You are on page 1of 4

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP ĐỐI VỚI BỆNH

NHÂN, NGƯỜI THÂN BỆNH NHÂN VÀ ĐỒNG NGHIỆP TẠI CƠ


SỞ Y TẾ
SƠ đồ tóm tắt nội dung

Lời mở
đầu

Đối với
bệnh nhân
Quá trình Đối với thân
giao tiếp nhân người
bệnh

Đối với
đồng
nghiệp

NỘI DUNG CHI TIẾT

Trong công tác hoạt động nghề nghiệp trong vai trò là một nhân viên y tế, một điều dưỡng
viên, việc giao tiếp đối với bệnh nhân là vấn đề rất quan trong. Chúng ta sử dụng giao tiếp để
giải thích hướng dẫn công tác điều trị bệnh của bệnh nhân tại cơ sở y tế, tại bệnh viện.Người
bệnh (NB) và người nhà người bệnh (NNNB) khi vào viện luôn mang tâm trạng buồn, lo
lắng, đau đớn, thậm chí chán nản ... nên đòi hỏi CBYT ngoài việc phải có trình độ về chuyên
môn còn cần phải có kỹ năng,có nghệ thuật giao tiếp,ứng xử.
Ngày nay giao tiếp cũng là một trong ba yếu tố làm tăng hiệu quả của việc chăm sóc và điều
trị. NB vào bệnh viện không những được chăm sóc sức khỏe bằng các dịch vụ y tế (sử dụng
thuốc, hóa chất, các kỹ thuật y tế chuyên sâu,…) mà còn phải được chăm sóc bằng tâm lý, thể
hiện qua cách thức giao tiếp của CBYT với NB.
Ngoài sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự áp dụng các máy móc và trang thiết bị hiện đại
trong chẩn đoán, điều trị thì khâu giao tiếp trong bệnh viện là yếu tố quan trọng, góp phần
làm cho NB yên tâm, hợp tác điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành
công trong việc chữa bệnh cho NB.
Tính nhạy cảm, lòng nhân ái, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của CBYT nói chung, bác sĩ và
điều dưỡng nói riêng thể hiện nhân cách, trình độ và sự tin cậy của NB để NB yên tâm, tin
tưởng giao phó tính mạng cho chúng ta.
Kỹ năng giao tiếp của thầy thuốc với NB và thân nhân của họ là vấn đề gần như bắt buộc để
tạo sự đồng cảm, chia sẻ. Chính sự đồng cảm, chia sẻ có thể giúp thân nhân và NB giải tỏa
nỗi lo bệnh tật, tạo sự thông cảm giữa NB và thầy thuốc. Đó cũng là nét văn hóa trong ứng
xử, để NB cảm thấy hài lòng và muốn quay trở lại bệnh viện khi chẳng may bị đau ốm. Vì
vậy giao tiếp, ứng xử với NB trong bệnh viện là một trong những nội dung chuyên môn mà
các thầy thuốc cần quan tâm trong khám bệnh, chữa bệnh.
a. Giao tiếp đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Trong công cuộc thăm khám chữa bệnh, không ai khác chính những điều dưỡng sĩ
chúng ta sẽ là người trực tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân nhiều nhất. Và trong quá trình
tiếp xúc thì giao tiế là phương thức được ưu tiên sử dụng. Chính vì vậy, chúng ta cần
cẩn thận trong quá trình giao tiếp như:
 Chuẩn bị cho việc giao tiếp với bệnh nhân
 Thu thập thông tin
Mỗi bệnh nhân sẽ có những đặc điểm tính cách khác nhau, mắc các căn
bệnh và triệu chứng biểu hiện ra sẽ không giống nhau.chính vì thế việc
thu thập thông tin của bệnh nhân( có thể thông qua người nhà hoặc hỏi
chính bệnh nhân) là bước quan trọng đầu tiên trong giao tiếp với bệnh
nhân giúp việc chữa bệnh và thăm khám sau này dễ dàng và hiệu quả
hơn.
 Chuẩn bị kỹ thời gian, địa điểm và khung cảnh của cuộc giao tiếp:
Không gian giao tiếp với bệnh nhân phải khoa học, thời gian dư dả đủ để
giải thích rõ các vấn đề cần xử lí đối với tình trạng bệnh nhân, giải đáp
thắc mắc cho người bệnh. Khung cảnh sáng sủa và yên tĩnh.
 Kĩ năng trong giao tiếp
 Chào hỏi lịch sự, tự nhiên
 Chủ động giới thiệu bản thân trước khi giao tiếp với bệnh nhân
Cần tạo cho người bệnh có ấn tượng tốt đẹp về người cán bộ y tế,
nhất là ấn tượng ở lần gặp gỡ, tiếp xúc đầu tiên. Nếu để lại ấn tượng
không đẹp người bệnh sẽ coi thường thầy thuốc và giữ khoảng cách
giao tiếp.
 Linh hoạt trong giao tiếp với mỗi bệnh nhân
Mỗi bệnh nhân sẽ có những đặc điểm đặc thù riêng biệt, một số NB sẽ
có tính chất cuộc sống, tâm lý nhạy cảm như: người tự kỷ, có lòng tự
tôn quá cao, ích kỷ, phô trương, không tự kiềm chế, không nói thật, …
