You are on page 1of 5

SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM K Ì THI OLYMPIC LỚP 11 CẤP TỈNH

TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG TUYỂN Năm học: 2018 – 2019

M ôn thi: NGỮ VĂN


ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:

Câu 1: (8.0 điểm)


Suy nghĩ của anh chị về việc làm của người mù trong câu chuyện sau:

Câu chuyện ngọn đèn của người mù

Có một người mù đi trên một con đường tối, trên tay lại cầm theo một chiếc đèn lồng.
Một người thấy thế liền hỏi:
– Ông có thấy đường đâu mà cần phải cầm theo chiếc đèn lồng làm gì?
Người mù liền mỉm cười trả lời:
– Tôi cầm theo chiếc đèn này là để người khác không đâm sầm vào tôi. Làm vậy có
thể giữ an toàn cho bản thân mình.

(Trích: Bài học lớn từ những câu chuyện nhỏ)

Câu 2: (12.0 điểm)

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét : “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc
nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến . Người đã tới giữa chúng ta với một
y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn kết thân với con người có hình thức
phương xa ấy . Nhưng rồi ta cũng quen dần , vì ta thấy người cùng ta tình đồng
hương vẫn nặng”
Trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI OLYMPIC 24/3 NĂM 2019
QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11
TRƯỜNG THPT ĐỖ ĐĂNG Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
TUYỂN

HƯỚNG DẪN CHẤM


(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG


- Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt
trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được
thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài.
- Bài thi được chấm theo thang điểm 20. Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm
tổng toàn bài làm tròn theo quy định.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1: (8 điểm)

I. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng:


Điểm
- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu nội dung, kiến thức
1. Giải thích 2.0

– Câu chuyện người mù gửi đến chúng ta một bài học nhẹ nhàng mà thấm
thía về sự chủ động trong cuộc sống. Không để đến khi sự việc xảy ra mới
hành động, để tránh được những rủi ro không đáng có, con người cần có
những chuẩn bị cần thiết.
- Đó là yếu tố quan trọng con người có thể sống tốt trong mọi điều kiện,
mọi hoàn cảnh.

2. Bình luận 5.0


- Tại sao cần chuẩn bị trước trong mọi hoàn cảnh?
+ Để giảm thiểu và khắc phục những rủi ro do những điểm yếu của con
người mang lại, con người cần phải luyện tập, phải tự trang bị những kĩ
năng cần thiết.
+ Có sự chuẩn bị, lường trước những tình huống xấu xảy ra , con người sẽ
luôn ở trong tư thế chủ động, có thể xử lý tình huống một cách nhanh
chóng, dễ dàng. Sự chuẩn bị giúp cho con người có thể tự tin hơn, mạnh
dạn hơn khi hành động. Có như vậy con người mới có thể tồn tại được
trong một thế giới vốn tồn tại nhiều bất trắc, hiểm nguy.

– Làm thế nào có một sự chuẩn bị tốt?


+ Con người cần phải có những nhận thức đúng đắn về những gì mình
đang có, về điểm mạnh, điểm yếu.
+ Mỗi người cần phải lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra
– Nêu và phê phán căn bệnh” nước đến chân mới nhảy” không còn là điều
xa lạ, đặc biệt trong giới trẻ hiện nay.
- Dẫn chứng phù hợp

3. Bài học nhận thức


1.0
– Bài học mà câu chuyện để lại luôn đúng và cần thiết với mọi thời đại.
– Liên hệ bản thân: Người viết tự nhận lại cuộc sống cá nhân, xem bản
thân đã có sự chuẩn bị tốt cho các tình huống hay chưa, đã ở thế chủ động
sắn sang thay đổi bản thân để thích ứng hoàn cảnh hay chưa … Từ đó rút
ra kinh nghiệm định hướng cho một lối sống đúng đắn phù hợp.

Lưu ý: xem xét hai yêu cầu về nội dung và hình thức để cho điểm

Câu 2: (12 điểm)

I. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Điểm

Bài viết phải có bố cục đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu nội dung, kiến thức
Bài viết có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo một số vấn
đề cơ bản sau đây:
1. Giải thích ý kiến 3.0

Ý nghĩa câu nói của Hoài Thanh


Xuân Diệu đến với thơ ca và có những đóng góp mới mẻ về thi pháp với
những cách tân nghệ thuật giàu sáng tạo . Nhưng sự cách tân của XD vẫn
có gốc rễ rất sâu trong thơ ca truyền thống .

