You are on page 1of 1

1.

Trình bày các hiểu biết của SV về PP chuẩn độ oxy hoá khử sử dụng Iodine
I2.
2. Để xác định hàm lượng vitamine C (ascorbic acid) C 6H8O6 (M=176,1) trong
một mẫu trái cây, người ta cân 100 g mẫu, cắt và xay nhỏ trong máy xay với
khoảng 50 mL nước cất. Cho phần dịch qua vải thưa, hứng vào bình định
mức (BĐM) 100,0 mL, rửa bã vài lần, mỗi lần với khoảng 10 mL. Nhập tất
cả phần dịch rửa vào BĐM 100,0 mL. Hút 10,00 mL dung dịch mẫu vào
erlen 250ml, thêm khoảng 100 mL nước cất và 1 mL dung dịch chỉ thị hồ
tinh bột 1%. Chuẩn độ mẫu bằng dung dịch I 2 0,002500N, ghi nhận được thể
tích dung dịch I2 sử dụng là 2,72 mL.
2.1 Tính hàm lượng phần trăm vitamine C chứa trong mẫu trái cây.
2.2 Song song với việc phân tích mẫu thật, người ta còn thực hiện thêm một
mẫu trắng (BLANK) với quy trình giống hệt như phân tích mẫu thật
nhưng không có mẫu. Cho biết công dụng của mẫu trắng? Hãy tính lại
% vitamine C chứa trong mẫu trái cây, nếu thể tích dung dịch I2
0,002500N được sử dụng để chuẩn độ mẫu trắng là 0,02 ml. Kết quả xác
định hàm lượng vitamine C thu được có hợp lý không, nếu mẫu trái cây
đem phân tích là là dâu đen tức mâm xôi (blackberry).
2.3 Trình bày cách chuẩn bị 1000,0 mL dung dịch I2 0,002500N (dung dịch
A).
2.4 Thay cho việc sử dụng I 2 để chuẩn độ vitamine C, người ta có thể sử
dụng quy trình sau: hoà tan 5,00 g potassium iodide (KI) và 0,268 g
potassium iodate (KIO3) trong khoảng 200 mL nước cất. Thêm 30 ml
dung dịch H2SO4 3M và định mức thành 1000,0 ml bằng nước cất (dung
dịch B). Cho dung dịch này vào buret và chuẩn độ vitamine C trong
dung dịch mẫu trái cây với chỉ thị hồ tinh bột giống như trên. Giải thích
quy trình thí nghiệm, công dụng của từng loại hoá chất, viết các phản
ứng xảy ra tương ứng và cho biết thể tích dung dịch A và dung dịch B có
xấp xỉ nhau không?

You might also like