You are on page 1of 17

PHƯƠNG PHÁP LÀM CÁC DẠNG TRONG READING

Matching
I. Headings
I. Tổng quan:

 Dạng bài Matching headings là dạng câu hỏi IELTS Reading yêu cầu thí sinh nối tiêu
đề (headings) cho trước với các đoạn, sao cho tiêu đề tương ứng (match) với nội dung
của đoạn đó.
 Dạng bài yêu cầu người đọc cần có kỹ năng khái quát thông tin tốt và một vốn từ rộng

Một số đặc điểm của dạng bài này :

 Bài đọc được chia ra thành nhiều đoạn văn được đánh theo các chữ cái: A, B, C, D, E,
F, G, H, …
 Số lượng tiêu đề được đưa ra luôn nhiều hơn số đoạn văn
 Các tiêu đề được sắp xếp không theo thứ tự các đoạn văn
 Một số tiêu đề rất giống nhau
 Dễ gây nhầm lẫn giữa ý chính và các chi tiết khác trong đoạn

II. Phương pháp làm bài:

Dạng bài Matching headings có 2 hướng tiếp cận, tùy vào khả năng xử lý thông tin và sở
thích của người đọc.

Phương pháp 1: Đọc tiêu đề (headings) trước khi đọc đoạn văn

 Bước 1: Đọc đề bài sau đó đọc trước các tiêu đề (headings) được đưa ra

Đọc kỹ từng tiêu đề được đưa ra để hiểu ý nghĩa của chúng bởi mỗi tiêu đề sẽ tóm tắt ý
chính của đoạn văn tương ứng trong bài. Tuy nhiên, người đọc cũng nên nhớ rằng sẽ có
nhiều tiêu đề hơn là đoạn văn, vì vậy sẽ có một vài tiêu đề không cần dùng đến.

 Bước 2: Gạch chân từ khóa

Nếu một tiêu đề có chứa tên, số, ngày tháng hoặc địa danh, hãy gạch dưới những tên này
để xác định đây là những từ khóa dễ phát hiện trong văn bản. Hoặc có thể có một danh
từ chính nổi bật vì nó có thể là một xuất hiện trong nhiều hơn một tiêu đề. Việc này sẽ
giúp chúng ta đối chiếu thông tin trong văn bản và tiêu đề khi đọc từng đoạn.

 Bước 3: Xác định những tiêu đề có nội dung tương tự nhau

Trong dạng bài này thường sẽ có hai tiêu đề có ý nghĩa giống nhau, điều này có thể gây
khó khăn cho người đọc khi cân nhắc xem tiêu đề nào là phù hợp nhất.
Nếu phát hiện ra hai tiêu đề giống nhau, người đọc cần đánh dấu lại và cố gắng so sánh
xem sự khác biệt giữa 2 tiêu đề. Việc này sẽ như một lời nhắc nhở chúng ta cần xem xét
kỹ cả hai tiêu đề ở bước đưa ra đáp án.

 Bước 4: Đọc câu đầu và câu cuối của mỗi đoạn

Mục đích của người đọc ở dạng bài này là xác định được ý chính của từng đoạn. Vì vậy,
chúng ta nên tập trung vào một hoặc hai câu đầu tiên và câu cuối cùng vì chúng có thể sẽ
giới thiệu và tóm tắt ý chính này. Đọc lướt phần còn lại của văn bản.

Tìm kiếm bất kỳ từ khóa nào đã được gạch chân trong tiêu đề. Lưu ý về các từ đồng
nghĩa của chúng.

 Bước 5: Chọn tiêu đề phù hợp

Sau khi đã hiểu ý chính của đoạn văn, người đọc cần quay lại phần có các tiêu đề để
chọn đáp án phù hợp nhất. Nếu phân vân giữa hai tiêu đề tương tự nhau, hãy tập trung
vào sự khác biệt giữa chúng mà ta vừa ghi lại ở bước trên, ngoài ra có thể đối chiếu lại
với nội dung trong đoạn nếu cần thiết.

 Bước 6: Gạch bỏ tiêu đề đã điền bằng bút chì và tiếp tục lặp lại các bước trên cho đến khi
hoàn thành bài.

Khi đã tìm ra được tiêu đề phù hợp cho một đoạn văn, người đọc được khuyến khích
gạch ngang qua tiêu đề bằng bút chì để thu hẹp danh sách các lựa chọn, tránh bị rối và
tiết kiệm thời gian.

Phương pháp 2: Đọc văn bản trước khi đọc tiêu đề

 Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài sau đó đọc đoạn đầu tiên của văn bản

Mục đích của việc đọc văn bản trước là giúp người đọc có thể xác định ngay được ý
chính của đoạn văn. Tập trung vào một hoặc hai câu đầu tiên và câu cuối cùng vì chúng
thường sẽ giới thiệu và tóm tắt ý chính này. Đọc lướt phần còn lại của văn bản.

 Bước 2: Tóm tắt ý chính của đoạn đầu tiên theo ý hiểu của bản thân

Tóm tắt ngắn gọn ý chính của đoạn văn bằng lời của bản thân. Việc này giúp chúng ta có
thể tóm gọn ý chính của cả đoạn chỉ trong một vài từ hoặc một cụm từ ngắn nhất. Ghi lại
bên cạnh đoạn văn.

 Bước 3: Đọc các tiêu đề đã cho và lựa chọn tiêu đề phù hợp nhất với ý chính đã tóm tắt.

