You are on page 1of 12

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh

doanh hợp nhất năm 2010 với 2.339 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 6,3% so với
kết quả năm 2009.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong quý 4/2010 tăng mạnh so với quý 4/2009,
473,31 tỷ đồng so với 268,45 tỷ đồng, nhưng tính chung cả năm lại giảm nhẹ khi
chỉ đạt 962, 14 tỷ đồng năm 2010 so với 987,98 tỷ đồng năm 2009.
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của ACB trong năm 2010 lại tăng
mạnh trong năm 2010, đạt 14.970,77 tỷ đồng so với 9.613,88 tỷ đồng năm 2009.

Trong năm 2010, ACB ghi nhận khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là 227,45
tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2010, ACB đạt 3.105,6 tỷ đồng lợi nhuận trước
thuế; lợi nhuận sau thuế là 2.339,01 tỷ đồng, tăng nhẹ 6,3% so với năm 2009.
Cũng trong năm 2010, cụ thể là ngày 4/8, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
(ACB) cho biết, ngân hàng này vừa chính thức được ba tạp chí quốc tế Global
Finance, FinanceAsia và AsiaMoney công nhận là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2010” và “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2010.”

Vào ngày 20/1/2012, ACB đã có báo cáo tài chính quý 4/2011. Theo đó, tổng tài
sản của ACB tính đến 31/12/2011 đã đạt 278.855,7 tỷ đồng, tăng 37,7% so với cuối
năm 2010
Về lợi nhuận, trong quý 4/2011, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.377,5 tỷ đồng, tăng
31% so với cùng kỳ 2010. Tính chung, năm 2011 ACB đạt lợi nhuận trước thuế
4.174,63 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt
3.193,88 tỷ đồng, tăng gần 21,8% so với năm 2011.

Trong kết quả kinh doanh năm 2011, thu nhập lãi thuần của ACB đã tăng rất mạnh
so với năm 2010, đạt 6.701,81 tỷ đồng, tăng gần 58%.
Có thể thấy ACB đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và là đối thủ đáng gờm trong
thị trường ngân hàng.

Tuy nhiên, sóng gió lại ập đến sau gần 10 năm từ khủng hoảng 2003. Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý
IV/2012. Theo đó, quý vừa rồi, ngân hàng lỗ 158,56 tỷ đồng, so con số lãi sau thuế
cùng kỳ năm trước đó là 1.349,41 tỷ đồng. Con số này khiến tổng lãi cả năm giảm
còn 928,39 tỷ đồng, chỉ bằng 29% kết quả đạt được năm 2011.

Trong quý, khoản thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt 4.504 tỷ đồng,
giảm 37% so cùng kỳ 2011. Lũy kế, khoản này đưa lại cho ACB 22.295,82 tỷ đồng
trong năm 2012, giảm khoảng 3.000 tỷ so năm trước.
Thu từ hoạt động dịch vụ giảm còn bằng 62% cùng kỳ, đạt 225,38 tỷ đồng, cả năm
nguồn thu từ mảng này đạt 916,6 tỷ đồng, bằng 80% năm 2011.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng lỗ nặng 612,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ
năm trước đó gặt lãi thuần 26,2 tỷ đồng. Trong năm 2012, riêng mảng kinh doanh này
của ACB lỗ thuần tới 1.863,64 tỷ đồng, tăng mạnh so con số lỗ năm trước trên 160 tỷ.

Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng giảm mạnh, mất tới 82% so cùng
kỳ và chỉ còn 19,4 tỷ đồng trong quý IV/2012. Tuy nhiên, kết quả cả năm vẫn đạt 256
tỷ đồng lãi thuần, gấp 3,6 lần năm 2011.

Mua bán chứng khoán đầu tư quý vừa rồi lỗ thuần 211 tỷ đồng, thiệt hại nặng hơn gấp
15 lần so quý IV/2011, khiến cả năm, mảng này lỗ thuần 213 tỷ đồng so mức lãi thuần
đạt được năm 2011 là 82,5 tỷ đồng.

