You are on page 1of 44

(TLTK3) Quản trị rủi ro trong Chăm sóc Sức khỏe:

Bài học từ Sự cố Chăm sóc Sức khỏe ở Hàn Quốc


note: rủi ro về pháp lý, nhân sự or rủi ro toàn thể, rủi ro dược phẩm? Liên hệ tại
Việt Nam

Tóm tắt:

Bài viết này nghiên cứu về quản trị rủi ro trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng cách
rút ra những kiến thức từ một cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe ở Hàn Quốc. Tập
trung vào việc hiểu rõ hậu quả của cuộc khủng hoảng và rút ra những bài học quý báu
để nâng cao chiến lược quản trị rủi ro trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe rộng lớn hơn.
Bài viết nhằm đóng góp vào cơ sở kiến thức bằng cách xác định các yếu tố chính,
thách thức và giải pháp sáng tạo xuất phát từ kinh nghiệm của Hàn Quốc.
PHẦN 1

1. Giới thiệu: 1 NGƯỜI - Duy

- Theo số liệu kiểm toán của Quốc hội, tính đến năm 2020, 81% sinh viên y
khoa thuộc top 20% gia đình khu vực đô thị có thu nhập cao. Học sinh trung
học thuộc 20% người có thu nhập cao nhất có khả năng vào trường y cao hơn
16 lần so với những học sinh thuộc 80% còn lại. Vì các trường y địa phương
hầu hết đều có sinh viên y khoa từ khu vực đô thị nên đương nhiên sẽ thiếu
bác sĩ hơn nữa ở những khu vực vốn đã thiếu bác sĩ.
- Lý do mà hầu hết sinh viên y khoa ở Hàn Quốc đều xuất thân từ các gia đình
có thu nhập cao hoặc khu vực đô thị là vì sinh viên mới được lựa chọn chỉ
dựa trên điểm số. Trong quá trình tuyển sinh luân phiên, sinh viên được đánh
giá dựa trên các cuộc phỏng vấn và bài luận chứ không phải điểm số, nhưng
họ không thể cạnh tranh với hệ thống giáo dục tư nhân của Hàn Quốc, hệ
thống này gợi nhớ đến 'Sky Castle'.
- Tuy nhiên, các nước phát triển không lựa chọn sinh viên trường y mới chỉ
dựa vào điểm số. Giống như ở đất nước chúng tôi, chúng tôi không chỉ nói
về điều đó mà còn thực sự lựa chọn ứng viên bằng cách xem xét nền tảng
kinh tế xã hội của họ. Điều này cho thấy những người có hoàn cảnh kinh tế
xã hội đa dạng nên trở thành bác sĩ và giáo sư để họ có thể điều trị bệnh nhân
tốt hơn, giáo dục sinh viên và tiến hành nghiên cứu tốt hơn.
=> Vụ việc bác sĩ đình công, lí do có thể kể đến là vì các bác sĩ ở hàn quốc có thiết
lập 1 cái bộ máy độc quyền khủng khiếp đc liên kết giữa các gia tộc độc quyền
trong ngành y. Điều này làm hạn chế nguồn cung.
Cụ thể:
Số lượng bác sĩ ở Hàn Quốc từ năm 2000 đến năm 2021(trên 1.000 dân)

NGUỒN ẢNH: https://www.statista.com/statistics/647235/doctor-density-south-


korea/
=> Vào năm 2021, Hàn Quốc có khoảng tỉ lệ BS/1000 dân chỉ đạt 2,56. Có sự
chênh lệch rất lớn so với mức trung bình là 3,7 của các nước thành viên trong
OECD. Hàn quốc đang đứng trước xu hướng sụt giảm nguồn nhân lực lượng trong
các lĩnh vực thiết yếu như: Phẫu thuật, KHoa sản phụ và nhi khoa.

- Chính vì thế, Bộ Y tế Hàn Quốc, gói chính sách cải cách y tế mới bao gồm
kế hoạch tăng cường nhân viên y tế, tăng cường dịch vụ y tế địa phương, xây
dựng mạng lưới an toàn ngăn tai nạn y tế và tăng cường sự công bằng trong
bồi thường. Một ủy ban đặc biệt của tổng thống về cải cách y tế sẽ được
thành lập.
- Tổng thống Yoon Suk-yeol cam kết sẽ cải cách một cách quyết liệt về chế độ
bảo lãnh viện phí và quy định về các khoản không áp dụng thanh toán bảo
hiểm y tế, làm gia tăng hành vi lạm dụng y tế, rối loạn thị trường.
- Ước tính năm 2035, sẽ thiếu khoảng 15.000 bác sĩ. Nếu lỗ hổng về nguồn
nhân lực y tế không sớm được khắc phục, hệ thống CSSK sẽ không thể đáp
ứng đủ so với lượng lớn bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng
bởi tình trạng gia tăng dân số già hóa, thậm chí có thể lâm vào tình trạng bị
động nếu các dịch bệnh nghiêm trọng, như đại dịch Covid-19 vừa qua.
=> Ðể giải tỏa sức ép về nguồn nhân lực trong y tế, Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm
cải cách y tế bằng việc công bố trong kỳ thi đại học năm 2025 sắp tới sẽ tăng thêm
2000 chỉ tiêu tuyển sinh trường y, tức tăng 65,4% so chỉ tiêu tuyển sinh năm nay
(3058 chỉ tiêu)
https://www.bnnbloomberg.ca/k
orea-wants-more-medical-students-trainee-doctors-are-angry-and-may-walk-out-
1.2035681
https://www.chosun.com/english/national-en/2024/02/28/
P6LTD7NZYBB2PDRHTU25KLB56I/
Chính vì quyết định này đã kéo theo cuộc khủng hoảng bắt đầu vào đầu tháng 2. Tại
Hàn Quốc một vụ đình công của hàng ngàn thực tập sinh y khoa và các bác sĩ nội
trú tại Hàn Quốc. Cuộc đình công kéo dài đồng nghĩa với tình trạng thiếu hụt nhân
lực y tế kéo dài, khiến mọi hoạt động y tế ở HQ bị trì trệ, gián đoạn. Bệnh viện phải
trì hoãn các ca phẫu thuật và các thủ tục y tế; hủy hẹn khám hoặc từ chối bệnh nhân.
Chính phủ phải tạm thời cho phép để y tá thay thế bác sĩ khi thích hợp. Tuy nhiên,
nhiều bệnh viện lớn vẫn thiếu nhân lực trầm trọng, khiến người bệnh gặp nhiều bức
xúc.
https://vtcnews.vn/nhung-goc-khuat-trong-cuoc-khung-hoang-dinh-cong-cua-bac-
si-han-quoc-ar856753.html
2. Bối Cảnh của Cuộc Khủng Hoảng Chăm Sóc Sức Khỏe ở Hàn Quốc: 1
NGƯỜI Nhiên

a. Tổng quan về Cuộc Khủng Hoảng: Cung cấp một cái nhìn tổng quan về cuộc khủng
hoảng chăm sóc sức khỏe đã xảy ra ở Hàn Quốc. Thảo luận về các sự kiện, chuỗi thời
gian và ảnh hưởng đối với chăm sóc bệnh nhân và sức khỏe cộng đồng.

b. Yếu Tố Góp Phần vào Cuộc Khủng Hoảng: Xem xét các yếu tố đóng góp đã dẫn
đến cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe. Điều tra về các vấn đề như thất bại hệ
thống, sự đổ vỡ trong giao tiếp và những hạn chế trong pháp luật có vai trò trong sự
kiện này.

Các cột mốc một tháng đình công:

Ngày 20-2: 6.415 bác sĩ thực tập tại 100 bệnh viện trên khắp Hàn Quốc nộp đơn xin
nghỉ, đình công. Cụ thể, hàng nghìn bác sĩ ở Hàn Quốc đã từ chối thăm khám cho
bệnh nhân hoặc tham gia các ca phẫu thuật bắt đầu cuộc đình công. Nguyên nhân dẫn
đến sự kiện này là do Chính phủ dự định tăng thêm 2000 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ mỗi
năm bắt đầu từ năm tới, chính phủ cho rằng đây là hành động cấp thiết khi Hàn Quốc
đang phải đối mặt với dân số già hóa nhanh chóng. Nhưng giới bác sĩ thì cho rằng các
trường y thì khó có thể đáp ứng được con số lớn như vậy trong tương lai gần. 3.058 là
con số chỉ tiêu đào tạo y khoa hàng năm trong gần 20 năm, từ vài năm qua chỉ tiêu đã
trở thành mối lo ngại của giới chức Hàn Quốc. Tính đến năm 2021, tỷ lệ bác sĩ/dân số
của HQ chỉ đạt 2,6 bác sĩ / 1000 dân - con số thấp nhất được ghi nhận trong tất cả các
nước phát triển tuy nhiên số lượt điều trị ngoại trú của mỗi người dân là 16,6 lượt/
người/ năm - cao nhất trong OECD ( Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ), điều này
dẫn đến các bệnh viện trở nên quá tải và ước tính đến năm 2025 Hàn Quốc sẽ thiếu
hụt lên tới 10.000 bác sĩ
Ngày 22-2: Mức khủng hoảng dịch vụ chăm sóc y tế lên tại Hàn Quốc đã đạt đến mức
“nghiêm trọng“, mức cao nhất trong hệ thống y tế. Chính phủ đã ra lệnh tạm thời mở
rộng hoàn toàn dịch vụ chăm sóc y tế từ xa tại các bệnh viện. Các cơ sở y tế công sẽ
kéo dài thời gian làm việc trong tuần, hoạt động vào cuối tuần nhằm ngăn chặn gián
đoạn y tế. Tính đến 22 giờ cùng ngày, đã có tổng cộng khoảng 13.000 bác sĩ thực tập
tại 96 bệnh viện lớn ở Seoul đã nộp đơn từ chức và hơn 11.400 sinh viên y khoa,
chiếm hơn 60% tổng số sinh viên trường y cả nước nộp đơn xin nghỉ học và gần
10.000 bác sĩ đã rời bỏ nơi làm việc. Các bệnh viện hiện vẫn chưa phê duyệt đơn từ
chức.
Ngày 26-2: Chính phủ Hàn Quốc đưa ra tuyên bố các bác sĩ nội trú đình công có thời
hạn đến 29-2 để trở lại làm việc nếu không muốn phải đối diện với những hậu quả về
chuyên môn và pháp lý. Bộ Y tế Hàn Quốc đã tiến hành kiện 5 bác sĩ về hành vi vi
phạm luật y tế và cản trở nghiệp vụ, với cáo buộc họ đã khuyến khích các bác sĩ thực
tập tham gia đình công vào ngày 28-2. Các bác sĩ quân y cũng đã được Chính phủ Hàn
Quốc điều động đến hỗ trợ ở nhiều bệnh viện công, và việc áp dụng việc chẩn đoán
bệnh và tư vấn từ xa, hay telemedicine tại các bệnh viện là được cho phép để tạm thời
giảm bớt áp lực với các bệnh viện do thiếu nhân lực. Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng
thể hiện quan điểm cứng rắn trong bài phát biểu mới rằng, sẽ không nhượng bộ của
chính phủ đối với các bác sĩ và vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển
sinh trường y.
Ngày 4-3: Bộ Y tế bắt đầu thủ tục đình chỉ giấy phép làm việc của khoảng 7.000 bác
sĩ đình công. "Kể từ hôm nay, chúng tôi lên kế hoạch kiểm tra các bệnh viện để xác
định những bác sĩ nội trú không trở lại làm việc. Chúng tôi sẽ hành động theo quy
định, pháp luật mà không có trường hợp ngoại lệ", Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Cho
Kyoo-hong phát biểu trên truyền hình ngày 4/3. "Những bác sĩ chưa quay lại làm việc
có thể gặp rắc rối nghiêm trọng trên con đường sự nghiệp của họ".
Ngày 11-3: Bộ Y tế gửi thông báo về việc đình chỉ giấy phép hành nghề tới khoảng
5.000 bác sĩ đình công. Jun Byung-wang - thứ trưởng Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết
thông báo đình chỉ giấy phép hành nghề đã bắt đầu được gửi từ một tuần trước đó. Và
khi nhận được thông báo, các bác sĩ phải phản hồi lại trước ngày 25/03 nếu không
chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ có hành động pháp đối với các bác sĩ. Ngược lại,
chính phủ có các biện pháp khoan dung nếu các bác sĩ thực tập trở lại làm việc trước
khi chính phủ hoàn tất thủ hành chính về việc đình chỉ giấy phép của họ

Ngày 16-3: Nhiều giáo sư ngành y báo động sẽ nộp đơn từ chức tập thể vào ngày 25-
3. Tuyên bố được họ đưa ra ngày 16/3 nhằm ủng hộ cuộc đình công của các bác sĩ nội
trú và thực tập sinh y khoa. Các giáo sư cho biết dù từ chức họ vẫn sẽ điều trị hết mình
cho các bệnh nhân tại bệnh viện, do hơn 90% thực tập sinh đã rời đi từ tháng trước
nhằm phản đối kế hoạch tăng 2.000 suất tuyển sinh vào các trường đại học y trong
năm 2025
Ngày 18-3: Đình chỉ giấy phép hành nghề hai bác sĩ là lãnh đạo Ủy ban Khẩn cấp
KMA là bác sĩ Park Myung-ha và Kim Taek-woo. Theo Bộ Y tế Hàn Quốc, hai người
này được cho là đã ủng hộ hành động tập thể của các bác sĩ thực tập và giấy phép
hành nghề sẽ bị đình chỉ trong ba tháng có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/4/2024. Đây là
động thái đánh dấu lần chỉ định giấy phép chính thức đầu tiên kể từ khi cuộc đình
công diễn ra.

Hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ thực tập và bác sĩ nội trú của Hàn Quốc đã đình công
tại nhiều bệnh viện đa khoa trên cả nước trong vòng một tháng qua để phản đối việc
tăng chỉ tiêu nói trên. Họ cho rằng việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y làm ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục và dịch vụ y tế, đồng thời dẫn đến tình trạng dư thừa
bác sĩ. Bên cạnh đó, các giáo sư y khoa tại nhiều trường đại học cũng đã quyết định
nộp đơn xin từ chức. Sinh viên ở nhiều trường y cũng nộp đơn xin nghỉ học để phản
đối.

Tính đến cuối tháng 2 cuộc đình công đã khiến các bệnh viện đa khoa lớn ở Hàn Quốc
phải cắt giảm 50% hoạt động và phải từ chối chăm sóc nhiều bệnh nhân. Gần 100
bệnh viện đa khoa đã hủy bỏ hoặc hoãn các thủ tục không cần thiết và từ chối các
bệnh nhân không cấp cứu, ưu tiên dịch vụ cho các trường hợp nghiêm trọng nhằm
giảm thiểu áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống y tế.

Nhiều bác sĩ nghỉ việc đã khiến hoạt động khám chữa bệnh ngưng trệ và bệnh nhân là
người chịu thiệt thòi nhất. Điều đáng lo ngại là tỷ lệ tử vong có thể tăng do không
được điều trị kịp thời. Vừa qua, một bệnh nhân ngoài 80 tuổi bị tử vong do ngừng tim
sau khi bị 7 trung tâm cấp cứu tại thành phố Daejeon từ chối tiếp nhận. Hàn Quốc hiện
không trong tình trạng khẩn cấp như hồi dịch Covid-19 nhưng lại có bệnh nhân tử
vong do không có bác sĩ cấp cứu là một điều khó chấp nhận. Thậm chí, Bộ Y tế Hàn
Quốc cũng cho rằng việc các bác sĩ ngừng việc tập thể ở quy mô lớn là chưa từng xảy
ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Mức lương và thời gian làm việc là yếu tố chính góp phần vào cuộc khủng hoảng này.
Theo Hiệp hội Thực tập sinh Hàn Quốc, các bác sĩ thực tập và nội trú nước này trực
ca 36 tiếng nhưng ở Mỹ chỉ dưới 24 tiếng. Báo cáo cho biết chỉ một nửa số bác sĩ trẻ ở
Mỹ làm việc từ 60 giờ trở xuống một tuần, nhưng ở Hàn Quốc đa số các bác sĩ phải
thường xuyên làm việc hơn 100 giờ. Mức lương của bác sĩ Ryu Ok Hada tại một bệnh
viện danh giá tại Hàn Quốc dao động từ 2 triệu won - 4 triệu won ( 1.500 - 3.00 USD )
cho một tháng đã bao gồm tiền làm thêm giờ. Nhưng một bác sĩ nội trú năm đầu ở Mỹ
đã kiếm được mức lương trung bình khoảng 5.000 USD một tháng .

"Sẽ hợp lý hơn nếu chính phủ mở rộng hạn ngạch tuyển sinh sau khi đã cải thiện điều
kiện làm việc", Kim Jung-geun - một bác sĩ nội khoa, cho biết. Bác sĩ Kim không phải
người duy nhất có quan điểm này. Bác sĩ Ryu Ok Hada ở trong tâm thế tương tự. Dù
mong muốn giúp đỡ người bệnh vẫn luôn hiện hữu, bác sĩ thực tập trẻ tuổi quyết định
nghỉ việc. "Hệ thống y tế tuyệt vời của Hàn Quốc vận hành bằng cách bắt các bác sĩ
thực tập làm việc ngày đêm với mức lương bèo bọt". Họ cho biết bản thân đang làm
việc quá sức, bị trả lương thấp và không được lắng nghe. "Tại sao chúng tôi lại bị coi
như những kẻ phản diện sau khi cống hiến thời gian và sức lực của mình để cứu
người. Chúng tôi cũng lo sợ mối quan hệ với bệnh nhân sẽ bị hủy hoại chứ", bác sĩ
Kim nói.

Mặt khác là tình trạng chênh lệch lớn về thu nhập và điều kiện làm việc ngay bên
trong ngành y, giữa các lĩnh vực và vùng miền. Các bác sĩ cho biết rằng nếu những
vấn đề này chưa được giải quyết triệt để thì tăng thêm nhân sự sẽ chỉ càng khiến sinh
viên y ra trường sẽ cạnh tranh nhau vào những ngành hấp dẫn như phẫu thuật thẩm
mỹ hay da liễu, hay đổ về thủ đô Seoul làm việc. Vì tại các khoa như da liễu hay thẩm
mỹ, chi phí y tế không do hệ thống bảo hiểm y tế quy định, mà do chính các bác sĩ tự
ấn định.

Bên cạnh đó, vấn đề pháp lý cũng là một nguyên nhân dẫn đế cuộc đình công này. Các
bác sĩ đình công muốn được bảo vệ nhiều hơn về mặt pháp lý. Theo phát ngôn viên
của Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc đã có nhiều trường hợp bác sĩ không được bồi thường
thỏa đáng khi đứng trước các mối đe dọa pháp lý mặc dù đang làm việc trong môi
trường, điều kiện khắc nghiệt.

Chính phủ thúc đẩy quyết liệt các chính sách mà không có sự tham vấn đầy đủ của
cộng đồng y tế, điều tra sơ bộ hay kế hoạch cụ thể. Điều đó khiến các bác sĩ sốc, tức
giận và xuống đường lên án. Điều thực sự quan trọng không phải là kết quả mà là quá
trình. Khi công bố các chính sách, chính phủ đã bỏ qua tiến trình tôn trọng các ý kiến
đa dạng, lắng nghe và đạt được sự đồng thuận thông qua thảo luận. Một chính sách
không có sự tin tưởng lẫn nhau thì không thể thuyết phục được.

Ông Park -Chủ tịch Hiệp hội thực tập sinh Hàn Quốc cho biết, bản thân mình bị
“giằng xé” giữa bệnh nhân và việc Chính phủ thực thi chính sách mà không lắng nghe
tâm tư nguyện vọng của đội ngũ bác sĩ. "Được chữa trị cho bệnh nhân là một niềm tự
hào, điều đã giúp tôi đi được tới ngày hôm nay. Thật đau lòng và khó khăn khi phải từ
bỏ công việc này. Nhưng hệ thống y tế hiện tại đã bị bóp méo và chúng tôi cần những
điều tốt hơn thế”, ông Park nói.

1. https://tuoitre.vn/he-thong-y-te-han-quoc-roi-loan-vi-gan-8-000-bac-si-dinh-
cong-20240221153343785.htm
2. https://hatinh.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-bai/18539/vi-sao-cac-bac-si-thuc-
tap-tai-han-quoc-dong-loat-bo-viec
3. https://thanhnien.vn/lam-viec-qua-suc-khong-duoc-lang-nghe-bac-si-han-quoc-
dinh-cong-185240227210852658.htm
4. https://baotintuc.vn/the-gioi/tai-sao-cac-bac-si-han-quoc-phan-doi-tang-chi-
tieu-tuyen-sinh-nganh-y-20240221055857567.htm
5. https://vtv.vn/the-gioi/han-quoc-lan-song-dinh-cong-va-thach-thuc-cua-nganh-
y-te-20240229134537459.htm
6. https://vnexpress.net/bac-si-han-quoc-dinh-cong-tai-sao-chung-toi-bi-coi-la-ke-
phan-dien-4721550.html
7. https://giaoducthoidai.vn/han-quoc-nang-khung-hoang-y-te-len-muc-nghiem-
trong-post673277.html
8. https://plo.vn/bac-si-han-quoc-dinh-cong-dinh-chi-giay-phep-hanh-nghe-2-bac-
si-lanh-dao-hiep-hoi-y-khoa-post781058.html

DEADLINE: 25.03.2024

3. Bài Học và Kiến Thức Chính: 3 NGƯỜI - TRINH , Fan Ngọc Trinh, Ngọc

a. Chiến lược Giao Tiếp Hiệu Quả: Khám phá sự quan trọng của giao tiếp trong tình
huống khẩn cấp. Thảo luận về cách các kênh và quy trình giao tiếp hiệu quả có thể
giảm nhẹ rủi ro và cải thiện kết quả cho bệnh nhân.Đéo muốn làm lắm!

Sau sự kiện bác sĩ đình công ở Hàn Quốc, có thể thấy việc giao tiếp hiệu quả giữa các
bên là vô cùng quan trọng. Giữa Chính Phủ và nhân viên y tế hiện đang trong giai
đoạn cao trào - không nhượng bộ. Nguyên nhân chính dẫn đến sự bất đồng trên bắt
nguồn từ việc Chính phủ dự kiến thúc đẩy chính sách tăng chỉ tiêu đào tạo vào trường
y hàng năm từ 3.058 lên thành 5.058 sinh viên vào năm 2025 mà không qua khảo sát,
điều tra sơ bộ đầy đủ của cộng đồng y tế. Trong sự việc trên, cả hai bên đều có động
thái chưa thỏa đáng. Thứ nhất, bên phía chính phủ đã không tôn trọng ý kiến của nhân
viên y tế cùng với thái độ đối nội cứng rắn không mềm mỏng trong tình trạng báo
động nên đã dẫn đến tình huống tiêu cực như trên. Thứ hai, bắt nguồn từ việc thu nhập
của nhân viên y tế khá thấp so với các nước phát triển và lượng công việc mà họ phải
làm là quá nhiều. Cụ thể, theo khảo sát năm 2022 của Hiệp hội Bác sĩ Thực tập và Nội
trú Hàn Quốc, các bác sĩ nội trú ở Hàn Quốc kiếm được 3,97 triệu won/ tháng sau
thuế. Tuy nhiên, tương đương với điều đó số lượng thời gian làm việc của các thực tập
sinh và bác sĩ nội trú ở Hàn Quốc thường rơi vào khoảng hơn 80 giờ/ tuần, theo tờ báo
New York Times. Các bác sĩ trẻ chiếm một phần ba nhân sự trong các bệnh viện lớn
và là đối tượng đầu tiên phải tiếp xúc với người bệnh. Qua đó, việc giới chức trách
kiên quyết tăng lượng tuyển sinh càng làm xung đột giữa 2 bên trở nên nặng nề hơn.
Giải pháp tốt nhất cho hiện tại là Chính phủ nên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân
viên y tế như là cải thiện thu nhập của các bác sĩ hay tăng cường bảo vệ pháp lý cho
họ trước các vụ kiện về sự cố y tế quá đáng. Việc các bác sĩ đình công cũng nói lên
phần nào áp lực công việc mà họ đang phải gánh chịu tuy nhiên về vấn đề y đức việc
họ đình công lâu như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân - người
rất cần sự chữa trị của nhân viên y tế. Vì thế, nhân viên y tế cũng cần có sự nhượng bộ
trong các điều khoản và thể hiện năng lực bản thân xứng đáng với các điều kiện mà họ
đưa ra. Nhân viên y tế của Hàn Quốc cần tập hợp các ý kiến và quan điểm về vụ việc
trên thông qua đại diện để đưa ra hướng đi phù hợp cho toàn bộ.
https://vnexpress.net/han-quoc-bat-dau-dam-phan-voi-bac-si-dinh-cong-
4726161.html?
fbclid=IwAR2bmaNLMF5Ux2oDcZ4lOj_fqmbzDHW4ubf7_P4fGjacC4p6wmup
zCQkXz8
https://plo.vn/bac-si-han-quoc-dinh-cong-da-mot-thang-chua-co-huong-ra-
post781240.html
https://baomoi.com/vi-sao-bac-si-o-han-quoc-dinh-cong-hang-loat-c48437308.epi
https://vnexpress.net/nganh-y-te-dong-gop-gi-cho-kinh-te-han-quoc-
4717405.html

b. Cải Thiện Pháp Luật: Phân tích cảnh quan pháp luật ở Hàn Quốc trước và sau
cuộc khủng hoảng. Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các cải
cách pháp luật để giải quyết những khoảng trống trong giám sát và tuân thủ.Ma nữ
Hắc ám!