Trong trường hợp có 2 tiêu đề cùng nói đến một nội dung, đối chiếu lại với ý của đoạn
văn một lần nữa và so sánh sự khác nhau giữa 2 phương án để loại bỏ đáp án sai
 Bước 4: Gạch bỏ những tiêu đề đã được chọn và lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn
thành bài

III. Một số mẹo làm bài:

1. Không cần thiết phải đọc hết cả đoạn văn để xác định được tiêu đề.

Việc đọc cả đoạn văn sẽ gây mất rất nhiều thời gian, nhất là ở dạng bài có nhiều đoạn
văn như Matching headings. Người đọc chỉ nên tập trung vào câu văn đầu tiên và cuối
cùng của đoạn, có thể đọc lướt nội dung nếu muốn chắc chắn.

2. Luôn chú ý tới các từ đồng nghĩa và trái nghĩa.

3. Nếu có những tiêu đề với ý nghĩa giống nhau, hãy ghi lại bên cạnh và so sánh sự khác
biệt giữa chúng, hoặc thử ghép từng tiêu đề đó với đoạn văn để xem tiêu đề nào là phù
hợp nhất dựa vào những thông tin được đưa ra. Lưu ý, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào NỘI
DUNG CHÍNH của từng đoạn để xác định tiêu đề.

4. Sau khi đã nối được một cặp đoạn văn - tiêu đề phù hợp, người đọc nên dùng bút chì
gạch phần tiêu đề ra khỏi các phương án lựa chọn để thu gọn danh sách những tiêu đề
cần đánh giá và tiết kiệm thời gian làm bài.

5. Trong trường hợp chưa thể chọn được tiêu đề của một đoạn văn, hãy chuyển sang đoạn
tiếp theo để tránh mất thời gian. Sau khi làm xong, chúng ta có thể quay lại làm nốt, khi
đó số tiêu đề cần lựa chọn đã giảm xuống, điều này sẽ giúp chúng ta đưa ra lựa chọn một
cách dễ dàng hơn rất nhiều.

II. Information
I. Tổng quan:

Dạng bài Matching information là dạng bài yêu cầu người đọc phải nối các thông tin trong các
nhận định được đưa ra với thông tin được đưa ra ở một đoạn văn trong bài đọc.

Các thông tin được đưa ra trong nhận định có thể ở dạng:

 Facts (Sự thật)


 Descriptions (Sự miêu tả)
 Definitions (Định nghĩa)
 Explanations (Sự giải thích)
 Opinions (Ý kiến)
 Predictions (Sự phỏng đoán) 
 Reasons (Lí do)
 Challenges (Thách thức)
Dạng bài này kiểm tra các kỹ năng: 

 Đọc lướt văn bản


 Tìm kiếm thông tin cụ thể
 Đọc chi tiết đoạn văn để tìm câu trả lời
 Xác định từ đồng nghĩa

II. Phương pháp làm bài:

 Bước 1: Đọc yêu cầu của đề bài và đọc trước danh sách các thông tin được đưa ra.
 Bước 2: Gạch chân các từ khóa

Đặc biệt là những từ khóa cố định như: tên, số, ngày tháng và địa điểm nếu có vì những từ
này rất dễ phát hiện trong bài. Đồng thời, người đọc cũng cần nghĩ về các từ đồng nghĩa
với những từ khóa này. Từ đó, giúp người đọc có thể tìm kiếm thông tin trong bài đọc một
cách nhanh chóng hơn.

 Bước 3: Đọc lướt qua nội dung của văn bản 

Việc này sẽ giúp người đọc xác định được ý chính của mỗi đoạn văn, sau đó, chúng ta nên
ghi chú lại nội dung chính của mỗi đoạn bằng một vài từ bên cạnh đoạn văn.

Mặc dù các ý chính xác định có thể không phải là thông tin chúng ta cần đối chiếu, nhưng
điều này sẽ giúp tìm lại các đoạn văn có liên quan đến thông tin được đưa ra nhanh hơn.

 Bước 4: Đọc lại các thông tin được đưa ra và xác định những thông tin dễ tìm kiếm nhất.

Một số tiêu chí dưới đây có thể giúp người đọc xác định thông tin nào có thể là câu dễ tìm
nhất:

a) Có tên, số, địa điểm và ngày tháng.


b) Có những từ khóa chính khác mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trong văn bản (thuật
ngữ khoa học, khái niệm, …)
c) Ghi chú mà ta đã ghi bên cạnh một đoạn văn phù hợp với thông tin được hỏi

 Bước 5: Tìm từ khóa đã gạch chân trong bài và tiến hành đọc kỹ phần văn bản có chứa từ
khóa để hiểu được nội dung 
 Bước 6: Xác định đoạn văn có chứa thông tin được hỏi và điền câu trả lời. 

