You are on page 1of 4

Hướng dẫn giải quyết các dạng bài trong IELTS READING

A/ Dạng Matching headings


1. Đọc tiêu đề và phụ đề (nếu có) -> xác định phạm vi nội dung của bài đọc.
2. Đọc các headings cho sẵn, hãy cố gắng hiểu ý chính của từng heading bằng cách gạch chân các key
words -> loại bỏ những headings không nằm trong phạm vi nội dung của bài đọc mà tiêu đề đã nêu.
3. Đọc lấy ý chính từng đoạn văn:
- Sử dụng kỹ năng Skimming (lướt) nhanh
- Đọc phần đầu (2-3 dòng đầu) của đoạn văn để xem đoạn văn dẫn dắt vào nội dung gì, tìm câu chủ đề của đoạn
(topic sentence) nếu có.
- Đọc lướt các câu sau xem có hướng về topic ở câu chủ đề không.
- Chú ý các liên từ, trạng từ thể hiện sự biện luận của tác giả (But, however, although, because, so, another,
besides, …) để phân đoạn ra làm 2-3 ý lớn
4. Sau khi đã nắm được nội dung chính của đoạn, so sánh lại với các headings, chọn và điền đáp án vào
Answer sheet.
B/ Dạng True/False/Not Given (Thông tin tuần tự)+ Dạng Yes/No/Not Given (Thông tin tuần tự+ kỹ năng
suy luận)
1. Đọc các câu statements cho sẵn, gạch chân các key words (S, V, O, adj, adv) (hãy cố gắng hiểu kĩ nội
dung, tránh bẫy).
2. Scan thông tin trong bài đọc.
- Tìm các key words/ từ đồng nghĩa của các key words đã gạch chân
- Số liệu, tên riêng xuất hiện trong statement sẽ xuất hiện trong bài đọc
4. Sauk hi tìm được vị trí thông tin:
* Dạng T/F/NG: so sánh trực tiếp thông tin với statements
- Thông tin trong bài đọc trùng khớp với statements => TRUE
- Thông tin trong bài đọc sai so với statements => FALSE
- Thông tin không đủ để khẳng định chắc chắn T/F => NOT GIVEN
* Dạng Y/N/NG: từ thông tin SUY LUẬN ra quan điểm của tác giả, rồi so sánh quan điểm tác giả với statements.
- Tác giả đồng ý với nội dung statements => YES
- Tác giả không đồng ý với nội dung statements => FALSE
- Không thể khẳng định chắc chắn tác giả có đồng ý hay không => NOT GIVEN
C/ Các dạng điền từ: Gap Fills/ Short-answered questions/ Diagrams / Note completion (Thông tin tuần tự,
trừ dạng hình vẽ cấu tạo)
1. Nắm bắt số lượng từ được điền ( chú ý AND/OR)
2. Đọc câu hỏi chứa vị trí trống, xác định loại từ(n, v, adj, adv) còn thiếu trong vị trí trống.
3. Xác định keywords của câu hỏi => Scan thông tin
4. Lựa chọn từ để điền.
* Lưu ý: - Không thay đổi dạng từ
- Không thay đổi trật tự từ (nếu điền từ 2 từ trở lên)
5. So sánh lại độ chính xác về ngữ pháp và nghĩa của câu hỏi sau khi đã điền.
D/ Các dạng Summary: có/không có từ cho sẵn (Thông tin tuần tự, sử dụng kỹ năng suy luận với dạng cho
sẵn từ)
* Về bản chất vẫn là dạng điền từ.
1. Nắm bắt số lượng từ được điền ( chú ý AND/OR)
2. Đọc câu hỏi chứa vị trí trống, xác định loại từ còn thiếu trong vị trí trống.
3. Xác định keywords của câu hỏi => Scan thông tin
* Lưu ý:
- Bài Summary có thể tổng kết nội dung của cả bài đọc, nhưng cũng có thể chỉ là vài đoạn liên tiếp trong bài.
- Trước khi đi sâu vào từng câu hỏi, hãy scan nhanh vị trí thông tin của câu hỏi đầu tiên và cuối cùng để giới hạn
khoảng thông tin liên quan.
- Vị trí thông tin vẫn sẽ đi theo trình tự từ trên xuống dưới, tuy nhiên khoảng cách giữa các thông tin có thể sẽ rất
xa (có thể là câu 1 – đoạn 1 và câu 2 đoạn 2, cũng có thể là câu 1 – đoạn 1 và câu 2 – đoạn 3/4 ).
- Nên đẩy nhanh tốc độ Scan ở dạng bài này.
4. Lựa chọn từ để điền.
* Lưu ý:
- Không thay đổi dạng từ
- Không thay đổi trật tự từ (nếu điền từ 2 từ trở lên)
5. So sánh lại độ chính xác về ngữ pháp và nghĩa của câu hỏi sau khi đã điền.
* Nếu là dạng có từ cho trước:
6: So sánh từ lựa chọn để điền với từ cho trước về nghĩa. Có thể sẽ là 2 từ đồng nghĩa với nhau, hoặc cũng
có thể là trái nghĩa tuỳ thuộc vào câu hỏi.
7: Điền từ/chữ cái đại diện cho từ trong danh sách các từ cho sẵn (lưu ý: Không được điền từ lấy ra từ bài
đọc)
E/ Dạng Matching Information with paragraphs:
1. Đọc hiểu thông tin cho sẵn => xác định keywords
2. Scan thông tin dựa trên keywords
* Lưu ý: - nếu các keywords trong statements không xuất hiện trong bài đọc, hãy tìm đến những từ
đồng nghĩa của các keywords này.
- Thông tin cần tìm có thể chỉ là 1 phần rất nhỏ trong đoạn, không phải nội dung tổng quát
của cả đoạn.
- Thường mỗi đoạn sẽ chứa 1 thông tin cần tìm, tuy nhiên cũng có bài mà 1 đoạn chứa 2
thông tin. Hãy để ý đến câu NB: You can use any letter more than once => Ẩn ý nói rằng có đoạn sẽ
chứa nhiều thông tin.
- Các thông tin cần tìm KHÔNG đi theo mạch từ trên xuống dưới của bài đọc. Cần đẩy
nhanh tốc độ Scan ở dạng bài này.
3. Xác định vị trí thông tin trong bài đọc => So sánh với thông tin cần tìm.
4. Chọn đáp án (thường là chữ cái đại diện cho đoạn hoặc số thứ tự của đoạn)
F/ Dạng Classifications:
* Lưu ý:
- Câu hỏi sẽ không được sắp xếp theo trình tự bài đọc
- Mỗi category có thể xuất hiện nhiều hơn 1 lần trong dạng câu hỏi này
- Thông thường chỉ có 1 đáp án đúng cho từng câu hỏi, tức là câu số 1 không thể có đáp án
vừa là A vừa là c được
-Đáp án sẽ chưa chắc theo thứ tự, tức là thông tin câu 1 chưa chắc nằm trên câu 2