Phân tích cảnh quan pháp luật ở Hàn Quốc trước và sau cuộc khủng hoảng.
Trước khủng hoảng:
- HQ gia nhập vào OECD, đã giúp HQ trải qua sự tăng trưởng kinh tế chưa từng
có. Hàn Quốc phải đối mặt với những thách thức pháp lý lớn trong nước khi
gia nhập OECD cũng như những trở ngại của quá trình toàn cầu hóa ngày càng
gia tăng.
- Hai năm sau khi gia nhập, một chương trình lớn đã được triển khai với mục
đích thay đổi vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc. Chính
phủ đã thông qua các kế hoạch cải cách hành chính sâu rộng nhằm loại bỏ các
quy định không cần thiết, tạo ra một bộ máy hành chính nhỏ hơn và hiệu quả
hơn, lồng ghép các nguyên tắc cạnh tranh trong chính phủ và tạo ra “Định
hướng khách hàng” trong bộ máy hành chính.
- Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về việc một quốc gia không để một cuộc
khủng hoảng trở nên lãng phí trong lĩnh vực quản lý. Các chính phủ kế tiếp
cũng rất tích cực trong việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy cải cách quy định
và đã đạt được tiến bộ ấn tượng nhằm cải thiện hệ thống chất lượng của Hàn
Quốc trong những năm qua.
- Chế độ tổng thống, lãnh đạo của Hàn Quốc đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho
việc thúc đẩy cải cách pháp lý, vốn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì
tiến bộ trước sự phản đối mạnh mẽ. Một trong những thế mạnh lớn của chương
trình cải cách pháp lý của Hàn Quốc là vai trò lãnh đạo cá nhân nổi bật của
tổng thống trong mọi chính quyền kể từ khi gia nhập OECD. Duy trì cải cách
chống lại sự phản đối trong nước sẽ tiếp tục dựa vào sự lãnh đạo chính trị mạnh
mẽ.
- Ủy ban Cải cách Quy định (RRC) là cơ quan quan trọng nhất ở cấp độ làm việc
và giám sát các quy định trong toàn bộ cơ quan hành chính. Nhiệm vụ chung
của RRC là phát triển và điều phối chính sách quản lý cũng như xem xét và phê
duyệt các quy định. RRC hoạt động dưới quyền của Tổng thống với chức năng
thư ký hỗ trợ nó hoạt động thông qua Văn phòng Cải cách Quy định (RRC), đặt
tại Văn phòng Thủ tướng.
- RRC là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được cải cách quy định nhanh
chóng và sẽ tiếp tục đóng vai trò thiết yếu để đạt được tiến bộ hơn nữa, cơ quan
chịu trách nhiệm giám sát này cực kỳ cao so với các quốc gia OECD khác.
- RRC được chia thành Tiểu ban Kinh tế và Tiểu ban Hành chính và Xã hội, có
trách nhiệm xem xét các quy định riêng biệt theo tính chất của chúng. Các
thành viên của RRC đến từ cả khu vực chính phủ và phi chính phủ, và sự tham
gia của họ vào ủy ban được thực hiện trên cơ sở bán thời gian.
- Lĩnh vực trách nhiệm của RRC là đóng vai trò giám sát các quy định do các bộ
của chính phủ chuẩn bị. Đây là vấn đề nổi cộm vì theo hệ thống chính quyền
Hàn Quốc, bản thân các đại biểu quốc hội có thể trực tiếp giới thiệu các dự luật
ra Quốc hội (Quốc hội). Mặc dù Quốc hội có tiềm năng cải thiện chất lượng
pháp luật thông qua các phiên điều trần công khai và xem xét các dự luật,
nhưng không có cơ quan nào trong viện giám sát một cách có hệ thống các cải
tiến về lập pháp.
- Có một mạng lưới các quan chức làm việc về các vấn đề pháp lý ở khắp các cơ
quan hành chính trung ương và thông qua các ủy ban. Ở cấp quốc gia, khoảng
90 thành viên từ RRC và Sáng kiến nâng cao quy định chung công-tư
(PPJRAI) làm việc để điều phối và quản lý các chính sách quy định. Mạng lưới
này rất quan trọng để đảm bảo chất lượng quy định và tạo dựng văn hóa thực
hành quy định tốt trong toàn chính phủ.
- Hàn Quốc có một số trung tâm và viện nghiên cứu cung cấp năng lực nghiên
cứu chung để hỗ trợ các cơ quan chính phủ trung ương trong hoạt động xây
dựng quy định của họ. Các cơ quan này hợp tác chặt chẽ với các cơ quan cải
cách của chính phủ trung ương.
=> Có thể kết luận 1 cách khái quát hơn chính là: “Bất kỳ cuộc cải cách nào
được thực hiện ở Hàn Quốc đều phải bắt đầu từ chính phủ”.
https://www.oecd.org/country/korea/thematic-focus/regulatory-quality-and-
competition-policy-in-korea-e5b4137d/#section-d1e94
Sau khủng hoảng:
https://www.oecd.org/country/korea/thematic-focus/regulatory-quality-and-
competition-policy-in-korea-e5b4137d/#section-d1e94
- Chính phủ khi đối mặt với những khủng hoảng ngành y tế đã thực hiện nhiều
cách tiếp cận quy định khác nhau.

Đáng chú ý là các lệnh cấm hoàn toàn đối với việc phát triển và áp dụng một số
đổi mới nhất định; áp dụng cách tiếp cận chờ xem để khám phá những rủi ro nào được
nhận thấy ban đầu sẽ trở thành hiện thực; thí điểm các thử nghiệm quy định như áp
dụng các miễn trừ quy định có thời hạn cố định đối với đổi mới nhằm duy trì các mục
tiêu quy định bao quát như bảo vệ người tiêu dùng. Ban hành hướng dẫn để giúp các
nhà đổi mới hiểu cách áp dụng khung pháp lý cho đổi mới cụ thể và giảm bớt sự
không chắc chắn về quy định tiềm ẩn liên quan đến việc tuân thủ các yêu cầu hiện tại
cũng là một lựa chọn quan trọng hiện có.
Cụ thể:
Thực hiện quản trị dự kiến: kêu gọi các bác sĩ trẻ quay trở lại làm việc trước thời hạn
ngày 29-2 do chính phủ đưa ra và cam kết Seoul sẽ lắng nghe ý kiến của họ.
Chờ và xem: áp dụng cách tiếp cận chờ xem để khám phá những rủi ro nào được nhận
thấy ban đầu sẽ trở thành hiện thực.
Hướng dẫn: kêu gọi cộng đồng y tế ngừng "khuyến khích các bác sĩ trẻ" và cho biết
chính phủ luôn sẵn sàng đối thoại.
Tự Điều chỉnh: cảnh báo có thể đình chỉ giấy phép của những bác sĩ không tuân thủ
lệnh quay trở lại làm việc, thậm chí truy tố họ.
Thí điểm quy định dựa trên kết quả: “Không đàm phán, không thỏa hiệp” đây là lời
tuyên bố của Chính phủ HQ nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật của một quốc gia.
Lệnh cấm hoàn toàn:
- Các giáo sư trường y trên cả nước HQ chính thức nộp đơn xin nghỉ việc đồng
loạt trong ngày 25/3. Kể từ 01/04/2024 các giáo sư còn tiếp tục làm việc cũng
sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động ngoại trú để tập trung điều trị cho các bệnh nhân
nặng và các ca cấp cứu. Động thái trên nhằm bày tỏ sự đồng tình cho BSNT và
Thực tập đang đình công trong 1 tháng qua. Xử lý: Trước tình hình khủng
hoảng nhân lực nghiêm trọng, BYT Hàn quốc tiếp tục kêu gọi các giáo sư
ngành y tham gia thảo luận các biện pháp cải cách y tế và sát cánh bên bệnh
nhân. Tổng thống HQ kêu gọi Chính Phủ linh hoạt trong xử lý giấy phép hành
nghề của các bác sĩ đình công. CP hàn quốc quyết định triển khai thêm 247 bác
sĩ cao cấp đã nghỉ hưu và sĩ quan quân y tại khắp các bệnh viện ở HQ ngay sau
khi các giáo sư tuyên bố nghỉ việc. Lấp đầy lỗ trống y tế bằng cách huy động
tối đa 5000 bác sĩ cao cấp đã nghỉ hưu và kéo dài thời gian nghỉ hưu đối với
các bác sĩ đã có thâm niên
- Lên kế hoạch cho việc thành lập một trung tâm tại Trung tâm Y tế Quốc gia ở
Seoul để hỗ trợ các phòng khám tuyển dụng những bác sĩ đã nghỉ hưu.
- Ra lệnh cho các bác sĩ cấp dưới trở lại làm việc trước ngày 29 tháng 2 nếu
không sẽ bị đình chỉ giấy phép và có thể phải chịu các cáo buộc pháp lý. Hầu
hết trong số họ đã bỏ lỡ thời hạn.
- Xác minh sự vắng mặt của bác sĩ đình công của 50 bệnh viện theo chỉ thị chính
phủ HQ nhằm khẳng định chính xác sự vắng mặt sau đó sẽ tiến hành thông báo
cho họ về việc đình chỉ giấy phép hành nghề. Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ
cho phía các bác sĩ cơ hội phản hồi.
- Đồng thời, Luật y tế Hàn Quốc quy định các bác sĩ từ chối lệnh quay trở lại làm
việc của chính phủ có thể phải đối mặt với án tù 3 năm hoặc phạt 30 triệu won
(22.480 USD) cũng như bị đình chỉ giấy phép lên tới một năm. Những người bị
đưa vào tù hoặc thậm chí bị phạt tù treo đều tự động bị mất giấy phép. 3 tháng
án treo. Việc đình chỉ sẽ khiến các bác sĩ đối mặt với một năm chậm trễ trong
quy trình cấp giấy phép hành nghề và thêm nhiều rào cản trong việc tiếp nhận
công việc sau này.
https://www.news1.kr/articles/?5193514
https://baotintuc.vn/the-gioi/tai-sao-cac-bac-si-han-quoc-phan-doi-tang-chi-tieu-
tuyen-sinh-nganh-y-20240221055857567.htm
https://baotintuc.vn/the-gioi/tai-sao-cac-bac-si-han-quoc-phan-doi-tang-chi-tieu-
tuyen-sinh-nganh-y-20240221055857567.htm
https://apnews.com/article/south-korea-doctors-strike-
24373cfcff51b743b394d60d29411c49
Bài học và kiến thức chính rút ra về Tầm quan trọng của việc thực hiện các cải
cách pháp luật để giải quyết những khoảng trống trong giám sát và tuân thủ.
Kiến thức chính:
Hàn Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập các thể chế, quy
trình và công cụ để hỗ trợ thực hành quản lý tốt kể từ khi gia nhập OECD vào năm
1996. Điều này được chứng minh bằng dữ liệu và kết quả thực tế của OECD.
Có cam kết cấp cao về lãnh đạo và giám sát cải cách quy định thông qua các
cuộc họp cấp bộ trưởng về cải cách quy định, tập trung vào việc giảm bớt gánh nặng
pháp lý và tạo ra một môi trường thân thiện hơn với doanh nghiệp. Văn hóa của chính
quyền cần duy trì cải cách quy định là ưu tiên hàng đầu của chính quyền sắp tới bằng
cách đảm bảo tính liên tục của các chính sách và công cụ đã phát huy tác dụng.
RIA là nền tảng của thực tiễn quản lý tốt ở Hàn Quốc. Được giới thiệu lần đầu
tiên vào năm 1998 và được đưa vào lĩnh vực kỹ thuật số vào năm 2015, các tuyên bố
RIA được soạn thảo và xử lý thông qua một nền tảng trực tuyến, nền tảng này tự động
so sánh chi phí và lợi ích pháp lý. Các tổ chức nghiên cứu với mức độ tự chủ nhất
định từ chính phủ cũng cung cấp các phân tích độc lập về các vấn đề cụ thể.
Bài học:
Quốc hội nên xem xét việc tạo ra một cơ chế quản lý lập pháp thường trực có
chất lượng để xem xét kỹ lưỡng các hoạt động lập pháp của chính mình cũng như yêu
cầu cơ quan hành pháp nộp tất cả các tài liệu liên quan như các tuyên bố RIA và phân
tích CICO cho Quốc hội để có thể tạo ra những tác động dự kiến của các đợt biến
động sơ bộ pháp luật được cân nhắc khi xem xét hoặc soạn thảo dự luật.
Các sáng kiến nhằm tăng tính minh bạch và khả năng tiếp cận của công chúng
với quy trình quản lý bao gồm việc tạo ra các cổng thông tin chính phủ. Chính phủ cần
đảm bảo rằng các cơ quan hành chính trung ương tích cực tham gia sớm hơn nhiều với
các bên liên quan và chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng quy định và hỗ
trợ năng lực trong bộ máy hành chính công để thu hút sự tham gia của các bên liên
quan.
Chính quyền cần nỗ lực nhiều hơn để đưa ra đánh giá hậu kỳ cho các quy định
hiện hành một cách chiến lược, đồng thời thảo luận và công bố các đánh giá theo kế
hoạch. Tương tự như vậy, cần tích hợp các hệ thống kiểm soát chất lượng vào các
sáng kiến cắt giảm quy định bằng cách sử dụng các tiêu chí rõ ràng và có hệ thống để
đảm bảo rằng các quy định đang đáp ứng các mục tiêu dự kiến trong nhận thức của cả
các đơn vị được quản lý và những người thực hiện và thực thi quy định.
Hàn Quốc nên cố gắng đảm bảo các quy định của mình theo kịp quy mô toàn
cầu và tốc độ đổi mới cao để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được hưởng lợi từ
đổi mới mà không phải trả giá đắt về các quyền con người, xã hội hoặc kinh tế. Trước
những thách thức này, Hàn Quốc cần xem xét một cách tiếp cận linh hoạt hơn và có
sự phối hợp quốc tế hơn để quản lý quy định về đổi mới; một nền tảng hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế mới, phát triển toàn diện và khả năng phục hồi trước những cú sốc
trong tương lai.

c. Tích Hợp Công Nghệ: Nghiên cứu cách tiến triển công nghệ có thể đã đóng một
vai trò trong việc ngăn chặn hoặc giảm nhẹ cuộc khủng hoảng. Thảo luận về khả năng
tích hợp công nghệ như y tế từ xa và phân tích dữ liệu trong quản trị rủi ro. Hỏng biết
gì hết!