Sau khi đã xác định được câu trả lời, chúng ta có thể gạch thông tin ra khỏi danh sách
bằng bút chí để có thể thực hiện làm các câu còn lại một cách nhanh gọn hơn, tránh trường
hợp bị rối

 Bước 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài.
III. Một số mẹo làm bài:

1. Các câu trả lời sẽ KHÔNG xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh
sách các thông tin được đưa ra.
2. Một số đoạn văn có thể không chứa câu trả lời, cũng như có thể chứa nhiều hơn một
câu trả lời.
3. Thông thường, thông tin phù hợp sẽ xuất hiện dưới dạng một cụm từ hoặc cả câu
trong bài đọc, không nhất thiết phải là một từ riêng lẻ.
4. Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời
chính xác.
5. Tìm thông tin dễ nhất để nối trước. Thông tin dễ xác định thường sẽ nằm trong một
câu chứa các từ khóa dễ tìm thấy trong văn bản như tên, số, địa điểm và ngày
tháng. Bằng cách này, người đọc sẽ nắm chắc điểm của những dễ nhất và tiết kiệm
được thời gian cho các câu còn lại thay vì lãng phí nhiều thời gian cho một câu hỏi
khó ngay từ đầu.
6. Người đọc có thể thu hẹp các lựa chọn bằng cách loại bỏ các thông tin không phù hợp
về nghĩa. Đối với một số thông tin, sẽ có những đoạn không trùng khớp vì chủ đề mà
đoạn văn đó đề cập trái ngược hoặc không liên quan, vì vậy chúng ta có thể tiến hành
loại bỏ.

III. Features
I. Tổng quan:

 Dạng bài Matching features là dạng bài yêu cầu người đọc phải nối một danh sách
những lựa chọn  cho trước với một tập hợp các nhận định liên quan.
 Ở dạng bài này, các lựa chọn có thể là những đặc điểm hoặc tên riêng được nhắc đến
trong bài

II. Phương pháp làm bài:

 Bước 1: Đọc trước tiêu đề của văn bản (nếu có)


 Bước 2: Đọc các nhận định cho trước

Bước này giúp chúng ta hình dung rõ hơn thông tin được đề cập đến ở mỗi nhận định và
tương quan nội dung của nhận định đối với những lựa chọn được đưa ra.

 Bước 3: Gạch chân các từ khóa

Việc gạch chân từ khóa ở dạng bài này giúp chúng ta hình dung được mối tương quan
giữa thông tin đưa ra và những đặc điểm cần nối. Từ đó, giúp người đọc đưa ra dự đoán
và tìm kiếm thông tin trong bài đọc một cách nhanh chóng hơn

 Bước 4: Đọc lướt qua bài đọc và xác định vị trí đoạn văn bản chứa từ khóa
Vì phần đọc của IELTS tương đối dài vì vậy kĩ năng đọc lướt văn bản là vô cùng cần
thiết. Người đọc không nhất thiết phải đọc hết đoạn văn được cho vì sẽ có những thông
tin không được hỏi đến. Việc xác định vị trí một đoạn ngắn có chứa thông tin sẽ giúp
người đọc tiết kiệm được thời gian làm bài.

 Bước 5: Đọc kỹ phần văn bản có chứa từ khóa để hiểu được nội dung
 Bước 6: So sánh nội dung vừa đọc trong văn bản với các lựa chọn được đưa ra để tìm
phương án đúng
 Bước 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài

III. Một số mẹo làm bài:

1. Luôn đọc trước phần nhận định được cho và gạch chân từ khóa
2. Đáp án có thể không theo thứ tự thông tin được đưa ra trong bài đọc.
Vì vậy, người đọc cần tránh lãng phí thời gian vào việc trả lời tất cả các câu theo thứ tự
từ trên xuống dưới. Cần tập trung làm những câu dễ trước. Nếu việc tìm câu trả lời cho
bất kỳ câu hỏi nào quá khó, hãy chuyển sang phần tiếp theo. Bạn luôn có thể quay lại
sau.
3. Chỉ điền chữ cái chứa đáp án đúng vào phiếu trả lời (answer sheet)
4. Tên hoặc một số đặc điểm có thể được dùng nhiều hơn một lần vì vậy chúng ta cần đọc
kỹ xem phần đề bài có đề cập đến vấn đề này hay không và đọc kỹ trong bài để tránh
loại bỏ một đáp án khả thi.
5. Luôn phỏng đoán và để ý đến các từ hoặc cụm từ đồng nghĩa

Một đặc điểm nổi bật của IELTS Reading chính là việc các từ trong câu hỏi luôn được
paraphrase (diễn đạt câu với từ ngữ khác nhau nhưng nghĩa không thay đổi). Vì vậy,
chúng ta luôn cần để mắt tới những từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa với nhau để tránh bỏ
lỡ thông tin chứa đáp án trong bài.

IV. Sentence Endings


I. Tổng quan:

Dạng bài Matching sentence endings là dạng bài yêu cầu người đọc phải nối các câu chưa
hoàn chỉnh với một ending phù hợp dựa trên nội dung của bài đọc.

Dạng bài này yêu cầu người đọc cần có các kỹ năng:

 Tìm kiếm từ khóa.


 Nhận biết cấu trúc ngữ pháp.
 Xác định các từ đồng nghĩa và gần nghĩa.
 Sử dụng ngữ cảnh để đưa ra dự đoán về câu trả lời.

II. Phương pháp làm bài:


 Bước 1: Đọc kỹ các câu chưa hoàn chỉnh để hiểu được ý nghĩa của chúng
 Bước 2: Gạch chân các từ khóa

Đặc biệt là những từ khóa cố định như: tên, số, ngày tháng và địa điểm nếu có vì những từ
này rất dễ phát hiện trong bài. Đồng thời, người đọc cũng cần nghĩ về các từ đồng nghĩa
với những từ khóa này. Từ đó, giúp người đọc có thể tìm kiếm thông tin trong bài đọc một
cách nhanh chóng hơn.

