You are on page 1of 4

Mẫu A1-ĐXNV

03/2017/TT-BKHCN
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG NHIỆM VỤ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
(Dùng cho đề tài)

1. Tên Đề tài: Nghiên cứu đánh giá các yếu tố nguy cơ truyền lây bệnh Dại
từ động vật (chó) sang người tại Bến Tre
2. Căn cứ đề xuất:
Quyết định số 2151/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng,
chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 ký ngày 21/12/2021.
Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu
tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành tăng cường
các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại trên toàn quốc nhằm đạt được
mục tiêu của Chương trình quốc gia.
Chỉ thị số: 5277/CT-BNN-TY, ngày 7 tháng 8 năm 2020 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp
phòng, chống bệnh Dại ở động vật.
Tình hình dịch bệnh dại đang xảy ra tại Bến Tre .
3. Tính cấp thiết; tầm quan trọng phải thực hiện ở tầm huyện, thị xã, thành
phố; tác động và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của huyện, thị
xã, thành phố v.v...
Bệnh dại ở người là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số
các bệnh truyền nhiễm hiện nay tại Việt Nam. Bệnh dại là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính do Lyssavirus gây ra ở nhiều loài động vật máu nóng và người,
bệnh thường lây sang người chủ yếu là từ vết cắn của chó mang virus dại và
thường dẫn tới tử vong 100% khi đã có biểu hiện triệu chứng (Hatz và cs., 2012;
Yousaf và cs., 2012). Nguồn mang bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%)
và còn lại ở động vật hoang dã (5%). Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới
(WHO), hàng năm có khoảng 55.000 - 70.000 người chết vì bệnh dại, trong đó
hơn 90% từ các nước đang phát triển ở Châu Phi và Châu Á. Trong những năm
gần đây, bệnh dại luôn xảy ra ở Việt Nam và gây hậu quả nghiêm trọng đến tính
mạng và kinh tế của con người. Ở nước ta, để phòng chống bệnh dại, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 và Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn cũng đã ban hành Thông tư số 48/2009 ngày 04/8/2009.
Trong đó, nội dung đề cập đến việc tiêm phòng dại cho chó và điều kiện chăn
nuôi là không để chó chạy rông khắp nơi. Ngày 13/02/2017 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 193-QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia
1
khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021. Tiếp đó, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 yêu cầu tất cả
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành tăng cường các biện
pháp cấp bách phòng chống bệnh dại trên toàn quốc nhằm đạt được mục tiêu của
Chương trình quốc gia.
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y và y tế của địa phương,
tình hình bệnh Dại có chiều hướng gia tăng trong năm 2020, cụ thể: Trong
gần 7 tháng đầu năm 2020, cả nước đã ghi nhận 48 trường hợp người tử vong do
bệnh Dại tại 22 tỉnh, thành phố, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (04 ca); Đặc
biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2019 đến nay đã phát
hiện 27 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại
tính đến cuối năm 2020 (Chỉ thị 5277/CT-BNN-TY, 2020).
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bến Tre, Năm 2021 trên địa bàn tỉnh
Bến Tre đã xảy ra 9 trường hợp tử vong do bệnh Dại: 01 trường hợp tại huyện
Mỏ Cày Nam, 01 trường hợp tại huyện Châu Thành, 01 trường hợp tại huyện Ba
Tri và 06 trường hợp tại huyện Giồng Trôm. Tất cả các trường hợp tử vong trên
đều bị chó cắn nhưng không tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại
(https://cdcbentre.org/vi/news/tin-tuc-su-kien/benh-dai-va-cach-phong-chong-
2013.html). Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bến Tre đứng đầu cả nước về số ca
tử vong do bệnh dại trên người, với 7 ca (trong đó huyện Châu Thành có 3 ca,
Mỏ Cày Bắc 2 ca, Ba Tri 1 ca, Thạnh Phú 1 ca). Chủ tịch UBND TP. Bến Tre
Huỳnh Vĩnh Khánh vừa ký Quyết định số 2648, công bố dịch bệnh dại động
vật (đối với chó) trên địa bàn phường An Hội, TP. Bến Tre.
Điều này cho thấy tình hình bệnh dại trong cộng đồng ở Bến Tre hiện đang ở
mức phải báo động. Theo số liệu thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh
Bến Tre cho biết, tổng đàn chó trong tỉnh hiện nay có tới hơn 213.000 con,
nhưng có tới gần 80 % trong số này vẫn chưa được người dân tự giác tiêm
phòng bệnh dại cho chó (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bến Tre, 2020). Trước
tình hình trên, Chủ tịch UBND TP. Bến Tre Huỳnh Vĩnh Khánh vừa ký
Quyết định số 2648, công bố dịch bệnh dại động vật (đối với chó) trên địa
bàn phường An Hội, TP. Bến Tre và yêu cầu thực hiện các nội dung được quy
định tại Điều 27 của Luật Thú y năm 2015 và theo hướng dẫn của các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh có liên quan. Đồng thời, huy động toàn bộ nhân lực, vật
lực cần thiết phục vụ cho công tác chống dịch. Tại các xã, phường vùng bị dịch
uy hiếp, cần thực hiện các nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật được quy
định tại Điều 28 của Luật Thú y năm 2015. Đối với các xã, phường vùng đệm,
thực hiện các nội dung phòng, chống bệnh động vật được quy định tại Điều 29