Công nghệ đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ các tác động
cuộc đình công của các bác sĩ ở Hàn Quốc.
● Y tế từ xa (Telemedicine): Khi các bác sĩ đình công, việc tiếp cận dịch vụ y tế
trở nên khó khăn. Y tế từ xa cho phép bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe mà
không cần đến bệnh viện, giảm nhẹ gánh nặng cho cơ sở y tế và đảm bảo rằng
dịch vụ y tế vẫn có thể tiếp tục hoạt động.Trong trường hợp các bệnh viện
không thể xử lý tất cả các trường hợp khẩn cấp do thiếu bác sĩ, y tế từ xa có thể
giúp đánh giá và hướng dẫn xử lý các trường hợp cần thiết. Công nghệ y tế từ
xa cũng có thể hỗ trợ các bác sĩ trong việc đưa ra quyết định lâm sàng nhanh
chóng và chính xác, nhờ vào khả năng truy cập dữ liệu bệnh nhân và tài nguyên
y tế từ.Trong thời gian khủng hoảng, việc duy trì mối quan hệ giữa bác sĩ và
bệnh nhân là rất quan trọng. Y tế từ xa giúp bác sĩ duy trì liên lạc với bệnh
nhân và cung cấp sự chăm sóc cần thiết, giúp giữ vững niềm tin của bệnh nhân
vào hệ thống y tế.

-) Những điểm trên cho thấy rằng y tế từ xa có thể đã giúp giảm nhẹ một số tác động
tiêu cực của cuộc khủng hoảng đình công bác sĩ tại Hàn Quốc, đồng thời hỗ trợ việc
cung cấp dịch vụ y tế liên tục cho bệnh nhân.

● Phân tích dữ liệu lớn (Big Data): Phân tích dữ liệu giúp dự đoán các xu hướng
bệnh tật và nhu cầu y tế, từ đó giúp các nhà quản lý y tế đưa ra quyết định
chính xác hơn về việc phân bổ nguồn lực và nhân sự. Việc dự đoán các xu
hướng bệnh tật và nhu cầu y tế, cho phép các cơ sở y tế chuẩn bị trước và phản
ứng nhanh chóng với các tình huống thiếu hụt nhân sự do đình công như hiện
nay. Sử dụng EHRs giúp theo dõi và quản lý thông tin bệnh nhân một cách
hiệu quả, giảm thiểu sự cần thiết của sự hiện diện thường xuyên của bác sĩ.
Cung cấp thông tin cần thiết để cải thiện quy trình làm việc, giúp các bác sĩ và
nhân viên y tế tối ưu hóa thời gian và năng suất làm việc. Các mô hình dựa trên
Big Data có thể hỗ trợ các nhà quản lý y tế trong việc đưa ra quyết định chính
xác và kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong quản lý khủng hoảng.
Ngoài ra công nghệ tự động hóa có thể giúp thực hiện một số công việc lặp lại hoặc
đơn giản, giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên y tế và giúp họ trung tập vào
những nhiệm vụ quan trọng hơn điều đó cũng phần nào hạn chế những rủi ro dẫn đến
cuộc đình công tại Hàn Quốc như hiện nay. Khi một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự kiện này là khối lượng công việc của các bác sĩ quá nhiều khiến họ áp lực cộng
thêm việc tiền lương và cạnh tranh gay gắt diễn ra trong. Tích hợp công nghệ vào hệ
thống y tế không chỉ giúp giải quyết các vấn đề ngắn hạn như đình công mà còn
hướng tới việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế lâu dài, đồng thời đảm bảo an toàn và
sức khỏe cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Đây là một bước tiến quan trọng trong
việc đối phó với các thách thức của ngành y tế hiện đại.

● Bác sĩ Hàn Quốc đình công, cuộc khủng hoảng y tế, niềm tin bị sụp đổ.
https://vietnamnet.vn/bac-si-han-quoc-dinh-cong-cuoc-khung-hoang-y-te-
niem-tin-bi-sup-do-2256559.html.
● “Lỗ hổng y tế” tại Hàn Quốc và biến chứng xấu cho xã hội. https://vov.vn/the-
gioi/quan-sat/lo-hong-y-te-tai-han-quoc-va-bien-chung-xau-cho-xa-hoi-
post1079624.vov.
● Khoa học và Công nghệ Y khoa: Xu hướng tất yếu của y học hiện đại.
https://bidiusta.binhdinh.gov.vn/news/y-hoc-suc-khoe/khoa-hoc-va-cong-nghe-
y-khoa-xu-huong-tat-yeu-cua-y-hoc-hien-dai-481.html.
● Hàn Quốc tiến thoái lưỡng nan với cuộc khủng hoảng y tế.
https://vnexpress.net/han-quoc-tien-thoai-luong-nan-voi-cuoc-khung-hoang-y-
te-4716097.html.
● Ứng dụng Big Data trong y tế - iottuonglai.com. http://iottuonglai.com/ung-
dung-big-data-trong-y-te.html.
● 10 Ứng dụng Dữ liệu lớn (Big data) Trong Y tế - Phần 1.
https://vinbrain.net/vi/10-ung-dung-du-lieu-lon-big-data-trong-y-te-phan-1.
● Các triển vọng và đổi mới của ứng dụng IoT trong ngành y tế toàn cầu ....
https://pharmed.vn/post/255-cac-trien-vong-va-doi-moi-cua-ung-dung-iot-
trong-nganh-y-te-toan-cau.
● Ứng dụng Dữ liệu lớn (Big data) trong y tế - chăm sóc sức khỏe.
https://www.elcom.com.vn/7-ung-dung-cua-du-lieu-lon-trong-y-te-cham-soc-
suc-khoe-1697

DEADLINE: 26.03.2024

4. Thách Thức trong Quản Trị Rủi Ro của Chăm Sóc Sức Khỏe: 3 NGƯỜI Mai,
Tâm, Nhi - LIÊN HỆ VN

a. Thách Thức Văn Hóa và Tổ Chức: Xem xét các thách thức văn hóa và tổ
chức làm trở ngại cho quản trị rủi ro hiệu quả. Thảo luận về việc giải quyết
những thách thức này là quan trọng để xây dựng một hệ thống chăm sóc sức
khỏe chịu đựng được.

- Sự thiếu hụt nhân lực, thiếu bác sĩ trầm trọng

Hiện nay, dân số Hàn Quốc là 52 triệu người, nhưng tỉ lệ bác sĩ chỉ là 2,6 bác sĩ
trên 1.000 người dân (năm 2022). Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình
3,7 bác sĩ trên 1.000 người của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Hàn Quốc có tỉ lệ giường bệnh trên 1.000 bệnh nhân cao nhất trong số các
nước OECD với 12,8 giường trên 1.000 bệnh nhân. Con số này gấp hơn hai lần số
giường bệnh ở Pháp và gấp sáu lần so với Thụy Điển.

Tình trạng hỗn loạn do cuộc đình công từ các bác sĩ thực tập và bác sĩ nội trú
tại các bệnh viện Hàn Quốc là một mắt xích hết sức quan trọng, lực lượng đình công
chiếm tới 40% nhân sự tại các bệnh viện lớn. Khi không còn đủ các bác sĩ, NVYT túc
trực tại bệnh viện, người bệnh nhiều lúc không biết phải trông chờ vào ai để có thể
giúp đỡ tình trạng bệnh tật của họ. Điều này cũng cho thấy Hàn Quốc đang thật sự
thiếu nhân lực y tế, chỉ với một cuộc đình công đã mất tới 40% nguồn nhân lực tại
bệnh viện lớn.
Cơn đau đớn xuất phát từ cái chân bị gãy của anh Kim đã khiến anh phải chịu
đựng khổ sở nhưng khi đến các bệnh viện anh đã bị từ chối điều trị ở 3 cơ sở y tế khác
nhau với cùng một lý do duy nhất là “không đủ nhân lực y tế”. Phải đến khi anh đến
trung tâm y tế thứ 4 mới được chữa trị.

Các bác sĩ đình công khiến gần như toàn bộ hệ thống y tế của Hàn Quốc bị đình trệ,
buộc các bệnh viện phải từ chối bệnh nhân và hủy bỏ các ca phẫu thuật. Giới chuyên
môn cứ tranh cãi, còn bệnh nhân vừa đau, vừa tức giận.

Cuộc đình công của bác sĩ nội trú đã làm gián đoạn nhiều dịch vụ tại các bệnh viện
lớn. Nhiều bệnh nhân phải cấp cứu hoặc có lịch điều trị cố định buộc phải chuyển đến
những cơ sở y tế nhỏ hơn.

Do thiếu nhân lực, các bệnh viện đã tiến hành gộp các bước của quy trình chữa bệnh,
sáp nhập các khoa và giảm số phòng cấp cứu.

Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đã đóng cửa 10 khoa, phòng trong số 60 khoa,
phòng chức năng, bao gồm phòng cấp cứu tạm thời và một phần khu phụ trợ của bệnh
viện ung thư nhằm đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhân lực.

- Giải pháp:

Chính phủ Hàn Quốc sẽ cần phải hỗ trợ tài chính cho ngành y. Hiện tại, sau khi
nhận thấy tình trạng nguy cấp của ngành y tế Hàn Quốc, các bệnh viện đa khoa lớn ở
Seoul đã được chính quyền Thành phố Seoul cung cấp hỗ trợ tài chính trị giá 2,3 triệu
USD để các bệnh viện tư nhân có thêm kinh phí thuê NVYT làm việc trong điều kiện
khẩn cấp. Chính phủ cần phải có tiếng nói chung với các bác sĩ, NVYT đang đình
công, không nên sử dụng các biện pháp mạnh để đàn áp bởi vì với tình thế hiện tại
đang rất cần sự quay trở lại làm việc của họ.

- Chế độ đãi ngộ cho nhân viên y tế

Nghề bác sĩ ở Hàn Quốc có thu nhập 230,7 triệu won (4 tỷ đồng) mỗi năm song
điều kiện làm việc khắc nghiệt, nhiều người làm 80 giờ một tuần. Dù lương cao,
địa vị xã hội tốt, nhưng nhiều bác sĩ cho rằng họ đang phải làm việc trong điều
kiện khắc nghiệt.

Theo các bác sĩ, giới chức năng đang bỏ qua những vấn đề cụ thể như điều kiện
làm việc khắc nghiệt, lương thực tập sinh và bác sĩ nội trú thấp. Các cuộc khảo
sát cho thấy trong một tuần, bác sĩ thường xuyên làm việc nhiều ca kéo dài hơn
24 giờ, thậm chí 80 giờ một tuần.

"Tôi không thấy tương lai của mình khi làm việc trong tình trạng khẩn cấp 5
hoặc 10 năm tới", Park Dan, người đứng đầu Hiệp hội Thực tập sinh Hàn Quốc,
vừa từ chức tại khoa cấp cứu Bệnh viện Severance, cho biết. Ông Park nói thêm,
việc thiết lập hệ thống bảo hiểm và thanh toán của chính phủ hiện nay chỉ cho
phép các bác sĩ ở một số khoa, như phẫu thuật thẩm mỹ, có được cuộc sống đàng
hoàng. Nhìn vào thì có thể thấy nghề bác sĩ là một nghề lương sẽ có cuộc sống
an nhàn nhưng thực tế chỉ đúng đối với những bác sĩ ở một số khoa có chính
sách đãi ngộ tốt.

