You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI LUẬN CUỐI KỲ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI: CƠ CHẾ CBAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Đỗ Quỳnh Trang - 22051242


Lớp: QH – 2022 – E KTQT 4
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Phan Thu
Môn học: Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Hà Nội – 2024
Table of Contents
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................5
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................................7
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................8
2. Tổng quan tài liệu.........................................................................................................9
2.1 .Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................................9
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài.........................................................................11
3. Khoảng trống nghiên cứu...........................................................................................12
4. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................12
4.1 Mục tiêu tổng quan.....................................................................................................12
4.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................13
6. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................13
7. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................13
8. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................13
9. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................13
10. Cấu trúc báo cáo của đề tài....................................................................................14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................15
1.1. Sự phát triển của CBAM.............................................................................................15
1.2. Quy định CBAM..........................................................................................................15
1.3 Phương pháp tính CBAM............................................................................................17
1.4 Mục tiêu.........................................................................................................................18
1.4.1 Giảm nguy cơ rò rỉ carbon......................................................................................18
1.4.2 Giảm khí nhà kính....................................................................................................18
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HIỆN NAY CỦA NGÀNH
THÉP........................................................................................................................................20
2.1 Lượng phát thải trong sản xuất...................................................................................20
2.2 Sản lượng sản xuất........................................................................................................20
2.3 Kim ngạch xuất khẩu...................................................................................................21
2.4 Thị trường xuất khẩu...................................................................................................22
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI XANH HÓA SẢN XUẤT NGÀNH THÉP VIỆT NAM....................23
3.1 Hướng đi tất yếu của ngành thép................................................................................23
3.2 Các ví dụ về xanh hóa trong ngành thép....................................................................23
CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH THÉP....................................25
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP. .28
5.1 Đối với cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách......................................28
5.2 Đối với doanh nghiệp....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................31
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài nghiên cứu “Cơ chế CBAM: cơ hội và thách thức đối với ngành thép
Việt Nam” là bài viết của em và những nội dung được trình bày trong bài nghiên cứu này là
chư từng được xuất hiện trong các bài nghiên cứu khác.
Những số liệu được sử dụng cho việc phân tích đề tài này được thu thập từ các nguồn tài liệu
khác nhau và được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận
nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài nghiên cứu.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Nguyễn
Thị Phan Thu đã giảng dạy tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu, đồng thời, hướng
dẫn chi tiết để em có đủ kiến thức, kỹ năng để vận dụng vào bài tập lớn này.

Em đã sử dụng những kiến thức đã học được và nghiên cứu thêm nhiều thông tin để hoàn
thành bài nghiên cứu này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh
nghiệm trên thực tiễn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm. Rất kính mong
cô cho em thêm những góp ý để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng em xin chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Hà Nội, tháng 2 năm 2024

Đỗ Quỳnh Trang
DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt


Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông
ASEAN
Nations Nam Á

BATs Best Available Technologies Các kỹ thuật tốt nhất hiện có

Các thực hành môi trường tốt


BEPs Best Environmental Practices
nhất
BOF Basic Oxygen Furnace Lò thổi Oxy
Blast Furnace Power Recovery Công nghệ tuabin thu hồi năng
BPRT
Turbine lượng gió lò cao
Carbon Border Adjustment Cơ chế điều chỉnh biên giới
CBAM
Mechanism carbon
Clean Competition Act Đạo luật cạnh tranh Sạch
CCA
Carbon capture, utilisation and Hoạt động thu hồi, sử dụng và
CCUS
storage lưu trữ khí CO2
CO2tđ Carbon dioxide Đi-oxit các bon tương đương
Direct Reduced Iron - Electric Arc Lò hồ quang điện sắt hoàn
DRI - EAF
Furnace nguyên trực tiếp
EAF Electric Arc Furnace Lò hồ quang điện
Economic and Financial Affairs Ủy ban kinh tế và tài chính
ECOFIN
Council
ETS Emissions Trading System Hệ thống thương mại khí thải
EU European Union Liên minh Châu Âu
Hiệp định Thương mại tự do
EVFTA European Union-Vietnam Free Trade
giữa Việt Nam và Liên minh
Agreement
châu Âu
PFCs Perfluorocarbon
WSA World Steel Association Hiệp hội Thép Thế giới
DANH MỤC BẢNG

Bảng Nội dung


Bảng 1 Lộ trình thực hiện CBAM
Bảng 2 Các biện pháp hướng đến 55
Bảng 3 Ước tính tác động của CBAM của EU tới ngành thép Việt Nam

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình Nội dung


Hình 1 Sản lượng sản xuất một số sản phẩm thép chính của Việt Nam giai đoạn
2016 – 2022
Hình 2 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt thép của Việt Nam
Hình 3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép của
Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022
Hình 4 Hình 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt
thép của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022
Hình 5 Quy định hạn ngạch chịu chi phí CBAM
Hình 6 Mất mát trong xuất khẩu thép do cạnh tranh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc
EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước sở tại. 4 nhóm
hàng bao gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu
ảnh hưởng của cơ chế này. Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt
hàng xuất khẩu này. Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới, chỉ trong năm 2022, ngành thép
tạo ra mức phát thải tương đương với 3,5 tỷ tấn khí carbon, chiếm khoảng 7-8% tổng lượng
khí nhà kính phát sinh toàn cầu. Sắt thép là 1 trong 3 ngành công nghiệp có mức phát thải lớn
nhất thế giới.

Ngành thép Việt Nam đã có bước đột phá lớn trong việc chinh phục các thị trường tiêu chuẩn
cao. Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã chuẩn
hóa sản xuất, tận dụng tốt cơ hội cạnh tranh về giá và các ưu đãi thuế quan EVFTA. Tuy
nhiên, với tham vọng tiên phong trong hoạt động giảm lượng khí thải nhà kính, thị trường EU
dưới cơ chế CBAM sẽ đặt ra thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt
Nam.
Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới, lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng
4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Đồng thời sản lượng sẽ giảm khoảng 0,8%,
cùng với tác động bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, thể các các thị trường phát triển khác như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản đưa ra
các cơ chế riêng của họ để giảm khí nhà kính khi nhập khẩu. Hiện tại, Hoa Kỳ đang xây dựng
Đạo luật cạnh tranh Sạch, bản dự luật lần 1 đã được ban hành vào tháng 7 năm 2021 và dự
kiến áp dụng sau năm 2023. CCA bao gồm 25 lĩnh vực, chẳng hạn như dầu mỏ, khí đốt tự
nhiên, phân bón, sắt thép, giấy thủy tinh và các lĩnh vực khác. Giá carbon đề xuất là 55
USD/tấn CO2 với mức tăng điều chỉnh mỗi năm. Thuế carbon sẽ áp dụng cho phần chênh lệch
giữa lượng phát thải thực tế và lượng phát thải cơ bản của Hoa Kỳ.

Song đây cũng là cơ hội cho ngành thép hướng tới xanh hóa quy trình sản xuất. Hiện tại, đã
có một số công ty dự tính giảm 50% lượng khí thải carbon bằng một số kỹ thuật tiên tiến, sản
xuất thép bằng Hydro (H2). Đây là xu hướng tất yếu về dài hạn và phù hợp với mục tiêu Net
zero của Chính phủ.
Đứng trước tình hình trên, đề tài “Cơ chế CBAM: Cơ hội và thách thức đối với ngành thép
Việt Nam” được nghiên cứu với mục đích tìm ra những cơ hội và thách thức đối với ngành
xuất khẩu thép từ đó đề xuất một số giải pháp để giúp ngành tránh tác động xấu đồng thời
thúc đẩy sản xuất xanh bền vững đáp ứng cơ chế CBAM.

