You are on page 1of 4

Trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ giữa cá nhân, trong đó quan hệ giữa thầy thuốc bệnh nhân

là mối quan
hệ khá đặc biệt và chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như văn hoá, môi trường làm việc

Lẽ thường, mỗi khi người bệnh tới bệnh viện để khám bệnh, họ luôn nhìn các thầy thuốc với con mắt kính
trọng và nể vì. Nhiều yếu tố để tạo nên thái độ đó. Bước chân vào bệnh viện là vào nơi mà sự sống và cái chết
cách nhau chẳng bao xa, nơi mà nỗi đau và niềm hy vọng luôn đan xen, kiến thức y khoa là thứ khá xa lạ với
đa số người bệnh…, tất cả đã tạo nên một mối quan hệ phụ thuộc của người bệnh với các thầy thuốc. Mối
quan hệ này thay đổi tùy theo từng nền văn hóa, tùy theo từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Về nguyên tắc,
người thầy thuốc khi khám bệnh, điều trị cho bệnh nhân không đại diện cho cá nhân họ mà đại diện cho một
ngành khoa học đặc biệt, ngành khoa học nhân văn, bởi liên quan tới tính mạng và sức khỏe của con người.

Nghề y là một nghề đặc biệt. Chỉ riêng điểm tuyển "đầu vào" luôn ở mức cao, năm nay nhiều thí sinh đạt 27,5
điểm vẫn trượt vào Đại học Y khoa Hà Nội, đã cho thấy những đòi hỏi khắt khe của nghề đối với những ai
muốn khoác lên mình chiếc áo blu. Không một trường đại học nào mà sinh viên khi nhận bằng tốt nghiệp phải
tuyên thệ lời thề đạo đức nghề nghiệp như Trường Y. Chiếc áo blu trắng tinh khẳng định giá trị của một vị trí,
vai trò quan trọng, một quyền lực nghề nghiệp, một mặt đem đến cho cán bộ y tế sự tự tin - điều cần thiết
trong quan hệ với bệnh nhân, nhưng mặt khác cũng đã có sự lạm dụng ưu thế đó để trục lợi, để kiếm chác,
đánh mất lương tâm.

Không thể biết rõ môi trường y khoa với các kiến thức, từ ngữ chuyên môn sâu, nhưng người bệnh cần phải
thấy họ được chăm sóc bởi những người tài giỏi nhưng cũng muốn được chia sẻ sự hiểu biết về bệnh tật mà
mình đang mang và lo lắng vì nó, hướng điều trị, tiên lượng về kết quả trị bệnh. Song, ở các cơ sở y tế hiện
nay, nhất là công lập, điều này là thứ xa xỉ. Tình trạng quá tải bệnh nhân, cơ sở hạ tầng bệnh viện xuống cấp,
thầy thuốc phải làm việc quá sức…, đã khiến không ít thầy thuốc chỉ khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn như một
cái máy. Nếu có nhiều thời gian khám cho mỗi người mà mình cần phải chăm sóc thì những lời nói ân cần và
cụ thể, ánh mắt chia sẻ và cảm thông, sẽ có thời gian để tư vấn, nâng cao kiến thức y học cho bệnh nhân.
Nhưng nếu mỗi bệnh nhân được khám 15 phút, một ngày mỗi bác sĩ chỉ khám được 32 ca. Trong khi đó, ở
không ít bệnh viện, mỗi ngày phải khám 2.000 - 4.000 bệnh nhân, nhiều bệnh viện phải mổ 100-120 ca/ngày
mà bệnh viện đó lại đang trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng thì chuyện lại khác. Theo tính toán, tới
năm 2020, dù lượng sinh viên ra trường có gấp hai lần như hiện nay thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về
nhân viên y tế. Nhu cầu nhân lực ngành y tăng theo cấp số nhân trong khi khả năng đáp ứng chỉ tăng theo cấp
số cộng. Không đủ nhân lực, không đủ hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, không được đào tạo về tâm lý... nhưng
vẫn phải tiếp nhận nhu cầu khám chữa bệnh quá mức, quá khả năng dẫn đến xung đột giữa thầy thuốc và bệnh
nhân ngày càng nhiều, dai dẳng và âm ỉ, khiến cả hai bên cùng chịu nhiều áp lực, thiệt thòi.

