You are on page 1of 7

Chương IV:

LIÊN KẾT HÓA HỌC


4.1. Chọn phát biểu sai về so sánh giữa 2 thuyết VB và MO trong cách giải thích liên kết cộng
hóa trị.

1) Phương pháp gần đúng để giải phương trình sóng Schrӧdinger của thuyết VB là xem hàm
sóng phân tử là tích số các hàm sóng nguyên tử, trong khi thuyết MO là phép tổ hợp tuyến
tính (phép cộng và trừ) các orbitan nguyên tử (LCAO).

2) Các electron tham gia tạo liên kết cộng hóa trị: theo thuyết VB thì chỉ có một số electron
ở các phân lớp ngoài cùng, thuyết MO là tất cả electron trong các nguyên tử.

3) Cả hai thuyết đều cho rằng phân tử là một khối hạt thống nhất, tất cả hạt nhân cùng hút lên
tất cả electron.

4) Cả hai thuyết đều cho rằng trong phân tử không còn các AO vì tất cả AO đều đã chuyển
hết thành các MO.

5) Cả hai thuyết đều cho rằng liên kết cộng hóa trị đều có các loại liên kết σ, π, δ…

a) (3), (4), (5). c) (4), (5).


b) (2), (3), (4). d) (3), (4).
4.2. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố: H = 2.1; C = 2.5; N = 3.0; O = 3.5. Hãy cho biết liên
kết nào có cực nhiều nhất trong số các liên kết sau:
a) N−H b) O−H c) C−H d) C−O
4.3. Chọn phương a) Bằng số c) Bằng số hóa trị
án đúng: Số orbitan orbitan chứa
liên kết cộng hóa trị hóa trị có electron
hóa trị tối đa thể lai hóa
b) Bằng số
của một
electron d) Bằng số
nguyên tử có
hóa trị orbitan
thể tạo được:

4.4. Chọn phương án đúng:

Cho: 1H, 4Be, 6C, 7N, 8O, 16S, 17Cl.

Trong các tiểu phân sau, tiểu phân nào có cấu trúc dạng đường thẳng: CO2, BeCl2, H2S, NH2-
, COS (với C là nguyên tử trung tâm), NO2.

a) CO2, H2S, NO2. c) CO2, BeCl2, COS.

b) BeCl2, H2S, NH2-. d) NH2-, COS, NO2.

4.5. Chọn phương án đúng: Cho 5B, 9F. Phân tử BF3 có đặc điểm cấu tạo:
a) Dạng tam giác đều, bậc liên kết 1.33; có liên kết  không định chỗ.

b) Dạng tam giác đều, bậc liên kết 1; không có liên kết .

c) Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1; không có liên kết .

d) Dạng tháp tam giác, bậc liên kết 1.33; có liên kết  không định chỗ.

4.6. Cho 9F, 17Cl, 35Br, 53I. Sắp xếp theo thứ tự độ dài liên kết tăng dần cho các phân tử sau: ICℓ,
IBr, BrCℓ, FCℓ.

a) BrCℓ < ICℓ < IBr < FCℓ c) FCℓ < BrCℓ < ICℓ < IBr

b) IBr < ICℓ < FCℓ < BrCℓ d) ICℓ < IBr < BrCℓ < FCℓ

4.7. Hợp chất nào dưới đây có khả năng nhị hợp:

a) CO2 b) NO2 c) SO2 d) H2S

4.8. Chọn phương án đúng:

Hợp chất nào có moment lưỡng cực phân tử bằng không:

1) trans-CℓHC=CHCℓ 2) CH3Cℓ 3) CS2 4) NO2

a) 3,4 b) 1,4 c) 1,3 d) 2,3

4.9. Chọn trường hợp đúng:

Gọi trục liên nhân là trục x. Liên kết  sẽ được tạo thành do sự xen phủ giữa các AO hóa trị
nào sau đây của các nguyên tử tương tác:

(1) 3d z 2 và 3d z 2 (2) 3dxz và 3dxz (3) 3dyz và 3dyz

(4) 3dxy và 3dxy (5) 3d x 2


−y2
và 3d x 2
−y2

a) 2,3 b) 1, 5 c) 3,4,5 d) 1,2,4

4.10. Chọn câu chính xác nhất: b) Ba liên kết cho nhận và 1 liên kết
ghép chung electron.
Trong ion NH+4 có 4 liên kết cộng hóa trị
gồm: c) Ba liên kết ghép chung electron
không cực và một liên kết cho nhận
a) Ba liên kết ghép chung electron có có cực.
cực và một liên kết cho nhận có cực.
d) Bốn liên kết ghép chung electron có
cực.
4.11. Chọn phương án đúng:

Sự lai hóa sp3 của các nguyên tử trung tâm trong dãy các ion: SiO 44− − PO34− − SO 24− − ClO−4 giảm
dần từ trái sang phải được giải thích là do:

a) Mật độ electron trên các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa giảm dần.

b) Sự chênh lệch năng lượng giữa các phân lớp electron 3s và 3p tăng dần.

c) Kích thước các nguyên tử trung tâm tham gia lai hóa tăng dần.

d) Năng lượng các ocbitan nguyên tử tham gia lai hóa tăng dần.

4.12. Chọn câu đúng

Liên kết có năng lượng nhỏ nhất trong số các liên kết sau: HF, HCℓ, HBr, HI.

a) HBr b) HCℓ c) HF d) HI

4.13. Chọn câu đúng

Cấu hình không gian và cực tính của các phân tử (với 6C là nguyên tử trung tâm)

1) CHCℓ3 tứ diện, có cực 2) CF2O tháp tam giác, có cực


3) COCℓ2 tam giác phẳng, có cực 4) COS góc, có cực
a) 1,3 b) 1,2,4 c) 2,3,4 d) 3,4
4.14. Chọn câu đúng: So sánh góc hóa trị của các hợp chất sau:

1) NH4+ 2) NH3 3) NH2-

a) 1 < 2 < 3 c) 1 = 2 = 3
b) 3 < 2 < 1 d) 1 < 3 < 2
4.15. Chọn câu đúng: Hợp chất nào có moment lưỡng cực phân tử lớn nhất?
a) NF3 b) CH4 c) CO2 d) NH3
4.16. Chọn câu đúng: Hợp chất nào có moment lưỡng cực phân tử khác không?
1) HC≡CH 2) CH2═CCℓ2 3) CS2
4) BF3 5) CCℓ4 6) H3C─O─CH3
a) 2,6 b) 2,4,6 c) 1,3,4,5 d) 2,3,6
4.17. Chọn nhóm các phân tử và ion đều có cấu hình không gian là tứ diện đều:
a) CH4, SiF4, CH3Cl, CH2Cl2. c) BF3, CO2, SO2, CH2O.
b) SF4, NH3, H2O, COCl2. d) CH4, SiH4, CCl4, NH4+, SO42-.
4.18. Chọn nhóm các phân tử và ion có trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm giống nhau:
1) CH4 , SiH4, CCl4, NH4+ , SO42-. 3) CH4, SiF4, CH3Cl, CH2Cl2.
2) SO2, NO2, CO2, SiO2, ClO2. 4) CH4, NH3, PCl3, H2O, NF3.

a) 1,2,3. b) 1,3,4. c) 1,2,3,4. d) 2,3.


4.19. Các phân tử hoặc ion nào sau đây không tồn tại: CF4, CF62-, SiF62-, OF2, OF62-.

a) CF4, SiF62-. c) CF62-, OF62-.

b) SiF62-, OF2. d) OF2, OF62-.

4.20. Chọn các chất có cực trong số các chất cộng hóa trị sau: CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, NO2,
BF3, SiF4, SiO2 , C2H2.

a) CO2, BH3, CS2, NO2. c) SO2, NH3, NO2.

b) SO2, SiF4, SiO2 , C2H2. d) CCl4, CS2, NO2.