2. Tổng quan tài liệu


2.1 .Tình hình nghiên cứu trong nước
Thông tin tổng quan của cơ chế CBAM, một số tài liệu đã nêu định nghĩa, các nguyên tắc
chung đồng thời cũng nêu ra các mốc thời gian thực hiện cơ chế CBAM. Theo Trương Thị
Quỳnh Vân (2023), cơ chế CBAM sẽ đánh thuế carbon với hàng hóa vào thị trường thuộc
Liên minh Châu Âu dựa trên cường độ phát thải carbon trong quy trình sản xuất tại nước sở
tại. Đồng thời, tác giả cũng đã nêu ra phạm vi sản phẩm, phạm vi phát thải rộng, cơ quan thực
hiện cũng như là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn vận hành và vận hành toàn bộ. Trong đó,
theo Hà Trần (2024) EU mới chỉ áp dụng CBAM đối với 6 ngành hàng đến hết năm 2025
gồm: Xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. Hiện nay, các doanh nghiệp nhập
khẩu trong 6 ngành hàng này của EU sẽ phải báo cáo về khối lượng nhập khẩu và lượng phát
thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, nhưng không phải trả bất kỳ khoản phí nào ở giai
đoạn chuyển tiếp. Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và
nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024.Ngoài ra, Anh Quang (2023) cũng đã nêu ra một
số thông tin cụ thể hơn như cách tính toán lượng khí thải CBAM. Theo quy định CBAM,
lượng phát thải được EU tính toán cho mỗi sản phẩm nhập khẩu bao gồm phát thải trực tiếp
và phát thải gián tiếp.Trực tiếp là lượng phát thải từ nguyên, nhiên liệu đầu vào từ quá trình
sản xuất. Phát thải gián tiếp là từ việc tiêu thụ điện năng sử dụng là năng lượng tái tạo hay
nhiệt điện đều được tính vào. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra giá mua "chứng chỉ
CBAM" hay giá carbon không cố định mà được tính bằng mức trung bình hàng tuần của hạn
ngạch phát thải khí nhà kính đang được đấu giá trên thị trường carbon của châu Âu.

Về tính cấp thiết của cơ chế CBAM, theo Hồ Quốc Lực (2023), phát triển xanh và bền vững
là vấn đề thời sự và phổ biến, được thống nhất và quyết định từ các doanh nghiệp tại EU, đặc
biệt là các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế, khi họ đang tái cấu trúc chuỗi cung
ứng toàn cầu để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt. Theo Lâm Anh (2023), CBAM
được coi là công cụ mang tính bước ngoặt của EU nhằm chống rò rỉ carbon và là một trong
những trụ cột trung tâm trong Chương trình Nghị sự 55 của EU, đồng thời EU ban hành cơ
chế CBAM nhằm khuyến khích phong trào xanh hóa trong quy trình sản xuất trên toàn thế
giới và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các
nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Điều này cũng giúp các nhà sản xuất châu Âu không
bị thụt lùi trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong khi đầu tư góp phần đáp ứng các
mục tiêu khí hậu của EU.

Về tác động của CBAM lên các ngành, Ngô Đức Thanh và Nguyễn Hồng Thơm (2023) đã chỉ
ra tác động CBAM có thể gây ra sự sụt giảm khoảng 100 triệu USD kim ngạch xuất khẩu từ
các ngành như xi măng, thép, nhôm, phân bón có mức độ phát thải carbon cao. Bên cạnh đó,
Hồng Hạnh (2023) đã chỉ ra chi tiết hiện trạng xuất khẩu của ngành thép và tác động của
CBAM nếu các doanh nghiệp thép Việt không lên kế hoạch giảm lượng khí thải trong sản
xuất thì khi đó, sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh về mặt giá trị. Ngoài ra, hàng rào kỹ
thuật và thương mại vào thị trường này có thể chính là thủ tục và cơ chế liên quan tới khai báo
thông tin phát thải từ nhà xuất khẩu tại thị trường EU.

Bên cạnh đó, Thu Thảo (2023) mặc dù sản xuất xanh có nhiều thử thách với chi phí vốn lớn,
nhưng thép xanh được nhận định sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và
đáp ứng các thị trường xuất khẩu khó tính. Thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp đã tiên
phong thực hiện áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu phát thải carbon ra môi trường
như Hòa Phát, VNSteel, Việt Ý… Bảo Loan (2023) đề cập đến một số phương pháp như sử
dụng điện mặt trời thay thế cho sử dụng điện hóa thạch và tận dụng nhiệt dư từ phát điện đáp
ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường

Về khuyến nghị cho chính phủ, Trâm Anh (2023) đã nêu ra việc cần phải làm là phát triển
thuế carbon và định giá carbon, để phù hợp với cơ chế CBAM, đáp ứng các mục tiêu về môi
trường và kinh tế,. Về lâu dài, việc áp dụng thuế carbon sẽ là phương án giữ lại nguồn tiền tại
Việt Nam phục vụ cho các mục đích liên quan đến chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải
nhà kính. Việt Hằng (2023) cũng khuyến nghị giải pháp rằng Chính phủ và cơ quan quản lý
nhà nước cần phải sớm ban hành hướng dẫn để doanh nghiệp có thể chuẩn bị ứng phó, tăng
cường năng lực kỹ thuật và thể chế để thích ứng với CBAM; bên cạnh đó tham gia vào các
đối thoại mang tính xây dựng với EU và đàm phán với các quy định của EU để đưa ra các
điều kiện có lợi cho Việt Nam; cải thiện khung chính sách về khử carbon như loại bỏ dần điện
than, thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng...
2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Lượng khí nhà kính bình quân tăng lên trong thế kỷ này và đang duy trì tốc độ tăng nhanh.
Nghiên cứu của Andrei Marcu (2021) xác định các mặt hàng xuất khẩu phát thải carbon chính
liên quan đến CBAM bao gồm thép, nhôm, xi măng từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ sang
EU, đánh giá lượng phát thải CO2 trong các sản phẩm sử dụng nhiều carbon theo lượng phát
thải trực tiếp. Đồng thời bài nghiên cứu cũng ước tính chi phí và tổn thất có thể xảy ra tại các
nước xuất khẩu đang được nghiên cứu nếu CBAM của EU được áp dụng. Cụ thể, đánh giá
các khoản phí tiềm năng dựa trên giá CO2 và lượng phát thải dự báo.

Nghiên cứu của tổ chức Energy transition partnership (2022) giúp phân tích và định lượng tác
động của CBAM đối với Việt Nam, đánh giá liệu CBAM có phải là một chính sách đúng đắn
từ bối cảnh toàn cầu, đồng thời thảo luận về cách thức các chính sách đối nội và đối ngoại của
Việt Nam nên đáp lại. Đồng thời xem xét các tác động chính sách đối với việc thiết kế thuế
carbon ở Việt Nam nhằm đánh giá sự phù hợp trong thiết kế và áp dụng thuế carbon ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, theo Pimwan Pongsuwan (2024), CBAM sẽ vừa là cơ hội vừa là thách
thức khi Việt Nam kiên định theo đuổi mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và định hướng phát
triển trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Điều này yêu cầu cả các
doanh nghiệp trong và ngoài nước phải thích ứng nhanh chóng với bối cảnh kinh tế. Khi họ
định hướng tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững mới, các doanh nghiệp sẽ trở thành những nhân
tố quan trọng trong tương lai bền vững của Việt Nam. Bất chấp những thách thức này, việc áp
dụng CBAM có tiềm năng thúc đẩy đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên dồi dào của
Việt Nam, định vị quốc gia trong việc giảm lượng cacbon trong ngành điện và giảm khí nhà
kính trên toàn bộ nền kinh tế.