Mỗi khi có một hành vi vi phạm y đức, dư luận xã hội lập tức lên án thầy thuốc. Dù đúng là đáng phải phê
phán, nhưng phải xét đến áp lực công việc mà không phải ai cũng có khả năng chịu đựng. Ngoài lý do quá tải
do sự phát triển của kinh tế - xã hội khiến nhu cầu khám chữa bệnh của người dân luôn tăng, theo tính toán là
gấp 1,5 lần so với mức tăng trưởng kinh tế; dân số ngày một đông; mô hình bệnh tật thay đổi từ các bệnh
nhiễm trùng, truyền nhiễm là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường,
số người tham gia bảo hiểm y tế ngày một tăng; còn có những nguyên nhân không phải quá tầm của ngành y.
Sinh viên trường y ít được đào tạo về tâm lý, cách giao tiếp ứng xử với người bệnh trong khi trên thực tế, tư
vấn cho một nhà khoa học thì phải khác với một nghệ sĩ, phân tích tình trạng bệnh tật cho một bác nông dân
cũng phải khác với một công chức. Phác đồ, quy trình chẩn đoán và điều trị cho từng loại bệnh đã được xây
dựng nhưng chưa đầy đủ và không có sự kiểm tra việc thực hiện các quy định này, người bệnh cũng không
được giải thích đầy đủ về quy trình khám chữa bệnh để cùng kiểm soát. Hệ thống quản lý rủi ro, quản lý an
toàn, làm vừa lòng người bệnh... chưa có, trong khi đó, các bác sĩ thường ít nói với người bệnh về các tai biến,
nên từ sự đau đớn vì người thân, lại chưa được chuẩn bị tâm lý đầy đủ, khi có sự cố họ đã hành hung thầy
thuốc, mà trong không ít trường hợp là đã "lấy oán trả ân". Những vụ bác sĩ bị bạo hành trong hai năm qua
như tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau ngày 30-7-2012, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên tháng 4 năm 2012,
Bệnh viện Đa khoa Năm Căn năm 2011… có thể thấy điều đó. Thêm nữa, với sự "giúp sức" của truyền thông,
những vụ việc này nhanh chóng được "nhân bản" cho nhiều người biết, tạo nên dư luận bác sĩ gây ra quá
nhiều tai biến. "Y khoa là ngành khoa học không chắc chắn", tai biến là điều khó tránh khỏi, nhưng ngành y tế
không quản lý và thống kê được rủi ro cho nên khó "thanh minh", cũng như không thể thuyết phục với xã hội
rằng tai biến là quá nhỏ so với những gì đội ngũ thầy thuốc đã làm được cho người bệnh. Trong khi đó, ở các
nước, tai biến y khoa luôn được thống kê đầy đủ, ví dụ ở Mỹ là 100 nghìn người chết trong một năm vì lý do
này.

Luôn phải đối mặt với những rủi ro nghề nghiệp, nhưng khi xảy ra sự cố thì thường bệnh viện sử dụng cái tình
là kêu gọi sự thông cảm của bệnh nhân chứ chưa dùng đến lý. Ở nhiều nước, bên cạnh luật riêng cho người
bệnh và cũng có luật hành nghề để bảo vệ quyền lợi chính đáng của thầy thuốc. Nước ta mới có Luật Khám,
chữa bệnh, có những điều khoản bảo vệ bệnh nhân nhưng quy định bảo vệ thầy thuốc còn bỏ ngỏ. Vì thế, mỗi
khi có sự không hài lòng của người bệnh, vì lo ngại làm tổn hại đến uy tín bệnh viện, làm các bác sĩ chán nản,
thiệt hại về kinh tế… các cơ sở y tế thường giải quyết vụ việc bằng "tình" - thông cảm! Cách giải quyết theo
"tình" - thông cảm, trớ trêu thay lại khiến mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân trở thành mối quan hệ mua bán
hàng hóa. Dường như, mối quan hệ đặc trưng của nền kinh tế thị trường này đang ngày càng chi phối mối
quan hệ vốn tốt đẹp giữa người thầy thuốc với người bệnh. Bệnh nhân là khách hàng, là người bỏ tiền ra mua,
là "thượng đế" và luôn luôn có lý. Thầy thuốc là người bán, bán kiến thức, bán kinh nghiệm, bán dịch vụ
chăm sóc, chữa trị, dự phòng. Người bán phải đáp ứng mọi yêu cầu của người mua và người mua có đủ thứ
quyền, quyền hợp tác, quyền từ chối và cả quyền đưa bác sĩ ra tòa. Theo dòng biến chuyển của cơ chế thị
trường, người bệnh từ vai trò "nhờ giúp đỡ" đã chuyển thành hoài nghi, trả giá cho mỗi dịch vụ. Người thầy
thuốc lúc này lại trở thành người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Phải chăng chính sự chuyển biến xã
hội đã làm cho mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc không còn được như trước nữa và ngày càng
nghiêng về xu thế thương mại hóa?