Trong quý vừa rồi, ACB hoàn nhập dự phòng gần 90 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần so
cùng kỳ, song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng
vẫn bị âm 305,2 tỷ đồng; cùng kỳ lãi 1.629,2 tỷ đồng.

Xét về quy mô tổng tài sản, năm 2012, tổng tài sản của ACB đã giảm còn 117.011,78
tỷ đồng, giảm 37% sau một năm.

Đáng lưu ý, tiền gửi khách hàng giảm gần 17.000 tỷ đồng so năm trước, còn
125.233,6 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ cho vay gần như không thay đổi, song nợ xấu
lại tăng đáng kể, nhất là nợ có khả năng mất vốn.

Cụ thể, nợ dưới tiêu chuẩn tăng gấp 2,7 lần lên 747,22 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng gần
gấp đôi lên 673,36 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp 4 lần năm 2011
lên 1.150,39 tỷ đồng, chiếm gần 45% tổng nợ xấu.

Tổng nợ xấu của ACB tính đến cuối năm 2012 ở mức 2.570,97 tỷ đồng, tăng gấp 2,7
lần so năm 2011 và chiếm 2,5% tổng dư nợ. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là
0,89%.

Nguyên nhân

ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất Việt Nam vào thời điểm đó,
với tổng tài sản được ghi nhận vào ngày 30/06/2012 là xấp xỉ 256 nghìn tỷ đồng. Đến ngày
30/09/2012, con số này được ghi nhận còn lại khoảng 214 nghìn tỷ đồng. ngày 30/06/2013, tổng
tài sản của ACB còn lại khoảng 169 nghìn tỷ đồng.

"Chết đứng" vì vàng ( quý 3)


Từ khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu tham gia quản lý, siết chặt thị trường vàng, thậm
chí yêu cầu ngân hàng chấm dứt cho vay và từng bước ngừng huy động vàng thì các ngân hàng
nhiều vàng bị chao đảo mạnh. Vàng đang là thế mạnh của ngân hàng ACB, mang lại nhiều khoản
lợi nhuận lớn bỗng nhiên biến thành khoản thua lỗ khổng lồ mà ngân hàng không trở tay kịp.
Hàng nghìn lượng vàng vay, mượn, huy động từ khách hàng đổi ra tiền đồng, giờ phải tất toán
trạng thái vàng.,điều này là yếu tố góp phần làm cho tổng tài sản của ACB sụt giảm và là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến khoản lỗ trên 1.700 tỷ đồng của ACB trong Quý 4/2012.Chính những
nguyên nhân trên đã làm cho cấu trúc bảng cân đối tài sản của ACB có những thay đổi rất lớn.

Tổng giám đốc ACB, ông Đỗ Minh Toàn, từng thừa nhận ngân hàng phải tuân thủ các qui định
của NHNN tham gia bán vàng can thiệp thị trường, rồi phải chấp hành quy định đóng trạng thái
vàng dẫn đến thua lỗ nặng. Các năm trước đó, ngân hàng ACB đang hưởng lợi vì đã chuyển đổi
vàng sang tiền đồng khá tốt, đạt tổng lãi là hơn 2.381 tỷ đồng. Nhưng đột nhiên phải đóng trạng
thái vàng vào quý III/2012 đã khiến ACB phải hứng chịu khoản lỗ là hơn 1.700 tỷ đồng.

Trong nửa cuối năm 2012, ACB tiếp tục phải thanh toán hơn 32.000 tỷ chứng chỉ tiền gửi vàng
cho người gửi, nhưng tới cuối năm, số dư khoản mục này vẫn còn 15.500 tỷ (chủ yếu là loại kỳ
hạn dưới 12 tháng). Tính tổng cộng, số dư chứng chỉ tiền gửi vàng giảm 28.000 tỷ trong năm
2012.