Ngành thép đang có những lo ngại liên quan đến việc thực hiện CBAM của Liên minh châu
Âu, theo Ranjana von Wendland (2023) việc báo cáo về lượng khí thải tiềm ẩn đang gây khó
khăn cho nhiều nhà nhập khẩu, có khả năng xảy ra sai sót rất lớn khi báo cáo lượng khí thải
phát sinh. Không phải lúc nào việc đảm bảo đầy đủ thông tin chi tiết cũng được minh bạch,
đồng thời việc kiểm tra tính chính xác của thông tin cũng gặp khó khăn, lưu ý rằng việc phổ
biến thông tin của EU qua các hội thảo trên web cũng còn thiếu sót. Vấn đề CBAM phản ánh
ETS hiện tại của EU cũng được đa số các nhà nhập khẩu đưa ra. Hầu hết đều cho biết sẽ
không có thị trường thứ cấp và họ sẽ phải bán những chứng chỉ chưa sử dụng.
Ngành sản xuất thép đang bắt đầu chuyển sang sản xuất xanh hơn và giảm thiểu khí thải để
điều chỉnh theo các quy định của các thị trường lớn như EU. Theo Halina Yermolenko (2023),
ngành thép Việt Nam đã tham gia nỗ lực trong việc giảm khí nhà kính như giới thiệu chuyển
đổi số, tối ưu hóa công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và sản xuất điện từ lượng nhiệt dư
thừa để giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Nhưng bài viết đề cập đến hạn chế của ngành
thép trong việc giảm phát thải như khả năng tiếp cận công nghệ sạch và tài chính cho quá
trình chuyển đổi xanh, cũng như sự sẵn có của nguyên liệu thô trong khi ngày càng có nhiều
hạn chế về xuất khẩu phế liệu.

3. Khoảng trống nghiên cứu


Các nghiên cứu về tác động của cơ chế CBAM lên hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành
thép Việt Nam còn khá hạn chế. Các nghiên cứu về tác động của cơ chế CBAM thường tập
trung vào các ngành hàng có cường độ carbon cao và phân tích khía cạnh tác động lên xuất
khẩu nhưng chưa tập trung hoàn toàn vào ngành thép và đánh giá đầy đủ tác động của cơ chế
này lên sản xuất. Bài nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về những cơ hội và thách thức
lên hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành thép Việt Nam sau khi áp dụng cơ chế CBAM.
Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp vượt qua thách thức của cơ chế CBAM,
thúc đẩy ngành thép Việt Nam áp dụng các hoạt động sản xuất bền vững.

4. Mục tiêu nghiên cứu

4.1 Mục tiêu tổng quan

Bài viết nêu lên cơ hội và thách thức lên sản xuất và xuất khẩu mà ngành thép gặp phải sau
khi EU thực hiện cơ chế CBAM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với cơ chế mới,
hạn chế thiệt hại do cơ chế CBAM gây ra và hướng tới phát triển bền vững ngành thép.

4.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các khái niệm, lý thuyết liên quan đến cơ chế CBAM
- Nêu ra hiện trạng sản xuất và xuất khẩu ngành thép
- Đánh giá cơ hội nhằm xanh hóa đối với sản xuất trong ngành thép
- Dự đoán thách thức trong xuất khẩu ngành thép do cơ chế.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thích ứng với cơ chế mới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết này sẽ có những nhiệm vụ nêu lên cơ hội và thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu
của ngành thép sau khi EU ban hành cơ chế CBAM cũng như hiểu rõ được cơ chế CBAM, từ
đó gợi ý cho chính phủ và các doanh nghiệp các phương pháp để có thể áp dụng lên hoạt động
sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, bài viết này cũng chỉ ra hiện trạng sản xuất và xuất khẩu
của ngành thép Việt Nam

6. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi 1: Phân tích hiện trạng sản xuất và xuất khẩu ngành thép
Câu hỏi 2: Cơ hội đối với sản xuất thép sau khi EU ban hành cơ chế?
Câu hỏi 3: Thách thức đối với xuất khẩu thép sau khi EU ban hành cơ chế?
Câu hỏi 4: Đề xuất các biện pháp cần có để thích ứng với cơ chế mới?

7. Đối tượng nghiên cứu


Trong bài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là: Ngành thép

8. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi nội dung: Bài này sẽ tập trung tiến hành nghiên cứu cơ chế CBAM, cơ hội và
thách thức đối với ngành thép sau khi CBAM có hiệu lực từ đó đề xuất các giải pháp,
kiến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực.
- Phạm vi không gian: Việt Nam
- Phạm vi thời gian: 2016 – 2030

9. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu thu thập các thông tin liên quan đến cơ
sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ
trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê từ các trang như
- Phương pháp quy nạp: Đề tài được nghiên cứu từ những số liệu, trường hợp cụ thể để
đi đến kết luận chung về lý thuyết tổng quát. Đề tài nghiên cứu được nhìn nhận và
đánh giá theo nhiều góc độ để có thể đưa đến kết luận cuối cùng.
10. Cấu trúc báo cáo của đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế CBAM.
- Chương 2: Hiện trạng xuất khẩu và sản xuất hiện nay của ngành thép.
- Chương 3: Cơ hội xanh hóa sản xuất ngành thép Việt Nam
- Chương 4: Thách thức cho xuất khâủ ngành thép Việt Nam
- Chương 5: Khuyến nghị giải pháp cho chính phủ và doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sự phát triển của CBAM
EU đã phải vật lộn với nguy cơ rò rỉ carbon trong nhiều năm. ETS là một công cụ giúp giảm
lượng khí thải nhà kính ở EU, bao gồm điện, công nghiệp, hàng không và các lĩnh vực khác.
Bằng cách trao đổi khoảng 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính của EU, EU đã quản lý để
duy trì mức giá carbon cao trong khi không thể cạnh tranh với các quốc gia xung quanh có
mức giá thấp hơn giá carbon, có thể mất thị phần trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương thức để nhà
sản xuất EU kiểm soát chi phí là di dời các nhà máy ra ngoài EU để tận dụng giá carbon thấp
hơn và sản lượng thấp hơn chi phí, có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ carbon sau đó bán hàng tại
EU để giảm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao vị thế.

CBAM lần đầu tiên được Nghị viện EU đề xuất trong Thỏa thuận mới xanh châu Âu vào
tháng 12 năm 2019 và bắt đầu quá trình xây dựng vào năm 2020. Sau nhiều năm hoạt động,
CBAM đã được EU phê duyệt bởi 27 bộ trưởng tài chính vào ngày 15 tháng 3 năm 2022,
trong khuôn khổ ECOFIN. Điều này có nghĩa là CBAM hiện có sự hỗ trợ của các cơ quan tài
chính quốc gia của EU và đã thực hiện chuyển đổi đáng kể từ giai đoạn phát triển sang triển
khai. Ủy ban Y tế Công cộng và An toàn Thực phẩm phê duyệt đề xuất của EU về CBAM,
trong đó thể hiện quyết tâm và tham vọng của EU trong việc chống biến đổi khí hậu và đạt
được sự độc lập về năng lượng. Nó cũng đẩy nhanh việc giảm nguồn cung hạn ngạch ETS của
EU, mở rộng thị trường và sự tham gia của sản phẩm, đồng thời có sự phân nhánh quan trọng
đối với chiến lược kinh doanh carbon của các quốc gia phụ thuộc nhiều vào EU với tư cách là
đối tác thương mại.