2. Phân tích - chứng minh 7.0


-Xuân Diệu là một trí thức Tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của tư tưởng và
văn hoá Pháp .Đối với thơ ca Pháp, ông đặc biệt chịu ảnh hưởng của
trường thơ tượng trưng.
-Thơ Xuân Diệu thể hiện quan hệ tương giao giữa các giác quan cùng tính
nhạc của thơ. Ông là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời. Niềm
say mê mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu ở Xuân Diệu đã dẫn đến một cách tân
đặc sắc về cảm hứng, thi tứ, bút pháp; xây dựng hình ảnh, cú pháp, nhịp
điệu …
+Trước Cách mạng tháng Tám, đóng góp của Xuân Diệu không phải là ở
đề tài mà nét đặc sắc của Xuân Diệu là ở cảm hứng:
 Cô đơn, trước nay là vì thiếu vắng con người, thiếu vắng một cái gì
bầu bạn. Tản Đà cô đơn vì “Suông rượu, suông tình, bạn cũng suông”.
Và Nguyễn Bính thì “Cô đơn buồn lại thêm buồn / Tạnh mưa bươm
bướm có còn sang chơi”. Nhưng Xuân Diệu thì lại khác, dù có người,
có vật, có cảnh bên mình cũng vẫn là “hòn đảo cô đơn”:

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không diễn tả bóng gió, ước lệ tượng
trưng như trước kia mà nói một cách cụ thể, đầy đủ với ý nghĩa tình yêu
bao gồm cả tâm hồn và thân xác
Thiên nhiên trong thơ xưa thường được tiếp nhận bằng thị giác, ít nhiều
bằng thính giác nhưng Xuân Diệu thưởng thức thiên nhiên không chỉ
vậy mà còn cả bằng xúc giác và vị giác
 Xuân Diệu thường nhân hoá thiên nhiên một cách táo bạo. Nhà thơ
gắn cho thiên nhiên những tâm tư, hành động, tâm trạng “rất người”
một cách tự nhiên, hợp lí :

+Xuân Diệu ảnh hưởng của thơ Pháp thế kỉ XIX về cách diễn đạt, nhịp
điệu, cú pháp … nên cách diễn đạt của Xuân Diệu quá mới đối với người
đọc Việt Nam lúc bấy giờ :

+ Xuân Diệu cũng lục tìm, sáng chế những từ mới :


-Nhưng sự cách tân của Xuân Diệu vẫn có nguồn gốc của thơ ca truyền
thống mà Hoài Thanh gọi đó là “tình đồng hương vẫn nặng” . Bởi lẽ Xuân
Diệu là con của một ông tú kép nên có điều kiện tiếp xúc và sớm hiểu biết
văn chương cổ điển . Bản thân Xuân Diệu hấp thụ một cách tự nhiên ảnh
hưởng của nền văn hoá truyền thống trong quá trình học tập, sinh sống
(ông từng học ở Qui Nhơn, Huế, Hà Nội và có thời gian công tác ở Mĩ
Tho). Ông tìm đến thơ ca hiện đại Pháp vì nó có khả năng diễn tả chân
thực những khát khao mãnh liệt của lòng mình nhưng Xuân Diệu vẫn gắn
bó với thơ ca dân tộc :
+ Có lúc những từ ngữ Xuân Diệu chọn lựa thật giản dị, mộc mạc :
+Những biệp pháp tu từ thường thấy trong thơ ca truyền thống :

 Cách dùng điệp ngữ, điệp từ:


 Có lúc phát huy tối đa từ láy trong vốn từ tiếng Việt: “Những luồng
run rẩy rung rinh lá”

3. Đánh giá
2.0
Nhận định của Hoài Thanh là xác đáng, nhà phê bình đã thấy được ở nhà
thơ Xuân Diệu – Một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới - bên cạnh
những nét mới lạ, có vẻ rất phương Tây là một “tình đồng hương vẫn
nặng” nghĩa là vẫn rất Việt Nam . Đây chính là nét độc đáo của Xuân Diệu
nói riêng và của phong trào Thơ mới nói chung .

Lưu ý: xem xét hai yêu cầu về nội dung và hình thức để cho điểm

You might also like