4.21. Chọn các chất có thể tan nhiều trong nước: CO2, NH3, CCl4, CS2, NO2, HCl, SO3, N2.

a) CO2, N2, NO2, HCl. c) CO2, CCl4, CS2, NO2.

b) NH3, NO2, HCl, SO3. d) NH3, SO3, CS2, HCl.

4.22. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong các phân tử sau (từ trái sang phải):
C2H6, C2H4, C2H2, C6H6, CCl4.

a) sp3, sp2, sp, sp2, sp3. c) sp, sp2, sp3, sp, sp3.

b) sp, sp2, sp3, sp2, sp3. d) sp3, sp2, sp, sp, sp3.

4.23. Xác định trạng thái lai hóa của các nguyên tử cacbon trong phân tử sau (từ trái sang phải):
CH3─CH═CH─C≡CH.

a) sp3, sp, sp, sp2, sp3. c) sp2, sp3, sp2, sp2, sp3.

b) sp, sp2, sp3, sp, sp2. d) sp3, sp2, sp2, sp, sp.

4.24. Chọn các phân tử hoặc ion có chứa đôi e không liên kết ở nguyên tử trung tâm:

CO2, SO2, NH3, CCl4, CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-, SO42-, SO32-, NH2-.

a) CO2, CCl4, CH4, SO3, SO42-. c) CS2, SO3, CH4, H2O, CO32-.

b) SO2, NH3, H2O, SO32-, NH2-. d) SO2, NH3, SO3, CS2 , SO32-.

4.25. Chọn so sánh đúng về góc liên kết:

a) NF3 > NCl3 > NBr3 > NI3. c) CH4 > NH3 > NF3.

b) CO2 > SO2 > NO2. d) C2H6>C2H4>C2H2(góc CĈH).

4.26. Khi trộn lẫn hỗn hợp đồng mol của SbCl3 và GaCl3 trong dung môi SO2 lỏng người ta thu
được một hợp chất ion rắn có công thức GaSbCl6. Khảo sát cấu trúc các ion người ta thấy
cation có dạng góc. Vậy công thức ion nào sau đây là phù hợp nhất: (cho 31Ga và 51Sb)
a) (SbCl2+)(GaCl4-) c) (SbCl2+)(GaCl52-)

b) (GaCl2+)(SbCl4-) d) (GaCl2+)(SbCl52-)

4.27. Chọn phát biểu sai về phương pháp MO giải thích cho liên kết cộng hóa trị:
a) Tất cả các electron trong phân tử đều chịu tương tác hút của tất cả hạt nhân trong phân tử.
b) Chỉ có các AO có mức năng lượng gần bằng nhau và có cùng tính đối xứng của các nguyên
tử mới tham gia tổ hợp tuyến tính có hiệu quả.
c) Các MO có mức năng lượng thấp hơn AO là MO liên kết, cao hơn AO là MO phản liên
kết và bằng AO là MO không liên kết.
d) Khi tổ hợp tuyến tính các AO chỉ thu được hai loại MO là MO liên kết và MO phản liên
kết.
4.28. Chọn phát biểu đúng theo phương pháp MO:
1) Phân tử là một tổ hợp thống nhất của các hạt nhân nguyên tử và electron. Trạng thái của
electron trong phân tử được biểu diễn bằng hàm sóng phân tử.
2) Trong phân tử không còn tồn tại orbitan nguyên tử (AO), tất cả đều đã tổ hợp để tạo thành
các orbitan phân tử (MO).
3) Sự phân bố các electron vào các MO cũng tuân theo các qui luật giống như nguyên tử nhiều
electron, gồm: nguyên lý vững bền, qui tắc Klechkowski, nguyên lý ngoại trừ Pauli, qui tắc
Hünd.
4) Các MO tạo thành do sự tổ hợp tuyến tính các AO (phép LCAO). Số MO tạo thành bằng
số AO tham gia tổ hợp tuyến tính.
a) 1,2,3,4 b) 1,3,4 c) 1,2,4 d) 2,3,4
4.29. Chọn phương án đúng: Sự thêm electron vào MO phản liên kết dẫn đến hệ quả nào sau đây?
a) Tăng độ dài liên kết và giảm năng lượng liên kết.
b) Tăng độ dài liên kết và tăng năng lượng liên kết.
c) Giảm độ dài liên kết và tăng năng lượng liên kết.
d) Giảm độ dài liên kết và giảm năng lượng liên kết.