Nghị viện Châu Âu đã phê chuẩn sửa đổi đề xuất ban đầu về việc thành lập CBAM vào ngày
22 tháng 6 năm 2022. Sửa đổi nêu rõ thuế quan đối với thép, xi măng, nhôm, hóa dầu và
hydro sẽ có hiệu lực vào năm 2027. EU chính thức thông qua chính sách CBAM vào ngày 13
tháng 12 năm 2022 và sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 10, 2023. Giờ đây, nó đã trở thành luật
của EU.
1.2. Quy định CBAM
CBAM sẽ áp dụng với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU trong các lĩnh vực công nghiệp có
cường độ carbon cao, chẳng hạn như sắt thép, nhôm, xi măng, phân bón và điện, sẽ phải nằm
trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế CBAM. Mỗi tấn CO2tđ có trong sản phẩm nhập khẩu
vào EU sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM bởi các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong đó, 1 tấn
CO2tđ bao gồm khí CO2, NO2 và perfluorocarbon (PFCs). Giá của chứng chỉ CBAM sẽ dựa
trên giá trung bình hàng tuần của giá đấu giá 1 tấn CO2tđ trong hệ thống EU ETS và sẽ được
Ủy ban Châu Âu công bố rộng rãi và áp dụng thống nhất trong toàn EU. Hàng hóa được lưu
giữ tại cảng sẽ chỉ bị đánh thuế khi thực sự vào thị trường EU. Trong trường hợp không thể
xác minh mức phát thải thực tế, số lượng chứng chỉ CBAM cần thiết sẽ được xác định dựa
trên mức trung bình tại quốc gia sản xuất theo dữ liệu hoặc tài liệu có sẵn hoặc sử dụng các
giá trị mặc định được đặt ở mức tương ứng với lượng phát thải của 10% các cơ sở sản xuất
giảm phát thải khí nhà kính kém hiệu quả nhất ở EU. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu
đã nộp thuế CO2 tại nước xuất khẩu, giá chứng chỉ CBAM sẽ được tính bằng chênh lệch giữa
giá mua khí thải CO2 tại EU và giá khí CO2 tại nước xuất khẩu. Trong trường hợp một sản
phẩm được làm từ nhiều vật liệu với các hàm lượng mức carbon khác nhau, tổng hàm lượng
carbon của các nguyên liệu tạo nên sản phẩm sẽ là căn cứ để tính số lượng chứng chỉ CBAM
được cấp của sản phẩm.
Giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn chính thức là hai giai đoạn mà CBAM sẽ tiến lên. Sự
chuyển tiếp giai đoạn này từ ngày 1 tháng 10 năm 2023 và CBAM hoàn chỉnh sẽ có hiệu lực
vào ngày 1 tháng 1 năm 2026.
Bảng 1: Lộ trình thực hiện CBAM
Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương
Theo đó với các điều khoản chuyển tiếp của CBAM, các nhà nhập khẩu từ EU chỉ phải báo
cáo hàng quý cho cơ quan quốc gia nhập khẩu tổng lượng hàng hóa liên quan được nhập khẩu
và lượng phát thải liên quan những hàng nhập khẩu đó, cũng như tất cả giá carbon nào được
trả ở nước xuất xứ. Hệ thống được thực hiện để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu
và tránh sự gián đoạn thương mại nghiêm trọng do thay đổi chính sách gây ra.

Vi phạm các quy định của cơ chế CBAM sẽ bị xử phạt tương tự như trong hệ thống ETS của
EU. Sổ tay hướng dẫn hệ thống ETS của EU lưu ý rằng nếu một tổ chức thuộc hệ thống ETS
có nguy cơ phải bị xử phạt bởi các thủ tục trong trường hợp chậm thời hạn hàng năm của hệ
thống để nộp lại hạn ngạch phát thải. Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên áp dụng
mức phạt 100 cho mỗi tấn CO2tđ, được điều chỉnh theo lạm phát từ năm 2013. Ngoài ra, bất
kỳ sự không tuân thủ nào sẽ không được xóa bỏ, mà được giải quyết bằng cách thêm vào
nghĩa vụ của năm tiếp theo hay nói cách khác việc không tuân thủ đầy đủ sau đó được thêm
vào mục tiêu phát thải của năm sau.

Những người nộp đơn được ủy quyền sẽ phải nộp bản tuyên bố CBAM cho Cơ quan quản lý
quốc gia trước ngày 31 tháng 5 hàng năm khi CBAM đi vào hoạt động đầy đủ. Tuyên bố này
phải bao gồm lượng phát thải khí nhà kính của hàng hóa nhập khẩu trong hơn năm trước cũng
như số lượng chứng chỉ CBAM đã được cấp về phát thải (1 chứng chỉ tương đương với 1 tấn
khí thải tương đương CO2). Đáng chú ý, người khai hải quan phải mua chứng chỉ CBAM trực
tiếp từ Cơ quan Quốc gia và phải đảm bảo rằng ít nhất 80% giới hạn chứng chỉ CBAM được
đáp ứng mua trước mỗi quý.

1.3 Phương pháp tính CBAM


Phương pháp tính toán CBAM tuân theo quy định phổ biến trên thế giới về đánh thuế carbon
dựa trên CO2 lượng khí thải, được tính toán dựa trên việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Các nghĩa vụ đã được đáp ứng ở nước thứ ba (nước xuất khẩu) đối với lượng phát thải này đề
cập đến tiền do nhà nhập khẩu ở nước thứ ba trả dưới dạng thuế, phí hoặc trợ cấp phát thải
theo EU ETS, được tính theo lượng khí carbon phát thải trong quá trình sản xuất sản phẩm
được bao phủ bởi chính sách.

Theo quy định CBAM, lượng phát thải được EU tính toán cho mỗi sản phẩm nhập khẩu bao
gồm phát thải trực tiếp và phát thải gián tiếp. Doanh nghiệp nhập khẩu từ EU sẽ yêu cầu một
bên thứ 3 thẩm định để có thể tính toán được mức khí thải này. Mức giá thẩm định hiện này
dao động từ 13.000 - 41.000 USD/lần, giá trị trong 3 - 5 năm. Nếu nước xuất khẩu không có
hệ thống thuế và thương mại carbon được thiết lập tốt thì nước đó sẽ phải trả mức thuế carbon
cao hơn.

1.4 Mục tiêu

1.4.1 Giảm nguy cơ rò rỉ carbon

Cơ chế CBAM được đề xuất như một phần của hệ thống ETS với mục đích chính là ngăn
chặn rò rỉ carbon bằng cách tạo ra bình đẳng giữa các nhà sản xuất tuân thủ các quy định của
EU và các nhà sản xuất ở các nước không thuộc EU. Điều này cho phép tạo ra sự thay thế cho
các hạn ngạch được phân bổ miễn phí cho các nhà sản xuất tại EU có nguy cơ rò rỉ carbon
cao. Việc thải khí thải ra nước ngoài hoặc 'rò rỉ carbon' có khả năng làm suy yếu tính hiệu quả
và tính hợp pháp của các chính sách được thiết kế để giải quyết lượng khí thải từ ngành công
nghiệp. Mối quan tâm chính ở đây không phải là lượng khí thải được chuyển ra nước ngoài
thông qua thương mại mà là lượng phát thải ra nước ngoài, do chính sách khí hậu quốc tế
khác nhau và tác động thương mại.

