You are on page 1of 2

1.

Khoa nào ở Học viện công nghệ bưu chính viễn thông đào tạo ngành thiết kế vi
mạch?
Khoa Kỹ thuật Điện tử một là một trong những khoa đào tạo chính của Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông có đào tạo các ngành thiết kế vi mạch bán dẫn.

2. Ngành thiết kế Vi mạch bắt đầu đào tạo từ năm nào?


Ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn bắt đầu đào tạo từ năm hai nghìn không trăm hai tư.

3. Điểm chuẩn của ngành Thiết kế vi mạch là bao nhiêu?


Điểm chuẩn ngành thiết kế vi mạch nằm trong khung điểm chuẩn vào Khoa Kỹ thuật Điện
tử một thường dao động từ hai ba đến hai sáu điểm, tùy theo nhu cầu và chính sách
tuyển dụng từng năm.

4. Cơ sở vật chất của ngành Thiết kế vi mạch như thế nào?


Ngành Thiết kế vi mạch có các phòng thí nghiệm thực hành hiện đại, trang bị đầy đủ
các thiết bị đo kiểm bán dẫn, vi mạch, các phần mềm mạnh thiết kế vi mạch hiện đại
phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

5. Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch được đào tạo những kỹ năng gì?
Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch được đào tạo các kỹ năng làm việc với các thiết bị
đo kiểm vật liệu bán dẫn, thiết bị điện tử. thiết kế, lập trình, kỹ năng sử dụng và
làm việc với các công cụ thiết kế vi mạch.

6. Cơ hội việc làm của sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch ra sao?
Sinh viên tốt nghiệp từ Ngành Thiết kế vi mạch có thể làm việc tại các công ty
thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, tự
động hóa... hoặc có thể làm nghiên cứu và giảng dạy tại các viện, trường đại học
trong và ngoài nước.

7. Ngành Thiết kế vi mạch có hợp tác với các đối tác quốc tế không?
Ngành Thiết kế vi mạch có nhiều chương trình hợp tác với các trường đại học, viện
nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

8. Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch có cơ hội đi thực tập, làm việc ở nước ngoài
không?
Có, sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi
sinh viên quốc tế, thực tập và làm việc tại các công ty nước ngoài, các trường đại
học, trung tâm đối tác của Ngành, Khoa và Học viện.

9. Sinh viên học Ngành Thiết kế vi mạch có các hoạt động ngoại khóa nào?
Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch thể tham gia các hoạt động ngoại khóa như các cuộc
thi về Rô bốt, các cuộc thi thể thao như bóng đá, bóng bàn...

10. Cách thức đăng ký xét tuyển vào Ngành Thiết kế vi mạch như thế nào?
Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của Học viện hoặc nộp hồ
sơ trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của Học viện.

11. Học phí của các Ngành Thiết kế vi mạch là bao nhiêu?
Học phí của các Ngành Thiết kế vi mạch vào khoảng ba mươi triệu đồng/năm.

12. Ngành Thiết kế vi mạch có chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không?
Có, Ngành Thiết kế vi mạch sẽ có các chương trình liên kết đào tạo với một số
trường đại học ở Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan để sinh viên có thể học một
phần chương trình ở nước ngoài.

13. Các giảng viên của Ngành Thiết kế vi mạch có trình độ như thế nào?
Các giảng viên của Ngành Thiết kế vi mạch đều có trình độ cao, nhiều giảng viên có
học vị Tiến sĩ và có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử,
bán dẫn, viễn thông, công nghệ thông tin.

14. Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch có cơ hội tham gia các dự án nghiên cứu không?
Có, sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch có thể tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa
học do giảng viên hướng dẫn để rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng kiến thức.

15. Ngành Thiết kế vi mạch có tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn không?
Ngành Thiết kế vi mạch có tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về thiết kế vi mạch,
công nghệ bán dẫn, kỹ năng mềm cho sinh viên và người đã đi làm để nâng cao kiến
thức và kỹ năng.

16. Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch có thể làm đồ án tốt nghiệp về đề tài nào?
Sinh viên có thể lựa chọn đề tài đồ án tốt nghiệp liên quan đến các lĩnh vực như
thiết kế vi mạch, chế tạo, đo kiểm bán dẫn, thiết bị điện tử.

17. Ngành Thiết kế vi mạch có các phòng thí nghiệm chuyên ngành nào?
Ngành Thiết kế vi mạch có các phòng thí nghiệm về thiết kế vi mạch, vật liệu bán
dẫn

18. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường của Ngành Thiết kế vi mạch là bao
nhiêu?
Sinh viên Ngành Thiết kế vi mạch được đảm bảo đầu ra với mức lương khởi điểm khá
cao so với mặt bằng chung.

19. Ngành Thiết kế vi mạch có tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp không?
Ngành Thiết kế vi mạch thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ giữa sinh viên và các
doanh nghiệp để giới thiệu cơ hội việc làm, thực tập tại các công ty.

20. Điểm mạnh của Ngành Thiết kế vi mạch là gì?


Điểm mạnh của Ngành Thiết kế vi mạch là đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương
trình đào tạo chất lượng, cập nhật, đổi mới, các phòng thí nghiệm trang bị chương
trình, thiết bị hiện đại và khoa có quan hệ hợp tác tốt với các đối tác trong và
ngoài nước.

You might also like