Cũng theo ông Toàn, đến cuối tháng 1/2013, ACB đã đóng trạng thái và chấm dứt hoàn toàn
nghiệp vụ huy động vàng. Tuy vậy, hiện dư nợ cho vay vàng tại ACB còn hơn 100.000 lượng và
có thể phải mất 3,5 - 4 năm nữa dư nợ này mới chấm dứt.

ACB cũng đã cắt giảm toàn bộ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ qua tài khoản ký quỹ, chỉ
còn khoảng 2.700 tỷ, giảm gần 22.000 tỷ so với năm trước. Có thể nói, ACB đã "chết đứng" trên
đống vàng với khối lượng tài sản lớn "bốc hơi" lên tới 58.000 tỷ đồng.

Tài sản giảm mạnh vì lao lý

Ngày 21/08/2012, thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
nói riêng đã rúng động mạnh chưa từng có trước thông tin "Bầu" Kiên – Nguyễn Đức Kiên,
nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập ACB bị bắt giam để điều tra về các sai phạm trong hoạt
động kinh tế. Trong cơn bão giông, ngân hàng ACB còn phải gánh chịu hậu quả khá nặng nề từ
vụ "bầu" Kiên bị bắt và hàng loạt thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc bị vướng vào vòng
lao lý. Chỉ riêng sự cố "bầu" Kiên đã khiến 28.000 tỷ bị rút ra trong quý. Theo đó, tiền gửi của
khách hàng bằng vàng và ngoại tệ cũng giảm 8.000 tỷ.

Sóng gió liên tiếp ập đến với ACB. 3 ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, như một hệ quả, ông
Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt tạm giam. Mức độ nghiêm trọng của sự
việc chưa dừng lại ở đó khi hơn một tháng sau, ngày 27/09/2012, nguyên Chủ tịch Hội đồng
quản trị - Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB lần lượt từ nhiệm và
bị khởi tố.
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT của ACB, từng thừa nhận sau vụ việc "bầu" Kiên bị bắt và
sau đó là từ nhiệm của các thành viên, tổng tài sản của ngân hàng đã giảm 30% và lần đầu tiên
kinh doanh vàng bị thua lỗ, dẫn đến mất niềm tin của cổ đông về quản trị rủi ro, chiến lược kinh
doanh.

Mặc dù ngân hàng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, nhưng cổ
đông thì lại nghi ngờ và thất vọng vì lãnh đạo ngân hàng đã mang lại quá nhiều rủi ro cho cổ
đông. ACB còn bị lừa đảo hơn 700 tỷ đồng... mang đi gửi và ủy thác đầu tư.

Các tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng cũng đã rút khỏi ACB hơn 47.000 tỷ trong năm
2012, nhưng có lẽ phần nhiều là do thanh khoản trên thị trường khó khăn nên các ngân hàng
khác rút tiền về phòng thủ. Bản thân ACB năm vừa rồi cũng rút gần 60.000 tỷ khỏi các TCTD để
phục vụ mục đích mua vàng trả cho người gửi.

Động thái thận trọng kể trên của ACB có lẽ còn là do thị trường liên ngân hàng 2012 đã chứng
kiến nhiều vụ "nợ xấu", thậm chí là lừa đảo trong vụ Huyền Như hơn 718 tỷ của ACB. Tuy
nhiên, nếu loại trừ khoản mục tiền gửi vàng và ngoại tệ đã tính ở trên, thì tiền gửi bằng VNĐ của
khách hàng tại ACB chỉ giảm gần 10.000 tỷ và có dấu hiệu tăng trở lại trong thời gian gần đây.

Vào thời điểm khoảng giữa năm 2012, Ngân hàng ACB cũng có khoản tài sản có "khác" trị giá
khoảng 45.000 tỷ, nhưng tới cuối năm chỉ còn gần 9.000 tỷ. Đây là các khoản phải thu từ các đối
tác trong nước liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng (hơn 3.300 tỷ), phải thu từ đối tác nước
ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng tài khoản (hơn 13.000 tỷ), và khoản ký quỹ cho
các đối tác trong nước đảm bảo việc thực hiện giao dịch hợp đồng vàng kỳ hạn (hơn 23.000 tỷ).