Thuật ngữ 'rò rỉ carbon' thường đề cập đến tập hợp con của lượng khí thải được thể hiện trong
thương mại' đặc biệt gây ra bởi sự bất cân xứng về chính sách khí hậu. Mối lo ngại về rò rỉ
nảy khiến các quốc gia tạo ra các quy định nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp chuyển
sang sản xuất trung hòa carbon. Chi phí tuân thủ được chuyển sang người tiêu dùng hoặc do
các công ty được quản lý gánh chịu, làm tăng khả năng bị cắt giảm bởi hàng nhập khẩu chưa
trả mức giá carbon tương đương, dẫn đến rò rỉ. Do đó, chính sách định giá carbon thường kết
hợp các cơ chế chống rò rỉ để “san bằng sân chơi”.

Bất chấp sự hội tụ toàn cầu hướng tới các mục tiêu không có rào cản, rò rỉ carbon vẫn là mối
quan ngại hàng đầu ở Vương quốc Anh và Châu Âu. Việc ban hành cho 1 sự bảo vệ mạnh mẽ
chống rò rỉ giúp doanh nghiệp tin tưởng rằng họ có thể thu hồi chi phí đầu tư vào các-bon
thấp và thúc đẩy huy động nhanh chóng các khoản đầu tư vào quy trình sản xuất carbon thấp
trong các ngành công nghiệp.

1.4.2 Giảm khí nhà kính

Để đáp ứng tham vọng về giảm 55% phát thải khí nhà kính từ mức năm 1990 vào năm 2030
và đạt nền kinh tế trung hòa carbon vào năm 2050 thì EU đã ban hành ra cơ chế CBAM. EU
đã thể hiện nỗ lực thông qua việc ban hành các biện pháp trong gói “Hướng đến 55” nhằm cải
cách các chính sách hiện hành để phù hợp tham vọng giảm khí nhà kính đặt ra.
Bảng 2: Các biện pháp hướng đến 55
Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương

CBAM sẽ là động lực để khuyến khích các đối tác thương mại ngoài EU thực hiện các biện
pháp mạnh mẽ hơn để hạn chế phát thải khí nhà kính. Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có thể
bù trừ bất kỳ khoản hạn ngạch hoặc thuế carbon nào đã nộp tại nước xuất khẩu. Các quốc gia
có mức độ hiệu quả về giảm phát thải bằng hoặc cao hơn có thể đủ điều kiện miễn trừ khỏi cơ
chế CBAM. Do đó, EU sẽ sử dụng cơ chế CBAM để tạo ra một nhóm đối tác thương mại có
cùng tham vọng, khuyến khích các thành viên mới thông qua các chính sách và chương trình
hỗ trợ tăng cường tham vọng phi carbon hóa.

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HIỆN NAY CỦA NGÀNH
THÉP.

2.1 Lượng phát thải trong sản xuất

Trên 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất gang thép tại, đóng góp tăng trưởng kinh tế và tạo
việc làm cho người lao động. Song, ngành thép sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch (than) nên
lượng phát thải khí CO2 ra môi trường cũng rất lớn. Đặc biệt, một lượng lớn các chất thải gây
ô nhiễm môi trường với lượng bụi lên tới hàng triệu tấn/năm do quá trình sản xuất thép, thành
phần chủ yếu là các oxit kim loại và những loại oxit khác (FeO, MnO, Al2 O3, SiO2, CaO,
MgO), các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2 gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà
còn là những công nhân làm việc trong nhà máy. Đồng thời, việc phát thải lớn lượng khí nhà
kính cũng đã và đang góp phần làm biến đổi khí hậu.

Khảo sát của Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương tại một số công ty sản xuất thép như
Hòa Phát, Formosa..., cho thấy, các nhà máy phát thải ra môi trường khoảng 21 triệu tấn khí
CO2 để sản xuất ra 10 triệu tấn thép. Việc sử dụng than luyện cốc chính là nguồn phát thải
lớn nhất. Phần lớn phát thải và tiêu thụ năng lượng là do các nhà máy sử dụng công nghệ lò
thổi oxy BOF chiếm 77% năm 2018 và tăng lên 92% năm 2025. Trong khi đó, cường độ phát
thải tại các nhà máy sử dụng công nghệ EAF (công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang) ở
Việt Nam hiện nay cao hơn so với mức trung bình thế giới 1,5 - 2 lần, lý do chính là do tỷ lệ
sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều trong sản xuất điện. Phát thải toàn ngành năm 2025 dự
kiến vào khoảng 122,5 triệu tấn, năm 2030 phát thải khoảng 132,9 triệu tấn CO2, chiếm 17%
tổng phát thải toàn quốc.

Tỷ lệ phát thải khí nhà kính trung bình của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới từ
23 - xấp xỉ 30%. Cụ thể, mức phát thải trung bình trong ngành thép của Việt Nam hiện đang ở
mức 2,51 tấn CO2/tấn thép thô trong khi mức trung bình của thế giới là 1,85 tấn CO 2/tấn thép
thô. Tại Việt Nam, ước tính, ngành thép sẽ thải ra khoảng 122,5 triệu tấn CO 2 vào năm 2025
và khoảng 132,9 triệu tấn vào năm 2030, chiếm khoảng 17% tổng lượng khí thải của cả nước.

2.2 Sản lượng sản xuất


Trong giai đoạn 2016 – 2022, sản lượng sản xuất sắt, thép dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác
và thép cán tăng trưởng. Từ 2016 đến 2022, sản lượng sắt, thép dạng thỏi đúc hoặc dạng thô
khá tăng từ 5.472 nghìn tấn lên 21.866,4 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân là
27,05%/năm. Sản lượng thép cán và thép hình của Việt Nam tăng từ 15.523 nghìn tấn lên
34.146,5 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,38%. Nếu không có sự thay đổi về
công nghệ, sản lượng thép tăng nhanh đồng nghĩa với việc lượng khí CO2 thải ra trong quá
trình sản xuất cũng tăng cao, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch
(than).

Hình 1: Sản lượng sản xuất một số sản phẩm thép chính của Việt Nam giai đoạn 2016 –
2022
2.3 Kim ngạch xuất khẩu
Trong giai đoạn 2016 – 2022, kim ngạch xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép của
Việt Nam có xu hướng gia tăng. Từ năm 2016 đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu tăng từ
2.036,6 triệu USD lên 7.993,2 triệu USD, sau đó giảm nhẹ còn 4.204,9 triệu USD vào năm
2019 và tăng trở lại các năm 2020, 2021. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu từ 5.258,9 triệu USD
năm 2020, tăng lên hơn 2,2 lần vào năm 2021 với giá trị là 11.790,7 triệu USD do giá thép
năm 2021 tăng mạnh sau đại dịch Covid 19. Sang năm 2022, do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế, giá thép giảm, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam cũng giảm mạnh, còn 7993,2 triệu
USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng từ sắt thép có xu hướng tăng ổn định
hơn trong giai đoạn 2016 – 2022 (trừ sự sụt giảm năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid
19) từ mức 1995,8 triệu USD tăng lên 4.751,2 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là
14,77%.