Những người biểu tình là bác sĩ đang được đào tạo, đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì hoạt động của các bệnh viện. Họ cho biết tình trạng thiếu bác sĩ
không xảy ra trên toàn ngành, chỉ giới hạn ở những chuyên khoa cụ thể như
chăm sóc cấp cứu.

https://vnexpress.net/nghe-bac-si-o-han-quoc-luong-cao-lam-viec-khac-nghiet-
4713634.html

- Giải pháp:

Chính phủ Hàn Quốc cần tăng đãi ngộ cho các bác sĩ nói chung và các bác sĩ
thực tập, bác sĩ nội trú nói riêng. Phải đảm bảo rằng khi tăng chỉ tiêu tuyển sinh
các bác sĩ hiện tại không bị mất việc làm hay phải cạnh tranh khắc nghiệt trong
môi trường y tế. Thực tế cho thấy, tình trạng thiếu bác sĩ không diễn ra trên toàn
ngành, chỉ giới hạn ở những chuyên khoa cụ thể nên Chính phủ chỉ nên tăng chỉ
tiêu tuyển sinh đối với những chuyên khoa thiếu nhân lực y tế.
- Dân số già hóa

Nước này là một trong những quốc gia có tốc độ dân số già nhanh nhất thế giới
và có tỷ lệ sinh thấp nhất toàn cầu. Tỷ lệ sinh đã liên tục giảm kể từ năm 2015,
Dự đoán đến năm 2030, gần 1/4 người Hàn Quốc sẽ từ 65 tuổi trở lên (Dịch vụ
Thông tin Việc làm Hàn Quốc, 2021), đặt ra những thách thức đáng kể với sự gia
tăng các bệnh mãn tính và bệnh tật. Sự thay đổi về nhân khẩu học này đang gây
áp lực lớn hơn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về các chuyên gia
chăm sóc sức khỏe chuyên về lão khoa và chăm sóc ban đầu ngày càng tăng.
Hàn Quốc sẽ có gánh nặng chi phí chăm sóc người cao tuổi cao nhất trong số các
quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

"Hàn Quốc hiện là xã hội già hóa nhanh nhất thế giới. Chúng tôi sẽ trở thành “xã
hội siêu già” vào năm tới. Hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác, người cao tuổi cần
được chăm sóc y tế nhiều hơn, đồng nghĩa cần nhiều bác sĩ hơn", Andrew Eungi
Kim, giáo sư văn hóa và xã hội học tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, nói.

Thủ tướng Han cho biết, đến năm 2035, có 30% dân số của Hàn Quốc sẽ từ 65
tuổi trở lên. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Quốc gia,
nhu cầu nhập viện của người cao tuổi cao gấp 11 lần so với độ tuổi 30 và 40.
Như vậy, nhu cầu chăm sóc y tế trong tương lai sẽ tăng bùng nổ.

https://dras.in/healthcare-challenges-in-south-korea/

- Giải pháp:

Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe để quản lý tốt hơn các bệnh mãn tính
và dân số già, bao gồm đầu tư vào các cơ sở chăm sóc phòng ngừa và chăm sóc
dài hạn

https://blogs.worldbank.org/en/health/health-systems-must-address-unique-
needs-aging-populations

- Văn hóa làm việc khắt khe


Trong ngành chăm sóc sức khỏe ở Hàn Quốc, có một áp lực lớn đặt ra cho các
nhà cung cấp dịch vụ y tế để đạt được thành tích và hiệu suất cao, nhưng thu
nhập lại không có xứng đáng với năng suất.

Hiện nay các bác sĩ nội nội trú lo ngại về văn hóa làm việc quá sức có thể ảnh
hưởng sức khỏe nhân viên y tế cũng như điều trị bệnh nhân. Đây được coi là một
trong những lý do dẫn đến việc việc đình công của hàng nghìn bác sĩ và thực tập
sinh. Điều này dẫn đến việc tình trạng thiếu nhân lực, buộc phải từ chối bệnh
nhân hủy bỏ ca phẫu thuật gây ra rủi ro liên quan đến an toàn và chất lượng của
hệ thống chăm sóc sức khỏe.

- Giải pháp:

Để chống lại điều này, các sáng kiến nhằm cải thiện điều kiện làm việc, chẳng

hạn như giờ làm việc linh hoạt, các chương trình quản lý căng thẳng và phân

bổ công việc công bằng, là rất cần thiết.

Đầu tư vào các chính sách phúc lợi của bác sĩ không chỉ có thể cải thiện chất

lượng chăm sóc mà còn thu hút và giữ chân các chuyên gia chăm sóc sức

khỏe, giúp ổn định tình hình trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt tiếp tục diễn ra.

https://dras.in/healthcare-challenges-in-south-korea/

https://vnexpress.net/nhieu-bac-si-noi-tru-han-quoc-lam-viec-hon-80-gio-mot-
tuan-4714468.html

https://hatinh.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-bai/18539/vi-sao-cac-bac-si-thuc-tap-
tai-han-quoc-dong-loat-bo-viec

- Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe quá mức:

Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú bình quân đầu người cao, dẫn
đến các vấn đề như thời gian chờ đợi của bệnh nhân lâu hơn và thời gian tư vấn
ngắn hơn, có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc
- Giải pháp:

Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe bằng cách giảm số lần
thăm khám ngoại trú không cần thiết và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe

https://health-policy-systems.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12961-023-
00993-9

- Hậu quả về mặt chính sách

Các cải cách về chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như việc chuyển đổi từ hệ thống
đồng thanh toán ngoại trú sang hệ thống đồng bảo hiểm, đã gây ra những hậu
quả không lường trước được, bao gồm việc tăng cường sử dụng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và rủi ro đạo đức, cần được giải quyết

https://health-policy-systems.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12961-023-
00993-9

- Giải pháp:

Liên tục đánh giá và điều chỉnh các chính sách chăm sóc sức khỏe để giải quyết
những hậu quả không lường trước được và quản lý tốt hơn việc sử dụng và chi
phí chăm sóc sức khỏe

TLTK

1. https://vnexpress.net/nghe-bac-si-o-han-quoc-luong-cao-lam-viec-khac-
nghiet-4713634.html
2. https://dras.in/healthcare-challenges-in-south-korea/
3. https://blogs.worldbank.org/en/health/health-systems-must-address-
unique-needs-aging-populations
4. https://dras.in/healthcare-challenges-in-south-korea/
5. https://vnexpress.net/nhieu-bac-si-noi-tru-han-quoc-lam-viec-hon-80-
gio-mot-tuan-4714468.html
6. https://hatinh.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-bai/18539/vi-sao-cac-bac-si-
thuc-tap-tai-han-quoc-dong-loat-bo-viec
7. https://health-policy-systems.biomedcentral.com/articles/10.1186/
s12961-023-00993-9
8. https://health-policy-systems.biomedcentral.com/articles/10.1186/
s12961-023-00993-9

b. Đào Tạo và Sẵn Sàng của Nhân Sự:

Đào tạo y khoa liên tục hay Phát triển nghề nghiệp liên tục không phải là
những khái niệm mới. Những hoạt động này đã được nhìn nhận và phát triển trên
toàn thế giới từ những năm 1950.

Đào tạo y khoa liên tục - Continuing medical education (CME) là quá trình
cán bộ y tế không ngừng cập nhật những kiến thức và tiến bộ mới nhất trong lĩnh
vực CSSK. Đào tạo y khoa liên tục được định nghĩa là “hoạt động được xác định
rõ ràng để phát triển chuyên môn của cán bộ y tế và dẫn tới việc cải thiện chăm
sóc cho bệnh nhân. CME bao gồm tất cả các hoạt động học tập mà cán bộ y
tế mong muốn thực hiện để có thể thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực
chuyên môn”.

Phát triển chuyên môn liên tục - Continuing professional development


(CPD) đề cập đến việc nhân viên y tế sau khi hoàn thành giai đoạn đào tạo cơ
bản sẽ học tập trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của mình để cập nhật kiến thức
và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu sức khỏe, nhu cầu của bệnh nhân và dịch vụ
y tế. CPD xuất phát từ nhu cầu chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế và cũng
là giải pháp chính để nâng cao chất lượng. Không giống như đào tạo chính quy
hoặc đào tạo sau đại học được thực hiện theo các quy định và quy tắc cụ thể,
CPD chủ yếu là các hoạt động học tập dựa trên thực hành, định hướng cá nhân
nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm duy trì và nâng cao năng
lực cá nhân.
Mục tiêu cuối cùng của CME/CPD là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cho người bệnh, những tham gia vào khóa đào tạo sẽ được nâng cao những
kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành tốt hơn trách nhiệm nghề nghiệp của
mình. Chính sự liên tục của các hoạt động CME/CPD đã giúp hình thành sự phát
triển các kỹ năng chuyên môn nhằm đáp ứng chức năng và trách nhiệm của nhân
viên y tế đối với xã hội. Do vai trò đặc biệt của CME/CPD đối với chất lượng
chăm sóc sức khỏe, ở hầu hết các nước trên thế giới, CME/CPD ngày càng được
công nhận và tổ chức đầy đủ hơn.

Tổ chức công tác đào tạo liên tục:

Việc cung cấp CME được thực hiện bởi nhiều tổ chức, trong đó có những tổ
chức không trực tiếp liên quan đến ngành y tế như các công ty cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, ngành công nghiệp công nghệ y tế, dược phẩm,... Tuy vậy,
những tổ chức này vẫn có những điểm chung. Điển hình là hầu hết các hệ thống
đào tạo CME đều dựa trên số giờ được đào tạo, trong đó giờ học có thể tính
tương đương với tín chỉ. Các hoạt động đào tạo thường được phân loại thành ba
nhóm chính:

- Nhóm ngoại khóa gồm: các khóa học, hội thảo, hội nghị,...
- Nhóm nội tại gồm các hoạt động thực hành, hội thảo giải quyết tình huống, hội
thảo nhóm lớn, phân tích tập thể, giảng dạy, tư vấn với đồng nghiệp,...
- Các tài liệu đào tạo mang tính lâu dài như tài liệu in, đĩa CD, tài liệu web như
chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá,...

Tại Hàn Quốc CME/CPD được áp dụng như thế nào ?

Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) là một khái niệm rộng hơn về chương
trình giáo dục so với đào tạo y khoa liên tục (CME), hiện được coi là giáo dục bổ
sung hoặc đào tạo. Trong khi CME chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng y tế
thì CPD tiến xa hơn trong việc tạo cơ hội cho các bác sĩ liên tục có được năng
lực về chuyên môn và kỹ thuật cần thiết để thực hiện hành nghề y. CPD được
thiết kế cho tất cả các bác sĩ, đặc biệt là các giáo sư trường y, bác sĩ được tuyển
dụng, bác sĩ tự kinh doanh và những người làm việc trong lĩnh vực y tế liên quan
khác có giấy phép y tế. Các yêu cầu hoặc điều kiện để cải cách thành công từ
CME sang CPD ở Hàn Quốc là mối quan tâm hàng đầu của Hiệp hội Y khoa
Hàn Quốc (KMA). Điều quan trọng nhất là người hướng dẫn CPD phải nhận
thức đầy đủ về khái niệm của nó. Với những hướng dẫn được đưa ra như vậy,
hướng dẫn giáo dục, quản lý cơ sở vật chất, chứng nhận và các hoạt động quản
lý khác phải tuân theo sự hình thành CPD.

Đội ngũ y tế được đào tạo bài bản ở Hàn Quốc sẽ có những kỹ năng cần thiết để
phản ứng đúng đắn với các tình huống khẩn cấp. Các chương trình đào tạo liên
tục tại Hàn Quốc tập trung vào nhiều khía cạnh như:

- Năng lực chuyên môn: Đảm bảo nhân viên y tế có trình độ chuyên môn và
giấy phép hành nghề cần thiết.
- Thích ứng với bối cảnh: Chương trình đào tạo giúp các chuyên gia y tế điều
chỉnh kỹ năng của họ phù hợp với bối cảnh nguồn lực hạn chế và tình trạng khẩn
cấp.
- Hiệu suất nhóm: Chuẩn bị cho các nhóm hoạt động hiệu quả trên thực địa
thông qua các bài tập mô phỏng và đào tạo chuyên sâu.
- Các chương trình đào tạo quốc gia: Tiến hành các khóa đào ̣tạo quốc gia để
tăng cường năng lực ở cả cấp quốc gia và địa phương, như đã thấy trong khóa
đào tạo được tiến hành ở Pyongyang ̣̣̣̣̣̣̣̣- DPR Korea ̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣. Các chương trình đào tạo
này được thiết kế để đảm bảo rằng đội ngũ y tế có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc
chất lượng cao và phối hợp hiệu quả trong các trường hợp khẩn cấp, từ đó nâng
cao khả năng ứng phó tổng thể và kết quả của bệnh nhân trong các tình huống
khủng hoảng.