Tổng tài sản của ngân hàng ACB vào cuối năm 2012 chỉ đạt 177.011 tỷ đồng, giảm 37%, tương
đương 104.000 tỷ so với cuối năm 2011. Hoạt động kinh doanh cũng bị thua lỗ hơn 1.863 tỷ
đồng. ACB cũng vướng vào các khoản nợ dưới chuẩn, nợ xấu, nợ nghi ngờ tăng và nợ có khả
năng mất vốn đều tăng cao.

Như vậy, 2 "cơn bão" về vàng và khủng hoảng niềm tin đã khiến cho tài sản bị "bốc hơi" mạnh,
chưa biết bao giờ mới phục hồi trở lại.
Tổng tài sản của ACB giai đoạn 2010-2021
Đơn vị: tỷ đồng

Kết thúc năm 2011, tổng tài sản của ACB đạt hơn 280.000 tỷ đồng, xây chắc vị thế
ngân hàng tư nhân có quy mô lớn nhất thị trường. Nhưng sau khi bầu Kiên bị bắt,
tổng tài sản của nhà băng này sụt giảm gần 40% chỉ còn hơn 176.000 tỷ đồng vào cuối
năm 2012.

Quy mô tài sản của ACB tiếp tục thu hẹp trong năm 2013 và phục hồi chậm chạp
những năm sau đó. Phải mất 5 năm, ACB mới lấy lại được quy mô như trước thời
điểm đại án bầu Kiên xảy ra khi tổng tài sản đạt hơn 284.000 tỷ đồng vào năm 2017.

Dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng tại


ACB giai đoạn 2010-2021
Đơn vị: tỷ đồng
Vụ việc hàng loạt lãnh đạo của ACB vướng vòng lao lý năm 2012 cũng ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với thương hiệu ACB. Con số minh chứng cụ thể nhất cho tác động
của sự việc đối với niềm tin của khách hàng vào nhà băng này là số dư tiền gửi. Trong
năm 2012, gần 17.000 tỷ đồng tiền gửi đã bị rút khỏi ACB. Sau hai năm, huy động
tiền gửi ở ACB mới tăng trưởng ổn định.

Cùng thời điểm trên, hoạt động tín dụng tại ACB cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến năm 2015, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này mới thật sự khởi sắc trở lại.
Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn mà biến cố để lại cho ACB là nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2010-2021

Trước thời điểm bầu Kiên bị bắt, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ACB là 0,89%, nằm trong
nhóm những ngân hàng quản trị rủi ro tốt ở thời điểm đó. Tuy nhiên, vào cuối năm
2012, nợ xấu của ngân hàng này đã vọt lên 2,5% và tiếp tục tăng lên mức đỉnh 3,03%
vào năm 2013. Sau nhiều nỗ lực, ban lãnh đạo ACB mới có thể hạ tỷ lệ nợ xấu về
dưới 2% vào năm 2015 và duy trì ổn định ở mức thấp hơn 1% từ năm 2017 đến nay

Đến cuối tháng 6/2014, chưa đầy 2 năm sau biến cố, ACB đã được Fitch nâng triển
vọng tín nhiệm từ "tiêu cực" lên "ổn định" sau khi tổ chức này cho rằng, những sức ép
từ rủi ro phát sinh tại ACB sau sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên lên hệ thống tài chính
đã giảm thiểu.
Năm 2017 – 2018 là 2 năm ngân hàng ACB liên tiếp có những kết quả kinh doanh
nhảy vọt. Lợi nhuận năm 2018 của ngân hàng đạt gần 6.400 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so
với năm 2017. Trong năm 2017, mức doanh thu của ngân hàng cũng tăng gấp 1,6 lần
so với năm trước đó. Bên cạnh đó, ACB còn có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam với 0,69% vào cuối năm 2018.
Năm 2018 là năm đầu tiên kể từ khủng hoảng, lợi nhuận của ACB vượt qua mức đỉnh
năm 2011 khi đạt gần 6.400 tỷ đồng trước thuế nhờ hoàn nhập dự phòng rủi ro đã
trích các năm trước cho nhóm nợ liên quan đến 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên.