Nhìn chung, giai đoạn 2016 – 2022 kim ngạch xuất khẩu sắt thép và các mặt hàng từ sắt thép
đều tăng trưởng mạnh, cao hơn so với mức tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu cùng
giai đoạn (12,58%), do đó đóng góp của các mặt hàng này trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt
Nam ngày càng có xu hướng gia tăng ( kim ngạch xuất khẩu sắt thép tăng từ 1,15% lên
2,15%, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép tăng từ 1,13% lên 1,25%)

2.4 Thị trường xuất khẩu


Trong giai đoạn 2016 – 2022, kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam có sự tăng trưởng ở
tất cả các thị trường xuất khẩu. Trong đó tốc độ tăng trưởng nhiều nhất thuộc về thị trường
EU (tăng trưởng bình quân 40,24%/năm), tiếp đến là Hàn Quốc (23,48%/năm), Hoa kỳ
(20,45%/năm), các nước khác (17,57%) và chậm nhất là ASEAN với 10,595%.
Từ năm 2016 đến 2022, tỷ trọng xuất khẩu sắt thép Việt Nam sang thị trường ASEAN đã
giảm từ 45,59% xuống còn 37,69% trong khi đó tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường EU lại
tăng mạnh từ 4,28% lên 20,13%. Thị trường Hàn Quốc tăng từ 7,51% lên 8,65% (tuy nhiên
giảm mạnh tỷ trọng ở các năm trước đó), Thị trường Mỹ sau sự tăng trưởng mạnh mẽ vào
năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt sang Mỹ có xu hướng giảm nên tỷ trọng xuất khẩu
sang Mỹ giảm từ 25,47% xuống còn 8,57%.

.Hình 3:Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng sắt thép và các sản phẩm sắt thép của
Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI XANH HÓA SẢN XUẤT NGÀNH THÉP VIỆT NAM
3.1 Hướng đi tất yếu của ngành thép

Ảnh hưởng của CBAM xét về dài hạn thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam
nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phát triển bền vững. Lộ trình
trung hoà carbon ngành thép cũng đang được Việt Nam xây dựng bước đầu. Trong đó, giai
đoạn 2021 – 2025 sẽ tối ưu hoá quy trình, năng lượng, nguyên liệu thô và cải tiến công nghệ
nhằm giảm 10-30% lượng phát thải CO2. Giai đoạn 2025 – 2030 sẽ sử dụng nguyên liệu
carbon thấp,tăng cường lượng khí H2 trong các nhà máy sắt xốp lên 30%, phù hợp với xu
hướng thế giới.

Hình 4: Phát thải ngành sắt thép theo kịch bản Net-zero
Khi sử dụng công nghệ hiện đại như khí gas và H2 để hoàn nguyên thép, có thể giảm được
đến 86% lượng phát thải CO2 ra môi trường so với phương pháp cũ. Tuy nhiên, doanh nghiệp
phải bỏ thêm nhiều chi phí để thay đổi công nghệ, nhưng các doanh nghiệp đều nhận thấy
điều này rất cần thiết. Bởi vì đây vừa là trách nhiệm bảo vệ môi trường, đồng thời cũng là
điều kiện để sản phẩm có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu.

3.2 Các ví dụ về xanh hóa trong ngành thép

Tập đoàn Hòa Phát đã chủ động thực hiện lộ trình đầu tư phát triển thép xanh, giảm phát thải
khí nhà kính. Cụ thể, doanh nghiệp đã và đang áp dụng 8 giải pháp nhằm giảm phát khí nhà
kính bao gồm: Đào tạo và thực hành cho cán bộ công nhân viên Tập đoàn theo Nghị định
06/2022/NĐ-CP về kiểm toán năng lượng, CBAM; sử dụng nhiệt dư khí nóng lò cốc sản xuất
điện; áp dụng công nghệ dập cốc khô để sản xuất điện; sử dụng nhiệt dư sản xuất điện trong
thiêu kết; tận dụng cán nóng từ đúc sang cán sử dụng lò nung; sử dụng công nghệ tuabin thu
hồi năng lượng gió lò cao (BPRT).Hòa Phát cũng thay đổi phương thức vận chuyển nguyên
liệu bằng băng tải, trồng cây xanh … Trong tương lai, Hòa Phát sẽ hợp tác với các đối tác
hàng đầu thế giới về luyện kim nhằm nghiên cứu thực hiện lộ trình công nghệ luyện kim trung
hòa carbon. Tập đoàn đã tính đến các biện pháp như tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo,
công nghệ hoàn nguyên trực tiếp (DRI);thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng cách dùng nhiên
liệu khí thiên nhiên để hoàn nguyên quặng sắt, áp dụng công nghệ đúc cán liên tục để giảm
tiêu hao năng lượng, tiến tới không phát thải CO2.

VNSTEEL đặt ra chiến lược dài hạn là tập trung và dành nguồn lực để đầu tư mới, thay thế,
bổ sung công suất, đồng thời nghiên cứu ứng dụng công nghệ giảm phát thải carbon vào quy
trình sản xuất; sử dụng điện gió, điện mặt trời,...VNSTEEL tính toán xây dựng chiến lược
ngắn hạn sẽ cần tập trung vào tối ưu hoá vận hành nhằm giảm phát thải, cụ thể: giảm hao phí
tại các cơ sở sản xuất thông qua tăng chất lượng nguyên liệu đầu vào, giảm tiêu hao coke về
mức bình quân chung; linh hoạt trong sản xuất để thu hồi và sử dụng năng lượng một cách
hiệu quả cả trong cán thép và luyện gang - thép; sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh thay
thế phát thải thấp vào quá trình luyện, cán thép; nâng cấp hệ thống xử lý khí thải kết hợp công
nghệ thu hồi, tái sử dụng đồng thời hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn tại các
nhà máy.

Thép Việt Ý tập trung đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho doanh nghiệp. Hiện nay, công ty đang vận hành thành công 2 nhà máy (phôi thép và cán
thép) với công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường. Công nghệ Consteel - công nghệ
luyện thép bằng lò điện hồ quang, nạp liệu liên tục ngang thân lò có ưu điểm vượt trội hơn rất
nhiều so với công nghệ lò điện hồ quang mở nắp kiểu truyền thống. Cụ thể, công nghệ sẽ giúp
giảm tiếng ồn do dòng điện hồ quang được phát ra trong môi trường thép lỏng, dưới lớp xỉ
bọt; toàn bộ khói bụi được hút ngang hông lò và được đưa ra xử lý bởi hệ thống lọc bụi có
công suất 1 triệu m3/h. Nước thải trong quá trình sản xuất được thu về xử lý bởi hệ thống xử
lý nước tuần hoàn 5.700m3/h. Nước thải bề mặt được thu hồi vào các bể xử lý nước thải theo
thiết kế được phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường.