Tính cấp thiết của việc đào tạo liên tục để đối mặt với các tình huống khẩn
cấp ở Hàn Quốc được nhấn mạnh bởi một số yếu tố:

- Đô thị hóa nhanh chóng: Khi các thành phố phát triển, mức độ phức tạp của
việc quản lý các tình huống khẩn cấp tăng lên, đòi hỏi phải đào tạo thường xuyên
để giải quyết những thách thức cụ thể của đô thị.
- Thay đổi công nghệ: Với những tiến bộ trong công nghệ, nhân viên cấp cứu
phải luôn cập nhật các công cụ và phương pháp mới để ứng phó hiệu quả.
- Căng thẳng địa chính trị: Với bối cảnh địa chính trị của Hàn Quốc, việc
chuẩn bị cho một loạt các trường hợp khẩn cấp liên quan đến an ninh là điều cần
thiết.
- Thiên tai: Tính nhạy cảm của Hàn Quốc trước các thảm họa thiên nhiên như
bão và động đất đòi hỏi sự sẵn sàng liên tục thông qua đào tạo.
- Các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng: Đại dịch COVID-19 đã
nêu bật sự cần thiết phải đào tạo liên tục và sẵn sàng để quản lý các cuộc khủng
hoảng sức khỏe quy mô lớn

Đào tạo liên tục luôn đảm bảo rằng nhân viên cấp cứu được trang bị kiến thức và
kỹ năng cần thiết để bảo vệ công chúng và ứng phó với mọi khủng hoảng một
cách hiệu quả và hiệu quả.

→ Mục tiêu của đào tạo liên tục trong trường hợp khẩn cấp là duy trì mức độ sẵn
sàng cao, cho phép ứng phó nhanh chóng và hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động
của thảm họa và bảo vệ an toàn công cộng.

Nhưng bên cạnh đó ngành y khoa HQ cần phải tìm giải pháp để cân bằng việc
mở rộng quy mô đào tạo và chương trình đào tạo liên tục để duy trì chất lượng y
tế. Vì thách thức lớn hiện nay của hệ thống y tế HQ đang tình trạng sụt giảm
nhân lực nên chính phủ tuyến bố tăng số chỉ tiêu tuyển sinh, nhiều dân HQ ủng
hộ do cải thiện số lượng cán bộ y tế, giảm thời gian chờ đợi. Nhưng, làm tác
động đến lĩnh vực đào tạo y tế đến từ sự phản đối của các giáo sư, lo ngại đến
chất lượng đào tạo, việc tăng chỉ tiêu không liên quan đến vấn đề tiền lương và
văn hóa làm việc khắt nghiệt của các bác sĩ nên dẫn đến việc đình công trở nên
đáng lo ngại. Thêm vào đó, nhiều học sinh, sinh viên không đến trường phản đối
đề nghị của chính phủ vì do khi mở rộng quy mô đào tạo, các sinh viên sẽ có
nhiều sự cạnh tranh hơn. Nên từ những vấn đề trên, chính phủ HQ cần nên cân
bằng về việc đào tạo liên tục sau khi hoàn thành chương trình đạo tạo chính quy
và mở rộng quy mô nhưng bên cạnh đó cần phải cải thiện chính sách lương và
điều kiện trong môi trường làm việc các bác sĩ hoặc có thêm nhiều chính sách
học bổng cho các sinh viên ngành y, phát triển giáo dục dựa trên năng lực.

Tính cấp thiết của việc đào tạo y khoa liên tục tại Việt Nam
Y tế đóng vai trò quan trọng trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
cuộc sống người dân, đòi hỏi nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngày một tăng. Vì
thế việc đào tạo y khoa liên tục cho các cán bộ, nhân viên y tế trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Quy định bắt buộc của các nước đòi hỏi rằng kiến thức và kỹ
năng của cán bộ, nhân viên y tế phải luôn được cập nhật những kiến thức mới
nhất, nắm vững lý thuyết và kỹ năng, học cách phát hiện và giải quyết các tình
huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Theo quy định của Bộ Y tế,
cán bộ y tế phải tham gia CME để đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ về
lâm sàng, các quy định về y đức nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, kỹ năng
giảng dạy,... phải được tiếp tục nâng cao. Đối với những người làm trong ngành
y, việc đào tạo liên tục và suốt đời là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch
vụ y tế và sự phát triển bền vững của hệ thống y tế tại Việt Nam. Ở nước ta, việc
triển khai đào tạo y khoa liên tục cho nhân lực y tế đã được thực hiện thông qua
các hình thức như tập huấn chuyên môn và chỉ đạo tuyến. Nghị quyết số 46/NQ-
TW của Bộ Chính trị đã ghi rõ "nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển
chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt", điều này chỉ ra tính quan trọng của
việc chọn lựa và phát triển nhân lực y tế theo quan điểm chỉ đạo xuyên suốt.

Thế giới đang ngày một thay đổi về kinh tế, văn hóa và chính trị, điều này đòi
hỏi sự thích nghi thông qua việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng và hiểu biết
mới. Ngoài ra, mỗi người nên liên tục học hỏi và tích cực bổ sung những kiến
thức cũng như kỹ năng mới thông qua việc đào tạo để tránh bị lạc hậu so với thế
giới. Đặc biệt, nghề y có tính quan trọng đặc biệt do liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng con người; việc cập nhật liên tục kiến thức và kỹ thuật mới,
cùng với việc giảm thiểu sai sót chuyên môn, là một nhiệm vụ bắt buộc cho tất
cả những người làm nghề này.

Về chất lượng nhân lực y tế, nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng nhân lực y tế
cũng được ghi nhận như tăng số lượng cán bộ y tế được đào tạo liên tục, hệ
thống đào tạo được củng cố và nâng cao chất lượng, ban hành nhiều chính sách
như chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế vùng dân tộc thiểu số, những khu
vực khó khăn, chính sách đào tạo sau đại học, chính sách luân chuyển cán bộ.
Ngoài ra, Việt Nam đã ứng dụng chuyển đổi số vào trong chương trình giáo dục
nâng cao năng lực y tế cho các cán bộ, nhân viên y tế trong nước. Mục tiêu là
nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho hơn 20.000 nhân viên y tế cơ sở
trên khắp Việt Nam trong giai đoạn từ 2022 đến 2023. Chương trình giáo dục
liên tục theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến để đề phòng cho những tình
huống khẩn cấp xảy ra trong tương lai. Việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở
giúp giảm quá tải bệnh viện tuyến trên và đảm bảo người dân được chăm sóc sức
khỏe ban đầu ngay tại nơi mình sinh sống. Chương trình này sẽ đồng hành với sự
phát triển của hệ thống y tế Việt Nam, hướng tới mục tiêu đạt mô hình hiện đại
và bền vững vào năm 2045.

Thông tư 26/2020/TT-BYT cũng đã được ban hành để sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư 22/2013/TT-BYT, hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ
y tế, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo trong các tình huống khẩn cấp.

1. Bộ Y tế (2014), “Tài liệu đào tạo quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện”
ban hành theo Quyết định 64/QĐ-K2ĐT
2. Đỗ Văn Dung, Lương Thị Mai Anh (2019), Đào tạo và nhu cầu đào tạo
liên tục cán bộ y tế là Bác sĩ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh
Bình.
3. https://suckhoedoisong.vn/doi-moi-dao-tao-nang-cao-nang-luc-y-te-
chuyen-mon-cao-ngay-tu-tuyen-co-so-thong-qua-nen-tang-so-
169231129165618725.htm
4. https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/
content/chuyen-oi-so-trong-ao-tao-nang-cao-nang-luc-cho-20-000-nhan-vien-y-
te-co-so
5. https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-26-2020-tt-byt-sua-doi-bo-
sung-thong-tu-22-2013-tt-byt-196257-d1.html?
ssp=1&setlang=vi&cc=VN&safesearch=moderate
6. Bộ Y tế (2013), “Thông tư số 22/2013/TT- BYT ngày 09/8/2013 về
Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế”.
7. Làm thế nào để cải thiện sự phát triển chuyên môn liên tục ở Hàn Quốc
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4951743/

8.https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26543787/

8. WHO - DPR Korea Conducts National Training On Emergency Medical


Teams - Tuesday, September 3, 2019

https://extranet.who.int/emt/content/dpr-korea-conducts-national-training-
emergency-medical-teams

DEADLINE: 26.03.2024

PHẦN 2
5. Giải Pháp Sáng Tạo và Thực Hành Tốt: 4 NGƯỜI Ngọc, Nhi, Mai, Tâm -
Liên hệ VN

a. Tiếp Cận Tập Trung Bệnh Nhân: Ủng hộ cho các chiến lược quản trị rủi ro tập
trung vào bệnh nhân. Thảo luận về tầm quan trọng của việc liên kết bệnh nhân
trong quá trình chăm sóc, thu thập phản hồi và tích hợp quan điểm bệnh nhân
vào quá trình đánh giá và quản lý rủi ro. (Nhi, Tâm)

Trong chăm sóc sức khỏe, mối quan hệ giữa bệnh nhân, người nhà với nhân viên y tế
rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, cả 2 bên đều mong muốn
có kết quả tốt nhất. Trong mối quan hệ đặc biệt này sự hợp tác là yếu tố quan trọng
đem lại hiệu quả trong khám, chữa bệnh.
NOTE: CHỈNH ĐOẠN TRÊN THÀNH ĐOẠN NÀY ĐƯỢC K
Mối quan hệ giữa bệnh nhân, thân nhân và NVYT là yếu tố vô cùng quan trọng trong
công tác khám chữa bệnh. Sự liên kết tốtNó là minh chứng cho việc giao tiếp hiệu quả
giữa đôi bên và thành quả cho sự thành công đó là kết quả của quá trình khám chữa
bệnh đạt kết quả tốt. Nhằm nâng cao tính khả thi của nó, sự hợp tác giữa hai bên cũng
là yếu tố không thể thiếu giúp đẩy nhanh hiệu suất trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Việc liên kết bệnh nhân trong quá trình chăm sóc là sự cần thiết trong việc quản lý
chất lượng và an toàn người bệnh. Đó là một quá trình trao quyền cho bệnh nhân đóng
vai trò tích cực hơn đối với sức khỏe của họ và hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe để đạt được kết quả tốt hơn . Nó có thể bao gồm giáo dục bệnh nhân về
tình trạng của họ, cung cấp cho họ các công cụ và nguồn lực để quản lý sức khỏe và
khuyến khích cung cấp phản hồi, đóng góp ý kiến về việc chăm sóc sức khỏe

- Tại sao liên kết bệnh nhân cần thiết trong quá trình chăm sóc

Người bệnh vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y
tế (sử dụng thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu,…) mà còn phải được chăm
sóc bằng tâm lý, thể hiện qua cách thức giao tiếp của CBYT với NB. Bởi vậy, thái độ
ứng xử của nhân viên y tế rất quan trọng ở bất cứ nơi đâu và đặc biệt là trong (môi
trường) bệnh viện, thái độ ứng xử (là yếu tố) được xếp hàng đầu cho sự thành công,
(để) đạt sự hài lòng người bệnh, nó luôn đi trước phần kỹ năng chuyên môn nghiệp
vụ.

NOTE: CHỮ VÀNG LÀ T NGHĨ NÊN BỎ, CHỮ XANH LÀ ĐỀ XUẤT THÊM
VÔ, CÓ GÌ TỤI BÂY CHỈNH LẠI THÌ T LỌC SAU

Khi bệnh nhân cảm thấy ý kiến và trải nghiệm của họ được trân trọng, họ sẽ có nhiều
khả năng hợp tác, tuân thủ các phác đồ điều trị. Điều này không chỉ giúp nâng cao
hiệu quả chăm sóc sức khỏe mà còn góp phần tạo dựng một môi trường làm việc tích
cực và hỗ trợ giữa nhân viên y tế với bệnh nhân. (NOTE: CHỈNH LẠI TỪ NGỮ
CÂU NÀY IK LẶP TỪ VÀ)

Bệnh viện cũng có thể học hỏi từ các quan điểm của bệnh nhân để cải thiện các quy
trình, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường an toàn cho bệnh nhân. Một môi trường
chăm sóc sức khỏe mà ở đó bệnh nhân được lắng nghe và quan điểm của họ được
đánh giá cao có thể thúc đẩy sự hài lòng và lòng trung thành của bệnh nhân, đồng thời
cải thiện danh tiếng và kết quả của bệnh viện.

Ngoài ra, việc tích hợp quan điểm của bệnh nhân còn giúp bệnh viện phát hiện ra
những nhu cầu không được đáp ứng (những lỗ hổng tiềm ẩn trong chăm sóc) và phát
triển các dịch vụ mới, phù hợp hơn với mong muốn và yêu cầu của bệnh nhân. Điều
này là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh y tế hiện đại, nơi mà sự chăm sóc cá nhân hóa
và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân ngày càng trở nên quan trọng.