 Bước 3: Đọc lướt qua danh sách các endings được cho và tiến hành loại bỏ những endings
không phù hợp

Trong danh sách các endings được đưa ra, thường sẽ có một số endings không tương thích
với các câu văn được đưa ra về mặt ngữ pháp, cũng như ý nghĩa. Chính vì vậy, người đọc
nên đọc trước danh sách endings và tiến hành loại bỏ chúng để thu hẹp danh sách lựa
chọn. Việc này sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra câu trả lời nhanh chóng hơn.

 Bước 4: Đọc lướt qua bài đọc và xác định vị trí đoạn văn bản chứa từ khóa

Vì phần đọc của IELTS tương đối dài vì vậy kĩ năng đọc lướt văn bản là vô cùng cần
thiết. Người đọc không nhất thiết phải đọc hết đoạn văn được cho vì sẽ có những thông tin
không được hỏi đến. Việc xác định vị trí một đoạn ngắn có chứa thông tin sẽ giúp người
đọc tiết kiệm được thời gian làm bài.

 Bước 5: Đọc kỹ phần văn bản có chứa từ khóa để hiểu được nội dung
 Bước 6: Kiểm tra lại ngữ pháp và điền ending phù hợp với câu văn chưa hoàn chỉnh đang
làm.
 Bước 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài.

III. Một số mẹo làm bài:

1. Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các
câu chưa hoàn chỉnh.
2. Sử dụng phương pháp loại trừ để loại bỏ đi những đáp án không phù hợp về mặt ý
nghĩa.
3. Cấu trúc ngữ pháp của hai nửa câu phải phù hợp với nhau
4. Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời
chính xác.
5. Luôn để ý đến các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân ở dạng bài này.
True/False/Not Given & Yes/No/Not Given
I. Tổng quan:
 Dạng bài tập True/False/Not Given (hay Yes/No/Not Given) được đánh giá là một trong
những dạng bài khó, đồng thời cũng khá thường gặp, trong IELTS Reading.
 Cấu trúc (Structure) của dạng bài tập này sẽ bao gồm một văn bản cho trước cùng với
một list các câu lệnh (statements).
 Vì đây là một dạng bài tập khó và dễ gây nhầm lẫn, trước tiên chúng ta cần phân biệt sự
khác nhau giữa bài tập True/False/Not Given và Yes/No/Not Given.

True/False/Not Given vs Yes/No/Not Given

 Yes/No/Not Given - Bài đọc sẽ bao gồm những ý kiến (opinion), quan điểm (view)


và niềm tin (belief) của tác giả hoặc những người được nhắc đến trong bài.
 Nhiệm vụ của người đọc ở dạng bài này là quyết định xem điều nào sau đây được áp
dụng cho thông tin trong mỗi nhận định cho trước:

 YES (Y) - khi ý của phần nhận định trùng khớp với ý tác giả đưa ra trong bài.
 NO (N) - khi ý của phần nhận định trái ngược với ý tác giả đưa ra trong bài.
 NOT GIVEN (NG) - khi thông tin không có trong bài đọc.

 True/False/Not Given - Bài đọc sẽ bao gồm những thông tin thực tế (factual
information) về một chủ đề nào đó.

Ở dạng bài này, chúng ta sẽ điền:

 TRUE (T) - khi bài đọc có thông tin và khẳng định thông tin đó.
 FALSE (F) - khi bài đọc chứa thông tin trái ngược hoàn toàn.
 NOT GIVEN (NG) - khi bài đọc không có thông tin hoặc không thể xác định được.

 LƯU Ý: Trước khi làm bài cần đọc kỹ yêu cầu của đề, tránh nhầm giữa T/F/NG và Y/N/NG

II. The big challenge:


 Bởi đây không chỉ là dạng bài kiểm tra khả năng xác định tính đúng/ sai của nhận định
mà còn kiểm tra khả năng đọc hiểu và tìm kiếm thông tin của người đọc; vì vậy, trên
thực tế, đây là một trong những dạng bài đọc khó nhất của IELTS Reading.
 Thách thức lớn nhất ở dạng bài này, đối với những nhận định không có trong bài (Not
Given), người đọc sẽ đi tìm những thông tin không có trong bài. Điều này dễ dẫn đến
việc mất nhiều thời gian trong việc đọc lại nhiều lần văn bản để kiểm tra lại thông tin.
 Thách thức thứ hai nằm ở việc nếu không chuẩn bị và luyện tập kĩ dạng bài này, người
đọc sẽ dễ nhầm lẫn giữa những câu trả lời False (hoặc No) với những câu Not Given.

Vậy làm sao để vượt qua được những thách thức trên?

 Câu trả lời sẽ nằm ở phần chiến thuật (the strategy) và các mẹo (tips) làm bài dưới
đây.

