 SO4 + 6FeSO4 

 3Fe 2 (SO4 )3 + Cr2 (SO4 )3 + K 2 SO4 + 7H2 O
- Vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+
trong dung dịch vừa có tính oxi hóa (trong - Trong dung dịch của ion Cr2 O 72  (màu da cam)
môi trường axit) và tính khử (trong môi luôn luôn có cả ion Cr2 O 24  (màu vàng) ở trạng
trường bazơ). thái cân bằng với nhau:
3 2 2
+ Tính oxi hóa: Zn + 2Cr 
 Zn + 2Cr Cr2 O72 + H2 O 2CrO24 + 2H
+ Tính khử - Vì có cân bằng trên nên khi thêm dung dịch
 
2CrO + 3Br2 + 8OH
2

 axit vào muối cromat (màu vàng), muối cromat
2 
 2CrO 4
+ 6Br + 4H 2 O biến thành đicromat (màu da cam). Ngược lại
khi thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat,
muối này biến thành cromat.

26 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công

You might also like