=> Tại Hàn Quốc, những nỗ lực nhằm tăng cường sự liên kết bệnh nhân vào quá trình
chăm sóc sức khỏe bao gồm phát triển các mô hình chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung
tâm, sử dụng công nghệ để hỗ trợ giao tiếp và thực hiện các chương trình giáo dục để
nâng cao hiểu biết về sức khỏe. Những chiến lược này nhằm mục đích tạo ra một môi
trường chăm sóc sức khỏe trong đó bệnh nhân là người tham gia tích cực vào quá
trình chăm sóc của họ, dẫn đến kết quả sức khỏe được cải thiện và hệ thống chăm sóc
sức khỏe bền vững hơn

- Tầm quan trọng việc thu thập, phản hồi bệnh nhân
Những lợi ích của các cuộc khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân bao gồm việc xác định
những điều bác sĩ cần làm để cải thiện tình hình. Với những góp ý thu thập được, để
đáp ứng sự mong đợi và nhu cầu của bệnh nhân, kết quả là chăm sóc tốt hơn và bệnh
nhân hài lòng. Hơn nữa, việc thu thập thông tin phản hồi của bệnh nhân cho các bác sĩ
thấy toàn thể bệnh nhân của họ đang quan tâm về chất lượng dịch vụ và tìm cách đưa
ra những cải tiến cần thiết mà họ đang mong muốn. Mặc khác, phản hồi có thể nêu bật
các vấn đề an toàn tiềm ẩn từ góc độ của bệnh nhân mà nhân viên y tế có thể không
thấy rõ Giải quyết những vấn đề này có thể ngăn ngừa các tác dụng phụ giúp tăng
cường an toàn cho bệnh nhân.

Thu thập thông tin phản hồi của bệnh nhân có thể được thực hiện theo nhiều cách
khác nhau: khảo sát qua điện thoại, bằng văn bản, thông qua các cuộc phỏng vấn cá
nhân hoặc các cuộc phỏng vấn các nhóm tập trung. Với sự trợ giúp của các phần mềm
khảo sát trực tuyến thì việc thiết kế khảo sát, thu thập thông tin phản hồi bệnh nhân để
cái tiến chuyên môn cũng như dịch vụ khám chữa bệnh trở nên đơn giản và gọn nhẹ
lên rất nhiều.

Ngoài ra các bác sĩ tự thiết kế khảo sát với phần mềm trực tuyến như phần mềm khảo
sát trực tuyến Ksvpro và 3 vấn đề hàng đầu được thảo luận trong cuộc khảo sát hài
lòng là chất lượng chăm sóc sức khỏe, khảo sát những vấn đề bên trong bệnh nhân
Nhờ hiểu rõ được tầm quan trọng của việc liên kết bệnh nhân, bên trong đó bao gồm
ứng dụng thêm phần thu thập, phản hồi sau khi liên kết bệnh nhân vào quá trình chăm
sóc. Nên nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải có một số chiến lược nhằm cải
thiện mối quan hệ giữa bệnh nhân và các y bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình chăm
sóc sức khỏe

● Giáo dục và truyền thông

Một trong những chiến lược quan trọng để thu hút bệnh nhân. Điều này bai
gồm việc cung cấp cho bệnh nhân thông tin về tình trạng của họ, các lựa chọn
điều trị và các nguồn lực để quản lý sức khỏe của họ. Ngoài ra, điều quan trọng
là phải giao tiếp với bệnh nhân để họ dễ hiểu và đặt câu hỏi cũng như đưa ra
phản hồi về việc chăm sóc họ.
● Sử dụng công nghệ

Điều này bao gồm hồ sơ sức khỏe điện tử, cổng thông tin bệnh nhân và ứng
dụng sức khỏe di động. Những công cụ này có thể giúp bệnh nhân truy cập
thông tin về sức khỏe của họ, liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và quản lý việc chăm sóc của họ.
● Thu thập và phản hồi

Việc thường xuyên thu thập phản hồi của bệnh nhân về việc chăm sóc của họ
và sử dụng phản hồi đó để cải thiện dịch vụ chăm sóc được cung cấp. Ngoài ra,
điều quan trọng là phải đánh giá tính hiệu quả của các chiến lược thu hút bệnh
nhân và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
Thu thập thông tin bệnh nhân theo cách này được gọi là tạo ra bằng chứng thế
giới thực trong chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy công tác phòng ngừa. Thông
thường những hành động này được liên kết với hướng dẫn từ các cơ quan y tế
nhà nước. Ví dụ, một bài báo của Washington Post gần đây đã đề cập rằng Hội
đồng Y tế Quốc gia ở Hoa Kỳ đã khuyến nghị phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc Ung
thư Vú từ tuổi 40, hạ thấp khuyến nghị trước đó từ 50 tuổi một lần
Điều này dẫn đến sự thay đổi chiến lược của nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe. Họ đang tập trung vào việc tăng cường thu thập phản hồi từ
nhóm nhân khẩu học mục tiêu có khả năng cao là phụ nữ trên 35 tuổi thay vì độ
tuổi 45 trước đây để chăm sóc phòng ngừa tốt hơn nữa.
● Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm

Cách tiếp cận này tập trung vào nhu cầu, sở thích và giá trị của bệnh nhân và
được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh riêng của họ. Khi bệnh
nhân cảm thấy rằng việc chăm sóc của họ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu
của họ, họ sẽ có nhiều khả năng tham gia vào việc chăm sóc của chính mình
hơn.

Tầm quan trọng của tích hợp quan điểm bệnh nhân

Việc tích hợp quan điểm của bệnh nhân vào hoạt động của bệnh viện là một yếu tố
quan trọng trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Khi bệnh nhân cảm thấy ý kiến
và trải nghiệm của họ được trân trọng, họ sẽ có nhiều khả năng hợp tác và tuân thủ các
phác đồ điều trị. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe mà
còn góp phần tạo dựng một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ giữa nhân viên y tế
và bệnh nhân.

Bệnh viện cũng có thể học hỏi từ các quan điểm của bệnh nhân để cải thiện các quy
trình, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường an toàn cho bệnh nhân. Một môi trường
chăm sóc sức khỏe mà ở đó bệnh nhân được lắng nghe và quan điểm của họ được
đánh giá cao có thể thúc đẩy sự hài lòng và lòng trung thành của bệnh nhân, đồng thời
cải thiện danh tiếng và kết quả của bệnh viện.

Ngoài ra, việc tích hợp quan điểm của bệnh nhân còn giúp bệnh viện phát hiện ra
những nhu cầu không được đáp ứng và phát triển các dịch vụ mới, phù hợp hơn với
mong muốn và yêu cầu của bệnh nhân. Điều này là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh
y tế hiện đại, nơi mà sự chăm sóc cá nhân hóa và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng
bệnh nhân ngày càng trở nên quan trọng.

=> Nhìn chung, việc tích hợp quan điểm của bệnh nhân sẽ cải thiện hiệu quả quản lý
rủi ro và sự an toàn của bệnh nhân. Vì vậy, Các tổ chức y tế cần phải tập trung vào
việc tích hợp quản lý rủi ro vào các hoạt động hàng ngày và đảm bảo rằng mọi quyết
định đều hướng đến lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân

TLTK

1. Hợp tác giữa người bệnh với nhân viên y tế là yếu tố quan trọng quyết định
hiệu quả khám chữa bệnh – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng - Thứ sáu -
08/07/2022 09:51

https://benhvientinh.caobang.gov.vn/index.php/vi/news/tin-tuc-su-kien/hop-
tac-giua-nguoi-benh-nguoi-nha-voi-nhan-vien-y-te-la-yeu-to-quan-trong-quyet-
dinh-hieu-qua-kham-chua-benh-702.html

2. Bài giảng kỹ năng giao tiếp trong chăm sóc sức khỏe người bệnh

https://easymed.vn/bai-giang-ky-nang-giao-tiep-trong-cham-soc-nguoi-benh/.

3. Patient engagement in healthcare - meaning, importance and strategy (Việc liên


kết bệnh nhân vào chăm sóc sức khỏe)

https://softbrik.com/articles-patient-engagement-in-healthcare-meaning-
importance-strategy/

4. Assessment of Public Perception Regarding Patient Engagement for Patient


Safety in Korea - (Đánh giá nhận thức của công chúng về sự liên kết của bệnh
nhân vào quá trình chăm sóc vì sự an toàn của bệnh nhân tại Hàn Quốc)

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30633064/

5. Tầm quan trọng của thu thập phản hồi của bệnh nhân

https://ksvpro.vn/article/tam-quan-trong-cua-thu-thap-phan-hoi-benh-nhan.html

6. Understanding and Using Patient Experience Feedback to Improve Health Care


Quality: Systematic Review and Framework Development – PubMed Central

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6664367/
7. Chăm sóc sức khỏe OECD đánh giá chất lượng Hàn Quốc

https://www.oecd.org/korea/49818570.pdf

b. Hợp Tác Quốc Tế: Khám phá tiềm năng của hợp tác quốc tế trong quản trị rủi ro
chăm sóc sức khỏe. Thảo luận về cách chia sẻ các phương pháp tốt nhất và bài học có
thể đóng góp vào việc cải thiện an toàn chăm sóc sức khỏe toàn cầu. (Ngọc, Mai)

Hiện tại, hệ thống y tế ở Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đình công
của nhân viên y tế. Hệ lụy của cuộc đình công trên là nhiều cơ sở y tế phải hủy hẹn
khám hoặc từ chối người bệnh và trì hoãn các ca phẫu thuật. Chính vì vậy, Chính phủ
Hàn Quốc cần phải có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên để người dân
có thể tiếp cận y tế. Vào ngày 06/03/2024, phóng viên TTXVN tại Seoul cho biết Nội
các Hàn Quốc đã phê duyệt 128,5 tỷ won (tương đương 96,28 triệu USD) từ quỹ dự
trữ nhà nước để thuê nhân viên y tế và huy động bác sĩ quân đội, thực hiện các giải
pháp khác nhau để khắc phục tình trạng hiện tại. Chính phủ Hàn Quốc có thể dùng
quỹ dự trữ nhà nước để thu hút nguồn nhân lực y tế từ quốc tế, nhằm lấp đầy lỗ trống
hiện tại. Do Hàn Quốc là quốc gia có mức chi trả lao động cao hơn so với các nước
trong khu vực, nên điều này sẽ dễ dàng thu hút được nhân lực y tế từ các nước. Chính
phủ Hàn Quốc nên thiết lập visa ngắn hạn và cấp phép cho các chứng chỉ hành y quốc
tế có hiệu lực hoạt động tại đây. Bên cạnh đó, có thể trích từ quỹ dự trữ để gia tăng đãi
ngộ cho nhân viên y tế đến từ nước khác. Từ đó, dễ dàng thu hút nguồn nhân lực y tế
ở các nước khác sang Hàn Quốc làm việc. Hàn Quốc là thành viên của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) và có mối quan hệ mật thiết với hai nước Mỹ, Nhật. Tình hình ngoại
giao giữa 3 nước Hàn-Nhật-Mỹ đang ngày càng vững chắc, dựa trên cơ sở này Hàn
Quốc hoàn toàn có thể nhờ viện trợ để trải qua khủng hoảng y tế đang xảy ra.
https://vtv.vn/kinh-te/luong-toi-thieu-cua-han-quoc-thuoc-muc-cao-nhat-the-gioi-
20220527061106015.htm
https://bnews.vn/han-quoc-thong-qua-ngan-sach-bo-sung-96-28-trieu-usd-de-giai-
quyet-cang-thang-y-te/325742.html

https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-song/hop-tac-my-nhat-han-dat-tam-cao-chua-
tung-co-tien-le-751621

Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn là thành viên của các tổ chức Thế Giới như Liên
Hợp Quốc, WTO, OECD/ DAC, ASEAN Plus Three, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á
(EAS). Điều này chứng minh rằng quan hệ ngoại giao của Hàn Quốc với các nước
trong khu vực và trên Thế Giới đều rất tốt. Đứng trước tình hình khủng hoảng y tế
hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ tại Hàn Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn
của người dân cũng như những công dân của các nước khác đang cư trú tại đây. Hàn
Quốc có thể nhờ cậy các tổ chức Thế giới giúp đỡ về mặt tài chính cũng như nhân lực
y tế. Mối quan hệ hợp tác của Hàn - Nhật - Mỹ là mối quan hệ gắn kết, bền chặt, dựa
vào điều này, chính phủ Hàn Quốc có thể nhờ cậy những đồng minh của mình hỗ trợ
giúp giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay của ngành y tế.