2
của Luật Thú y năm 2015 (https://baodongkhoi.vn/tp-ben-tre-cong-bo-benh-dai-
tren-cho-14062022-a101773.html).
Do đó, việc tiến hành Nghiên cứu đánh giá các yếu tố nguy cơ truyền lây
bệnh Dại từ động vật (chó) sang người tại Bến Tre là một trong những yêu
cầu cần thiết để có biện pháp tối ưu nhằm xây dựng chương trình phòng chống
bệnh dại có hiệu quả và từng bước giảm thiểu, tiến tới khống chế và loại trừ
bệnh dại tại địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian sớm nhất.
4. Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát:
Xác định và phân tích, đánh giá các yếu tố nguy cơ truyền lây bệnh Dại từ động
vật sang người và phân tích đặc điểm di truyền của virús dại trên chó tại tại Bến
Tre.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tình hình tiêm phòng và bệnh dại trên chó, mèo. Xác định tình hình
tiêm phòng và bệnh dại trên người.
- Xác định các yếu tố nguy cơ truyền lây bệnh Dại từ động vật (chó) sang người
tại Bến Tre và đánh giá về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng,
chống bệnh dại của người dân tại Bến Tre.
- Xác định sự lưu hành của type virus dại trên chó và các động vật hoang dã
(dơi, chuột,..).
- Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine dại trên chó
- Đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng chương trình phòng chống bệnh
dại bệnh Dại do động vật (chó) truyền lây sang người tại Bến Tre
5. Yêu cầu các kết quả chính và các chỉ tiêu cần đạt:
- Số liệu thống kê về tổng đàn chó, tỷ lệ tiêm phòng dại, tình hình bệnh dại trên
chó.
- Số liệu về tỷ lệ tiêm phòng dại chủ động và thụ động ở người, tình hình bệnh
dại ở người.
- Xác định các yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh dại ở người và động vật (chó).
- Đánh giá về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống bệnh dại
của người dân tại Bến Tre
- Xác định tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vaccine dại trên chó.
- Xác định sự lưu hành của type virus dại trên chó và các động vật hoang dã
(dơi, chuột,..).
- Trên cơ sở khoa học, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng chương
trình phòng chống bệnh dại bệnh Dại do động vật (chó) truyền lây sang người
tại Bến Tre.

3
6. Kiến nghị các nội dung chính cần thực hiện để đạt kết quả:
Nội dung 1: Khảo sát tình hình tiêm phòng và bệnh dại trên người và động vật
chó, mèo tại Bến Tre giai đoạn 2020-2023.
Nội dung 2: Đánh giá về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng,
chống bệnh dại của người dân tại Bến Tre và đánh giá các yếu tố nguy cơ.
Nội dung 3: Khảo sát type virus dại trên chó nghi mắc bệnh dại và kháng thể
kháng virus dại trên các động vật hoang dã (dơi, chuột,..) để xác định sự lưu
hành (phơi nhiễm) virus dại tại Bến Tre.
Nội dung 4: Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine dại trên chó
để xác định tỷ lệ bảo hộ và độ dài miễn dịch.
Nội dung 5: Tổ chức hội thảo chuyên gia báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu,
lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý,.. để đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm
xây dựng chương trình phòng chống bệnh dại bệnh Dại do động vật (chó) truyền
lây sang người tại Bến Tre.
7. Dự kiến tổ chức, cơ quan hoặc địa chỉ ứng dụng các kết quả tạo ra:
Cơ quan quản lý Nhà nước, ngành Chăn nuôi Thú y, Sở Y tế, các trường
trung cấp – đại học tại Bến Tre có chuyên môn liên quan, các phòng mạch, của
hàng Thú y, người chăn nuôi chó, mèo và tất cả người dân có quan tâm về bệnh
dại tại Bến Tre.
8. Yêu cầu đối với thời gian để đạt được các kết quả:
18 tháng
9. Dự kiến nhu cầu kinh phí:
750 triệu đồng
10. Thông tin liên hệ:
Họ và tên: PGS-TS. Trần Ngọc Bích
Cơ quan công tác: Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
Chức vụ: Trưởng Bộ môn Thú y
Số điện thoại: 0972100857; Email: tnbich@ctu.edu.vn
Cần Thơ, ngày 20 tháng 08 năm 2022
CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT

PGS.TS. TRẦN NGỌC BÍCH

You might also like