III. Phương pháp làm bài:


 Step 1: Đọc kỹ đề bài. Xem kỹ yêu cầu điền Yes/No/Not Given hay True/False/Not
Given
 Step 2: Trước khi đọc bài đọc, hãy đọc list các nhận định cho trước và cố gắng hiểu nội
dung của các nhận định. Việc này giúp chúng ta hình thành những phỏng đoán về nội
dung của bài đọc, từ đó việc tìm kiếm thông tin sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 Step 3: Vì các nhận định thường sẽ được được viết khác đi so với trong bài đọc, ta nên
suy nghĩ trước về các từ đồng nghĩa có thể xuất hiện trong bài và lưu ý những từ giới
hạn nghĩa của câu (qualifying words), chẳng hạn như all, some, always, often, ...
 Step 4: Gạch chân từ khóa. Tuy những từ khóa này sẽ không giống hoàn toàn như trong
văn bản nhưng điều này sẽ giúp chúng ta nhạy bén hơn trong việc việc tìm từ đồng nghĩa
cũng như xác định thông tin trong văn bản.
 Step 5: Bắt đầu đọc lướt văn bản để xác định vị trí của các nhận định theo thứ tự (việc
này chủ yếu dựa vào các từ khóa và từ đồng nghĩa). Sau khi đã xác định được vị trí câu
trả lời, chúng ta bắt đầu đọc một cách chi tiết để xác định mối tương quan giữa thông tin
trong bài và các nhận định.
 Step 6: Đưa ra câu trả lời dựa trên:

 YES/TRUE - Nếu quan điểm hoặc thông tin trong bài hoàn toàn trùng khớp với nhận
định  (tuy từ ngữ, cách diễn đạt có thể khác)
 NO/FALSE - Ngược lại
 NOT GIVEN - Nếu ta không thể tìm thấy thông tin của nhận định sau khi đọc bài đọc thì
khả năng cao thông tin đó không được đưa ra trong bài.

 Step 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài.

IV. Một số mẹo làm bài:

 Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống như thứ tự của các nhận định
cho trước. Vì vậy, ta không cần lãng phí thời gian đọc lại từ đầu để tìm câu trả lời. Thay
vào đó, ta chỉ cần tiếp tục đọc phần còn lại của bài.
 Không cần thiết phải đọc toàn bộ bài đọc. Ta chỉ cần gạch chân từ khóa và dùng kĩ năng
đọc lướt (skimming) để xác định chúng trong bài. Sau đó, ta sẽ đọc kỹ để tìm ra câu trả
lời.
 Thông thường sẽ có ít nhất một trong mỗi loại câu trả lời - Yes, No, Not Given. Vì vậy,
nếu không có ít nhất một trong số mỗi khi hoàn thành câu hỏi, khả năng cao chúng ta đã
làm sai ở đâu đó.
 Đề phòng những từ gây nhiễu (distractors). Ví dụ điển hình của phần này là những từ
giới hạn nghĩa của câu (qualifying words) vì chỉ cần thay đổi một từ sẽ dẫn đến câu có
nghĩa khác hoàn toàn.

every                       a few

always                     occasionally

some                       most

majority                    all

Example:

 Tom always visits his grandparents on the weekend.


 Tom occasionally visits his grandparents on the weekend.
 Lưu ý: Ở dạng bài tập này, nghĩa của câu phải trùng khớp chính xác với thông tin trong
bài thì câu trả lời mới là YES/TRUE

 Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý những từ chỉ khả năng hoặc sự nghi ngờ như:

seem                claim

suggest            possibly

believe             probably

Giống như lưu ý trên, những từ này có thể làm thay đổi nghĩa của câu.

Example:

 The police claimed that he was the culprit.


 The police believed that he was the culprit.

 Các nhận định cho trước sẽ không giống 100% thông tin đưa ra trong bài, chúng có thể bao
gồm các từ đồng nghĩa và cách diễn đạt khác vì vậy ta cần chú ý phần này, gạch chân trước
những keywords và brainstorm trước những từ đồng nghĩa có thể gặp trong bài.
Summary/Note/Table/Flow-chart Completion
I. Tổng quan:
 Ở dạng bài này, người đọc sẽ được cung cấp một bản tóm tắt lại nội dung của một hoặc
nhiều đoạn văn trong bài đọc dưới dạng một bài tóm tắt (summary), note, bảng (table)
hoặc biểu đồ (flow-chart) với những chỗ trống cần điền.
 Nhiệm vụ của người đọc là đọc kỹ nội dung văn bản và xác định vị trí chứa nội dung, từ
ngữ thích hợp để hoàn thành chỗ trống.

Dạng bài này sẽ có 2 cách hỏi:

 Dạng 1: Lựa chọn các từ có sẵn (được cho trong bảng) để điền vào chỗ trống.
 Dạng 2: Tìm thông tin trong bài đọc và điền từ vào chỗ trống.

II. Phương pháp làm bài:


 Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài và xác định giới hạn từ cần điền (word limit)
 Bước 2: Đọc trước biểu đồ, bài tóm tắt hoặc note được cho trước và gạch chân từ khóa.

Ở bước này, trước tiên người đọc cần đọc tiêu đề để nắm được nội dung của bản tóm tắt
dù ở bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, việc đọc trước nội dung giúp người đọc có cái nhìn
cụ thể về các bước, quy trình hay mạch ý được đưa ra.

Đối với gạch chân từ khóa, đặc biệt chú ý đến những từ khóa cố định như: tên, số, ngày
tháng và địa điểm nếu có vì những từ này rất dễ phát hiện trong bài. Đồng thời, người đọc
cũng cần nghĩ về các từ đồng nghĩa với những từ khóa này. Từ đó, người đọc có thể tìm
kiếm thông tin trong bài đọc một cách nhanh chóng hơn.