CHƯƠNG 4: THÁCH THỨC ĐẾN XUẤT KHẨU NGÀNH THÉP


Sau giai đoạn thí điểm, giai đoạn vận hành kể từ năm 2026 sẽ buộc các nhà nhập khẩu thép tại
EU mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu
giá trung bình hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải (ETS) của EU, biểu thị bằng
EUR/tấn CO2 thải ra.
Hình 5: Quy định hạn ngạch chịu chi phí CBAM
Theo thống kê, ngành thép sẽ phải chịu tác động lớn nhất do riêng năm 2022, Việt Nam xuất
khẩu khoảng 8,4 triệu tấn thép với giá trị xuất khẩu đạt 7,99 tỷ USD, trong đó EU chiếm 16%
(khoảng 1,3 triệu tấn). Khi CBAM được triển khai, một tấn thép xuất khẩu sang EU có thể
phải 10% giá xuất khẩu ( khoảng 80 USD). Vào năm 2030, khả năng cạnh tranh của ngành
thép có bị ảnh hưởng khi xuất khẩu sang EU nên sản lượng giảm khoảng 0,8%; xuất khẩu
giảm khoảng 3,7%; tuy nhiên mức phát thải carbon trong sản xuất sắt thép ước tính giảm 1
triệu tấn CO2. Sản lượng và xuất khẩu có thể giảm với lượng doanh thu ước tính từ định giá
các bon khoảng 1.2 tỷ USD và lượng phát thải giảm khoảng 4.9 triệu tCO, nếu Việt Nam áp
dụng định giá carbon cho ngành thép
Hình 6: Mất mát trong xuất khẩu thép do cạnh tranh

Tác giả Long Chu cùng nhóm nghiên cứu ( 2023) đã sử dụng mô hình cân bằng từng phần đa
công nghệ-đa thương mại-đối tác, bao gồm toán học hình thức, nguồn dữ liệu và hiệu chuẩn
để tính toán tác động của CBAM lên ngành thép.
Ảnh hưởng lớn của CBAM là sự chuyển dịch thị trường của sản phẩm thép. Chẳng hạn, giá trị
xuất khẩu sản phẩm BOF sang EU sẽ giảm gần 90%,đạt khoảng 1,6 tỷ USD vào năm
2030.Tương tự, giá trị xuất khẩu sản phẩm EAF sang EU sẽ giảm gần 50%, tương đương 0,1
tỷ USD vào năm 2030. Giá trị xuất khẩu của BOF sang các thị trường ngoài EU sẽ tăng 2,6%
vào năm 2030, tương đương với 0,4 tỷ USD . Giá trị xuất khẩu sản phẩm EAF sang các thị
trường ngoài EU cũng sẽ tăng 1,6% vào năm 2030.
Một tác động khác của CBAM là sự thay thế giữa thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa.
Ngoài các ưu đãi để thay thế thị trường EU bằng các thị trường xuất khẩu thép khác, các nhà
sản xuất cũng có thể nhằm mục đích chống lại sự sụt giảm tổng thể trong xuất khẩu bằng cách
tăng giá bán của sản phẩm tại thị trường nội địa. Tác động này được phản ánh qua mức tăng
ước tính trong nước tiêu thụ sản phẩm được sản xuất bằng cả hai công nghệ. Nhìn chung, tiêu
dùng nội địa sẽ tăng 1,8% vào năm 2030 và nhập khẩu giảm nhẹ 0,8% trong 2030

Bảng 3: Ước tính tác động của CBAM của EU tới ngành thép Việt Nam
BOF EAF Total
Unit 2030 2030 2030
-1.8 -1 -1.7
% [-2.8:-0.2] [-1.8:-0.1] [-2.7:-0.2]
Production
quantity million -0.8 -0.1 -0.9
tonnes [-1.3:-0.1] [-0.1:0] [-1.4:-0.1]
-6.3 -3.2 -6
% [-7.5:-4.2] [-4.6:-1.8] [-7.2:-4]
Total export
billion -1.2 -0.1 -1.2
USD [-1.4:-0.8] [-0.1:0] [-1.5:-0.8]
-86.3 -45.7 -82.1
% [-97.1:-62.5] [-62.7:-24] [-93.6:-58.5]
Export to EU
billion -1.6 -0.1 -1.7
USD [-1.8:-1.2] [-0.1:-0.1] [-2:-1.2]
+2.6 +1.6 +2.5
% [0.7:5.8] [0.3:3.7] [0.6:5.6]
Export to non-
EU billion +0.4 0 +0.5
USD [0.1:1] [0:0.1] [0.1:1]
-0.8
% [-1.9:-0.1]
Import Value
billion -0.3
USD [-0.6:0]
+1.9 +0.8 +1.8
% [0.7:3.7] [0.2:1.7] [0.7:3.5]
Domestic
consumption million +0.5 0 +0.5
tonnes [0.2:0.9] [0:0] [0.2:1]
-1.8 -1 -1.8
% [-2.8:-0.2] [-1.8:-0.1] [-2.8:-0.2]
Emission
Amount million -1.9 0 -2
tonnes [-3:-0.2] [-0.1:0] [-3.1:-0.2]
CBAM million +6 +58
Payment USD Nguồn:
+52Long Chu cùng nhóm[4:9]
nghiên cứu [15:150]
[11:142]
Ghi chú
• Dấu ngoặc bên ngoài là giá trị trung bình, và dấu ngoặc bên trong là khoảng tin cậy 95%.
• Các số được làm tròn đến số thập phân gần nhất, ngoại trừ doanh thu thanh toán CBAM
được làm tròn đến số nguyên gần nhất (tức là triệu đô la).
• Việt Nam hiện chưa phân biệt thép nhập khẩu theo công nghệ.
• Giá trị tiền tệ được tính bằng USD giá trị năm 2019

CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP
5.1 Đối với cơ quan quản lý và các nhà hoạch định chính sách
 Cần có quy định và hướng dẫn chi tiết, cụ thể để hướng dẫn doanh nghiệp chủ động
tiếp cận CBAM và lộ trình tiếp cận CBAM của Việt Nam.
 Xây dựng cơ chế định giá carbon và thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam. Một cơ
chế định giá carbon chính xác sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp xuất khẩu làm việc với
người mua hàng tại EU và đóng vai trò là nền tảng cho các cuộc đàm phán thương mại
với EU liên quan đến CBAM. Đồng thời, một phần thuế mà các nhà xuất khẩu có thể
phải nộp cho EU sẽ ở lại trong nước và có thể được dùng cho các hoạt động giảm
lượng khí thải carbon của Việt Nam.
 Chủ động đối thoại với EU để làm rõ các quy định về CBAM, các mặt hàng, lĩnh vực
thuộc đối tượng áp dụng hoặc ưu đãi, miễn giảm, đưa ra các điều kiện có lợi cho Việt
Nam
 Cung cấp các gói ưu đãi về thuế hay tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang
công nghệ sản xuất xanh hơn.
 Xây dựng và cập nhật định mức năng lượng; nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật để
doanh nghiệp xác định và hiểu rõ các công nghệ giảm phát thải phù hợp để áp dụng
vào hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hỗ trợ tài chính
“xanh và sạch” để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và mạnh dạn áp dụng các công nghệ
giảm phát thải, BAT và BEP (kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất).

5.2 Đối với doanh nghiệp


 Các doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ tiến độ triển khai của CBAM và chủ động
chuẩn bị kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu tác động đến hoạt động sản xuất và xuất
khẩu.
 Nghiên cứu kỹ các yêu cầu về báo cáo phát thải khí nhà kính, phát triển các quy trình
nội bộ, hệ thống tính toán lượng phát thải phục vụ báo cáo CBAM.
 Đánh giá tác động tài chính tiềm ẩn của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu và cả tác
động lên chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
 Đánh giá các cơ hội thương mại nếu sản phẩm ít phát thải carbon hơn và “xanh hơn”
so với mức trung bình của ngành và đối thủ cạnh tranh hiện tại.
 Áp dụng các chính sách khử carbon, các quy trình, phương pháp sản xuất xanh hơn để
giảm lượng khí thải trong suốt quá trình sản xuất.
 Sử dụng hiệu quả năng lượng, điện khí hóa và sử dụng nhiên - nguyên liệu carbon
thấp, lưu trữ năng lượng, thực thi CCUS cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả và
năng lượng mới. Ngành thép có thể sử dụng nhiên liệu thay thế (hydro thay thế một
phần khí thiên nhiên; thu hồi năng lượng và vật liệu từ tro xỉ; dùng hydro trong DRI –
EAF; sử dụng công nghệ lò nấu luyện lửa, tinh luyện thép phế thu hồi Cu, Sn và kim
loại khác; thu hồi khí lò cao 90%+CCS). Đồng thời, sử dụng công nghệ tiên tiến để tối
ưu hóa sử dụng nguyên liệu; sản xuất thông minh và công nghệ IT để tăng hiệu quả
năng lượng; sản xuất linh hoạt theo module; thu hồi nhiệt thải, công nghệ khử bằng
H2 trong BF cũng như mở rộng quy mô áp dụng lò cảm ứng điện từ….
 Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư, ứng dụng công nghệ BAT áp
dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và
cộng đồng, giảm khí nhà kính, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