Và kế hoạch 2019 dự kiến tăng 20 - 25%, một phần nhờ biên lãi ròng(NIM) tăng. NIM của ACB
năm nay được Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) dự báo tăng 0,1%, lên 3,75%. Chi phí dự
phòng của Ngân hàng dự báo sẽ giảm xuống 715 tỷ đồng (giảm 23,2% so với năm 2018), với nợ
xấu sau khi xử lý tương đương 1% tổng dư nợ.

Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn


2010-2021
Đơn vị: tỷ đồng

Nếu như vào những năm 2010-2011, ACB luôn là một trong hai ngân hàng tư nhân có
lợi nhuận cao nhất. Nhưng sau khi sự kiện bầu Kiên xảy ra, lợi nhuận của ABC lao
dốc từ 4.200 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng.

Và trong suốt 4 năm sau đó, ACB chật vật tìm lại lợi nhuận khi phải tái cấu trúc, xử lý
những vấn đề hậu đại án bầu Kiên. Phải đến năm 2017, kết quả kinh doanh của nhà
băng này mới thật sự khởi sắc. Thì đến năm 2018, lợi nhuận của ACB mới vượt được
con số của năm 2011 và duy trì đà tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua

Không còn gánh nặng từ “bầu” Kiên để lại


Với mức tăng gần 2,5 lần so với năm trước, ACB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng
trưởng lãi cao nhất trong năm qua. Động lực của sự tăng trưởng ấn tượng này ngoài các hoạt
động kinh doanh chính, còn đến từ việc lãi từ hoạt động khác tăng vọt 2 lần và chi phí dự phòng
rủi ro giảm đột ngột 63,7% so với năm 2017. Đáng chú ý, khoản lãi hoạt động khác và hoàn nhập
dự phòng đều có liên quan tới việc xử lý nhóm 6 công ty (G6) liên quan đến “bầu” Kiên.

Cụ thể, trong năm 2018, lãi thuần từ hoạt động khác của ACB đạt 1.815 tỷ đồng, tăng gấp đôi so
với năm 2017. Trong đó, thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự phòng xử lý đạt 1.765 tỷ đồng. Theo giải
thích của ACB, khoản thu này bao gồm 1.129 tỷ đồng từ việc thu hồi nợ xấu của nhóm G6 sau
khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Ngoài ra, năm 2018, Ngân hàng cũng được hoàn nhập chi
phí dự phòng lên tới 481 tỷ đồng cho các khoản phải thu từ nhóm này. Như vậy, ACB đã thu về
được hơn 1.600 tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 trong năm , đóng góp một phần không
nhỏ cho kết quả lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng.a

Tăng trưởng lợi nhuận vững chắc


Ngày 23/4/2019, ACB đã trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 thông qua kế hoạch kinh
doanh 2019 với mục tiêu lợi nhuận 7.279 tỷ đồng trước thuế, chia cổ tức 30% và bán 6,2 triệu cổ
phiếu quỹ. Tổng tài sản ACB dự kiến tăng 15% trong năm 2019, trong đó tín dụng tăng 13%
theo hạn mức Ngân hàng Nhà nước phân bổ ngày 14/3/2019. Huy động tiền gửi khách hàng tăng
15%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Năm 2019 là năm bắt đầu thực hiện chiến lược đổi mới ACB giai đoạn 2019 - 2024
được HDQT thông qua cuối năm 2018. Theo chiến lược này, tầm nhìn của ACB là trở
thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam có khả năng sinh lời cao với chiến lược nhất
quán ở ba mảng kinh doanh. Mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa là
hai mảng ưu tiên chính, và mảng khách hàng doanh nghiệp lớn là ưu tiên có chọn lọc.