 Bước 3: Đọc lướt qua bài đọc và xác định vị trí đoạn văn bản chứa từ khóa

Vì phần đọc của IELTS tương đối dài vì vậy kĩ năng đọc lướt văn bản là vô cùng cần
thiết. Người đọc không nhất thiết phải đọc hết đoạn văn được cho vì sẽ có những thông
tin không được hỏi đến. Việc xác định vị trí một đoạn ngắn có chứa thông tin sẽ giúp
người đọc tiết kiệm được thời gian làm bài.

 Bước 4: Đọc kỹ phần văn bản có chứa từ khóa để hiểu được nội dung và rút ra câu trả lời

 Bước 5: Điền câu trả lời đã tìm được vào chỗ trống, kiểm tra kỹ chính tả và đảm bảo
đúng giới hạn từ được yêu cầu.

 Bước 6: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài.

III. Một số mẹo làm bài:


1. Các câu trả lời (cụ thể là các bước trong quy trình) sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn
bản giống với thứ tự danh sách các câu chưa hoàn chỉnh đối với flow-chart. Đối với
dạng table thì ngược lại.
2. Các câu đã hoàn thành phải đúng ngữ pháp. Nếu không, sẽ tính là câu trả lời sai.
3. Không được vượt quá số từ quy định (word limit). Nếu không, câu trả lời dù đúng với
ý trong văn bản nhưng sẽ bị tính là sai.
4. Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời
chính xác.
5. Luôn dự đoán các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân.
6. Chỉ sử dụng những từ ngữ được cho trong đoạn văn.

 Diagram Label Completion


I. Tổng quan:
 Dạng bài Diagram label completion là một dạng bài khá phổ biến trong IELTS Reading,
dạng bài này cung cấp cho người đọc một đoạn văn kèm theo một biểu đồ (diagram)
tương ứng.
 Nhiệm vụ của người đọc ở dạng này là đọc đoạn văn và điền các từ còn thiếu để hoàn
thành biểu đồ. Nói cách khác, dạng bài yêu cầu người đọc phải hoàn thành chú thích cho
biểu đồ được đưa ra.

Ba loại biểu đồ thường gặp :

 Bản vẽ kĩ thuật (về một loại máy móc hay sáng chế nào đó)
 Biểu đồ liên quan đến một quá trình tự nhiên (sự hình thành mưa, …)
 Bản vẽ thiết kế

II. Phương pháp làm bài:


 Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài để xác định số từ cần điền (word limit)
 Bước 2: Nghiên cứu biểu đồ để hiểu được một cách tổng quát nội dung được minh họa.
 Bước 3: Gạch chân các từ khóa
 Bước 4: Xác định từ loại cần điền

Việc xác định từ loại cần điền ở dạng bài này là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ giúp
người đọc tìm kiếm từ khóa nhanh hơn mà còn đảm bảo được độ chính xác của câu trả
lời.

Để xác định được từ loại cần tìm, người đọc cần phân tích những từ hoặc cụm từ ở liền
trước hoặc liền sau chỗ trống cần điền. Cần đặc biệt chú ý trường hợp danh từ số ít hay số
nhiều, động từ được chia hay không chia
 Bước 5: Đọc lướt văn bản và xác định vị trí những từ khóa. Khoanh vùng vị trí thông tin
cần tìm
 Bước 6: Đọc kỹ phần văn bản đã xác định để tìm ra từ hoặc cụm từ cần điền để hoàn
thành chú thích cho biểu đồ.

III. Một số mẹo làm bài:


1. Đọc kỹ đề và xác định rõ số từ cần điền.
Tuy đây là một bước đơn giản nhưng đối với dạng bài điền từ như diagram labelling,
một bộ phận thí sinh thường mất điểm phần này vì vượt quá số từ quy định, gây mất
điểm một cách đáng tiếc. Chính vì vậy, việc xác định số từ cần điền (word limit) là vô
cùng cần thiết.
2. Đáp án có thể không theo thứ tự thông tin được đưa ra trong bài đọc.
3. Dùng những kiến thức của bản thân về chủ đề hoặc tư duy, suy luận logic để phỏng đoán
các từ cần điền, đặc biệt khi hết thời gian nhưng vẫn chưa tìm được đáp án

 Sentence Completion
I. Tổng quan:
 Dạng bài Sentence completion là dạng bài yêu cầu người đọc hoàn thành câu bằng việc
điền từ được lấy trong bài đọc được cho.
 Ở dạng bài này, người đọc cần có kỹ năng xác định loại từ cần điền. Đặc biệt, người đọc
chỉ được lấy từ trong đoạn văn và điền vào chỗ trống, không được điền quá số từ hay tự ý
thay đổi từ ngữ.

II. Phương pháp làm bài:


 Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài và xác định giới hạn từ cần điền (word limit)
 Bước 2: Đọc trước các câu có chỗ trống cần điền từ

Ở bước này, chúng ta sẽ đọc nội dung và cố gắng hiểu ý nghĩa của các câu được đưa ra
với chỗ trống cần điền. Dựa vào thông tin được đưa ra trước và sau chỗ trống, xác định từ
loại cần điền (danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ)

 Bước 3: Gạch chân các từ khóa

Đặc biệt là những từ khóa cố định như: tên, số, ngày tháng và địa điểm nếu có vì những
từ này rất dễ phát hiện trong bài. Đồng thời, người đọc cũng cần nghĩ về các từ đồng
nghĩa với những từ khóa này. Từ đó, giúp người đọc có thể tìm kiếm thông tin trong bài
đọc một cách nhanh chóng hơn.

