You are on page 1of 3

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 04 năm 2024

ĐƠN ĐỀ XUẤT

Vv: Góp ý về danh mục đào tạo chuyên khoa

Kính gửi: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế

Tôi tên là Hà Văn Sơn, Cử nhân dinh dưỡng khoá 2019-2023 trường Đại học Y Hà
Nội. Hiện đang công tác tại khoa dinh dưỡng bệnh viện TW Thái Nguyên.

Tôi được biết về “Đề xuất danh mục đào tạo chuyên khoa” cho từng ngành trên cổng
thông tin Chính Phủ Việt Nam. Với tư cách đã từng là một sinh viên ngành dinh dưỡng
và hiện tại là một nhân viên y tế đang phục vụ người bệnh, tôi xin có một vài đề xuất như
sau:

Đề xuất: đối tượng được đào tạo dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa chỉ là “Cử nhân
Dinh Dưỡng”

Hiện tại, tại Việt Nam đã có chương trình đào tạo “Cử nhân Dinh Dưỡng” từ
năm 2013 với mã ngành là 7720401 và trình độ đào tạo hệ cử nhân 04 năm.

Tính đến năm 2024, Việt Nam đang có rất nhiều trường Đại học đang đào tạo cử
nhân Dinh dưỡng với quy mô 50 – 150 sinh viên mỗi khóa. Hiện tại, có đến gần 800
CNDD dinh dưỡng đã tốt nghiệp từ 05 Trường Đại học trên cả nước. Theo số liệu đào tạo
dự đoán, hằng năm số lượng CNDD tốt nghiệp ước tính khoảng 300-400 CNDD và con
số này sẽ ngày càng gia tăng. Việt Nam là một đất nước đang phát triển và đang dần chú
ý đến dinh dưỡng lâm sàng, vậy nên tốc độ phát triển của nguồn nhân lực hiện tại cũng sẽ
phù hợp với tốc độ phát triển và mở rộng nghành dinh dưỡng lâm sàng tại các cơ sở Y tế.

Về chương trình đào tạo, ngành cử nhân dinh dưỡng với 04 năm đào tạo chuyên về
dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng lâm sàng và dinh dưỡng sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt,
khối lượng học tập 60 - 70 tín chỉ về các môn chuyên nghành về dinh dưỡng, kết hợp với
việc được thực hành tại các bệnh viện lớn hàng đầu cả nước về dinh dưỡng thì cử nhân
dinh dưỡng có đây đủ kiến thức chuyên môn để hoạt động độc lập trong môi trường dinh
dưỡng lâm sàng. Đây là học phần chuyên môn sâu chỉ được đào tạo cho đối tượng cử
nhân dinh dưỡng mà không đào tạo cho các khối nghành khác.
Bên cạnh đó, ngành dinh dưỡng cũng có mã ngạch công chức là Dinh dưỡng
viên. Với mong muốn nghành dinh dưỡng được phát triển đúng hướng, có cơ hội hội
nhập quốc tế trong khu vực và đặc biệt là đảm bảo chất lượng chuyên môn khi chăm sóc
sức khỏe người bệnh trong bệnh viện, để người bệnh được hưởng dịch vụ chăm sóc dinh
dưỡng từ nhân viên y tế được đào tạo đúng chuyên ngành.

Trong những năm qua, cử nhân dinh dưỡng vẫn chưa được làm đúng vị trí công
việc đúng với chuyên ngành đào tạo. Một phần đến từ sự chưa rõ ràng giữa các ngành
đào tạo khác với dinh dưỡng gây sự chồng chéo nhất định và kết quả là những người
được học tập, đào tạo bài bản về dinh dưỡng lại không hoặc rất ít cơ hội để được làm về
dinh dưỡng gây nên những hậu quả nhất định về việc làm cho các khoá cử nhân dinh
dưỡng sau khi ra trường.

Vì vậy, việc đào tạo văn bằng chuyên khoa Dinh dưỡng lâm sàng bậc 7 chỉ
dành cho đối tượng Cử nhân Dinh dưỡng. Các đối tượng khác như Bác sĩ y học dự
phòng đã được đào tạo chuyên khoa Y học dự phòng, Bác sĩ y học cổ truyền được đào
tạo chuyên khoa Y học cổ truyền, Điều dưỡng được đào tạo chuyên khoa Điều dưỡng; cử
nhân Y tế Công cộng được đào tạo chuyên khoa về Y tế Công cộng; do đó, các đối tượng
này không phù hợp về chuyên môn để đào tạo văn bằng chuyên khoa Dinh dưỡng lâm
sàng. Tôi rất mong các Bộ Ban Nghành xem xét lại ý kiến để người được đào tạo chuyên
nghành khác làm dinh dưỡng lâm sàng.

Dinh dưỡng đang ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng nhận thấy rõ hơn tầm
quan trọng của dinh dưỡng trong hệ thống y tế. Vì quyền lợi được hưởng sự chăm sóc tốt
nhất của người bệnh khi tới các cơ sở khám chữa bệnh, họ cần được chăm sóc bởi những
người làm chuyên môn được đào tạo bài bản và có hiểu biết sâu. Hãy để những cử nhân
dinh dưỡng họ được đào tạo và làm việc đúng với vị trí của họ mà không phải chịu sự
cạnh tranh với các ngành đào tạo khác. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng
khám chữa bệnh mà còn ảnh hưởng đến giáo dục và sự phát triển của ngành dinh dưỡng.
Do đó, tôi kính mong các Bộ Ban Nghành có liên quan xem xét chi tiết lại ý kiến trên và
đưa ra những quyết định đúng đắn về quyết định đối tượng nào được tham gia đào tạo
văn bằng chuyên khoa Dinh dưỡng lâm sàng.

Kính đề nghị Cục khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế xem xét ý kiến của cơ
sở đào tạo về những nội dung đề xuất trên.

Trân trọng cám ơn!

You might also like