4.30. Chọn phương án đúng: Xét các phân tử và ion sau: O +2 , O 2 , O −2 , O 22−
1) Ion O 22− nghịch từ.
2) Độ bền liên kết tăng dần từ trái sang phải.
3) Độ dài liên kết tăng dần từ trái sang phải.
4) Bậc liên kết tăng dần từ trái sang phải.
a) 2,4 b) 1,2,4 c) 1,3 d) 2,3
4.31. Chọn phương án đúng: Cấu hình e hóa trị của phân tử CO là (chọn z là trục liên kết)
a) ( 2s )2 (*2s ) ( 2 p
2
z
) (
2
2 px 2py )
4
c) ) ( ) ( )
(2s )2 (*2s )2 (2 p x
2
2 pz
2
2py
2

(
b) ( 2s )2 (*2s )  2 p  2 p
2
x y
) ( )
4
2 pz
2
d) ( ) ( ) (  ) ( ) ( )
2s
2 * 2
2s 2 px 2 py
4
2 pz
1 *
2 pz
1

4.32. Chọn phương án đúng: Cấu hình e hóa trị của ion CN- là (chọn z là trục liên kết)
a) ( 2s )2 (*2s ) ( 2 p
2
z
) (
2
2 px 2py )
4
b) ( 2s )2 (*2s ) ( 2 p
2
x
) ( ) ( )
2
2 pz
2
2py
2
c) ( 2s )2 (*2s )2 ( 2 p 2 p
x y
) ( ) ( )
4
2 pz
1 *
2 pz
1 2
(
d) ( 2s )2 (*2s )  2 p  2 p
x y
) ( )
4
2 pz
2

4.33. Chọn câu đúng: Theo thuyết MO:


1) Độ dài liên kết trong các tiểu phân sau H −2 , H2, H +2 tăng dần theo thứ tự H −2 < H2 < H +2 .
2) Bậc liên kết của CO lớn hơn bậc liên kết của O2.
3) Các electron nằm trên các MO không liên kết không có ảnh hưởng gì đến bậc liên kết.
4) Không thể tồn tại các liên kết cộng hóa trị tạo bởi số lẻ (1,3) electron.
5) Các phân tử hoặc ion có chứa electron độc thân thì có tính thuận từ.
a) 1,2,4,5 b) 2,3,4,5 c) 2,3,5 d) 2,5
4.34. Chọn câu sai: Theo thuyết MO:
1) Chỉ tồn tại các phân tử có bậc liên kết là một số nguyên.
2) Không tồn tại các phân tử sau: He2, Be2, Ne2.
3) Chỉ có các electron hóa trị của các nguyên tử mới tham gia tạo liên kết.
4) Các phân tử hoặc ion chỉ có electron ghép đôi thì nghịch từ.
5) Liên kết cộng hóa trị chỉ có kiểu liên kết σ và π mà không có kiểu liên kết δ.
a) 1,3,5 b) 1,2,5 c) 2,3,4 d) 1,4,5
4.35. Chọn phương án đúng:
Cho 6C, 7N, 8O.Theo thuyết MO, bậc liên kết của các tiểu phân sau đây N2 ; CO ; CN- ; NO+
theo thứ tự là:
a) 3 ; 3 ; 2,5 ; 2,5. c) 3 ; 3 ; 3 ; 2,5.
b) 3 ; 2 ; 3 ; 3 d) Bằng nhau và đều bằng 3.
4.36. Cho: 1H, 2He, 4Be, 9F, 14Si, 20Ca. Chọn các phân tử hoặc ion không thể tồn tại trong số sau:
BeF64 − , SiF62 − , He+2 , H −2 , Ca2
a) SiF62 − , H −2 , Ca2

b) BeF64 − , He+2 , Ca2

c) BeF64 − , Ca2
d) He+2 , H −2

You might also like