 Bước 4: Đọc lướt qua bài đọc và xác định vị trí đoạn văn bản chứa từ khóa
Vì phần đọc của IELTS tương đối dài vì vậy kĩ năng đọc lướt văn bản là vô cùng cần
thiết. Người đọc không nhất thiết phải đọc hết đoạn văn được cho vì sẽ có những thông
tin không được hỏi đến. Việc xác định vị trí một đoạn ngắn có chứa thông tin sẽ giúp
người đọc tiết kiệm được thời gian làm bài.

 Bước 5: Đọc kỹ phần văn bản có chứa từ khóa để hiểu được nội dung và xác định từ phù
hợp để điền vào chỗ trống
 Bước 6: Điền từ đã tìm được vào chỗ trống, kiểm tra kỹ chính tả và đảm bảo đúng giới
hạn từ được yêu cầu.
 Bước 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài.

III. Một số mẹo làm bài:


1. Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các
câu chưa hoàn chỉnh.
2. Các câu đã hoàn thành phải đúng ngữ pháp. Nếu không, sẽ tính là câu trả lời sai.
3. Khi đọc trước các câu được cho, chúng ta nên xác định từ loại còn thiếu, ví dụ: một
danh từ, một động từ, một tính từ hoặc một trạng từ. Điều này sẽ giúp người đọc tìm
thấy nó nhanh chóng hơn.
4. Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời
chính xác.
5. Luôn dự đoán các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân.

 Multiple Choice Question


I. Tổng quan:
1. Khái quát về dạng bài Multiple choice:

 Dạng bài Multiple choice question, hay dạng bài chọn đáp án đúng, là một dạng bài phổ
biến và thường xuyên xuất hiện trong kì thi IELTS.
 Đối với dạng bài này, người đọc sẽ được yêu cầu lựa chọn 1 hoặc nhiều đáp án đúng với
mỗi câu hỏi mà đề bài đưa ra.
 Tuy là một dạng bài trắc nghiệm, nhưng dạng bài này được đánh giá tương đối dễ nhầm
lẫn vì có nhiều thông tin được đưa ra cùng một lúc trong một câu hỏi

2. Đặc điểm:

 IELTS Reading Multiple choice được đưa ra để đánh giá khả năng đọc hiểu, lĩnh hội và
tìm kiếm thông tin trong đoạn văn được đưa ra của người đọc.
 Về hình thức, dạng bài này thường được ra dưới 2 hình thức như sau:

 Hoàn thành câu (completing a sentence)


 Trả lời câu hỏi (answering a question)
 Về dạng câu hỏi, người đọc sẽ phải hoàn thành 1 trong 3 dạng bài:

 Chọn 1 đáp án đúng từ 4 lựa chọn (A, B, C, D) được đưa ra


 Chọn 2 đáp án đúng từ 5 lựa chọn (A, B, C, D và E)
 Chọn 3 đáp án đúng từ 6 lựa chọn (A, B, C, D, E, F và G)

Trong đó, dạng câu hỏi đầu tiên là dạng bài thường gặp nhất.

II. Phương pháp làm bài:


 Bước 1: Đọc trước tiêu đề của đoạn văn (nếu có) và đọc thật kỹ các câu hỏi.

Trong IELTS Reading, nếu bài đọc cho trước có tiêu đề thì việc đọc tiêu đề nên là bước
đầu tiên người đọc cần làm sau khi xác định yêu cầu của đề bài. Việc đọc tiêu đề giúp
người đọc xác định được nội dung chung của văn bản, từ đó có thể dự đoán được các
thông tin sẽ được đưa ra hoặc thảo luận trong bài.

Tiếp theo là bước đọc câu hỏi. Việc đọc trước câu hỏi giúp người đọc ưu tiên được
những thông tin cần phải chú ý đến trong bài, giảm thiểu được thời gian đọc đọc toàn bộ
văn bản và những thông tin không được hỏi.

 Bước 2: Đọc lướt qua nội dung để nắm được chủ đề khái quát của đoạn văn.
 Bước 3: Gạch chân từ khóa (key words) và đưa ra một số từ cùng nghĩa (synonyms)
hoặc gần nghĩa với các từ khóa được gạch chân.

Một đặc điểm dễ thấy của IELTS Reading nằm ở việc các câu hỏi sẽ được paraphrase
(diễn đạt cùng một nội dung nhưng bằng từ ngữ khác) rất nhiều so với nội dung trong
văn bản. Việc xác định các từ khóa và liệt kê các từ cùng nghĩa hoặc đồng nghĩa của
chúng sẽ giúp chúng ta tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

 Bước 4: Đọc các lựa chọn được đưa ra, gạch chân keywords đề nắm được ý của từng câu
trả lời. Sau đó, so sánh để nhận biết sự khác nhau giữa các đáp án (differentiate A, B, C
and D) .
 Bước 5: Đọc lướt văn bản và sử dụng từ khóa để xác định vị trí chứa thông tin cần tìm
trong văn bản.
 Bước 6: Đọc kỹ đoạn văn có chứa đáp án cho câu hỏi.