LỜI KẾT
Bài nghiên cứu đã nêu được những khó khăn và lợi ích mà cơ chế do EU ban hành ảnh hưởng
lên ngành thép tại Việt Nam. Cơ chế CBAM không chỉ là một yêu cầu tất yếu để bảo vệ môi
trường mà còn mang lại cơ hội đổi mới cho sản xuất thép và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các doanh nghiệp thép Việt Nam cần có sự chủ động trong việc áp dụng các giải pháp để tận
dụng những lợi ích của cơ chế CBAM và giảm thiểu những tiêu cực. Ngoài ra, cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan như chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để
thúc đẩy quá trình này. Đặc biệt, chính phủ Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp thép cụ thể và hiệu quả. Các bài nghiên cứu và số liệu cũng được đưa ra để phân tích
và đề xuất các giải phải bền vững cho doanh nghiệp.

Chốt lại, cơ chế CBAM không chỉ là mang lại thách thức mà còn là một động lực. Việc
nghiên cứu và áp dụng biện pháp để thích ứng cơ chế CBAM là cả một quá trình lâu dài cần
có sự nỗ lực của tất cả các bên liên quan, có thể giúp ngành thép Việt Nam phát triển bền
vững và đóng góp vào sự phồn thịnh của đất nước, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
Anh, L. (2023). “EU triển khai Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon giai đoạn 1”. Báo Quân
đội nhân dân. Có tại: https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/eu-trien-khai-co-che-dieu-chinh-
bien-gioi-carbon-giai-doan-1-745175

Giang, N.T.T và Khôi, L.H (2023). “ Thực trạng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng sắt thép và
xi măng trong bối cảnh thực thi cam kết giảm phát thải ròng bằng không vào năm 2050”. Viện
Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương. Có tại:
https://vioit.vn/uploads/plugin/news/280/khoi-2.pdf

Hải, M. (2020). “Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất thép”. SCP. Có tại:
http://scp.gov.vn/tin-tuc/t11872/giam-phat-thai-khi-nha-kinh-trong-san-xuat-thep.html

Hằng, V. (2023). “Cơ chế CBAM của EU và khuyến nghị cho Việt Nam”. Tạp chí Công
Thương. Có tại: https://tapchicongthuong.vn/magazine/co-che-cbam-cua-eu-va-khuyen-nghi-
giai-phap-cho-viet-nam-107633.htm

Hạnh, H. (2023). “Cơ chế CBAM của EU: Động lực hay thách thức cho ngành sắt thép?”.
Công Thương”. Có tại: https://congthuong.vn/co-che-cbam-cua-eu-dong-luc-hay-thach-thuc-
cho-nganh-sat-thep-269737.html

Kỳ, M. (2023). “Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính”. Công Thương. Có tại:
https://congthuong.vn/nganh-thep-chu-dong-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-273340-
273340.html

Loan, B. (2023). “Ngành thép Việt và mục tiêu tăng trưởng xanh bền vững”. Diễn đàn doanh
nghiệp. Có tại: https://diendandoanhnghiep.vn/nganh-thep-viet-va-muc-tieu-tang-truong-
xanh-ben-vung-250617.html

Quang, A. (2023). “CBAM tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu xanh”. VTV. Có tại:
https://vtv.vn/kinh-te/cbam-tao-dong-luc-thuc-day-xuat-khau-xanh-20231002121211928.htm
Thanh, N. Đ và Thơm, N.H. (2023). “Tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới cac-bon
(cbam) của eu tới một số ngành hàng xuất khẩu có cường độ cac-bon cao của việt nam và đề
xuất giải pháp ứng phó”. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương. Có tại:
https://vioit.vn/uploads/plugin/news/269/cebam.pdf

Thảo, T. (2023). “Xanh hóa ngành thép - Thích ứng và hành động”. Tạp chí xây dựng. Có
tại:https://tapchixaydung.vn/xanh-hoa-nganh-thep-thich-ung-va-hanh-dong-
20201224000019973.html

Tài liệu Tiếng Anh


Andrei, M. (2021).“Preliminary Study on the economic impact that EU CBAM could
potentially impose on foreign exporters of products to the EU market The case of Thailand,
India,and Vietnam”. ERCST. Available at :
https://ercst.org/wp-content/uploads/2021/08/Preliminary-Study-on-the-economic-impact-
that-EU-CBAM-could-potentially-impose-on-foreign-exporters-of-products-to-the-EU-
market-Thailand-India-and-Vietnam.pdf

Halina, Y. (2023). “Vietnam’s steelmakers to achieve carbon neutrality by 2050”. GMK


center. Available at: https://gmk.center/en/news/vietnams-steelmakers-to-achieve-carbon-
neutrality-by-2050/

Long, C. et al. (2023). “Carbon Border Adjustment Mechanism, Carbon Pricing, and Within-
Sector Shifts: A Partial Equilibrium Approach to Vietnam's Steel Sector”. SSRN. Available
at:https://deliverypdf.ssrn.com/delivery.php?
ID=384096025126002031006078119082094085018055046063064089024009022120034088
093100080036087120109024084107065112116126066003082106123033095070124109069
103043094011102112076035070071081026026026027019030091026062008000103114083
119012072030028098110004074085000086088121100093107030098105088&EXT=pdf&I
NDEX=TRUE

Misato, S. & Josh, B. (2021). “What is carbon leakage? Clarifying misconceptions for a better
mitigation effort”. LSE. Available at:https://www.lse.ac.uk/granthaminstitute/news/what-is-
carbon-leakage-clarifying-misconceptions-for-a-better-mitigation-effort/
Pimwan, P. (2023). Navigating the Green Transition: The EU and Vietnam’s Partnership for a
Decarbonised Future. EIAS. Available at: https://eias.org/publications/navigating-the-green-
transition-the-eu-and-vietnams-partnership-for-a-decarbonised-future/

Ranjana, V. W. (2023). “Steel sector concerns remain post CBAM implementation”.


McCloskey. Available at: https://coal.opisnet.com/steel-sector-concerns-remain-post-cbam-
implementation

Taxation and Customs Union. (2023). “Carbon Border Adjustment Mechanism”. Available at:
https://taxation-customs.ec.europa.eu/carbon-border-adjustment-mechanism_en

Unknown. (2023). “Impact Assessment of EU’s Carbon Border Adjustment Mechanism


Carbon Tax Design for Vietnam”. Energy transition partnership. Available
at:https://www.energytransitionpartnership.org/uploads/2023/05/Concept-Note_-Assessment-
of-CBAM-on-Vietnam.pdf

Zhou, Y & Zhao, Y. (2023). “Discussion on the impact of EU carbon border adjustment
mechanism (CBAM) for China- EU trade”. Environmental research communications.
Available at: https://iopscience.iop.org/article/10.1088/2515-7620/ad04f6/pdf

You might also like