Nhưng ngay tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, người bệnh đến cơ sở y tế khám chữa bệnh,
cho dù có điều kiện kinh tế tài chính khá giả, họ vẫn cần duy trì và gìn giữ mối quan hệ truyền thống giữa bác
sĩ và bệnh nhân mà họ cho là tốt đẹp, họ đều giữ gìn được sự tôn trọng và thái độ ứng xử giữa thầy thuốc và
bệnh nhân. Bởi ở đó có luật pháp can thiệp trong mỗi hành vi sai phạm của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân và
mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc là quan hệ bình đẳng.

Đó là sự bình đẳng với đầy đủ lý và tình mà chúng ta cần hướng tới. Bởi vậy, hơn lúc nào hết quyền và trách
nhiệm của cả thầy thuốc cũng như bệnh nhân cần phải được xây dựng và cụ thể hóa, tạo một môi trường thuận
lợi để ở đó bác sĩ - bệnh nhân có được sự hiểu biết trong tiếp xúc, ứng xử và mọi vấn đề nảy sinh từ mối quan
hệ này có cơ sở và điều kiện để thấu lý để đạt tình

Bấy nay trong quan hệ bệnh nhân - thầy thuốc thường có hai quan niệm hơi cực đoan. Quan niệm thứ nhất
nặng về duy lý cho rằng thầy thuốc làm thiên chức cứu người nên phải phục vụ vô điều kiện mà quên mất
thầy thuốc cũng là người hành nghề như muôn nghề khác. Vì thế cho nên không hiếm chuyện bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân thấy thầy thuốc “trái ý” mình là hành hung, thậm chí gây án mạng. Quan niệm thứ hai
nặng về duy tình khi bệnh nhân đến bệnh viện là “trăm sự nhờ bác sĩ”. Đã “nhờ” thì phải cố có phong bì để tỏ
lòng biết ơn hoặc qua đó coi như gần gũi, thân thiết để yên tâm. Và thầy thuốc hành nghề bỗng trở thành
người ban ơn.

Tại Hội nghị trực tuyến “Đổi mới phong cách phục vụ của cán bộ y tế” mới diễn ra, Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa ra một quan niệm mới trong mối quan hệ này qua lời phát biểu: Phải coi bệnh
nhân là khách hàng đặc biệt. Vì vậy phải làm sao cho khách hàng thấy hài lòng.

Nghe hai chữ “khách hàng” trong môi trường “chữa bệnh cứu người” có thể ai đó giật mình, lạ tai nhưng khái
niệm mới này đã biến những quan niệm trước đây rất mơ hồ lơ lửng trên trời khi thì là người ban ơn, lúc lại là
phải thực hiện thiên chức cao cả (nghề nào chả có thiên chức cao cả!) trở lại mặt đất. Nghĩ sâu sẽ thấy quan
niệm này không viển vông, nói trúng bản chất công việc của người thầy thuốc nhất là trong bối cảnh kinh tế
thị trường.