Việc đọc kỹ phần văn bản có chứa các keywords giúp người đọc hiểu được ý nghĩa
thông tin đưa ra trong bài. Kết hợp với việc bám sát vào sự khác nhau giữa các đáp án để
đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Lưu ý: Việc nắm rõ và bám sát vào sự khác nhau giữa các đáp án được đưa ra bởi đề bài
là chìa khóa giúp người đọc có thể xác định đáp án một cách chính xác và nhanh nhất.
Một trong những lý do chủ yếu những thí sinh tham gia thi IELTS gặp khó khăn trong
việc xử lý dạng bài tập này nằm ở việc họ không xác định được sự khác nhau giữa các
lựa chọn được đưa ra, dẫn đến việc hoang mang và bối rối khi làm bài, gây mất nhiều
thời gian, cũng như đáp án đưa ra không chính xác.

 Bước 7: Đối chiếu các đáp án với thông tin được đưa ra trong bài đọc và tiến hành lựa
chọn đáp án đúng.

Khi thực hiện thao tác này, ngoài việc xem xét đáp án đúng, người đọc cũng nên nhận
định tại sao các đáp án còn lại sai. Việc làm này không những giúp chúng ta kiểm tra lại
để đảm bảo rằng đáp án chúng ta lựa chọn là đúng, mà còn giúp loại trừ các đáp án sai
trong trường hợp phân vân giữa 2 hoặc nhiều lựa chọn .

III. Một số mẹo làm bài:


1. Luôn đọc câu hỏi trước khi đọc văn bản để xác định nội dung cần ưu tiên xác định
cũng như đọc hiểu.
2. Sử dụng phương pháp loại trừ để bỏ những đáp án mà chúng ta cho rằng sẽ sai và tập
trung vào các đáp án còn lại. Điều này giúp chúng ta có thể định hướng thông tin và
tìm kiếm một cách nhanh chóng nhất.
3. Dựa vào tiêu đề, việc đọc lướt văn bản từ bước đầu tiên hoặc những hiểu biết của bản
thân về chủ đề để có thể đưa ra những phỏng đoán về đáp án đúng nhất. Điều này sẽ
giúp chúng ta nhạy bén hơn khi bắt gặp thông tin trong bài, cũng như tiết kiệm được
thời gian khi làm bài.
4. Thông tin trong bài sẽ được sắp xếp theo thứ tự câu hỏi. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm kiếm
thông tin từ trên xuống dưới theo tương quan vị trí các câu hỏi.
5. Khi hết thời gian làm bài mà vẫn chưa tìm được câu trả lời, hãy phỏng đoán và loại trừ
để chọn ra đáp án bản thân thấy hợp lý nhất. Vì đây là dạng bài trắc nghiệm nên chúng
ta luôn có một tỉ lệ nhất định sẽ chọn được đáp án đúng.
6. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để chọn đáp án đúng, luôn luôn kiểm tra lại
thông tin trong bài và so sánh tại sao các đáp án còn lại sai để đảm bảo tính chính xác.

 Short Answer
I. Tổng quan:
 Dạng bài Short-answer là dạng bài yêu cầu người đọc trả lời câu hỏi trong giới hạn từ
được cho trước.
 Đây là tuy là một dạng bài không quá khó nhưng lại đòi hỏi người đọc cần có khả năng
tìm kiếm thông tin và có kỹ năng paraphrase tốt (dùng từ ngữ khác để diễn đạt với ý
nghĩa không đổi)

II. Phương pháp làm bài:


 Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài và xác định giới hạn từ cần điền (word limit)
 Bước 2: Đọc trước các câu câu hỏi

Ở bước này, chúng ta sẽ đọc nội dung để nắm được thông tin đang được đề cập đến. Dựa
vào từ ngữ được sử dụng, xác định loại câu hỏi cần trả lời (câu hỏi về thời gian, địa điểm,
nguyên nhân, …)

 Bước 3: Gạch chân các từ khóa

Đặc biệt là những từ khóa cố định như: tên, số, ngày tháng và địa điểm nếu có vì những
từ này rất dễ phát hiện trong bài. Đồng thời, người đọc cũng cần nghĩ về các từ đồng
nghĩa với những từ khóa này. Từ đó, người đọc có thể tìm kiếm thông tin trong bài đọc
một cách nhanh chóng hơn.

 Bước 4: Đọc lướt qua bài đọc và xác định vị trí đoạn văn bản chứa từ khóa

Vì phần đọc của IELTS tương đối dài vì vậy kĩ năng đọc lướt văn bản là vô cùng cần
thiết. Người đọc không nhất thiết phải đọc hết đoạn văn được cho vì sẽ có những thông
tin không được hỏi đến. Việc xác định vị trí một đoạn ngắn có chứa thông tin sẽ giúp
người đọc tiết kiệm được thời gian làm bài.

 Bước 5: Đọc kỹ phần văn bản có chứa từ khóa để hiểu được nội dung và rút ra câu trả lời
 Bước 6: Điền câu trả lời đã tìm được vào chỗ trống, kiểm tra kỹ chính tả và đảm bảo
đúng giới hạn từ được yêu cầu.
 Bước 7: Lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thành bài.

III. Một số mẹo làm bài:


1. Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các câu
chưa hoàn chỉnh.
2. Các câu đã hoàn thành phải đúng ngữ pháp. Nếu không, sẽ tính là câu trả lời sai.
3. Không được vượt quá số từ quy định (word limit). Nếu không, câu trả lời dù đúng với ý
trong văn bản nhưng sẽ bị tính là sai.
4. Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời chính
xác.
5. Luôn dự đoán các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân.
6. Chỉ sử dụng những từ ngữ được cho trong đoạn văn

You might also like