Về phía Việt Nam, vào năm 2019, Việt Nam đã ký kết với Hàn Quốc bản ghi
nhớ (MOU) về hợp tác song phương giữa Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Bộ trưởng Y tế
và Phúc lợi Hàn Quốc. Việt Nam và Hàn Quốc đã có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực y
tế từ nhiều năm qua, giữa các bệnh viện cũng như trường y cả công lập lẫn ngoài công
lập. Buổi ký kết gồm 3 nội dung chính mà ngành Y tế Việt Nam mong muốn hợp tác
với phía Hàn Quốc đó là đào tạo cấp chứng chỉ ngành y, xây dựng cơ chế tài chính đối
với ngành y tế trong đó có bảo hiểm y tế và nâng cao sức khỏe người dân. Trong lĩnh
vực đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề y, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc cho rằng việc chấp
nhận chứng chỉ hành nghề của nước này ở nước kia cần được xem xét mặc dù quá
trình đào tạo, chương trình đào tạo ở hai nước là khác nhau. Phát biểu trên của Bộ
trưởng Park Neunghoo được đưa ra trong bối cảnh hiện có nhiều bác sĩ Hàn Quốc
đang hành nghề ở Việt Nam. Nếu như chính sách cấp chứng chỉ ngành y được thông
qua cho các bác sĩ, NVYT tại Việt Nam thì với tình hình khủng hoảng nghiêm trọng
của Hàn Quốc như hiện nay, Việt Nam cũng có thể hỗ trợ Hàn Quốc về mặt nhân sự y
tế. Trong tương lai, nhân viên y tế tại Việt Nam cũng có thể làm việc tại Hàn Quốc.
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/
TW6LTp1ZtwaN/content/viet-nam-han-quoc-thuc-ay-hop-tac-trong-linh-vuc-y-te?
inheritRedirect=false

DEADLINE: 28.03.2024

6. Những Hậu Quả đối với Quản Trị Rủi Ro Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Cầu: 3
NGƯỜI - Như Lê, Nhiên, Duy

a. Áp Dụng Cho Các Hệ Thống Chăm Sóc Sức Khỏe Khác Nhau: Thảo luận về cách
những bài học từ cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe ở Hàn Quốc có thể được áp
dụng để cải thiện quản trị rủi ro trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Đặc
biệt nhấn mạnh những khía cạnh chung của quản trị rủi ro vượt qua biên giới địa lý.

Hậu quả:

Gián đoạn chuỗi cung ứng y tế: Nếu cuộc đình công dẫn đến tình trạng thiếu vật tư y
tế hoặc thuốc sản xuất tại Hàn Quốc, nó có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng chăm
sóc sức khỏe toàn cầu. Nhiều quốc gia phụ thuộc vào các nhà sản xuất Hàn Quốc về
nhiều loại dược phẩm và thiết bị y tế.

Du lịch y tế: Hàn Quốc là một điểm đến phổ biến cho du lịch y tế, với nhiều bệnh
nhân đến từ các quốc gia khác để điều trị. Một cuộc đình công làm gián đoạn các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của các bệnh viện và phòng
khám Hàn Quốc, ảnh hưởng đến lượng bệnh nhân quốc tế.

Nhận thức về sức khỏe toàn cầu: Bất kỳ cuộc đình công kéo dài nào của các bác sĩ đều
có thể làm dấy lên lo ngại về sự ổn định và độ tin cậy của hệ thống chăm sóc sức khỏe
ở Hàn Quốc. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về các tiêu chuẩn chăm
sóc sức khỏe ở các quốc gia khác, đặc biệt nếu cuộc đình công được truyền thông đưa
tin rộng rãi.
Nghiên cứu và hợp tác: Hàn Quốc là trung tâm nghiên cứu khoa học và đổi mới trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một cuộc đình công lớn có thể làm gián đoạn các dự án
nghiên cứu đang diễn ra hoặc sự hợp tác với các đối tác quốc tế, ảnh hưởng đến nỗ lực
toàn cầu nhằm giải quyết các thách thức về sức khỏe.

Bài học từ cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe ở Hàn Quốc thực sự có thể mang lại
những hiểu biết có giá trị để cải thiện quản trị rủi ro trong các hệ thống chăm sóc sức
khỏe toàn cầu. Dưới đây là một số khía cạnh chung về quản lý rủi ro vượt qua biên
giới địa lý, cùng với cách áp dụng các bài học từ Hàn Quốc:

Truyền thông hiệu quả và minh bạch: Một khía cạnh quan trọng của quản trị rủi ro là
truyền thông hiệu quả và minh bạch. Trong cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe,
việc truyền đạt rõ ràng và kịp thời về rủi ro, cập nhật và các biện pháp giảm thiểu là
điều cần thiết để duy trì niềm tin của công chúng và tạo điều kiện cho các phản ứng
phối hợp. Cuộc đình công ở Hàn Quốc đã cho thấy được tầm quan trọng của việc giao
tiếp minh bạch giữa các cơ quan y tế, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
công chúng. Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin chính xác về cuộc khủng
hoảng, tác động của nó và các bước được thực hiện để giải quyết nó.

Ra quyết định và phối hợp hợp tác: Các cuộc khủng hoảng về chăm sóc sức khỏe
thường đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan khác nhau, bao gồm các
cơ quan chính phủ, tổ chức chăm sóc sức khỏe, tổ chức y tế công cộng và các đối tác
quốc tế. Bài học từ Hàn Quốc nêu bật tầm quan trọng của quá trình ra quyết định phối
hợp và sự cần thiết của các cơ chế hợp tác hiệu quả. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe
toàn cầu có thể được hưởng lợi từ việc thiết lập quan hệ đối tác xuyên biên giới, chia
sẻ các phương pháp hay nhất và phối hợp ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe mới
nổi.

Khả năng phục hồi: Xây dựng khả năng phục hồi và chuẩn bị sẵn sàng trong các hệ
thống chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết để quản lý rủi ro và ứng phó với khủng
hoảng một cách hiệu quả.Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, đào tạo
lực lượng lao động và các biện pháp chuẩn bị khẩn cấp. Các hệ thống chăm sóc sức
khỏe toàn cầu có thể nâng cao năng lực bằng cách áp dụng các quy trình chuẩn hóa,
tiến hành các hoạt động đào tạo thường xuyên và đầu tư vào công nghệ để cải thiện
khả năng giám sát, phát hiện sớm và ứng phó.

Đạo đức và công bằng: Các cuộc khủng hoảng về chăm sóc sức khỏe có thể làm sự
bất bình đẳng hiện có và các tình huống khó xử về đạo đức càng trầm trọng hơn, đòi
hỏi phải xem xét cẩn thận các nguyên tắc đạo đức và mối quan tâm về công bằng
trong quản trị rủi ro. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu có thể cố gắng duy trì
các tiêu chuẩn đạo đức, thúc đẩy khả năng tiếp cận công bằng với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và ưu tiên nhu cầu của các cộng đồng bị thiệt thòi trong các chiến lược quản
lý rủi ro.

Cân bằng việc mở rộng lực lượng lao động: Mặc dù việc tăng số lượng chuyên gia
chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết nhưng việc này phải được thực hiện một cách có
chiến lược. Các quốc gia nên xem xét không chỉ số lượng mà còn cả sự phân bổ giữa
các chuyên ngành và khu vực.

Quản trị thích ứng và học hỏi từ kinh nghiệm: Các cuộc khủng hoảng về chăm sóc sức
khỏe thường đòi hỏi các phương pháp quản trị thích ứng cho phép linh hoạt, học hỏi
và thích ứng dựa trên hoàn cảnh đang phát triển và các bài học kinh nghiệm. Cần phải
đánh giá các biện pháp ứng phó với các cuộc khủng hoảng về chăm sóc sức khỏe, xác
định các lĩnh vực cần cải thiện và thực hiện các hành động khắc phục. Các hệ thống
chăm sóc sức khỏe toàn cầu có thể được hưởng lợi từ việc áp dụng văn hóa học hỏi và
cải tiến liên tục, trong đó các cơ chế phản hồi, thước đo hiệu suất và quy trình đánh
giá được tích hợp vào các khuôn khổ quản trị rủi ro.

Khả năng phục hồi và khả năng thích ứng: Cuối cùng, các hệ thống chăm sóc sức
khỏe phải ưu tiên khả năng phục hồi và khả năng thích ứng để ứng phó hiệu quả với
những rủi ro và sự không chắc chắn đang gia tăng. Bài học từ Hàn Quốc nêu bật tầm
quan trọng của các biện pháp xây dựng khả năng phục hồi như đa dạng hóa chuỗi
cung ứng, củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe và đầu tư vào các giải pháp đổi mới.
Các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu có thể nâng cao khả năng phục hồi bằng
cách thúc đẩy văn hóa đổi mới, thúc đẩy hợp tác liên ngành và tận dụng công nghệ để
giải quyết các thách thức mới nổi.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe ở Hàn Quốc mang lại những bài học
quý giá để cải thiện quản trị rủi ro trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Bằng
cách tập trung vào giao tiếp hiệu quả, ra quyết định hợp tác, xây dựng năng lực, quản
trị thích ứng, cân bằng việc mở rộng lực lượng lao động, các hệ thống chăm sóc sức
khỏe có thể chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai,
vượt qua biên giới địa lý để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi cộng đồng trên quy mô toàn
cầu. (Phần này để lại t còn xem thêm sửa lại nha )

DEADLINE: 28.03.2024
7. Kết Luận: 1 NGƯỜI - TRINH

Tổng hợp các kết quả và kiến thức chính được rút ra từ cuộc khủng hoảng chăm sóc
sức khỏe ở Hàn Quốc. Nhấn mạnh về sự quan trọng của việc học hỏi và cải thiện liên
tục trong các chiến lược quản trị rủi ro chăm sóc sức khỏe để đảm bảo an toàn và phúc
lợi cho bệnh nhân.Từ khóa: Quản trị rủi ro, cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe,
Hàn Quốc, chiến lược giao tiếp, cải cách pháp luật, tích hợp công nghệ, chăm sóc tập
trung bệnh nhân, hợp tác quốc tế.
Chăm sóc sức khỏe là một ngành đặc thù thù và nó đòi hỏi nguồn nhân lực chất
lượng cao, kinh nghiệm nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân. Ở HQ nói
riêng và các nước trong khu vực nói riêng, kể cả Việt Nam không thể phóng đại tầm
quan trọng của việc tăng chỉ tiêu đào tạo các y bác sĩ hay nói cách khác là đào tạo liên
tục về CSSK vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân.

Cuộc đình công ngày càng gia tăng của các bác sĩ ở Hàn Quốc phản đối việc
tăng đáng kể chỉ tiêu tuyển sinh đại học y đã và đang nhấn mạnh sự cần thiết phải cải
cách hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng của đất nước, trong đó quan trọng nhất
chính là sự chi trả công bằng và các chế độ đãi ngộ phù hợp cho nguồn nhân lực trong
các lĩnh vực quan trọng (nguồn nhân lực y tế). Sự chênh lệch mức lương giữa các lĩnh
vực trong y tế như nhi khoa, cấp cứu, thẩm mỹ và da liễu… chính là mối đe dọa rủi ro
tiềm ẩn và đáng được cân nhắc. Có nhiều cách khác nhau để thực hiện hóa việc đào
tạo liên tục về CSSK đề cập đến các cơ hội giáo dục và phát triển liên tục được cung
cấp cho một nguồn nhân lực lớn các y bác sĩ để phổ cập các kiến thức và tăng kỹ năng
chuyên môn của họ. Có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm hội thảo, hội thảo, khóa
học trực tuyến và đào tạo thực hành, đào tạo từ xa,...

Học hỏi và cải tiến chất lượng liên tục trong chiến lược QTRR là một cách tiếp
cận có hệ thống chính là việc cải thiện các quy trình và kết quả trong chăm sóc sức
khỏe. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc và phương pháp, các tổ chức chăm sóc sức
khỏe có thể xác định các lĩnh vực cần cải thiện, thực hiện các biện pháp can thiệp và
đo lường tác động.

Đối với cải tiến chất lượng: Trong hệ thống CSSK, tiêu chuẩn hóa và cải thiện chất
lượng là hai khía cạnh quan trọng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cải thiện hệ
thống chăm sóc sức khỏe tổng thể. Tiêu chuẩn hóa đề cập đến quá trình thiết lập một
bộ hướng dẫn, giao thức và quy trình mà các đội ngũ y bác sĩ tuân theo để đảm bảo
tính nhất quán và đồng nhất trong cung cấp dịch vụ chăm sóc. Mặt khác, cải thiện chất
lượng bao gồm việc phân tích và cải tiến các quy trình cũng như kết quả của việc cung
cấp dịch vụ CSSK để nâng cao sự an toàn và sự hài lòng của bệnh nhân .
Đối với học hỏi liên tục: Học tập và phát triển kỹ năng liên tục là những thành phần
không thể thiếu để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh trong lực lượng lao động
không chỉ riêng lĩnh vực ngành CSSK, mà kể cả các lĩnh vực khác. Khi thị trường
việc làm CSSK ngày càng phát triển, công nghệ mới xuất hiện và các ngành công
nghiệp thay đổi, các nhân viên y tế cần phải thích nghi và tiếp thu các kỹ năng mới để
duy trì tính phù hợp và cạnh tranh. Học tập liên tục đóng một vai trò quan trọng trong
cải thiện hiệu suất cung cấp dịch vụ y tế và tăng triển vọng trong ngành.

DEADLINE: 29.03.2024

DL: 23H59 CN (31/03/2024) (MIỄN LÀ LÀM XONG ND)


DL LỌC ND: 23H59P 02/04/2024 (NHÓM NÀO LỌC ND THÌ CHỈNH LUÔN
FILE WORD)

Font : Times New Roman, cở chữ 13, dãn dòng 1.5

Tối thiểu 1 bài viết 7000 từ ( không kể hình ảnh và tài liệu tham khảo )

Gửi file word cuối môn qua mail của Thầy : haitp@ueh.edu.vn và up link google drive

Đạo văn dưới 20%

You might also like