việc giao tiếp của CBYT sẽ gặp trở ngại trong những trường hợp này và
dễ dẫn đến sai sót trong cách ứng xử.
Chúng ta cũng cần phải biết kích thích, cuốn hút người bệnh, giúp họ
vượt qua sự e dè, lo lắng và các trở ngại có thể xảy ra trong quá trình
giao tiếp.
 . Quan sát kĩ bệnh nhân khi giao tiếp: Để hiểu rõ hơn về bệnh nhân, về
bệnh tật và biểu hiện tâm lý của người bệnh. Khi quan sát cần nhìn bệnh
nhân ở tư thế nghiên, tránh nhìn thẳng làm bệnh nhân trở nên căng
thẳng, thiếu tự nhiên.
 Nhún nhường, khiêm tốn đối với bệnh nhân
Trong quá trình chữa bệnh, tâm lý của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất
lớn từ nhiều yếu tố khiến tâm lý người bệnh nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Vì thế cbyt phải khéo léo trong việc tiếp xúc với bệnh nhan, thường
xuyên khích lệ trong qt giao tiếp, không đưa ra những ý kiến phiến
diện,định kiến hẹp hòi của bản thân, đối xử bằng lòng tốt, tình thân ái,
nhiệt tình và lòng bao dung, thông cảm với những khó khăn của bệnh
nhân. Trong giao tiếp cần đối xử bình đẳng với bệnh nhân, nhất là bệnh
nhân nữ cần phải giao tiếp ở những nơi sáng sủa, công khai.
 Duy trì trạng thái cân bằng về tâm lý trong giao tiếp
Người cán bộ y tế cần biết các kỹ năng loại bỏ cảm giác mệt mỏi, lo âu,
giận dữ, đơn độc và hồi hộp… bằng cách tự vấn an, tự kỷ ám thị. Không
nên xấu hổ trước người bệnh, điều đó thể hiện sự yếu kém và ý thức quá
mạnh về bản thân mình. Thái độ ân cần, tự nhiên chính là bí quyết quan
trọng giúp thành công trong giao tiếp. Một số cán bộ y tế vui vẻ, nhiệt
tình với bệnh nhân và người nhà thì họ cũng rất nhiệt tình chia sẻ những
tình trạng của bệnh tật; ngược lại nếu cán bộ y tế cao có khó chịu thì họ
cũng biểu hiện khó chịu y như thế hoặc thậm chí khó chịu hơn. Đây là
hiện tượng lây lan cảm xúc cho nhau. Người cán bộ y tế nhất quyết phải
kiềm chế cảm xúc của mình và thể hiện từ tốn ân cần.
 Tuân thủ khuôn phép trong giao tiếp
 Đặc biệt hơn hết, không hứa những điều không nên hứa
Trong mọi vấn đề, sẽ luôn có những sự việc diễn ra không theo kế
hoạch của chúng ta, xảy đến một cách bất ngờ. Vì thế cbyt không nên
hứa với bệnh nhân khi không hoàn toàn chắc chắn, để tránh reo hi vọng
cho bệnh nhân rồi lại tước đoạt nó một cách tàn nhẫn nhất
 Trong giao tiếp tuyệt đối không được nói xấu người khác, Luôn giữ
bình tĩnh, chính trực và dám nhận lỗi.
b. Giao tiếp đối với đồng nghiệp
Bệnh nhân là đối tượng hàng đầu cần chú trọng trong quá trình công tác của chúng ta.
Nhưng bên cạnh đó, để tạo cho mình một môi trường làm việc thoải mái, tâm trạng
vui vẻ trong công việc thì việc linh hoạt trong giao tiếp với đồng nghiệp là việc làm
thiết yếu. Chính vì thế chúng ta cần lưu ý:
 Tôn trọng khi giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp. Đặc biệt là cấp trên
và tiền bối của chúng ta.
 Chủ động lắng nghe, tiếp thu kiến thức góp ý của mọi người xung
quanh
 Trong quá trình bàn giao công tác,giao tiếp trong công việc phải
truyền đạt rõ ràng, đầy đủ, dễ nghe dễ hiểu.
 Đối xử công bằng với mọi người, tránh adua nịnh hót, kì thị tẩy chay
đồng nghiệp, hòa đồng thân thiện với mọi người, luôn mang tấm
lòng bác ái khi công tác tại CSYT
 Luôn duy trì thái độ chuyên nghiệp của bản thân, chủ động học tập
nâng cao tay nghề.
Công việc của CBYT là tiếp xúc với tính mạng của con người nên luôn mang trong nó
không khí nghiêm túc, chuyên nghiệp, gánh nặng tâm lý đối với cán bộ y tế không hề
nhỏ khi phải vừa đối phó với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân,đối diện với nhiều
trường hợp bệnh tình nguy kịch. Vì thế môi trường công sở ảnh hưởng không nhỏ tới
trạng thái của CBYT cũng như bệnh nhân điều trị tại CS đó.
Một môi trường hòa đồng vui vẻ, đồng nghiệp thân thiện, sẽ là động lực rất lớn giúp
CBYT,NB thực hiện công tác chữa bệnh thật hoàn thiện nhanh chóng và thoải mái.
HẾT

You might also like