Mục tiêu chiến lược của ngân hàng là tăng trưởng tổng doanh thu của mảng khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mức 20%/năm, đem lại trải nghiệm tốt
cho khách hàng và là một trong các ngân hàng có khả năng sinh lời tốt.
.

Đến 2022, ACB ghi nhận lãi trước thuế 17.114 tỷ đồng, tăng 42,6% so với năm trước
đó. Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE đạt 26,5% ở trong TOP đầu thị trường,
NIM tới 4% nhờ tập trung chiến lược bán lẻ, cấu trúc nguồn vốn và lãi suất linh hoạt
trong bối cảnh thị trường biến động.
Tổng quy mô đến cuối 2022 về tiền gửi khách hàng là 413.953 tỷ đồng, dư nợ cho vay
là 413.706 tỷ đồng. ACB cũng cho biết đã cơ bản tuân thủ toàn bộ các cấu phần trọng
yếu trong bộ khung quản trị thanh khoản và an toàn vốn theo Basel III.
Kết thúc quý I/2023, ngân hàng này đạt gần 5.157 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp
nhất, tăng 25% so với cùng kỳ, hoàn thành 26% kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Thực tế cho thấy, vào mỗi năm, Hội đồng quản trị ACB luôn đặt ra một loạt mục tiêu đầy tham
vọng và xây dựng chiến lược để hoàn thành đúng thời hạn. Điều này đặc biệt đúng kể từ năm
2012, thời điểm mà ngân hàng này trải qua giai đoạn khó khăn nhất cho đến nay. Bởi khi đối mặt
với những áp lực và khó khăn, ACB bằng sức mạnh to lớn và kỷ luật sắt đá đã chuyển bại thành
thắng. Nhờ chiến lược lâu dài theo hướng thúc đẩy và tối đa hoá lợi thế cạnh tranh then chốt, tập
trung vào khách hàng, quản lý hiệu quả tài chính bền vững, quản lý rủi ro, kinh doanh hiệu quả
trên nền tảng đạo đức - ACB đã phục hồi và trở lại vị trí hàng đầu một cách ngoạn mục.

Chẳng hạn, khi chủ trương không nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước được ban hành, ACB tập trung tái cơ cấu danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các khoản
vay có lãi suất tốt, thay vì đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nửa cuối năm 2018. Tăng trưởng tín
dụng ACB đạt 15% như kế hoạch. Với việc cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng ưu tiên các
khoản vay lãi suất cao, NIM (tỷ lệ thu nhập lãi cận biên) năm 2018 của ACB ở mức tương đối
cao. Hơn nữa, với thu nhập đóng góp từ mảng dịch vụ và chi phí hoạt động, dự phòng thấp đã tác
động tích cực lên lợi nhuận ACB.

Nhìn lại quá khứ, có lẽ mọi thứ sẽ không dễ dàng sau biến cố tháng 8/2012 nếu ACB không có
những cải tổ mạnh mẽ từ năm 2013 đến nay. Sự cải tổ mạnh mẽ của ACB gây chú ý đặc biệt khi
Ngân hàng định hướng hoạt động vào các nhóm khách hàng theo cách phân tầng, cũng như tập
trung nhiều hơn vào hoạt động ngân hàng bán lẻ, mảng kinh doanh chiếm đến 82% tổng doanh
thu trong các năm qua. Để thực hiện ý tưởng đó, ACB đã tách cơ cấu kinh doanh thành 3 mảng
riêng biệt: Cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp lớn. Chính điều này sẽ là thế
mạnh của ACB trong việc đẩy mạnh kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận.

Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử ACB báo lãi hơn 10.000 tỷ đồng.

You might also like