1. Đọc hiểu các yếu tố phân loại (categories). Nếu có thể, hãy định vị nhanh vị trí của các yếu tố này trong
bài đọc (nếu là số/ngày tháng năm/tên…)
2. Đọc hiểu các câu hỏi cần phân loại, lựa chọn keywords.
3. Scan thông tin.
4. So sánh thông tin tìm được với yếu tố phân loại.
5. Chọn đáp án.
G/ Dạng Matching Opinions
* Lưu ý: Ngoại hình có thể giống với dạng Classifications ở trên (có xuất hiện tên người làm yếu tố phân
loại) nhưng là 2 dạng bài khác nhau.
1. Tính tỷ lệ xuất hiện của các đáp án (ví dụ: 5 câu thông tin và 3 tên người => tỷ lệ là 1-2-2)
2. Định vị các cái tên trong bài đọc.
3. Xác định xem cái tên nào xuất hiện ít nhất/lượng thông tin của cái tên nào ít nhất.
4. Đọc hiểu/xử lý thông tin liên quan đến cái tên ít nhất trong bài đọc.
5. So sánh với các câu hỏi => Chọn đáp án cho cái tên xuất hiện ít nhất (1 lần)
6. Đọc hiểu/xử lý thông tin liên quan đến cái tên ít thứ 2 trong bài đọc.
7. So sánh với các câu hỏi => Chọn 1 (hoặc 2) đáp án cho cái tên này.
8. Những câu hỏi còn lại chắc chắn sẽ thuộc về cái tên xuất hiện nhiều nhất. Những câu này sẽ mặc định là
đúng nếu đảm bảo được những cái tên trước đó xử lý đúng.
* Lưu ý: - Khi số lượng tên người và số lượng câu hỏi bằng nhau thì xử lý như dạng bài Classifications.
H/ Dạng Matching sentence halves:
* Lưu ý: Đề luôn cho nhiều đáp án hơn số lượng câu hỏi
1. Đọc hiểu các nửa câu đầu, xác định loại từ có thể xuất hiện ngay sau vị trí trống (về mặt ngữ pháp)
2. Đọc nhanh các đáp án, highlight các keywords nếu có thể, giới hạn đáp án khả thi (về mặt ngữ pháp như
bước 1).
3. Scan thông tin của nửa câu đầu.
4. So sánh thông tin tìm được với đáp án, chú ý đảm bảo về cả nghĩa và ngữ pháp khi nối 2 nửa câu lại với
nhau.
5. Chọn đáp án.
I/ Dạng trắc nghiệm (MCQs)
* Lưu ý: - Có thể chọn 1 đáp án cho 1 câu hỏi, nhưng cũng có thể chọn 2-3 đáp án cho 1 câu hỏi.
- Hãy để ý đến yêu cầu của đề và số lượng đáp án trong từng câu hỏi. Nếu đề không yêu cầu và số
lượng đáp án nhỏ hơn 4 => Chọn 1 đáp án duy nhất. Nếu đề yêu cầu CHỌN 2/3 (sẽ được ghi rõ ngay trên câu
hỏi) và số lượng đáp án lớn hơn 5 => Chọn nhiều đáp án.
1. Đọc hiểu câu hỏi, xác định keywords liên quan.
2. Scan thông tin trong bài đọc.
3. So sánh thông tin vừa tìm được với đáp án.
4. Chọn đáp án.
* Trong trường hợp câu hỏi không đưa ra bất cứ thông tin gì để tìm (ví dụ: The writer says…/ According
to the passage,…):
1. Đọc hiểu các đáp án trước, chọn keywords liên quan đến các đáp án này.
2. Scan thông tin trong bài đọc dựa vào các keywords ở trên.
3. So sánh thông tin vừa tìm được với đáp án.
4. Chọn đáp án.

You might also like