Thầy thuốc có thiên chức “chữa bệnh cứu người” nhưng trước hết đó là một nghề để mưu sinh của thầy thuốc
như bao nghề khác. Quan niệm này đã đánh thức sự ngộ nhận trong một bộ phận thầy thuốc rằng mình là kẻ
ban ơn nhưng quên mất không có bệnh nhân thì mình không tồn tại. Đó là một quan hệ bình đẳng giữa người
phục vụ và được phục vụ trong xã hội. Và khi lương, thu nhập của thầy thuốc có được từ túi tiền của bệnh
nhân và ngân sách do công việc khám chữa bệnh thì “phải làm sao cho khách hàng thấy hài lòng” là một tất
yếu.
Khi nhận thức bệnh nhân là “khách hàng”, thì thái độ ứng xử của bác sĩ phải thay đổi. Bởi vì theo quy luật của
thị trường, bác sĩ phải làm hài lòng khách hàng như một điều kiện sống còn của cơ sở y tế. Nói cho cùng, y tế
cũng là một dịch vụ và trên nhiều nước tiên tiến, dịch vụ y tế cũng là một thị trường cạnh tranh để bệnh nhân
chọn lựa những cơ sở y tế có chất lượng cao, giá cả phù hợp, thái độ phục vụ tận tình,...

Tất nhiên, bên cạnh yếu tố thị trường, quan điểm “khách hàng” ở đây ai cũng biết là một loại khách hàng đặc
biệt và dịch vụ y tế có hoạt động đặc biệt không phải là món hàng vô tri vì liên quan đến thứ quý giá nhất, đó
là sức khỏe, mạng sống của con người. Người thực hiện dịch vụ này còn là người thầy mà dù là bệnh nhân
hay không, cả xã hội đều gọi là thầy thuốc. Xác định rõ mối quan hệ này thì cả phía người phục vụ và người
được phục vụ sẽ có sự chia sẻ, thấu hiểu và tôn trọng nhau.

Vấn đề đặt ra là khi coi y tế là một dịch vụ (dù là dịch vụ đặc biệt) và bệnh nhân là khách hàng đặc biệt thì
“khách hàng” nghèo sẽ ra sao nếu không có bảo hiểm y tế. Sản phẩm “bán” quan trọng nhất là kiến thức, là trí
tuệ, là tình cảm và lương tâm của người thầy thuốc và sản phẩm này công bằng với mọi “khách hàng”.
Chuyện thuốc thang, giường nằm không ghép bệnh nhân, điều kiện sinh hoạt khi nằm viện lại phụ thuộc vào
cả xã hội, cụ thể là ngân sách dành cho y tế bởi sức khỏe nhân dân đâu chỉ phụ thuộc vào “dịch vụ đặc biệt”
này. Sức khỏe là vốn quý nhất và sức khỏe toàn dân là động lực và nguồn lực phát triển xã hội, vậy ngân sách
đầu tư cho lĩnh vực này để bảo vệ cái quý nhất sao lại so đo chuyện ít nhiều.

Quan niệm bệnh nhân là khách hàng là một quan niệm mới, dũng cảm nhìn thẳng vào bản chất sự thật trong
quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân mang tính cách mạng trong hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế. Là
dịch vụ đặc biệt thì sự hài lòng của khách hàng đặc biệt bên cạnh sự nỗ lực của bệnh viện, lương tâm và trách
nhiệm của người thầy thuốc còn là sự góp sức của toàn xã hội.

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, tư vấn sức khỏe trong xã hội.
- Tham gia các hoạt động của xã hội : từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi
trường.
- Chấp hành quyết định huy động điều động của cơ quan quản lý trực tiếp,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
nguy hiểm, tuân thủ pháp luật, tôn trọng văn hoá chung
3 quy tắc ứng xử của thầy thuốc đối với cộng đồng
- Phải luôn quan tâm tới sức khoẻ của cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh
nhân.
- Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bênh, rèn luyện sức khoẻ
và cứu chữa người bị nạn.
⇒ Tóm lại: khi các mối quan hệ trên được thực hiện tốt thì khi đó y đức
đạt được chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp và người thầy thuốc thực sự
là thầy thuốc của nhân dân, là mẹ hiền của bệnh nhân.

You might also like